1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

sach moi nen doc

Chủ đề trong 'Văn học' bởi gioioi, 22/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Giống tớ ;-)

    Trời xanh thế, đời xanh thế
    Lênh đênh, những vầng mây xa
    Lênh đênh, những vì sao xa
  2. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Không dám ! quả thực tôi không đọc kỹ cuốn này đâu bác Toàn lì ôi. Đến giờ tôi cũng chả hiểu cuốn này nói cái gì với hàng đống cái chết biểu tượng như thế ???

    vị tha vị kỉ hai thằng
    cùng chung thân thể nguyên căn tách rời
  3. andu

    andu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0

    Trần Quang
    Đọc tiểu thuyết "Đi tìm nhân vật"[1]
    Nếu chúng ta buộc phải chỉ ra những đặc điểm tiểu thuyết của nhà văn Tạ Duy Anh qua cuốn Đi tìm nhân vật và thực hiện phép so sánh giữa chúng với những đặc điểm tiểu thuyết của các nhà văn Việt Nam khác thì sẽ nảy sinh ít nhất một hiện tượng thú vị. Với Đi tìm nhân vật, chúng ta sẽ phải bắt đầu ngay từ vạch xuất phát, từ số không, bởi vì từ cách đặt vấn đề đầu tiên đến cấu trúc tiểu thuyết, phong cách ngôn ngữ... đều lạ lẫm với những gì chúng ta đã biết về dòng tiểu thuyết non trẻ Việt Nam. Với những cuốn tiểu thuyết khác thì bất chấp mọi sự ghen ghét đố kỵ giữa chúng, chúng sẽ tự đoàn kết lại thành một liên minh thống nhất ngoài ý muốn để tạo nên một đối trọng khả dĩ có thể biện minh được - trước những đặc điểm đơn độc mới nảy sinh của tiểu thuyết. Nhưng đấy là việc của các nhà nghiên cứu văn học uyên thâm và khả kính của chúng ta, với tư cách người đọc thì chúng ta chỉ cần biết tiểu thuyết Đi tìm nhân vật muốn nói gì như cách chúng ta vẫn làm khi nhận xét về một tác phẩm văn học bất kỳ nào đó để có thể yên tâm xếp chúng vào đúng vị trí, chẳng hạn tiểu thuyết hiện thực, tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết hiện thực phê phán, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết phi tiểu thuyết v.v và v.v... Nhưng như một đứa trẻ ngỗ nghịch, Đi tìm nhân vật chối bỏ tất cả mọi cố gắng sắp xếp có tính toán của chúng ta chỉ vì một lý do duy nhất: những khái niệm không có nội hàm thì hiển nhiên không có giá trị gì với bất cứ ai. Không gian của tiểu thuyết Đi tìm nhân vật giới hạn trong một con phố G đầy tính phiếm chỉ những nó có mối liên hệ với toàn bộ thế giới còn lại. Thực hiện mối liên hệ này, nhà văn Tạ Duy Anh đã phá bỏ lối kể chuyện đơn tuyến, thậm chí anh phá bỏ cả lối kết cấu mạch thẳng hay mạch vòng của chủ nghĩa cấu trúc thô lậu mà người ta thường nói nhiều đến nó hơn là hiểu nó. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết chỉ là cuộc kiếm tìm không mỏi mệt để trả lời một câu hỏi cổ xưa: Ta là ai? Trên con đường tìm kiếm ấy, cả người đọc và tác giả sẽ gặp rất nhiều chuyện ngớ ngẩn dở cười dở khóc đến nỗi bị loạn chức năng nhận thức và đâm ra sợ khi phải nhìn thấy mặt người. Một tên lang băm bán thuốc dạo cũng có thể rút ra được kết luận cay đắng và buồn thay, lại khá chính xác:
    "- Mày đã gặp tao bao giờ chưa?
    Nó nhìn nghiêng nhìn ngửa một lát rồi bảo:
    - Cái mặt này thì chưa, nhưng cái thân này thì quen lắm.
    - Mày nói thế nghĩa là thế nào?
    - Bởi vì em hãi nhìn vào mặt người khác lắm, đa phần chỉ thấy họ từ bụng trở xuống. Rặt một bụng *** và mỡ, cái nào cũng giống cái nào.
    Tôi dịu giọng:
    - Tao hỏi thật, mày cũng phải nói thật: Mày đã thấy một người nào giống tao mà không phải là tao chưa?
    - Chỗ nào chả gặp. Nhan nhản, đầy đường đầy chợ, băm không hết...
    - Mày nói láo! Tôi thét lên.
    - Ô, hỏi thì nói, sao ông anh lại sợ sự thật thế.
    - Tao đang ở đây, trước mặt mày, là duy nhất, là độc bản, làm gì còn có một thằng tao nào khác - Tôi thấy hoang mang."
