1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sách: Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dienthai, 21/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    khác. Nhưng Lê Chiêu Thống được Hoàng Phùng Cơ đem quân tới bảo vệ. Âm mưu của Trịnh Bồng không thành. Lê Chiêu Thống viết thư triệu Nguyễn Hữu Chỉnh từ Nghệ An về cứu giá.
    Nguyễn Hữu Chỉnh vốn đã có ý muốn ở lại xưng hùng, xưng bá ở Bắc Hà ngay từ khi Nguyễn Huệ còn ở Thăng Long. Trong khi Nguyễn Hữu Chỉnh cùng Nguyễn Huệ đóng quân ở Thăng Long, Nguyễn Hữu Chỉnh đã có ý định chiếm giữ Nghệ An làm giang sơn riêng, nên mật tâu với Lê Chiêu Thống xin cho vào trấn thủ Nghệ An [1]. Nhưng vì Nguyễn Nhạc đem quân ra Thăng Long, Nguyễn Hữu Chỉnh chưa hiểu sự tình sẽ như thế nào, nên việc này tạm thôi.
    Tuy nhiên, Nguyễn Huệ có thể đã thấy được tâm địa phản phúc ấy, nên khi rút quân về Nam, cả Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đều không báo cho Nguyễn Hữu Chỉnh biết, để mặc cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Bắc Hà. Khi thấy toàn quân Tây Sơn rút đi hết, Nguyễn Hữu Chỉnh hoang mang lo sợ đành phải xuôi thuyền về Nam. Thấy Nguyễn Hữu Chỉnh chạy theo, Nguyễn Huệ không nỡ từ bỏ, nhưng cũng không muốn cho con người phản phúc ấy theo về Phú Xuân, nên Nguyễn Huệ lưu Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An.
    Được cơ hội đó khi quân Tây Sơn đi khỏi, Nguyễn Hữu Chỉnh liền mộ quân mưu đồ sự nghiệp riêng [2], và cử người về Thăng Long xin với Lê Chiêu Thống cho làm trấn thủ Nghệ An. Đang bị Trịnh Bồng ức chế, mưu hại, Lê Chiêu Thống vội vàng viết thư gọi Chỉnh đem quân về cứu giá.
    Lấy danh nghĩa tôn phò vua Lê, Nguyễn Hữu Chỉnh truyền hịch cần vương. Chỉ trong khoảng mười ngày, Nguyễn Hữu Chỉnh đã mộ thêm được hàng vạn quân.
    =====================================
    1. Hoàng Lê nhất thống chí, Bản dịch đã dẫn, tr. 140.
    2. Thư của Le Roy ngày 6 tháng 12 năm l786 đã dẫn ở trên. Hoàng Lê nhất thống chí, Bản dịch đã dẫn, tr. l82 - 183. Việt sử thông giám cương mục, Bản dịch của Viện Sử học, t. XX, tr. 28.

    OnlySilverMoon thích bài này.
  2. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Cuối tháng Một năm Bính Ngọ ( 1786) Nguyễn Hữu Chỉnh từ Nghệ An tiến quân về Thăng Long đánh tan các đạo quân của Trịnh Bồng, Trịnh Bồng phải rời khỏi Thăng Long, chạy lên vùng Kinh Bắc. Lê Chiêu Thống phong cho Nguyên Hữu Chỉnh làm "Bình chương quân quốc trọng sự, đại tư đồ, tước Bằng trung công", cầm giữ tất cả quyền chính ở Bắc Hà.
    Nguyễn Hữu Chỉnh đưa bè đảng chân tay vào giữ các chức ở trong triều, ngoài trấn và muốn nắm quyền làm chúa bên cạnh vua Lê như họ Trịnh thời xưa. Nguyễn Hữu Chỉnh ngày càng lộng hành, lấn lướt nhà vua, "quyền Chỉnh thật ngang với nhà vua, thế của Chỉnh có thể lật nghiêng cả nước" [l]. Lê Chiêu Thống chán nản, lo ngại. Triều thần văn võ đều thất vọng, lòng người thật là tan tác. "Bọn hào mục gian ác ở đâu thì tụ họp ở đấy, rồi đi cướp bóc lẫn nhau. Ngoài thành vài dặm đều là hang ổ của bọn trộm cướp" [2]. Khắp nơi đều có phong trào nổi dậy chống đối Nguyễn Hữu Chỉnh.
