1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sách: Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dienthai, 21/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Thăng ở núi Mã Yên, Chưởng phủ Nguyễn Văn Dụng chủ trương:
    "Nay người Thanh ở xa đến đây, phải trèo đèo vượt suối, ta lấy quân nghỉ ngơi mà đón đánh quân nhọc mệt, nhằm trước các nơi xung yếu, cho quân nấp sẵn để chờ, cứ làm theo kế ấy, lo gì mà không thắng" [1].
    Cùng một lòng kiên quyết đánh địch như Nguyễn Văn Dụng, nhưng nhận định tình hình sâu sắc hơn, Ngô Thời Nhiệm đưa ra một chủ trương khác. Ông đã phân tích rõ tình hình trước mắt giữa ta và địch và đề nghị một kế hoạch cụ thể như sau với các tướng lĩnh:
    "Phép dụng binh chỉ có một đánh, một giữ mà thôi. Nay quân Thanh sang đây, tiếng tăm rất lớn. Những vẻ trong nước làm nội ứng cho chúng phần nhiều lại phao tin đồn nhảm, làm cho thanh thế của chúng to thêm, để cho lòng người sợ hãi lay động. Quân ta có ai được sai phái đi đâu, vừa ra khỏi thành là đã bị bắt giết. Số người Bắc Hà thuộc vào số quân của ta, hễ gặp dịp sơ hở là bỏ trốn liền. Đem đội quân ấy mà đánh, không khác gì xua bày dê đi chọi cọp dữ, không thua sao được? Đến như việc đóng cửa thành mà có thủ, thì lòng người đã không vững, ắt thế nào cũng sinh ra mối lo ở bên trong. Dầu cho Tôn, Ngô [2] sống lại, cũng phải bó tay, không thể làm gì được. Thật chẳng khác gì đem một con chạch bỏ nào giỏ cua. Xin nghĩ kỹ mà xem! Đánh đã chẳng được, giữ cũng kkông vững. Vậy thì cả hai chước đánh và giữ đều không phải là kế hay.
    ===================================
    1. Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Bản dịch đã dẫn, tr. 319.
    2. Tôn là Tôn Vũ thời Xuân Thu, Ngô là Ngô Khởi thời Chiến Quốc, cả hai đều là nhà quân sự có tài của Trung Quốc, thời kỳ trước công nguyên.

  2. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Nghĩ cho cùng thì chỉ còn một kế này: sớm truyền cho thủy quân chở đầy các thuyền lương, thuận gió gương buồm, ra thẳng cửa biển đến vùng Biện Sơn [1] mà đóng. Quân bộ thì sửa soạn khí giới, going trống lên đường, lui về giữ núi Tam Điệp [2]. Hai mặt thủy bộ liên lạc với nhau, giữ lấy chỗ hiểm yếu, rồi cho ngườl chạy giấy về bẩm với chúa công. Thử xem quân Thanh đến thành, khu sử việc nhà Lê ra sao? Vua Chiêu Thống sau khi phục quốc, xếp đặt việc quân việc nước như thế nào? Chờ chúa công ra, bấy giờ sẽ quyết chiến một phen, cũng chưa muộn gì" [3].
    Và Ngô Thời Nhiệm khẳng định:
    "Tướng giỏi đời xưa, lường thế giặc rồi mới đánh, nắm phần thắng rồi mới hành động, tùy theo tình thế thay đổi mà bày ra chước lạ. Giống như đánh cờ, trước thì chịu thua người một nước, sau mới được người ta một nước; đừng có đem nước sau làm nước trước, đó mới là tay cao cờ. Nay ta hãy bảo toàn lấy quân lực mà rút lui, không bỏ mất một mũi tên. Cho chúng ngủ trọ một đêm, rồi lại đuổi đi, cũng như ngọc bích của nước Tấn đời xưa vẫn nguyên lành chứ có mất gì ..." [5].