    Những đoạn văn cật vấn căng thẳng như vậy có ở khắp các trang trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật. Tạ Duy Anh đã diễn đạt rất sáng tỏ nỗi sợ hãi, hoang mang khi con người ta tiếp cận gần dến sự thật mà sự thật thì không làm vinh dự cho bất cứ ai bao giờ. Điều đáng nói ở đây là tính giễu nhại trong tiểu thuyết đã cứu sống đám nhân vật của Tạ Duy Anh hơn là giết chết chúng một cách hả hê, thỏa mãn nhu cầu tầm thường của người đọc. Rất ít nhà văn có đủ nhận thức và lòng dũng cảm để làm được như vậy. Giống như nhiều nhân vật trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật, con người thực khi phải sống trong một xã hội mà nếu nói lên ý kiến riêng của mình thì điều đó đồng nghĩa
    với sự phản bội xấu xa. Hệ quả tất yếu là nỗi sợ hãi vô hình vì nguy cơ bị nghiền nát nhiều như không khí. Tiết tấu nhanh dồn dập như con thú bị săn đuổi kéo dài suốt cuốn tiểu thuyết, theo tôi, có nguyên nhân từ chính nỗi sợ này. Trong lời đề từ, Nhà văn Tạ Duy Anh có ghi "Tưởng nhớ Dostoiepxki. Tưởng nhớ Nam Cao... Và bởi ý muốn của Thầy". Nhưng theo tôi thì Tạ Duy Anh gần với Nam Cao hơn cả. Nếu sự tù hãm tăm tối khiến con người ta trở nên thấp hèn và vì vẫn ý thức được thế nào là can đảm, cao thượng, điều thiện hảo... nên cái sự bẽ bàng cay đắng trong tiểu thuyết Sống Mòn của Nam Cao được đẩy tới đỉnh điểm. Tự nhận mình là "con của giáo Tri", nhà văn Tạ Duy Anh thừa kế gia tài văn học của Nam Cao trong đó có khả năng khám phá những diễn biến tâm lý phức tạp. Nếu những điều vụn vặt tầm thường trong đời sống (như cái đói chẳng hạn) chỉ làm những nhân vật của Nam Cao xấu hổ, bẽ bàng thì cũng những nguyên nhân ấy sẽ không làm cho đám nhân vật của Tạ Duy Anh nao núng. Mối bận tâm của nhân vật Tôi, của Hắn, của lão Bân, của gã Mặt Đen... hoàn toàn khác và nó thuộc về thế giới tinh thần. Chúng là anh em sinh đôi và suốt đời thực hiện cuộc giao tranh khốc liệt và nỗi sợ chỉ nảy sinh ở những nhân vật còn một chút tính người. Rất nhiều đoạn đối thoại điên rồ phi logic vật lý nhưng hợp logic trái tim, hợp với cuộc săn trí tuệ như đoạn sau:
    "- Ông có cặp mắt của con cáo, cặp giò của con hươu. Tôi thích những người như vậy. Họ làm cho mình luôn luôn phải mệt lử theo họ.
    - Anh bạn cũng thế. Tôi có cảm giác anh bạn nhìn qua được đêm tối - Tôi muốn ví mắt gã như mắt cú vọ.
    - Thật à? - Gã hỏi hồn nhiên - ông thấy ở tôi khả năng cú vọ ấy à?
    Gã cười ầm lên.
    - Đại loại thế!
    - Hay lắm. Ông có việc gì ở đây?
    - Anh bạn làm gì ở đây? - Tôi đánh trống lảng.
    - Ông nghĩ tôi làm gì ở đây? - Gã hỏi lại.
    - Tôi đoán thế thôi...
    - Ông đoán thôi à?
    - Có đúng tôi đã đoán không nhỉ?
    - Tôi cam đoan ông có đoán.
    - Tôi đoán gì nhỉ?
    - Ông đoán cái điều ông muốn biết.
    - À, đại loại thế!
    - Thôi, cho qua chuyện đoán. ông làm gì thì làm đi.
    - Anh bạn muốn tôi làm gì?
    - Ông muốn làm gì?
    - Tôi muốn làm gì ư? Làm gì nhỉ?
    ?"
    Tràng giang đại hải và mấp mé sự tỉnh táo điên rồ như vậy cũng là nỗi sợ bị săn đuổi, bị nghiền nát mà lý do thì cũng giống như lý do mà Tần Cối kết tội Nhạc Phi: "Có thể có tội đấy!". Theo tôi thì tiểu thuyết của chúng ta chưa hề có những đoạn đối thoại kỳ thú như vậy. Đỡ căng thẳng hơn và cũng đáng sợ hơn là những đoạn tự đối thoại để tìm lối thoát hèn hạ cho chính mình và đẩy người khác vào chỗ chết mà Tạ Duy Anh đã diễn đạt rất tinh như đoạn lão Bân chờ cho thiên thần nhỏ của mình đủ thời gian đi vào những phố phường tăm tối rồi mới bước ra ngoài đi tìm lại nàng: ta đã đi tìm và ta đã không tìm thấy, ta có thể được miễn tội... Cũng như lão Bân, ở đoạn kết Tạ Duy Anh để cho nhân vật Tôi cố chần chừ đến điểm hẹn với Thảo Miên muộn hơn một vài phút với ý thức đến nơi thì sự đã rồi. Nhân vật Tôi đã không được chứng kiến ngọn lửa hóa thân thanh sạch tẩy uế mọi lầm lỗi của Thảo Miên chỉ vì những mưu toan ích kỷ có tính phổ quát như vậy nhưng may thay nó lại đưa dẫn đến một thái độ sám hối dẫu sao cũng tích cực hơn nhiều nếu so với cách giải quyết đơn giản của những nhà văn khác, kể cả của Nam Cao. Nguyên lý tội ác và trừng phạt mà Tạ Duy Anh học được ở Dostoiepxki qua quá trình thụ giáo của Thầy đã ít nhiều phát huy tác dụng.
    © 2003 talawas
    --------------------------------------------------------------------------------
    [1]Toàn văn tác phẩm trong mục [ Góc Đọc ] của talawas
    [black]
    Andu

Chia sẻ trang này