    Riêng một trấn Cao Bằng chia làm hai đảng. Một đảng theo đốc trấn Lưu Tiệp ủng hộ Trịnh Bồng, một đảng theo đốc đồng Nguyễn Hàn phù Lê chống Trịnh. Hai đảng đánh phá lẫn nhau. Lưu Tiệp giết chết Nguyễn Hàn. Tình hình Cao Bằng càng rối loạn. Bọn hào mục trong trấn đều nổi lên, xưng hùng cát cứ, đem quân đánh giết lẫn nhau. Lưu Tiệp đành khoanh tay ngồi nhìn. Trong khi ấy thì Hà Quốc Ký ở Lạng Sơn, Triệu Văn Khương ở Thái Nguyên, Hoàng Văn Đồng ở Tuyên Quang, Đinh Văn Hồ ở Hưng Hóa và các tù trưởng vùng Phù Sùng, Tây Lĩnh đều nổi lên chống lại mệnh lệnh của triều đình, đánh đuổi bọn quan lại ở các trấn [3]. Tình hình Bắc Hà thật rối nát. Dưới chính quyền
    =====================================
    1, 2, 3. Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Bản dịch đã dẫn, tr. 195, 219 - 221.
  3. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    của Nguyễn Hữu Chỉnh, khắp Bắc Hà không chỗ nào yên tĩnh.
    Đường lối, chính sách của Nguyễn Hữu Chỉnh trái ngược hẳn với đường lối, chính sách của Nguyễn Huệ khi ở Bắc Hà, làm cho nhân dân Bắc Hà phải khổ sở. Đã thế, Nguyễn Hữu Chỉnh lại tỏ thái độ thù địch với phong trào Tây Sơn. Nguyễn Hữu Chỉnh dụ dỗ tướng Tây Sơn ở Nghệ An là Nguyễn Duệ theo về mình, mưu chiếm lấy Nghệ An, đắp lại lũy cũ Hòanh Sơn, lấy sông Gianh làm đường ranh giới phân chia Nam Bắc như xưa [1].
    Tính chất ********* của Nguyễn Hữu Chỉnh đã bộc lộ rõ rệt, lãnh tụ Tây Sơn không thể không có biện pháp xử trí.
    Đầu năm 1787, cuộc xích mích giữa các lãnh tụ Tây Sơn dàn xếp xong, Nguyễn Huệc được rảnh tay để lo liệu công việc ngoài Bắc. Trước hết, Nguyễn Huệ cho Vũ Văn Nhậm đem quân ra chiếm giữ Nghệ An, lấy đó làm căn cứ tuyển mộ quân lính, thu thập lương thực, chuẩn bị tiến quân ra Thăng Long, trị tội Nguyễn Hữu Chỉnh, thu phục lại Bắc Hà.
    Thấy mất Nghệ An, tháng Tư năm Đinh Mùi (1787), Nguyễn Hữu Chỉnh cho Trần Công Xán, nhân danh vua Lê, vào phú Xuân đòi Nguyễn Huệ trả lại đất Nghệ An. Trước những hành động chống đối của Nguyễn Hữu Chỉnh như vậy, Nguyễn Huệ quyết định cho quân tiến đánh Bắc Hà. Nguyễn Huệ cho Ngô Văn Sở đem thêm một cánh quân ra Nghệ An hợp lực với Vũ Văn Nhậm.
    Tháng Một năm Đinh Mùi (1787), Vũ Văn Nhậm thống lĩnh hai vạn quân [2] tiến ra Bắc. Từ Thanh Hóa trở ra, quân của Nguyễn Hữu Chỉnh thất bại liên tiếp. Nguyễn Hữu Chỉnh thân đem hơn ba vạn quân [3] tới bờ sông Thanh Quyết để phòng thủ, chống lại Vũ Văn Nhậm, nhưng cũng
    ===========================================
    1, 2. Ngô gia văn.phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Bản dịch đã dẫn, tr. 225, 226, 241.
    3. Việt sứ thông giám cương mục, Bản dịch đã dẫn, t. XX, tr. 41.

  4. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    bị đại bại. Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ còn vài trăm tàn quân chạy về Thăng Long. Tháng Chạp năm Đinh Mùi, Vũ Văn Nhậm tiến lên Thăng Long, Nguyễn Hữu Chỉnh đem Lê Chiêu Thống chạy sang vùng Kinh Bắc. Chỉ ít ngày sau Nguyễn Hữu Chỉnh bị Vũ Văn Nhậm bắt sống và giết chết.
