1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sách: Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dienthai, 21/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Nguyễn Ánh khẩn khoản nhờ Bá Đa Lộc đi cầu viện nước Pháp giúp quân và gửi Bá Đa Lộc đứa con đầu lòng của mình là Cảnh làm con tin. Trong quan hệ với Nguyễn Ánh từ trước tới bấy giờ, Bá Đa Lộc vẫn muốn tìm ở đó những tiền đề và tạo nên những yếu tố để thực hiện mưu đồ cướp nước Việt Nam cho tư bản Pháp. Bá Đa Lộc vẫn mong muốn có một cơ hội buộc Nguyễn Ánh phải cầu viện Pháp để Pháp có cớ mang quân can thiệp vào Việt Nam. Cơ hội ấy đã tới. Bá Đa Lộc không thể bỏ lỡ, mặc dầu hắn là kẻ khoác áo thầy tu. Bá Đa Lộc vội vã nhận lời và lập tức lên đường. Ngày 15 tháng Mười âm lịch, tức ngày 27 tháng 11 năm 1784 [1], Bá Đa Lộc đưa Cảnh xuống thuyền, tìm đường sang Pháp. Cuối tháng 2 năm l785, Bá Đa Lộc và Cảnh tới Pông-đi-sê-ry (Pondichéry - thuộc Ấn Độ) [2].
    Trong khi Nguyễn Ánh đang một lần nữa mưu cầu ngoại viện như vậy thì tướng Tây Sơn Trương Văn Đa đem thủy quân từ Gia Định tiến xuống Long Hồ để chống nhau với quân Xiêm - Nguyên. Với một lực lượng hết sức chênh lệch, quân Tây Sơn ở Gia Định chỉ có khoảng mấy nghìn người mà quân Xiêm - Nguyễn có trên hai vạn, cuộc chiến đấu của quân Tây Sơn thật khó khăn. Ngày 18 tháng Mười năm Giáp Thìn [3] tức 30 tháng 11 năm t784. Nguyễn Ánh và Chu Văn Tiếp đem thủy quân tiến theo sông Măng Thít
    (thuộc địa phận Long Hồ, tức Vĩnh Long ngày nay) để đánh quân Tây sơn. Tướng Tây Sơn Trương Văn Đa đem quân chống cự. Tiền quân Tây Sơn do chưởng quân là Bao chỉ huy, chiến đấu rất mãnh liệt. Tiền quân Nguyễn bị quân Tâm Sơn vây chặt. Tướng chỉ huy quân Nguyễn là Chu Văn Tiếp nhảy sang thuyền Tây Sơn để đánh phá, bị quân
    ----------------------------------------------
    1. Thư Nguyễn Ánh viết cho Liot ngày 25 tháng 1 năm 1785.
    2. Thư của Bá Đa Lộc ngày 20 tháng 3 năm 1785, đã dẫn ở trên, Đại nam thực lục, Bản dịch của Viện Sử học, t. II, tr. 56.
    3. Trịnh Hoài Đức. Gia Định thành thông chí. Bản chép tay của Viện Sử học, q. 3, tờ 75.

  2. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Tây Sơn đâm chết. Nguyễn Ánh vội đem quân cứu viện. Tướng Tây Sơn Trương Văn Đa thu quân về Long Hồ [1].
    (link ngoài tham khảo về trương Văn Đa và Châu Văn Tiếp :http://tvvn.org/1333-post16.html)
    Sau trận Măng Thít, Lê Văn Quân được cử làm tổng nhung thay Chu Văn Tiếp. Tháng Một âm lịch, Lê Văn Quân cho quân đi đánh úp đồn Ba Lai, ở ven sông Ba Lai (thuộc Bến Tre ngày nay) và đồn Trà Tân, ven sông Mỹ Tho, rồi lại rút về. Trong những trận đánh này, tướng Nguyễn là chưởng cơ Đặng Văn Lượng tử trận.
    Ngoài hai trận tập kích nói trên, quân Xiêm - Nguyễn, từ sau trận Măng Thít đến hết năm 1784, không tiến hơn nữa, vẫn giữ những vị trí cũ như trước trận Măng Thít. Việc không tiến quân thêm như thế cũng có nhiều lý do.