    ====================================
    1. Biện Sơn là một vùng bờ biển ở giữa Thanh Hóa và Nghệ An, tại đây có một cửa biển, thường gọi là cửa Bạng.
    2. Núi Tam Điệp, thường gọi đèo Ba Dội, là một dãy núi chạy dài ra biển theo đường ranh giới giữa hai tỉnh Ninh Binh và Thanh Hóa.
    3. Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí. Bản địch đã dẫn, tr. 340 - 341.
    4. Thời Xuân Thu (Trung Quốc), nước Tấn đem ngựa tốt và ngọc bích dụ nước Ngu cho mượn đường để đánh nước Quắc. Khi Tấn đã mượn được đường, diệt được nước Quắc, liền quay lại diệt nước Ngu, lấy lại cả ngựa và ngọc bích.
    5. Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Bản dịch..., tr. 341 - 342.

  3. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Trong tình hình địch mạnh gấp mười lần quân ta, chủ trương của Ngô Thời Nhiệm tạm thời rút lui để tạo thế có lợi thật là thích đáng, toàn thể tướng lĩnh đều tán thành và chuẩn bị kế hoạch rút quân. Trong khi đó sứ bộ nghị hòa của các tướng lĩnh Tây Sơn tới cửa ải Nam Quan nhưng bị quân Thanh chặn lại không cho sang gặp Tôn Sĩ Nghị, phải quay trở lại.
    Khi quân Thanh tiến tới ải Nam Quan, thanh thế lừng lẫy, một tướng giữ thành Lạng Sơn là Phan Khải Đức hoảng sợ, lẻn trốn tới cửa ải đầu hàng giặc. Còn một mình tướng Nguyễn Văn Diễm, phải lui quân về phía Kinh Bắc.
    Tin đó đưa về tới Thăng Long, kế hoạch rút quân của Ngô Thời Nhiệm được thi hành cấp tốc. Người thay mặt Nguyễn Huệ, cầm quyền ở Bắc Hà lúc ấy là đại tư mã Ngô Văn Sở, liền hạ lệnh cho các tướng trấn thủ ở Kinh Bắc, Thái Nguyên, Lạng Sơn, lấy cớ đem quân đi đắp lũy chống địch ở sông Như Nguyệt, để bí mật rút quân về Thăng Long. Mỗi nơi chỉ để lại một toán quân nhỏ để nghi binh, làm công tác phá hoại cầu đường, phục kích, gây khó khăn cho việc hành quân của địch, bám sát tiêu hao địch, khiến chúng không thể tiến mau được xuống Thăng Long, bảo đảm cho toàn quân Tây Sơn rút an loàn về phía núi Tam Điệp.
    Ngô Văn Sở cũng thông tư cho các tướng trấn thủ Hải Dương và Sơn Tây đem toàn quân về Thăng Long hội quân. Riêng quân Tây Sơn ở trấn Sơn Nam thì không phải trở lên Thăng tong, mà được lệnh ở lại đấy, chuẩn bị thuyền bè, chờ thủy quân tới sẽ cùng xuất phát về phía Biện Sơn. Chỉ trong vòng năm ngày, các đạo quân ở các nơi đều kéo về tới Thăng Long cùng dự một cuộc duyệt binh lớn ở bãi sông. Sau đó, Ngô Văn Sở cho tướng Đặng Văn Chân đốc xuất toàn bộ thủy quân đi xuống phía đông cùng quân Sơn Nam rút về Biện Sơn đóng đồn phòng thủ.
    Còn lực quân và các tướng lĩnh khác đều tạm lưu lại Thăng Long, chuẩn bị lương thực, chờ đợi tìm hiểu thêm tình hình địch rồi sẽ rút sau. Vừa khi đó, sứ bộ Nguyễn Quí Nha, Nguyễn Đình Khoan cũng từ Nam Quan về tới nơi báo tin quân Thanh đã qua ải Nam Quan vào Lạng Sơn, bộ binh và kỵ binh tiền phong của giặc đã tiến tới vùng Phượng Nhãn [1], cách Thăng Long khoảng trên dưới 50 ki-lô-mét.