    Nhưng nạn Nguyễn Hữu Chỉnh vừa qua thì nạn Vũ Văn Nhậm lại tới. Bắc Hà là cơ đồ đế vương sẵn có nền nếp từ hàng ngàn năm, nó rất dễ khêu gợi lòng tham của những kẻ kiêu ngạo, có binh quyền trong tay, mưu phú quí vinh hoa, xây dựng thành thột giang sơn riêng biệt cho mình. Nguyễn Huệ khi ra Bắc diệt nhà Trịnh, vẫn giữ vững ý tôn phù, không xâm phạm của dân, không khuấy rối trong nước, không mưu đồ những quyền lợi riêng tây. Điều đó cũng là hiếm có đối với một người đã nắm cả vận mệnh Bắc Hà trong tay. Nhưng những người khác đương thời, khi có cái thế như Nguyễn Huệ, rất khó làm được như Nguyễn Huệ. Trước cái cơ đồ đế vương Bắc Hà, Nguyễn Hữu chỉnh đã đi vào con đường phản bội và Vũ Văn Nhậm cũng kế tiếp sa ngã theo.
    Vũ Văn Nhậm vào Thăng Long tối hôm trước, thì ngày hôm sau cho quân lính ra phường phố cướp bóc của quí, tài sản của nhân dân. Giết được Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm càng kiêu ngạo, lộng hành, tự ý đúc ấn chương riêng, chuyên quyền định đoạt mọi việc.
    Tuy Nguyễn Hữu chỉnh bị giết, nhưng bè đảng của Lê Chiêu Thống vẫn còn nhiều. Trân Quang Châu ở Kinh Bắc, Nguyễn Viết Tuyển ở Sơn Nam, Đinh Tích Nhưỡng ở Hải Dương, đều cầm quân giữ đất chống nhau với Vũ Văn Nhậm. Quyền hành của Vũ Văn Nhậm không vượt ra khỏi thành Thăng Long. Quân lính của Nhậm hễ ra khỏi thành là bị giết chết. Giặc cướp nổi lên khắp nơi, khói lửa chiến tranh diễn ra không ngớt. Vũ Văn Nhậm bắt nhân dân đắp lại thành để tự vệ. Vũ Văn Nhậm lại thẳng tay tàn sát nhân dân. Đã có lần, để đề phòng những người chống

    đối lẻn vào thành, Vũ Văn Nhậm cho lùng bắt lất cả những người ở trọ trong các phường phố kinh thành đem giết hết [1].
    Tình hình Bắc Hà càng thêm rối loạn, nhân dân vô cùng ta oán. Nhưng Vũ Văn Nhậm rất chủ quan và đã từng lộ rõ ý đồ cát cứ của mình với các tướng lĩnh Tây Sơn ở Bắc Hà. Vũ Văn Nhậm ngang nhiên nói với Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân:
    "Bọn Nhưỡng, Tuyển chẳng qua hơi tàn thoi thóp; nắm lấy cánh tay, tự nhiên phải đến ... Nếu ta hạ một cái bảng, hẹn ngày phải tới cửa quân, không tới thì chém, chắc là chúng sẽ cởi áo mang roi đến xin chịu tội. Điều đó không phải là việc đáng lo ... Các ông khỏe sức đánh trận, ta sẽ giao cho các ông chia đường tiến đánh, rồi giữ lấy đất, làm bức trường thành cho ta, há chẳng tốt ư? Đến lúc đó, cuộc thế xoay vần, tự nhiên có nhiều việc hay, đường đường làm chủ không phải ta thì còn ai? ..." [2].
    Tin Vũ Văn Nhậm làm rối loạn Bắc Hà và đương âm mưu làm phản đưa về tới Phú Xuân, Nguyễn Huệ quyết định thân đem quân ra Bắc Hà trị tội Vũ Văn Nhậm.
