1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sách học phối khí

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi quantutamtuyet, 05/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quantutamtuyet

    quantutamtuyet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Sách học phối khí

    Tôi có sưu tầm được một giáo trình dạy phối khí do Hôi Nhạc si Việt Nam biên dịch và xuất bản năm1968 nên gửi lên đây để đóng góp vào kho tàng kiến thức của diễn đàn
  2. tyanh

    tyanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Có thấy gì đâu?
  3. quantutamtuyet

    quantutamtuyet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Lời giới thiệu (của ban biên soạn)
    Để cung cấp tài liệu nghiên cứu nâng cao nghiệp vụ cho hội viên, tiếp theo các sach về hoà âm, tác khúc, cách phối nhạc cho thanh nhạc. Hội năm nay cho dịch và in những tài liệu về phối khí, bộ môn làm hoàn thành các môn học về kỹ thuật âm nhạc
    Nhiều nhạc sĩ lớn, nhiều tác đã viết sách về phối khí. Ở đây hội đã chọn bộ phối khí của F.Giavectơ, thể nghiệm cho biết là nó có giá trị huấn luyện cơ bản rất tốt. Bộ này coi như tài liệu chính để học tập. Ngoài ra để tham khảo thêm các thủ pháp khác bên cạnh tài liệu chính, Hội còn cho sưu tầm, trích dịch các sách của S.Kơslin, Zriakôvxki, v.v.v (coi như tài liệu bổ xung)
    Bộ phối khí này sẽ được lần lượt in thành 3 quyển (trọn bộ)
    Quyển I: Tứ tấu đàn dây
    Quyển II: Dàn nhạc giao hưởng nhỏ
    Quyển III: Dàn nhạc đại giao hưởng
    Muốn phối khí tốt, nhất thiết phải quán triệt vấn đề tính năng nhạc cụ. Cho nên, mỗi quyển nói trên đều kèm theo một tập về "Tính năng nhạc cụ tương ứng" . Tác giả: Zriakôvxki
    Hội trân trọng giới thiệu với bạn đọc Quyển I của bộ phối khí này (kèm theo tập I về "Tính năng nhạc cụ"
    Hà nội tháng 7 - 1968
    HỘI NHẠC SĨ VIỆT NAM
    Ban tu thư
  4. quantutamtuyet

    quantutamtuyet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Bạn nào quan tâm đến vấn đề phối khí và có trình độ tiếng Anh kha khá có thể tham khảo một tài liệu về phối khí rất có giá trị của Rimky Korsakov tại trang web Garritan.com. Giáo trình này do trang Web tạo ra có những ví dụ kèm có thể nghe được ( các ví dụ này được tạo ra bởi bộ tiếng nhạc cụ ảo của hãng - tôi nghĩ đây cũng là một hình thức quảng cáo về khả năng của bộ tiếng này). Kèm theo đó mỗi bài học đều có bài tập để chúng ta có thể download về làm. Mỗi bài học đều có sự nhận xét của những nhạc sĩ về nội dung bài học
  5. quantutamtuyet

    quantutamtuyet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Sách học phối khí (tiếp theo)
    Mục lục
    Lời giới thiệu
    Phần thứ nhất (tài liệu chính)
    Phối khí của Giavectơ
    Nhập đề
    Bài thứ 1: Lối viết 4 bè , chức vụ bình thường của các bè
    - Bè trầm
    - Bè giai điệu
    - Những bè giữa
    - Chéo bè
    - Giảm nhẹ bè trầm
    Bài thứ 2: Lối viết 3 bè
    - Kiểu 1
    - Kiểu 2
    -Kiểu 3
    - .........
    - Kiểu 6
    Bài thứ 3: Lối viết 2 bè
    - Kiểu 1
    -...........
    -Kiểu 3
    Bài thứ 4: Lối viết1 bè
    - Lúc vào đầu tác phẩm
    - Lúc kết thúc tác phẩm
    Bài thứ 5: Phân bè
    1. Tách cello khỏi contrebasse (CB)
    Bài thứ 6: Phân bè (tiếp)
    2. Phân bè Altô
    3. Phân bè Violon
    4. Phân bè cello
    5. Phân bè CB
    6. Nốt kép
    Bài thứ 7: Tứ tấu sử dụng kiểu bộ phận
    Phương thức thứ nhất
    Phương thức thứ hai
    - Hợp tấu riêng bộ phận trầm
    - Hợp tấu riêng bộ phậng cao
    Bài thứ 8: Pizzicato
    -Cả tứ tấu đi Pizzicato
    - Một bộ phận tứ tấu đi Pizzicato
    Sourdines
    -Cả tứ tấu đi Sourdines
    - Các bè trên đeo Sourdines, các bè dưới đi âm sắc thương
    Bài thứ 9: Khoảng cách giữa các bè
    Động tác tiết tấu và giai điệu
    Bài thứ 10:
    Đặc trưng vang của các điệu tính
    - Các điệu tính trưởng
    - Các điệu tính thứ
    Phần thứ hai (tài liệu bổ xung
    Tài liệu bổ xung 1 của S.Koslin:
    Tứ tấu đàn đơn
    A
    1. Phong cách giai điệu phần đệm
    2 Phong cách đối đáp - mô phỏn
    3. Xếp rộng - Xếp hẹp - Xếp thoáng
    4. Lối viết 1bè - 2 bè
    5. Nốt kép
    6. Bồi âm
    7. Batteries và trilles
    B. Nhận xét đối chiếu
    Tài liệu bổ xung 2 của Zriakovski
    - Kết hợp đồng âm
    - Kết hợp 2 quãng 8
    - Kết hợp 3 quãng 8
    - Kết hợp 4, 5 quãng 8
  6. quantutamtuyet