    Được tin đó, Phan Văn Lân, một tướng Tây Sơn cầm quân ở Thăng Long quyết xin đem một nghìn tinh binh đi giao chiến với giặc. Một nghìn quân nhất định không thể chống chọi được với mấy chục vạn quân xâm lược. Nhưng Ngô Văn Sở đồng ý để Phan Văn Lân xuất trận, nhằm mục đích vừa nắm lấy tình hình quân lực cụ thể của địch, vừa làm chậm bước tiến của địch, khiến lục quân Tây Sơn ở Thăng Long có đủ thì giờ rút lui về Tam Điệp.
    Trong khi quân đội Tây Sơn ở Bắc Hà đang gấp rút chuẩn bị đối phó với quân xâm lược như vậy, thì bọn vua tôi Lê Chiêu Thống, vẫn lẻn lút ở vùng Lạng Sơn, Kinh Bắc, cũng vội vàng tập hợp các lực lượng ********* ở xung quanh, chuẩn bị đi đón và dẫn đường cho quân xâm lược vào đánh chiếm Bắc Hà. Lê Chiêu Thống sai Lê Duy Đản lên tận cửa ải Nam Quan để báo cáo với tướng Thanh Tôn Sĩ Nghị về tình hình trong nước.
    Khi được tin các tướng Tây Sơn đã rút quân khỏi các trấn Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Tây và Sơn Nam, Lê Chiêu Thống vội sai các tướng của mình đem quân tới đóng ở các trấn ấy. Nguyễn Đạo lĩnh trấn Hải Dương, Hoàng Phùng Tứ lĩnh trấn Sơn Tây, Hoàng Tố Nghĩa lĩnh trấn Sơn Nam và Trần Quang Châu lĩnh trấn Kinh Bắc [2]. Lê Chiêu Thống
    ========================================
    1. Phượng Nhãn là một huyện của tỉnh Hà Bắc ngày nay, ở phía bắc sông Thương.
    2. Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, bản dịch đã dẫn, tr. 341.

  4. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    giữ riêng một nghìn quân làm túc vệ, cùng đi với Trần Quang Châu về trấn Kinh Bắc.
    Sau khi phân phối người đi đóng giữ bốn trấn, Lê Chiêu Thống lại cho bọn Phạm Đình Dữ, Vũ Trinh lên Hòa Lạc [1], báo cáo tình hình với Tôn Sĩ Nghị và mang theo mười con trâu, một trăm vò rượu để làm lễ khao quân xâm lược. Đồng thời Lê Chiêu Thống sức cho dân các xã mấy huyện ở Kinh Bắc, ven đường quân Thanh sắp đi tới, phải sửa soạn nghi lễ đón rước quân xâm lược [2].
    Nhưng không phải vì quân Tây Sơn đã rút khỏi miền Lạng Sơn, Kinh Bắc, mà quân Thanh có thể hành quân được dễ dàng nhanh chóng, tuyệt nhiên không gặp một trở ngại nào.
    Lên đường ở Quảng Tây từ ngày 28 tháng Mười năm Mậu Thân mà tới sáng sớm ngày 13 tháng Một năm ấy tức ngày 10 tháng 12 năm 1788, quân Thanh mới tới bờ bắc sông Thương [3]. Khi ấy toán quân Tây Sơn còn lại đã rút sang bờ nam sông Thương, phá hết cầu và đưa hết thuyền bè đi nơi khác. Một đạo quân Thanh do tổng binh Thượng Duy Thăng và phó tướng Khánh Thành chỉ huy, đã phải tổn thất nặng nề mới bắc được cầu phao qua sông [4] dưới làn mưa đạn của quân Tây Sơn, trước khi rút đi hẳn.