    Tháng Tư năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Huệ đốc lĩnh bộ binh và kỵ binh lên đường ra Bắc, đi gấp hơn 10 ngày tới Thăng Long [3].Vũ Văn Nhậm bị giết chết ngay đêm hôm Nguyễn Huệ tới Thăng Long. Nguyễn Huệ trao quyền bính Bắc Hà cho Ngô Văn Sở, cử một số tướng lĩnh Tây Sơn đi trấn thủ các trấn ở ngoài Bắc, trọng dụng các cựu thần nhà Lê như Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Ninh Tốn, Nguyễn Bá Lan, v.v., phong quan tước cho họ và để họ ở lại ngoài Bắc giúp việc Ngô Văn Sở.
    =======================================
    1, 2. Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Bản dịch đã dẫn, tr. 285 - 286, 289 - 290.
    3. Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí. Bản dịch đã dẫn, tr. 291.

  5. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Tháng Năm năm Mậu Thân, Nguyễn Huệ lại đem quân về Phú Xuân ngay. Nguyễn Huệ không thể ở lâu ngoài Bắc, vì tình hình trong Nam đương rối ren nghiêm trọng.
    Nguyễn Ánh đã đem quân về đánh phá miền Gia Định rất dữ dội. Nguyễn Lữ và Nguyễn Nhạc không đương đầu được với giặc. Quân Tây Sơn ở trong đó thất bại liên tiếp. Nguyễn Huệ cần có mặt ở Phú Xuân để chuẩn bị đối phó
    với tình hình.
    Biết Nguyễn Huệ bận lo công việc ngoài Bắc và thế lực quân Tây Sơn ở Gia Định không mạnh, nên từ đầu tháng Bảy năm Đinh Dậu (1787), Nguyễn Ánh rời khỏi đất Xiêm, trở về quấy rối vùng Gia Định.
    Nguyễn Ánh tiến quân về đến Long Xuyên, tướng Tây Sơn, Nguyễn Văn Trương, trấn thủ Long Xuyên, không chống cự mà đem quân ra hàng giặc. Tháng Chín âm lịch (1787), Nguyễn Ánh tiến quân lên Cần Giờ. Chủ tướng Tây Sơn ở Gia Định là Nguyễn Lữ để Phạm Văn Tham ở lại giữ Sài Gòn, còn mình thì rút quân về Biên Hòa rồi chạy thẳng về Qui Nhơn. Phạm Văn Tham giữ vững Sài Gòn, quân Nguyễn Ánh tiến công nhiều lần nhưng không hạ được. Nguyễn Ánh phải rút quân về Hồ Châu. Phạm Văn Tham đem quân từ Sài gòn ra Mỹ Tho đánh quân Nguyễn Ánh. Quân Nguyễn Ánh thua to, tướng giặc Nguyễn Đăng Vân bị Phạm Văn Tham bắt sống.
    Nhưng thắng lợi này không cứu vãn nổi tình thế Gia Định. Các tướng Tây Sơn ở các địa phương liên tiếp thất bại và đầu hàng giặc, như Nguyễn Kế Nhuận ở Ba Vát, chưởng cơ Chân, hữu hiệu Huấn ở Lương phú.
    Tháng Mười Đinh Dậu, Nguyễn Nhạc cho Nguyễn Văn Hưng đem 30 thuyền vận tải từ Qui Nhơn vào tiếp viện cho Phạm Văn Tham. Phạm Văn Tham và Nguyễn Văn Hưng đem quân tiến đánh Nguyễn Ánh ở Mỹ Lung. Nguyễn Ánh ở trong thành cố thủ. Phạm Văn Tham đánh mãi không được. Mùa hè năm 1788, Nguyễn Văn Hưng rút quân về Qui Nhơn, Phạm Văn Tham cũng phải quay về Sài Gòn.
    Tháng Tư năm Mậu Thân (1788), lại một tướng Tây Sơn nữa là cai cơ Viện mở cửa đồn Trấn Định ra đầu hàng Nguyễn Ánh.
    Những thất bại liên tiếp của quân Tây Sơn ở Gia Định như thế đã buộc Nguyễn Nhạc phải nhiều lần viết thư yêu cầu Nguyễn Huệ vào cứu viện [1].
    Trước nguy cơ mất miền Gia Định về tay Nguyên Ánh, và trước những lời kêu cứu của anh, Nguyễn Huệ không thể không lo tính đến việc vào đánh cứu Gia Định. Giải quyết xong vấn đề Bắc Hà, Nguyễn Huệ cần phải về ngay Phú Xuân để tổ chức một lực lượng quân đội mạnh, chuẩn bị tiến đánh Nguyễn Ánh ở Gia Định.
