1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sách hay

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi zesman, 22/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. saoviet412

    saoviet412 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
    Híc, còn trẻ thế mà đã có bạn già, thật tiếc quá!
    @NTMT bác giới thiệu cuốn "Người đi tìm bóng" sao mà thấy máu nó rần rần trong người bác ạ! Chả biết giang hồ vặt vãnh được bao nhiêu và cũng chưa biết trong sách có những gì như em nghĩ hay không.Từ khi còn bé đã đọc "Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer", cũng ráng thoát khỏi vòng kềm cặp của ba mẹ và những ràng buộc của cuộc sống để có thể tận hưởng cảm giác "phiêu lưu".Nhưng thế này lại nghĩ câu nói trên đúng.
    Hì, bác share cho em nữa nhé!
  2. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Điệp viên hoàn hảo
    Đã có nhiều nhà tình báo tầm cỡ hoạt động trong lòng địch trong suốt 2 cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam. Thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Phạm Xuân Ẩn là một trong số đó. Ông được được báo chí Mỹ xếp vào 1 trong 20 điệp viên xuất sắc nhất trong thế kỷ XX. Ông cũng là một nhà báo xuất sắc, Phạm Xuân Ẩn đã gửi ra Hà Nội những thông tin tình báo chiến lược rất quan trọng tại những giai đoạn lịch sử mang tính chất bước ngoặt, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta nhanh chóng đi đến thắng lợi hoàn toàn.
    Đã có nhiều cuốn sách, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước đánh giá cao về ông. Học giả người Mỹ - giáo sư, tiến sĩ Larry Berman đã viết cuốn sách "Điệp viên hoàn hảo" với một sự kính trọng vị tướng tình báo huyền thoại của Việt Nam. Hơn 20.000 bản "Điệp viên hoàn hảo" đã bán hết chỉ sau 4 tháng phát hành. Đây là con số kỷ lục đối với loại sách lịch sử - tiểu sử tại Mỹ. Còn tại Việt Nam, tính đến thời điểm này, số lượng phát hành cũng đã lên tới 20.000 cuốn.
    Ngay từ khi mới ra đời, cuốn sách đã gây không ít tranh cãi giữa những người đọc. Phe bảo thủ chỉ trích Larry Berman đã ca ngợi quá đáng một người bị xem là kẻ thù của nước Mỹ, đã xúc phạm tới hơn 50.000 binh lính Mỹ tử nạn trong chiến tranh Việt Nam. Nhưng nhiều người khác lại khen hết lời rằng, "Điệp viên hoàn hảo" đã lý giải được vì sao Mỹ lại thua trong cuộc chiến ở Việt Nam.
    Mất gần 5 năm để hoàn thành cuốn sách, tác giả đã hơn 20 lần đến Việt Nam để gặp cựu tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn (Lần gặp cuối cùng khi vị tướng huyền thoại này chỉ còn thở bằng oxy và không lâu sau đó thì ông qua đời).
    Khai thác những hồ sơ, tư liệu, cũng như phỏng vấn bạn bè của ông Ẩn đang sống tại Mỹ, thậm chí phỏng vấn cả những nhân vật từng đứng ở bên kia chiến tuyến. Chính vì thế, cuốn sách đã tạo dựng bức chân dung đa chiều tương đối đầy đủ, khách quan về con người Phạm Xuân Ẩn
    Dưới ngòi bút của Larry Berman, Phạm Xuân Ẩn là một nhà tình báo chân chính. Động cơ cuộc sống của ông chính là những mục đích cao cả của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Là Đảng viên **********************, Phạm Xuân Ẩn hoạt động trong mạng lưới tình báo H.63, đơn vị này đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng từ năm 1970 khi miền Nam chưa hoàn toàn giải phóng.