    Vượt qua sông Thương, Tôn Sĩ Nghị tới đóng đại bản doanh ở núi Tam Tằng [5] và ngày 15 tháng Một Mậu Thân tức ngày 12 tháng 12 năm 1788, một đội tiên phong của quân Thanh do tổng binh Trương Triều Long chỉ huy kéo
    ========================================
    1. Hòa Lạc, thuộc huyện Hữu Lũng, phía nam tỉnh Lạng Sơn ngày nay, phía dưới Chi Lăng.
    2. Ngô gia văn phái, Tài liệu đã dẫn, tr. 344.
    3. 4. Ngụy Nguyên, Thánh vũ ký, q. 6, tờ 35.
    5. Núi Tam Tằng ở huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc, phía bờ bắc sông Cầu.

  5. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    đến bờ bắc sông Thị Cầu [1]. Trước đấy Phan Văn Lân cũng đã từ Thăng Long tới Thị Cầu. ở đây, quân Tây Sơn đã chặt hết cầu và đưa hết thuyền bè đi khỏi dòng sông. Đồn Thị Cầu ở bờ nam sông Thị Cầu và bờ nam cao hơn bờ bắc, thuận tiện cho việc dùng hỏa lực khống chế địch sang sông. Phan Văn Lân cho đặt đại bác ở bờ sông, hàng ngày bắn sang phía quân địch. Trong suốt ba ngày 15, 16, 17 âm lịch, quân Thanh không thế nào bắc được cầu phao qua sông, vì đại bác của quân Tây Sơn bắn phá dữ dội [2]. Nắm chắc tình hình địch không thể sang sông đánh vào đồn Thị Cầu, Phan Văn Lân đem một cánh quân đi ngược lên khúc song Như Nguyệt [3] là nơi sông hẹp nước nông, nửa đêm vượt sông tập kích đại bản doanh Tôn Sĩ Nghị ở núi Tam Tằng. Quân Tây Sơn đã mở nhiều đợt xung phong, nhưng bị hỏa lực rất mạnh của địch từ trong bắn ra chặn lại, không tiến lên được [4].
    Trong khi đó, ở mặt trận Thị Cầu, tình hình vẫn không thuận lợi cho quân Thanh. Ngày 17 âm lịch, Trương Triều Long cũng phải bí mật đem một cánh quân đi ngược dòng sông, bên phía bờ bắc, để tìm một lối sang sông đánh vào đồn Thị Cầu [5]. Tại bờ bắc sông Thị Cầu, Trương Triều Long chỉ để lại một cánh quân để đối phó với quân Tây Sơn. Khi tới gần khúc sông Như Nguyệt, đêm đã khuya [6] quân Trương Triều Long gặp quân Phan Văn Lân đang tiến công vào đại bản doanh Tôn Sĩ Nghị. Trương Triều Long liền cho quân chia làm hai cánh bao vây quân Phan Văn Lân và cho một cánh quân thứ ba vượt sông Như Nguyệt tiến
    =================================
    1, 2. Ngụy Nguyên. Thánh vũ ký, q. 6. tờ 35.
    3. Sông Như Nguyệt là một khúc sông Cầu, thuộc địa phận huyện Yên Phong, phía tây Thị Cầu.
    4. Nguyễn Thu, Tài liệu đã dẫn, tờ 42. Việt sử thông giám cương mục, Bản dịch dã dẫn, t. XX, tr. 56.
    5. Ngụy Nguyên, Tài liệu đã dẫn, tờ 35.
    6. Nguyễn Thu, Tài liệu đã dẫn, tờ 42.

  6. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    về đánh úp quân Tây Sơn ở đồn Thị Cầu. Như thế là cả hai cánh quân Tây Sơn, ở bờ bắc sông Như Nguyệt cũng như ở bờ nam sông Thị Cầu đều lâm vào thế bị động, đều bị đánh bất ngờ. Quân Trương Triệu Long tuy chia ra làm hai cánh đánh vào cạnh sườn quân Phan Văn Lân, nhưng cũng không bao vây được Phan Văn Lân, không dám cùng quân Phan Văn Lân giáp chiến, phải từ đứng xa tập trung cung tên bắn vào quân Tây Sơn [1] ở phía Thị Cầu, quân Tây Sơn bị quân Thanh tập kích đã rút ra khỏi đồn. Bị hỏa lực quân Thanh bắn phá, đồn Thị Cầu bốc cháy. Phan Văn Lân trông thấy doanh trại Thị Cầu bốc lửa, biết không thể giao chiến lâu được nữa, liền thu quân, vượt sông Như Nguyệt, rút về xuôi [2].