    Khi ở Thăng Long về, Nguyễn Huệ đã đem theo nhiều quân ở Bắc Hà vào Phú Xuân [2] Và cho quân sĩ tập luyện rất ráo riết. Ngay từ giữa năm 1788, nhân dân Phú Xuân và các vùng Quảng Trị, Quảng Bình ngày nay, đã thực hiện khẩu hiệu "tận suất vi binh" [3] tức toàn dân tòng quân. Cho nên các địa phương đều có tập trung quân đông đảo, sẵn sàng lên đường chiến đấu, khi Tổ quốc cần đến. Tại kinh thành Phú Xuân, toàn dân đều học tập quân sự [4]. Trong một thời gian ngắn, Nguyễn Huệ đã có một đạo quân mạnh, sẵn sàng lên đường chiến đấu. Thủy quân của Nguyễn Huệ ở Phú Xuân khi ấy có 120 thuyền chiến, lục quân có khoảng 300 voi chiến. Nguyễn Huệ cho đúc nhiều đại bác lớn để trang bị cho đạo quân này [6] và cho đặt tám khẩu đại bác ở mặt trước Phú Xuân để bảo vệ kinh thành [7].
    Một người pháp là Gờ-ra đờ Pơ-rê-vin (Gras de Préville), thuyền trưởng tàu Păng-đua (Pandour) tới khảo sát
    =====================================
    1, 2. Thư của Doussain viết cho Bá Đa Lộc dẫn trong Alexis Faure, tài liệu đã dẫn, tr. 212.
    3. Trong bức thư bằng tiếng Pháp đề ngày 16 tháng 6 năm 1788, Dousain đã tự viết hai chữ "tận suất" bằng tiếng Việt.
    4, 5, 6, 7. Thư của giáo sĩ Doussain đã dẫn trên.

  6. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    miền Gia Định khoảng tháng 9 năm 1788, đã viết về Nguyễn Huệ và quân đội của ông lúc ấy như sau:
    "Tây Sơn [1] rất mạnh; quân đội của Nguyễn Huệ, nếu không thiện chiến thì cũng rất đông, Nguyễn Huệ có voi để kéo pháo, và hơn nữa, Nguyễn Huệ có rất nhiều thuyền chiến, chiến hạm và tàu thuyền để chuyên chở quân đội. Nguyễn Huệ có nghị lực, có tài năng; đó là một vài nét về hình ảnh Nguyễn Huệ, theo dư luận quần chúng" [2].
    Nguyễn Huệ đã có một quân đội mạnh và sẵn sàng chiến đấu như vậy, mà tình hình Gia Định thì ngày càng khẩn trương. Tháng Tám năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Ánh đánh chiếm được thành Gia Định, chủ tướng quân Tây Sơn ở Gia Định là Phạm Văn Tham phải chạy vào Ba Xắc. Đất Gia Định có nguy cơ mất hết vào tay Nguyễn Ánh. Nhưng Nguyễn Huệ vẫn không thể quyết định tiến quân vào Nam đánh cứu Gia Định, vì ngoài Bắc lúc ấy lại đang bị nạn ngoại xâm đe dọa.
    Khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc giết chết Vũ Văn Nhậm, bọn ********* Lê Chiêu Thống vẫn tiếp tục chống đối phong trào Tây Sơn. Chúng chia ra làm nhiều toán để mưu đồ đánh lại quân Tây Sơn của Ngô Văn Sở. Lê Chiêu Thống và một số tướng chân tay đóng quân ở Lạng Giang, Kinh Bắc. Mẹ Lê Chiêu Thống cùng một số chân tay đóng quân ở Cao Bằng. Em Lê Chiêu Thống là Lê Duy Chi cùng một số tù trưởng chiếm giữ Định Châu (Thái Nguyên).
    Tháng Năm âm lịch (1788) [3] quân Tây Sơn cùng phiên mục Cao Bằng là Bế Nguyễn Trù và người thổ dân Lạng Sơn là Quyển Trâm tiến lên đánh úp trấn doanh Cao Bằng. Mẹ
    ===================================
    1. Chỉ Nguyễn Huệ.
    2. Alexis Faure, tài liệu đã dẫn, tr. 199.
    3. Hoàng Lê nhất thống chí nói là tháng 5, Việt sử thông giám cương mục nói là tháng 7.

  7. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Lê Chiêu Thống và bọn chân tay theo đường Thủy Khẩu chạy sang Long Châu cầu cứu nhà Thanh. Tháng Bảy âm lịch năm ấy [1] Lê Chiêu Thống từ Kinh Bắc cũng cho chân tay sang Quảng Tây van xin quân Thanh cứu viện.