    Được tổ chức cử sang Mỹ học chuyên ngành báo chí, về nước Phạm Xuân Ẩn làm việc cho hãng tin Reuters, sau đó chuyển sang tạp chí Time của Mỹ. Ông là một nhà báo nổi tiếng tại Sài Gòn những năm trước giải phóng.
    Giáo sư tiến sĩ Larry Berman, tác giả cuốn sách "Điệp viên hoàn hảo" cho biết: "Là điệp viên nhưng Phạm Xuân Ẩn luôn tâm niệm trong đầu rằng mình là một nhà báo. Nhà báo chỉ là cái vỏ bọc, nhưng ông đã trở thành một nhà báo đích thực mà vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ tình báo của mình. Ông đã thành công trong suốt cuộc chiến, thành công cho thấy rõ năng lực, trí tuệ và tài năng của ông".
    Dưới vỏ bọc của một nhà báo, Phạm Xuân Ẩn có thể giao du với nhiều đối tượng, trong đó có cả người của CIA, những tướng lĩnh và các nhân vật có thế lực trong chính quyền Sài Gòn. Nhờ những mối quan hệ này mà ông luôn có được những tin tức tình báo quan trọng, kèm theo sự phân tích, đánh giá sắc sảo của ông đã góp phần giúp Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương đề ra những quyết sách đúng đắn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Những báo cáo tình báo quan trọng do ông cung cấp chính xác đến mức Đại tướng Võ Nguyên Giáp có lần nói đùa rằng "Giờ đây, chúng ta có mặt ngay trong phòng tác chiến của Mỹ".
    23 năm trong trận tuyến một mình, chỉ cần một sai lầm nhỏ là nguy hiểm đến tính mạng, nhưng Phạm Xuân Ẩn chưa một lần bị lộ. Điều này chứng tỏ tài năng và trí tuệ của ông. Luôn sống trong tâm trạng "cá nằm trên thớt", ông từng giao hẹn với vợ rằng, nếu ông có bị bắt, bà không cần đi chạy vạy xin cho ông được tha. Ông luôn mang trong mình một viên thuốc để khi cần có thể tự sát.
    Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Phạm Xuân Ẩn bước ra từ vỏ bọc trở về với cuộc sống đời thường. Nhưng sự trở về ấy không hề đơn giản bởi người đời không phải ai cũng hiểu đúng về công việc thầm lặng của ông. Âu đó cũng là những mất mát, hy sinh mà người chiến sỹ tình báo phải đối mặt.
    Nhập vai một cách hoàn hảo tới mức với nhiều người, cựu tình báo Phạm Xuân Ẩn đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Không chỉ hoàn hảo trong 2 cái nghiệp đã vận vào mình là điệp viên và viết báo, ông còn hoàn hảo trong con mắt bạn bè và đồng nghiệp. Ông là một trong rất ít những người được cả bạn bè lẫn kẻ thù đều kính trọng và ngưỡng mộ. Hẳn phải là một nhân cách lớn mới làm được điều ấy.
    "Điệp viên hoàn hảo" được viết ra bởi một nhà nghiên cứu nước ngoài, nên cách nhìn nhận, đánh giá của tác giả còn có chỗ khác biệt với chúng ta do chưa hiểu thật sâu sắc và đầy đủ về lịch sử văn hoá của dân tộc Việt Nam. Tuy vậy đây là công trình nghiên cứu tâm huyết của giáo sư Larry Berman giúp người đọc hiểu thêm về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.
    Giáo sư Larry Berman cũng chính là tác giả của 3 cuốn sách nổi tiếng mang tính phê phán những chính sách của Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam như: "Không có hoà bình, không danh dự: Nisson, Kissinger và sự phản bội ở Việt Nam", cuốn "Con đường đi đến bế tắc ở Việt Nam" và: "Vạch kế hoạch cho một thảm hoạ: Mỹ hoá cuộc chiến tranh ở Việt Nam".
    Ngọc Hà
    (Nguồn: http://www.vtv.vn/VN/TrangChu/TinTuc/TheGioiSach/2008/4/29/153614/)

Chia sẻ trang này