    Trong khi Phan Văn Lân đánh nhau với quân Thanh ở núi Tam Tằng, thì ở Thăng Long, Ngô Văn Sở cho toàn thể bộ binh, là những đơn vị rút lui sau cùng, lên đường về Tam Điệp. Toàn quân xuất phát vào lúc nửa đêm. Giữa trưa hôm sau [3] (có thể là ngày 18 tháng Một Mậu Thân - tác giả chú thích) quân Ngô Văn Sở đi tới Phú Xuyên [4], mọi người mới biết quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long [5]. Ngày hôm sau nữa [6] (có thể là ngày 19 âm lịch - tác giả chú thích), quân Ngô Văn Sở tới huyện Yên Mô [7]. Ngày 20 tháng Một Mậu Thân [8] tức ngày 17 tháng 12 năm 1788 Ngô Văn Sở đã cho quân đóng thành một chiến tuyến chạy dài suốt từ ven núi Tam Điệp thẳng trên bờ biển Biện Sơn.
    =======================================
    1, 2. Nguyễn Thu. Tài liệu đã dẫn, tờ 42. Việt sử thông giám cương mục, Bản dịch đã dẫn, t. XX, tr. 56.
    3, 5, 6, 8. Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Bản dịch ..., tr. 343, 358.
    4. Phú Xuyên, một huyện phía nam tỉnh Hà Tây ngày nay.
    7. Yên Mô, một huyện phía nam tỉnh Ninh Bình, giáp giới địa phận tỉnh Thanh Hóa.

  7. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Cả hai đạo quân thủy bộ cùng phối hợp đóng đồn phòng thủ. Cũng ngày hôm ấy, Ngô Văn Sở cho đô dốc Nguyễn Văn Tuyết cấp tốc lên đường vào Phú Xuân báo cáo tình hình [1].
    Quân đội Tây Sơn ở Bắc Hà rút lui về Tam Điệp và Biện Sơn không những bảo toàn được lực lượng của mình mà còn có tác dụng khá sâu sắc đến tinh thần chiến đấu, và chiến lược chiến thuật của địch, góp phần quyết định không nhỏ vào chiến thắng sau này.
    Khi Ngô Văn Sở rút quân khỏi Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị vẫn còn đóng quân ở núi Tam Tằng. Được tin ấy, Tôn Sĩ Nghị hống hách quở trách bọn quan nhà Lê dẫn đường:
    "... Sao cứ một mực nhu nhược, để chúng được chạy trốn một cách rảnh rang? Bây giờ đại binh đã đến địa giới nước mình mà các người vẫn tuyệt nhiên không làm nên công trạng gì. Như thế còn gọi là nước có người được chăng?" [2].
    Mấy lời xỉ vả bọn quan lại nhà Lê đã cho thấy rất rõ là từ sau mấy thắng lợi nhỏ ở sông Thương, ở Thị Cầu, ở sông Như Nguyệt và sau khi thấy quân đội Tây Sơn rút khỏi Thăng tong, Tôn Sĩ Nghị đã bắt đầu chủ quan khinh địch.