    Bọn vua tôi nhà Thanh, nhân cơ hội đó, gấp rút chuẩn bị lực lượng để tiến sang xâm lược Việt Nam.
    Tin bọn ********* Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh và quân Thanh mưu đồ xâm lược Việt Nam đã đưa về Phú Xuân từ tháng Bảy năm Mậu Thân (1788) [2]. Trước nạn ngoại xâm đe dọa Bắc Hà như vậy, Nguyễn Huệ không thể tiến quân vào Gia Định để đánh Nguyễn ánh. Nguyễn Huệ phải chờ tình hình thật chín muồi mới quyết định phương hướng tiến quân: vào Nam hay ra Bắc. Nếu quân Thanh sang xâm lược thì trước nguy cơ mất nước, Nguyễn Huệ phải đem quân ra Bắc Hà đánh tan quân Thanh rồi sau sẽ tính việc đánh bọn ********* Nguyễn ánh ở Gia Định. Đó là tất cả phương hướng chiến lược của Nguyễn Huệ ở cuối năm 1788. Phương hướng ấy rất đúng.
    Tháng Một âm lịch (1788), 20 vạn quân Thanh sang xâm lược, Nguyễn Huệ đã chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng tiến quân ra Bắc chiến đấu một sống một còn với quân cướp nước. Và Nguyễn Huệ đã chiến thắng, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc.
    ================================================
    1. Hoàng Lê nhất thống chí nói là tháng 9, Việt sử thông giám cương mục nói là tháng 7.
    2. Lê sử bổ, tờ 263.

  8. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    QUÂN THANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM
    Được bọn vua tôi nhà Lê sang cầu viện, bọn vua tôi nhà Thanh vội vàng nắm lấy cơ hội để mưu đồ xâm lược Việt Nam. Chúng chuẩn bị hết sức khẩn trương kế hoạch đưa quân sang chiếm đóng nước ta. Sau khi nhận lời và mượn tiếng "cứu giúp" bọn vua tôi bán nước Lê Chiêu Thống, Càn Long đã lập tức cùng Tôn Sĩ Nghị tiến hành một số biện pháp chuẩn bị như sau:
    1. Tăng cường quân số canh giữ các đồn dọc biên giới Việt Trung đề phòng quân Tây Sơn tràn sang lùng bắt bọn vong thần nhà Lê. Việc này trao cho viên đề đốc Tam Đức đảm nhiệm [1].
    2. Làm hịch trao cho bọn quan lại nhà Lê đem về truyền bá ở trong nước, xúi giục nhân dân nổi lên chống lại Tây Sơn và động viên bọn quan lại cũ của Lê Chiêu Thống mộ quân cần vương, hưởng ửng và hiệp lực với quân Thanh
    xâm lược.
    3. Hạ lệnh cho viên tù trưởng Sầm Nghi Đống, tri phủ phủ Điền Châu là một vùng thiểu số ở gần Long Châu đứng ra cùng với bọn chúa tôi nhà Lê là Lê Duy Chi, Nguyễn Đình Mai, chiêu mộ những quân tình nguyện [2] mà
    ==========================================
    1. Ngô gia văn phái, Hoàn Lê nhất thống chí, Bản dịch đã dẫn, tr. 326.
    2. Ngụy Nguyên, Thánh vũ ký, Sách Trung Quốc, xuất bản năm 1812, gồm 14 quyển, Bản in của Trung Hoa thư cục, Thượng Hải, q. 6, mục "Càn Long chinh phủ An-nam ký", tờ 34.

  9. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    chúng gọi là quân "nghĩa dũng" ở Điền Châu và vùng biên giới Cao Bằng, Long Châu để làm đội quân dẫn đường cho các đạo quân chính quy của nhà Thanh tiến vào chiếm đóng Việt Nam.
    4. Điều động một lực lượng quân đội chính quy rất lớn để sang xâm lược Việt nam, gồm có lục quân của bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quí Châu và thủy quân của hai tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến.