    quantutamtuyet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Phần thứ nhất
    Phối khí tứ tấu dàn nhạc của F.Giavectơ
    Nhập đề
    Dàn nhạc hiện đại là một cơ cấu qúa phức tạp. Một người không kinh nghiệm khó có thể nghĩ tới làm cho các guồng máy của nó cùng chạy một lúc. Muốn khai thác được những khả năng nhiều mặt đó nhất thiết phải có một sự luyện tập trình tự.
    Khi bắt đầu người học sẽ chỉ huy động những nhân tố cơ bản, rồi sau đó lần lượt đắp thêm các âm thanh bổ xung, theo trình tự sự quan trong tương đối của nó. Đó là cách thức chắc chắn nhất để đạt tới xử dụng một cách khéo léo toàn bộ chất liệu âm thanh của dàn nhạc, cái khí cụ kỳ diệu này ở ngày nay
    Trước hết ta định nghĩa sơ lược chức năng của mỗi khối âm thanh cấu thành toàn bộ dàn nhạc
    Dàn nhạc chia thành 3 khối, khác nhau bởi bản chất âm thanh và bởi vai trò của nó trong toàn bộ
    Khối thứ nhất: Khối đàn dây
    Khối thứ hai: Khối kèn sáo gỗ cộng với các kèn co
    Khối thứ ba: Những kèn đồng, kèm theo bởi các nhạc cụ gõ
    KHỐI THỨ NHẤT
    Trong một dàn nhạc cân đối, khối này gồm ít nhất cũng là 2/3 tổng số những người đánh đàn. Khối này là khối quan trọng nhất. Đây là nhân tố thường xuyên phải có, là cái nền không di dịch, trên đó xây dựng toàn bộ toà nhà âm thanh. Mặc dầu rất riêng biệt, các âm sắc của những cây đàn ở khối này có một tính đồng chất hoàn toàn. Nó kiến lập ra một dàn hợp xướng rộng lớn mà các bè lý tưởng có thể đạt đến những bờ cõi cuối cùng, ở âm khu trầm cũng như khu cao. Khi cần, riêng các nhạc cụ dây có thể tự nó lập ra một dàn nhạc. Các đức tính âm thanh và kỹ thuật của nó khiến nó có khả năng thực hiện được tất cả các hình giai điệu và hình đệm mà người soạn nhạc có thể tưởng tượng ra cho nó. Bởi thế, khối này thường được giao cho tấu riêng, có khi trong toàn bộ cả một bản
    Rất ít khi, người soạn nhạc để khối này nghỉ lâu. Sau những chổ nghĩ lớn hoặc hơi lâu, khi bắt vào lại, khối này gây ra một cảm giác hết sức mạnh mẽ về sự đầy đặn. Sự cân bằng giữa các khối, có một lúc bị xáo động, liền được thiết lập lại ngay
    Màu đẹp của dàn nhạc, phụ thuộc một phần vào sự khéo léo của người soạn nhạc khi xử lý khối đàn dây này. Do đó bước thư nhất của môn học phối khí là sự huy động khối này
  7. quantutamtuyet

    quantutamtuyet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    cho tôi hỏi làm cách nào để đưa những ví dụ bằng nốt nhạc lên trang web
  8. quantutamtuyet