    Một là quân Xiêm là quân đi đánh thuê, nặng về mặt cướp bóc đàn áp nhân dân để kiếm lợi riêng hơn là đi chiến đấu với quân Tây Sơn vì lợi ích của Nguyễn Ánh. Hai là Nguyễn Ánh cũng muốn tranh thủ thời gian mộ thêm quân, xây dựng lực lượng của mình. Ba là vì quân Tây Sơn, tuy không đủ lực lượng tấn công quân Xiêm - Nguyễn, nhưng vẫn cố bám sát quân địch, hết sức cố thủ những vị trí của mình. Tướng chỉ huy quân Tây Sơn ở Gia Định là Trương Văn Đa vẫn đóng quân ở Long Hồ đối diện với đại bản doanh quân Xiêm - Nguyễn ở Sa Đéc và án ngữ đường tiến quân của Nguyễn Ánh và các tướng Xiêm.
    Liên quân Xiêm - Nguyễn càng đóng quân lâu tại chỗ, càng trì hoãn tiến quân thì mâu thuẫn giữa quân Xiêm, Nguyễn Ánh và nhân dân Gia Định ngày càng trở nên sâu sắc. Quân Xiêm cậy mình là kẻ cứu giúp Nguyễn Ánh nên đàn áp, cướp bóc nhân dân, khinh mạn Nguyễn Ánh và quân Nguyễn. Càng đóng quân lâu, quân Xiêm càng nhàn
    ----------------------------------
    1. Đại Nam chính liên liệt truyện. sơ tập q. 30, tờ, 11 nói rằng Nguyễn Ánh tiến đóng Long Hồ, như thế có nghĩa là Trương Văn Đa chạy khỏi Long Hồ, nhưng chạy đi đâu thì không thấy nói rõ. ở đây chúng tôi theo Đại Nam thực lục chính biên.
    Được dienthai sửa chữa / chuyển vào 15:21 ngày 26/04/2008
  3. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    rỗi, càng tăng cường những hành động bạo ngược trên miền đất Hậu Giang. Với các lần phản công trước, Nguyễn Ánh còn có thề mau chóng khôi phục quân đội, nhưng lần này, từ khi Nguyễn Ánh tới Cần Thơ, Sa Déc cho tới hết
    năm 1784, lực lượng quân sự của Nguyễn Ánh chỉ có chừng ba, bốn nghìn, chủ lực vẫn là hai vạn thủy binh Xiêm và 300 thuyền chiến của họ.
    Thấy rõ chỗ yếu của liên quân Xiêm - Nguyễn, các lãnh tụ Tây Sơn tại Qui Nhơn quyết định tổ chức phản công, đập tan kế hoạch chiến lược của quân Xiêm và phá tan mưu đồ chiếm lại Gia Định của Nguyễn Ánh. Vị tướng trẻ nhiều mưu lược là Nguyễn Huệ lại đứng ra đưa thủy quân vào Nam đánh giặc.
    Nguyễn Huệ không đem quân vào thành Gia Định đón chờ địch, mà tiến thẳng xuống gần địa điểm tập kết của địch. Đầu tháng Chạp năm Giáp Thìn, thủy quân của Nguyễn Huệ tới Định Tường (Mỹ Tho).
    Nguyễn Huệ không tiến công thẳng vào đại bản doanh của quân Xiêm - Nguyễn ở Sa Đéc. Bởi vì liên quân Xiêm - Nguyễn không phân tán lực lượng vẫn sử dụng tập trung toàn bộ thủy quân tại Sa Đéc. Mà lực lượng ấy gồm hai vạn quân Xiêm, 300 thuyền chiến và mấy nghìn quân Nguyễn cũng là một lực lượng khá lớn, không thể đánh thắng dễ dàng. Mặt khác, địa điểm Sa Đéc có ưu thế về dòng sông (đầu đoạn sông Tiền Giang đổ ra biển) giúp cho tốc độ vận động, triển khai của thủy quân Xiêm được tăng cường. Đó là điều bất lợi, nếu Nguyễn Huệ đánh thẳng vào Sa Đéc.
    Cho nên, căn cứ vào tình hình ấy, Nguyễn Huệ quyết định kéo địch ra khỏi căn cứ đưa chúng đến khu vực sông và địa hình có lợi nhất cho mình, bất ngờ nhất cho địch, để tiến công tiêu diệt toàn bộ thủy quân địch.
    Thực hiện quyết tâm đó, Nguyễn Huệ chọn khúc sông Mỹ Tho, từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm đoạn sông quyết chiến với địch.