    Khác với Tôn Sĩ Nghị, bọn quan lại nhà Lê biết rõ sức mạnh của quân đội Tây Sơn là như thế nào. Vũ Trinh, một người trong bọn quan lại nhà Lê, đã phải nói thẳng với Tôn Sĩ Nghi rằng:
    "Nước nhỏ này [3] tự mình không thể làm được việc mới đến nỗi phải gõ cửa ải cầu cứu. Nếu sức của chúng tôi có thể chế ngự được chúng thì đâu dám
    =======================================
    1. Ngô gia văn Phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Bản dịch ..., tr. 343, 358.
    2. Ngô gia văn phái, Tài liệu đã dẫn, tr. 345.
    3. Chỉ bọn vua tôi Lê Chiêu Thống.

    Được dienthai sửa chữa / chuyển vào 09:22 ngày 07/06/2008
  8. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    phiền đến đại binh? Nay cụ lớn lấy điều đó quở trách, tôi còn biết nói làm sao? Xin thưa về tình hình của giặc. Nguyễn Nhạc sinh trướng ở vùng Tây Sơn, có sào huyệt hiểm yếu để nương tựa, Nguyễn Huệ là tay lão luyện về trận mạc, lại nắm giữ đội quân hùng mạnh... Nhạc ở Tây Sơn, Huệ chiếm Thuận Hóa, ai nấy tự xưng hùng, kẻ đế người vương. Còn ở quốc thành của nước tôi, chỉ có đồ đảng của chúng là bọn Ngô Văn Sở. Phan Văn Lân mà thôi. Được tin thiên binh đến, bọn chúng chưa biết hư thực thế nào, nên hãy thu quân tạm lánh. Nhưng nghe đâu bọn chúng đóng quân chặn ở núi Tam Điệp, ngăn hẳn từ đất Trường Yên [1] về Nam, mua đồ lại tiến ra đất Bắc lần nữa. Một tên tỳ tướng còn kiệt hiệt như thế, huống chi tên đại tù trưởng của chúng? Nếu không dùng đạo binh thật lớn mà đánh, làm sao có thể bắt sống được chúng? Nước tôi [2] sau khi loạn lạc tan tác, tướng ít quân hèn, sợ rằng khó lòng làm xong việc ..." [3].
    Nhưng những lời nói thẳng nói thật ấy của Vũ Trinh đã không có giá trị gì đối với Tôn Sĩ Nghị. Việc tạm thời rút lui của quân đội Tây Sơn ở Bắc Hà đã tác động mạnh đến tinh thần Tôn Sĩ Nghị, đã đưa tính chủ quan khinh địch cửa hắn lên cao độ. Hắn dám quả quyết rằng:
    "... Theo ta xem xét thì chúng chỉ như hạng trâu, dê, sai một người đem thừng buộc lấy cổ mà lôi về, hẳn cũng không khó gì. Đợi khi quân ta đến La Thành nhổ bãi nước bọt xoa tay là làm xong việc. Ngươi hãy chờ mà xem" [4].
    Lời nói thật là kiêu ngạo, thật là chủ quan, khinh địch đến cùng độ. Làm tướng mà chủ quan khinh địch đến như
    ===================================
    1. Trường Yên tức là đất Ninh Bình ngày nay.
    2. Chỉ chính quyền Lê Chiêu Thống.
    3, 4. Ngô gia văn phái, Tài liệu đã dẫn, tr. 345-346.

    Được dienthai sửa chữa / chuyển vào 09:21 ngày 07/06/2008
  9. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    vậy thì tất nhiên không thể tránh khỏi những thất bại thảm hại, không thể tránh khỏi rơi đầu, bỏ mạng. Đó chính là số phận của Tôn Sĩ Nghị, số phận của cả hai mươi vạn quân Thanh xâm lược sau này.
    Thấy quân đội Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị ung dung, kiêu hãnh đem quân thẳng tiến từ Tam Tằng xuống Thăng Long. Khi qua trấn Kinh Bắc, Lê Chiêu Thống đem quần thần ra chào đón và mời vào dinh trấn tạm nghỉ. Tôn Sĩ Nghị không dừng lại, cho quân thẳng tiến. Bọn vua tôi Lê Chiêu Thống bám gót theo sau.