    quantutamtuyet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Chúng tôi trích dịch ý kiến của một số nhà phối khí phát biểu thêm về tầm quan trọng của khối đàn dây:
    Gơlêminốp:
    Do có một trình độ hoàn chỉnh cao về kỹ thuật, do có nhiều khả năng biến hoá về năng động và âm sắc, do sự cao thượng của màu, sự đầy đặn về âm thanh của một khối nhạc cụ lớn, sự rộng dài của khối lượng vang, và cuối cùng, do sự dẻo dai của người biều diễn khi cần hoà tấu dài hơi, khối đàn dây có thể đứng tự túc riêng một mình
    Việc mà ở những thời kỳ hiện đại nhất, có những tác phẩm duy nhất chỉ viết bằng dàn nhạc dây chứng tỏ khả năng diễn tả của bộ dây giàu có biết chừng nào
    Trong dàn nhạc giao hưởng bộ dây là cái lõi cơ bản... Nếu bộ dây được viết tốt, thì toàn bộ dàn chỉ có thể vang tốt
    Zriakovski:
    Tính đồng chất của âm sắc, sự đầy đặn của âm thanh và kỹ thuật phi thường của nó, khiến cho dàn nhạc giao hưởng, khối đàn dây chiếm vị trí thứ nhất. Tính năng động và sức diễn tả của nó vượt rất xa các khối khác của dàn nhạc. Chính bởi thế, ta không ngạc nhiên là không một khối nào đưọc sử dụng nhiều và nhiều mặt như nó
    Vaxilencô:
    Về sự giàu có trong thủ pháp âm thanh, về khả năng chuyển động, sắc thái, về trình độ gây rạo rực và linh hoạt, về sức diễn tả ít làm mệt lỗ tai nhất, khối đàn dây không có địch thủ
  9. quantutamtuyet

    quantutamtuyet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    KHỐI THỨ HAI
    Khác với khối trên, khối thứ hai không phải là sự kết hợp các âm thanh đồng chất có thể dùng để phát huy tác động cùng một lúc. Bởi âm sắc các nhạc cụ ở khối này mang những sự khác biệt nhau đậm nét. Những thứ kèn sáo này ví như những nhân vật đối thoại trong một bản kịch giao hưởng mà khối đàn dây là hợp xướng (một lối so sánh. Ví như ở nhạc kịch, ngoài những nhân vật đơn ca, song ca hợp xướng cũng là một nhân vật, nhân vật tập thể). Ngoài những chỗ forte là chỗ những kèn sáo này có chức vụ làm tăng thêm sự đầy đặn của toàn bộ và làm biến hoá các màu sắc, ngoài những chỗ đó ra, ít khi người ta dùng tất cả những thứ kèn này cùng một lúc.
    Do nó thiên về âm sắc giọng người , khối thứ hai này ít có những khả năng khái quát chung như khối đàn dây. Tiếng vang của nó kém bột phát, kém tế nhị. Âm thanh của nó nhiều tính vật chất, khó uốn theo những sắc thái thật tinh tế. Mỗi nốt đều như nổi bật hẳn lên rất rõ. Bởi thế , người viết nhạc chỉ giao cho các kèn sáo này những điều cần làm nghe rõ và nói chung chỉ giao cho nó một bộ phận phụ thuộc trong phần đệm, người ta thường dùng nó để hát những câu giai điệu thuần tuý hoặc những khúc hát phức điệu
    Khối thứ hai hợp với khối thứ nhất lập ra Dàn nhạc giao hưởng nhỏ (khái niệm này sẽ nói kỹ ở cuốn II. Theo Zriakovsky : " Hiện nay về thành phần của Dàn nhạc giao hưởng nhỏ, quan niệm của các tác giả không giống nhau. Chỉ biết rằng ở đó , theo luật , vắng những khối nhạc cụ kềnh càng, vang to, mặc dầu ở một số trường hợp người ta thấy có trombone, tuba, trống lớn, trống con")
    Dàn nhạc giao hưởng nhỏ có thể đem lại cho người soạn nhạc tất cả những khả năng đòi hỏi ở những bản nhạc không cần tới một sự hùng vĩ lớn. Vậy bước thứ hai của kỹ thuật phối khí là làm quen với sự sử dụng hình thức này của dàn nhạc
  10. trandthuc

    trandthuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    0
    chào bác, em rất wan tâm đến bộ sách của bác đấy, bác có thể vui lòngf cho em mượn đi photo được o ah, và trong lúc chờ photo anh em mình làm 1 ly cafe bác nhé, có gì bác cho em xin số phone, em đang ở Hanoi, nhung se vao HCM trong 2 tuan, sau do ra Hanoi lai, do công chuyện đó mà :D

Chia sẻ trang này