  4. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Đoạn sông này, từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, dài chừng 6, 7 ki-lô-mét và cách đại bản doanh của Nguyễn Huệ ở Mỹ Tho 6 ki-lô-mét. Trong đoạn sông này, lòng sông mở rộng thuận tiện cho việc dồn máy trăm chiếc thuyền địch tập trung vào đó để công kích. Tại đây, thủy quân và các thuyền chiến Tây Sơn được giấu kín trong các sông nhỏ: Rạch Gầm, rạch Xoài Mút và giấu sau cù lao Thới Sơn.
    Pháo binh Tây Sơn mai phục ở hai bờ sông và trên cù lao Thới Sơn. Khi toàn bộ thuỷ quân Xiêm -Nguyễn đã lọt vào khúc sông này, thì thủy quân Tây Sơn ở Rạch Gầm và rạch Xoài Mút sẽ tiến ra chặn đánh ở hai đầu.

    Thuyền chiến Tây Sơn ở phía sau cù lao Thới Sơn cũng tiến ra đánh vào ngang hông thủy quân Xiêm, chia cắt đội thuyền chiến Xiêm - Nguyễn ra làm nhiều mảnh để đánh phá. Đồng thời pháo binh của Tây Sơn ở hai bên bờ sông Mỹ Tho và trên cù lao Thới Sơn sẽ bắn sả vào thuyền chiến Xiêm - Nguyễn suốt dọc sông từ Rạch Gầm đến rạch Xoài Mút.
    Tại khúc sông này, toàn bộ thủy quân Xiêm - Nguyễn sẽ bị quân đội Tây Sơn bao vây chặt chẽ, không thể chạy thoát dễ dàng như ở khúc sông Sa Déc - Vĩnh Long, là khúc sông có nhiều ngách sông, rất khó thực hiện bao vây tiêu diệt toàn bộ thủy quân địch.
    Sau khi đã bố trí xong, Nguyễn Huệ cho quân tới khiêu chiến địch tại căn cứ Sa Đéc, thực hiện ý định kéo địch ra khỏi căn cứ, đưa toàn bộ thuỷ quân Xiêm - Nguyễn đến đoạn sông quyết chiến để tiêu diệt.
    Các tướng Xiêm chủ quan, cậy có ưu thế, muốn nhân việc truy kích quân Tây Sơn mà tiến lên chiếm đóng Mỹ Tho. Ngày mùng 8 tháng Chạp năm Giáp Thìn [1], tức ngày 18 tháng 1 năm 1785, các tướng Xiêm và Nguyễn Ánh
    ---------------------------------------
    1. Thư Nguyễn Ánh viết cho Liot ngày 25 tháng 1 năm 1785 trong Cadière, Les Francais au service de Gia Long, Bulletin des Amis du vieux Huế, Janvier - Mars 1921, n0 1. pp. 20 - 21.
  5. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    đem toàn bộ thủy quân Xiêm - Nguyễn, tiến theo song Mỹ Tho, đánh đuổi quân Tây Sơn khiêu chiến và toàn bộ thuyền chiến Xiêm - Nguyên đã lọt vào đoạn sông Rạch Gầm - Xoài Mút.
    Khi quân địch đã dẫn thân vào đúng khu vực có bố trí, Nguyễn Huệ ra lệnh tiến công.
    Quân thủy, quân bộ của Tây Sơn cùng giáp công mãnh liệt. Đúng như kế hoạch đã định, trận chiến đấu đã kết thúc nhanh chóng và đem lại thắng lợi rực rỡ cho quân đội Tây Sơn. Toàn bộ thuyền chiến của liên quân Xiêm - Nguyễn đều bị phá hủy và đánh đắm. Hai vạn quân Xiêm chỉ còn lại vài nghìn, trốn lên bộ chạy thoát, lách rừng vượt núi qua Chân Lạp chạy về Xiêm.
    Quân của Nguyễn ánh có chừng ba, bốn nghìn cũng hoàn toàn tan rã [1]. Các tướng Nguyễn bỏ chạy thoát thân mỗi người một ngả, Lê Vãn Quân, chủ tướng của quân Nguyễn, đem tàn quân chừng 600 người [2] chạy trốn một nơi, tới giữa năm sau, mới lần đường sang Xiêm với Nguyễn ánh.