    Chập tối ngày 19 tháng Một Mậu Thân [2] , tiền quân của quân Thanh tới bờ bắc sông Phú Lương [3]. Nhưng cầu qua sông và thuyền bè trên sông đều không còn gì nữa. Ngay cả những tre mương, cây cối ở bên bờ bắc cũng đã bị quân Tây Sơn phá trụi, tiền quân Thanh không còn tìm đâu ra vật liệu để làm cầu phao, bè mảng sang sông. Đề đốc Hứa Thế Hanh, người chỉ huy những đội tiền quân này, phải thân đốc quân đi dọc sông, tìm cướp lấy hơn 30 chiếc thuyền con trên sông và đưa được hai nghìn quân Thanh vào thành Thăng Long bỏ trống [4]. Từ sáng sớm ngày hôm sau, 20 tháng Một Mậu Thân, các đạo quân Thanh mới lục tục sang sông tiến vào Thăng Long [5].
    ============================
    1. Ngô gia văn phái, Tài liệu đã dẫn, tr. 3 7.
    2, 4. Ngụy Nguyên, Tài liệu đã dẫn, tờ 35 - 36.
    3. Sông Phú Lương (theo Thánh vũ ký) hoặc sông Nhị Hà (theo Hoàng Lê nhất thống chí) đều là tên cũ của sông Hồng.
    5. Về ngày quân Thanh tới Thăng Long, các tài liệu phần nhiều nói khác nhau. Hoàng Lê nhất thống chí viết là ngày 11 tháng Một Mậu Thân. Đại nam chính biên liệt truyện, sơ tập là ngày 20 tháng Một. Thánh vũ ký nói rõ ngày 19 tới bờ bắc sông Hồng, sáng ngày 20, các đạo quân mới bắt đầu sang sông, vào Thăng Long. Bắc thnh lược ký của Lê Quýnh nói là ngày 22, Quân doanh kỷ lược của Trần Nguyên Nhiếp là ngày 25. Ngày 11 của Hoàng Lê nhất thống chí có thể là không đúng, vì những ngày trong Hoàng Lê nhất thống chí thường sớm hơn những ngày thật khoảng 10 ngày. Còn những ngày từ 20 đến 25 nói trên đều có thể đúng được cả, tuỳ theo những đơn vị đến trước đến sau, bởi vì hơn 20 vạn quân Thanh, trong điều kiện hành quân và vận chuyển của thời xưa, không thể đến Thăng Long cùng một ngày một lúc được. Ở đây chúng tôi lấy ngày 20 tháng Một Mậu Thân làm ngày quân Thanh tới Thăng Long vì ngày ấy được hai tài liệu là Thánhvũ ký và Đại nam chính biên liệt truyện, sơ tập nói tới và
    ngày ấy cũng có phần hợp lý đối với việc Tôn Sĩ Nghị làm lễ tuyên phong cho Lê Chiêu Thống tại Thăng Long ngày 22 tháng Một Mậu Thân mà nhiều sách nói tới.

    Được dienthai sửa chữa / chuyển vào 14:11 ngày 11/06/2008
  10. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Quân số của tôn Sĩ Nghị quá đông, trên 20 vạn người, mà phủ chúa cũng như doanh trại cũ của quân Lê, Trịnh đều không còn nữa [1], nội thành Thăng Long không có điều kiện cho quân Thanh đồn trú. Tôn Sĩ Nghị quyết định: đại quân Lưỡng Quảng đóng tại những khu bãi rộng ở hai bên bờ sông Hồng [2], tức phía đông nam kinh thành Thăng Long và bắc cầu phao qua sông để quân lính hai bên bờ đi lại thuận tiện. Tôn Sĩ Nghị lập đại bản doanh ngay tại Tây Long cung [3]. Mấy vạn quân nghĩa dũng Điền Châu, Triều Châu của Sầm Nghị Đống được lệnh tới đóng tại Khương Thượng, phía tây nam kinh thành Thăng Long. Còn nội thành Thăng Long thì trao cho bù nhìn Lê Chiêu Thống cùng vài nghìn quân tướng cần vương của y canh giữ.