    Những công việc chuẩn bị này đã đạt một số kết quả theo ý muốn của chúng. Hịch của bọn xâm lược đưa sang Việt Nam đã khuyến khích bọn ********* nhà Lê ở trong nước tích cực chiêu mộ "quân cần vương" để đón quân xâm lược vào giày xéo Tổ quốc. Những tờ hịch huênh hoang ấy còn lôi kéo được bọn chủ thầu khai mỏ ở Thái Nguyên là họ Trương và họ Cát, người Triều Châu (Quảng Tây), hưởng ứng bọn xâm lược, đứng ra tụ tập được hơn một vạn người Triều Châu trú ngụ ở miền núi phía bắc nước ta, lập thành một đạo quân tình nguyện chia làm mười đoàn, mỗi đoàn một nghìn người, xin gia nhập đạo quân "nghĩa dũng" Điền Châu của Sầm Nghi Đống và tình nguyện làm những đội quân dẫn đường cho các đạo quân xâm lược tiến vào Việt Nam [1]. Bọn Càn Long, Tôn Sĩ Nghị cũng đã nhanh chóng tập trung được một đạo quân lớn mà Tôn Sĩ Nghị trong tờ hịch của hắn đã khoa đại quân số tới 50 vạn người [2]. Đạo quân Thanh xâm lược này, tuy không lớn đến như thế, nhưng, trong thực tế, riêng lục quân, chúng cũng đã tập trung được lới 20 vạn người, không kể thủy quân và các đạo quân tình nguyện "nghĩa dũng" [l] ở Điền Châu, Thái Nguyên cùng các đạo quân "cần vương" của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống ở Bắc Hà.
    ==========================
    1. Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Bản dịch đã dẫn, tr. 328 - 329.
    2. Ngô gia văn phái, Tài liệu đã dẫn, tr. 336.



  10. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Công tác chuẩn bị hoàn thành, Càn Long lại chiếu cho Tôn Sĩ Nghị, tổng đốc lưỡng Quảng làm Chinh Man đại tướng quân [1] thống lĩnh 20 vạn lục quân của bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quí Châu, chờ ngày lên đường tiến đánh Việt Nam. Càn Long lại đặc cử tổng đốc Vân Nam, Quí Châu là Phúc Khang An chuyên trách việc trù tính quân lương [2] cho đoàn quân xâm lược. Trong cuộc xâm lược này, Càn Long đã đặt vấn đề quân lương lên một tầm quan trọng đặc biệt, ngang hàng với việc chiến đấu ngoài mặt trận. Thực hiện nhiệm vụ đó, khi đoàn quân xâm lược tiến sang Việt Nam thì từ hai địa điểm xuất quân ở Quảng Tây và Vân Nam tới kinh thành Thăng Long, Phúc Khang An đã lập được trên bảy mươi đồn quân lương [3] to lớn và kiên cố. Riêng trên một chặng trường từ ải Nam Quan tới Thăng Long, trong khi Tôn Sĩ Nghị hành quân thì Phúc Khang An cũng đã lập được mười tám kho quân lương [4].
    Những sự chuẩn bị như trên cho thấy rất rõ dã tâm của bọn Càn Long, Tôn Sĩ Nghị muốn đánh chiếm nước Việt Nam cho bằng được, để làm quận huyện của chúng.
    Sau khi cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh lục quân, Càn Long gửi cho Tôn Sĩ Nghị một bản chỉ dụ, vạch ra những phương hướng chiến lược, đại ý như sau:
    "... Cứ từ từ, không gấp vội. Trước hãy truyền hịch để gây thanh thế, sau cho bọn cựu thần nhà Lê về nước tìm tự quân nhà Lê đưa ra đương đầu đối địch với Nguyễn Huệ. Nếu Huệ bỏ chạy thì cho Lê tự quân đuổi theo, mà đại quân của ta thì đi tiếp sau.
    ====================================
    1 Ngô gia văn phái, Tài liệu đã dẫn, tr. 336.
    2, 3. Ngụy Nguyên, Thánh vũ ký, q. 6, tờ 35.
    4. Trần Nguyên Nhiếp, Quân doanh kỷ lược, dẫn trong cách mạng Tây Sơn của Văn Tân, Nhà xuất bản Văn Sử Địa, Hà Nội. 1958, tr. t35.

Chia sẻ trang này