    Một tướng Nguyễn khác là Nguyễn Văn Thành chỉ huy hơn 1.000 quân cũng bị quân đội Tây Sơn đánh tan. Nguyễn Văn Thành và 50 - 60 tàn quân cùng nhau chạy trốn. Các đội quân của Tôn Thất Hội, Tôn Thất Huy cũng đều tan vỡ [3].
    Nguyễn ánh phải bỏ thuyền, trốn lên bộ, đi theo chỉ có 12 tên, vừa quân vừa tướng, cùng chạy đến Đồng Vân, rồi theo hướng Thi Giang chạy về Cần Thơ [4].
    Như thế là trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút ngày 18 tháng 1 năm 1785, trước sức tiến công của nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy, liên quân Xiêm - Nguyễn
    ------------------------------------------
    1. Chúng tôi phỏng đoán là 3 - 4 nghìn quân, vì riêng Nguyễn Văn Thành đã chỉ huy hơn 1 nghìn quân, Lê Văn Quân thua chạy cũng còn 6 trăm quân.
    2. Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập, q. 27, tờ 2.
    3, 4. Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập q. 21, tờ 3.

  6. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    gồm trên hai vạn người đã bị hoàn toàn tiêu diệt. Quân Nguyễn ánh tan tác, tớ thầy lạc lõng. Quân Xiêm từ hai vạn người chỉ còn chừng hai nghìn người, cùng bọn bại tướng chiêu Tăng, chiêu Sương tìm đường chạy về nước.
    Từ sau trận Rạch Gầm - Xoài Mút, "người Xiêm sợ
    quân Tây Sơn như cọp".
    Còn bọn Nguyễn ánh bỏ trốn khỏi mặt trận Rạch Gầm - Xoài Mút, nhưng vẫn không được yên thân. Nguyễn Huệ cho quân truy kích ráo riết. Từ Đồng Vân trở đi, Nguyễn ánh không còn sức chạy bộ được nữa, một tùy tướng là Nguyễn Văn Trị phải cõng Nguyễn ánh chạy ra Thi Giang [2]. Tại đây, một số tướng lĩnh của Nguyễn ánh là Nguyễn Văn Thành, Tôn Thất Huy, Tôn Thất Hội, cũng chạy tới nơi, mỗi người còn được 50 - 60 tàn binh đi cùng. Nguyễn ánh và cả bọn cùng chạy ra Hà Tiên và tạm trú ở Cồn Khơi [3].
    Một tuần lễ sau trận thất bại thảm hại này, ngày 25 tháng 1 năm 1785, từ Cồn Khơi, Nguyễn ánh viết thư cho giáo sĩ Li-ô ở Chan-ta-bun, báo tin bại trận và nhờ Li-ô giúp đỡ cho mấy người chân tay là Mạc Tử Sinh và cai cơ Trung đi sang Xiêm báo tin thất bại với vua Xiêm [4].
    Nguyễn Huệ vẫn cho quân đi lùng bắt Nguyễn ánh. Nguyễn ánh phải bỏ Cồn Khơi, chạy ra đảo Thổ Châu.
    Sống tại đây, Nguyên ánh và bọn quân tướng đói quá, xoay ra làm nghề cướp biển. Có lần Nguyễn Văn Thành đi ăn cướp bị trọng thương vì bị thuyền buôn đánh trả lại [5].
    Quân Tây Sơn không ngừng truy kích Nguyễn ánh. Tháng Ba năm ất Tỵ (1785), quân Tây Sơn tìm tới đảo Thổ Châu. Nguyễn ánh phải chạy sang đảo Cổ Cốt, rồi
    ----------------------------------------------
    1 Đại Nam thực lực, bản dịch của Viện Sử học. t. II, tr. 65.
    2. Đại Nam chính biên liệt truyện. sơ tập, q. 1 5, tờ 26.
    3, 4. Thư của Nguyễn ánh gửi cho Liot ngày 25 tháng 1 năm 1785.
    5. Đại Nam chính liên liệt truyện, sơ tập, q. 21 , tờ 3.

  7. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    chạy sang Xiêm, quân tướng cùng đi có khoảng hơn 200 người. Lần này, Nguyễn ánh thấy rõ sức mạnh lớn lao của nghĩa quân Tây Sơn và biết không thể trở về Gia Định ngay được, nên Nguyên ánh định trú ngụ lâu dài trên đất Xiêm. Nguyễn ánh xin vua Xiêm cho ra ở khu Đồng Khoai, ngoại thành Vọng Các. Nguyễn ánh tính kế cùng quân tướng quay ra làm ruộng, khẩn hoang, đốn củi để nuôi nhau.