    Tôn Sĩ Nghị tới Thăng Long được vài ngày thì phiên thần nhà Lê ở Tuyên Quang là Hoàng Văn Đồng báo tin rằng quân Vân Nam - Quí Châu của Ô Đại Kinh đã tiến tới Tuyên Quang. Tôn Sĩ Nghị liền sai viên đại thần nhà
    =====================================
    1. Tất cả phủ đệ, lâu đài, doanh trại của chúa Trịnh, đều bị Lê Chiêu Thống, vì oán ghét nhà Trịnh, phóng hỏa đốt hết ngày 8 tháng Chạp năm Bính Ngọ, 1786. "Lửa cháy ngút trời, hơn mười ngày chưa tắt" Hoàng Lê nhất thống chí, Bản dịch đã dẫn, tr. 191.
    2. Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Bản dịch đã dẫn, tr. 347.
    3. Bến Tây Long, như ở chương trên đã chứng minh, là một bến sông lớn ở đông nam kinh thành Thăng Long, phía cửa ô Tây Long đi ra. Dưới bến, các thuyền chiến có thể đồn trú. Trên bến ... có bãi rộng, có các doanh trại thủy quân và có Tây Long cung là một tòa cung điện, để các vua Lê chúa Trịnh ra đó xem diễn tập thủy quân. Cuối năm 1786, Đinh Tích Nhưỡng cùng một số cựu thần nhà Lê đã hội họp và làm yến tiệc lớn ở cung Tây Long để bàn bạc việc tái lập ngôi chúa cho họ Trịnh. Cũng cuối năm 1786, Lê Chiêu Thống đã ra cung Tây Long để duyệt thủy quân của Hoàng Viết Tuyển. Chính vì có sẵn lâu đài, dinh thự và các doanh trại như vậy, Tôn Sĩ Nghị mới đóng đại quân ở bến Tây Long và đặt bản doanh ở cung Tây Long. Gần đây có người cho rằng cung Tây Long tức là cái miếu thờ quan công của Hoa kiều ở quãng phố Hồng Phúc phía trên cầu Long Biên ngày nay, vì căn cứ vào mấy chữ "Tây Long cổ miếu" của ngôi miếu này và đặt bến Tây Long ở phía đông bắc kinh thành Thăng Long. Nhận định như thế là không đúng vị trí thật của nó trong lịch sử cũng như trong những đồ bản đương thời và hạ thấp giá trị của cung Tây Long, coi nó chỉ là một cái miếu thờ Quan công, cũng như hạ thấp tầm quan trọng của bến Tây Long về mặt quân sự. Trên thực tế, nếu quả bến Tây Long là ở quãng bến Nứa ngày nay thì Tôn Sĩ Nghị không dám đóng quân tại đây, vì quãng sông này, lòng sông rộng, nước nông, hai bên bờ cách nhau xa vì có bãi lớn nổi giữa sông. Đóng quân ở hai bên bờ sông ấy thì phải đặt cầu phao nhiều lần mới qua lại được, như vậy rất bất tiện và khi có chiến sự, quân Thanh đóng ở đây có nguy cơ bị cắt làm nhiều mảnh: một mảnh bên bờ bắc, một mảnh bên bờ nam và một mảnh trên bãi sông. Trong tình hình ấy, quân Thanh không tránh khỏi bị tiêu diệt dễ đàng. Cho nên chúng tôi cho rằng Tôn Sĩ Nghị không đóng quân ở hai bên bờ phía bắc Thăng Long, mà ở phía nam thành Thăng Long, nơi có bến Tây Long và cung Tây Long, có đường qua cửa Ô Tây Long vào thành.

    Được dienthai sửa chữa / chuyển vào 14:14 ngày 11/06/2008

Chia sẻ trang này