    Biết Nguyễn ánh đã chạy sang Xiêm và đương ở trong cảnh cùng đường, tuyệt vọng, tình hình Gia Định không có gì đáng lo ngại, tháng Tư năm ất Tỵ (1785) Nguyễn Huệ đem đại quân về Qui Nhơn; để đô úy Đặng Văn Trấn ở lại giữ Gia Định.
    *****
    Trải qua 14 năm, kể từ ngày phong trào bùng nổ tới đầu năm 1785, nghĩa quân Tây Sơn đã giành được nhiều chiến thắng lớn, nhưng chưa có chiến thắng nào nhanh gọn, to lớn, rực rỡ bằng chiến thắng Rạch Gầm ?" Xoài Mút.
    Chỉ trong một thời gian rất ngắn, có thể là một ngày, hoặc chưa đến một ngày, quân đội Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ đã tiêu diệt gọn hơn 2 vạn quân Xiêm - Nguyễn. Chiến thắng vẻ vang này đã kết thúc giai đoạn chiến đấu đánh đổ thế lực nhà Nguyễn, đặt toàn bộ lãnh thổ Đàng trong dưới quyền kiểm soát của nghĩa quân Tây Sơn.
    Trong trận tiến công Gia Định lần trước, để phá tan toàn bộ thủy quân của Nguyễn ánh, Nguyễn Huệ đã triệt để lợi dụng khí hậu, thời tiết để đánh thắng địch. Trong trận đánh lớn lần này, đặc điểm chiến thuật của Nguyễn Huệ là lợi dụng địa hình có lợi nhất để tiêu diệt địch. Sự vận dụng chiến thuật một cách linh hoạt chính là một trong những bí quyết thành công của Nguyễn Huệ trong cuộc đời chiến đấu của ông.
    Trong trận quyết chiến này, tính chủ động, tính linh hoạt, tính kế hoạch trong hành động tác chiến của Nguyễn
  8. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    [​IMG]
    hình to hơn một chút xem tại đây:
    http://i187.photobucket.com/albums/x51/tuaans/THTTQScuaNgHue/RachGam-XoaMut.jpg
  9. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Huệ và thủy quân Tây Sơn đã đạt tới một trình độ mà trước đó chưa từng có.
    Nét đặc sắc trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút là Nguyễn Huệ đã đặt vấn đề đánh tiêu diệt lên hàng đầu, biểu hiện cụ thể trong việc lựa chọn phép đánh hay tìm đoạn song quyết chiến tốt, bày thế trận giỏi, v.v.
    Chúng ta biết rằng liên quân Nguyễn - Xiêm đang trên đà phản công chiến lược. Lực lượng mạnh của chúng hầu như còn toàn vẹn. Riêng quân đội Nguyễn ánh thì bắt đầu khôi phục và tăng cường. Chính trong tình hình quân sự đó, Nguyễn Huệ nhận nhiệm vụ phản công chiến lược, tiêu diệt liên quân Nguyễn - Xiêm, thu hồi toàn bộ đất đai miền Gia Định. Để làm tròn nhiệm vụ ấy, Nguyễn Huệ có thể chọn một trong hai kiểu đánh như sau: một, là đưa
    hạm đội vào Gia Định, tổ chức phòng ngự kiên cố, tiêu hao địch, sau đó sẽ phản công; hai, là lập tức tiến công, chủ động đưa thủy quân đánh địch vào lúc và nơi thuận lợi nhất. Nguyễn Huệ đã quyết tâm tiến công. Song, không phải cứ chủ động tiến công là có thể tiêu diệt một cách triệt để. Hơn nữa, thủy quân Xiêm chưa bị sứt mẻ. Liên quân Nguyễn - Xiêm vẫn duy trì sức mạnh tiến công của họ. Thủy quân Xiêm đóng ở Sa Đéc có những ưu thế và ưu điểm của nó, như đã trình bày ở trên. Nếu đưa thủy quân tiến sâu vào nội địa, đánh địch trong căn cứ, thì thủy quân Xiêm vốn đã mạnh sẽ có điều kiện phát huy ưu thế và ưu điểm của chúng. Địch đóng trong căn cứ thì dung mưu trí kéo địch ra khỏi căn cứ, dử địch vận động tiến đoạn sông nào mà thủy quân ta có thể đánh một đòn thật bất ngờ, thật mãnh liệt, nơi mà ta có thể phát huy cao độ tinh thần chiến đấu, uy lực tiến công và sức cơ động, thì mới có thể đạt được mục đích đề ra cho tiến công, tức là tiêu diệt toàn bộ quân địch. Chúng ta thấy rằng Nguyễn Huệ đã thành công trong việc chọn hình thức tiến công địch đang vận động, kéo địch ra xa căn cứ để tiêu diệt chúng.
  10. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Sáng tạo quan trọng nữa của Nguyễn Huệ là sự vận dụng thủ đoạn tác chiến. Lần đầu tiên, về thủy chiến, Nguyễn Huệ đã thực hiện hợp vây toàn bộ thủy quân Xiêm và cắt đứt dịch ra từng mảnh để tiêu diệt. Chúng ta học ở đây nghệ thuật hợp vây có tính chất chiến dịch và chia cắt về mặt chiến thuật của Nguyễn Huệ. Do hợp vây nên quân đội Tây Sơn đánh địch trên cả bốn mặt, nhưng Nguyễn Huệ đa đem chủ lực của mình đánh thật mạnh vào cạnh sườn địch. Chính vì vậy mà toàn bộ thủy quân địch đã bị tiêu diệt, không một thuyền chiến nào lọt lưới.
    Một sáng tạo khác nữa, là sự bố trí lực lượng chính xác, phù hợp với ý định tiêu diệt toàn bộ và thủ đoạn tác chiến nói trên. Thế trận của thủy quân Tây Sơn rất chặt và kín, trong đó có bộ phận đánh dử địch, kéo địch đến đoạn song quyết chiến, có bộ phận đánh chặn đầu, có bộ phận đánh chặn đuôi; còn chủ lực, gồm thủy quân và bộ binh thì bố trí trên cạnh sườn của đội hình tiến quân của địch.
    Cuối cùng, sáng tạo của Nguyễn Huệ còn thể hiện ở việc chọn đoạn sông làm khu vực quyết chiếm. Cần chọn một đoạn sông tương đối rộng lớn, khiến cho đại bộ phận thủy quân địch phải lọt vào khu vực tác chiến. Ngược lại, cũng chỉ trên đoạn sông rộng lớn, thủy quân Tây Sơn mới có thể triển khai toàn bộ thuyền chiến nặng, nhẹ, phát huy tất cả sức mạnh của hỏa lực và sức vận động nhanh chóng của thuyền chiến. Song, vì dùng mưu mẹo để dử địch, cho nên, muốn tranh thủ xuất kích bất ngờ, còn cần phải giấu kín thủy quân của ta. Đoạn sông từ Rạch Gầm đến - Xoài Mút, với lòng sông mở rộng, với những nhánh sông nhỏ, với cù lao Thới Sơn, đã đáp ứng nhu cầu của tác chiến.
    Cuộc xâm lược vũ trang của phong kiến Xiêm đã bị đập tan tành. Xét về toàn cục cuộc tiến công chiến lược này có ý nghĩa chính trị, quân sự rất to lớn, có tác dụng quyết định đối với cục diện ở miền Nam. Quân đội Tây sơn không những tỏ ra hơn hẳn quân đội Nguyễn ánh, mà còn hơn hẳn quân dội Xiêm, không những đủ sức tiêu diệt từng đoàn bộ binh lớn, mà còn đủ sức tiêu diệt từng đoàn thủy quân mạnh. Quân đội Tây Sơn giữ vững ưu thế quân sự, giành được ưu thế chính trị trên miền Gia Định. Toàn bộ lực lượng vũ trang của Nguyễn ánh đã bị tiêu diệt.
    Qua mỗi cuộc tiến quân, Nguyễn Huệ đều đưa nghệ thuật quân sự của quân đội Tây Sơn lên một bước phát triển mới.
    Đặc biệt lần này ông đã đưa thủy quân lên một địa vị cao, đưa tác chiến hợp đồng thủy - bộ đến trình độ mới. Chiến thắng vô cùng oanh liệt của thủy quân trẻ tuổi nói riêng và quân đội Tây Sơn nói chung đã giữ vững và phát huy những truyền thống vẻ vang của thủy quân Việt Nam, mà Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn đã xây dựng nên. Nguyễn Huệ vừa là một tướng lục quân có tài, vừa là một tướng thủy quân rất giỏi.

Chia sẻ trang này