1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sách tranh chuyên dành cho thiếu nhi

Chủ đề trong 'Quảng Nam' bởi lebaomo, 14/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lebaomo

    lebaomo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2015
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    1
    TÀI LIỆU THAM KHẢO “SÁCH TRANH DÀNH CHO THIẾU NHI”

    I. Picturebook - tên gọi và định nghĩa

    Picturebook (tạm dịch “Sách tranh”) được coi là nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh, là một hình thức kể chuyện, giao tiếp còn non trẻ, mới được khoảng hơn 130 tuổi. Đây là một thể loại độc lập, tồn tại song song bên cạnh các thể loại kể chuyện bằng hình ảnh khác như truyện tranh (comic), điện ảnh, hay nhiếp ảnh.

    Sách tranh luôn mở rộng và dường như không ngừng tìm cách xoá đi những định kiến về “độ tuổi” của độc giả mà nó hướng tới, bằng sự giàu có đa dạng của các dạng thức sách tranh khác nhau. Tuy nhiên, trong tài liệu tham khảo này sẽ chỉ tập trung vào sách tranh dành cho thiếu nhi.


    II. Những đặc điểm cơ bản của sách tranh dành cho thiếu nhi

    (*) Những đặc điểm này chỉ mang tính chất tương đối, hiện sách tranh trên thế giới đã phát triển rất đa dạng về cả nội dung lẫn hình thức thể hiện

    1. Hình thức thể hiện:

    - Sách thường khổ lớn, nhiều màu sắc

    - Dễ đọc và rất đơn giản trong tuyến truyện cũng như cấu trúc

    - Không quá dài (thường 16 – 32 trang)

    - Sách có hai mạch kể song song, hỗ trợ linh hoạt và gắn kết chặt chẽ:

    o Phần lời (không quá nhiều, thông thường có 1 ~ 4 câu một trang)

    o Phần tranh: phần tranh ở đây không chỉ đơn thuần diễn tả lại những nội dung đã có trong phần lời, mà có thể kể nhiều hơn thế nữa. Câu chuyện có thể hiểu được chỉ với phần hình ảnh.

    VD: (trong cuốn sách tranh The Great Paper Caper – Oliver Jeffers) kể về một chú gấu đi đốn hết cả cây trong rừng để làm giấy tập gấp máy bay. Có rất nhiều thông tin trong bức tranh này, những chi tiết khiến ta tò mò muốn theo dõi tiếp điều gì sẽ xảy ra. Tình huống câu chuyện rất rõ ràng: trong một khu rừng, trời tối, một con gấu cầm đèn pin và kéo theo một cái cây (nó chặt cây để làm gì? có gì đó mờ ám?), trên thân cây dán một tờ thông báo về một cuộc thi gấp máy bay (thông báo này liệu có liên quan gì tới việc nửa đêm một con gấu đi đốn cây?)


    Người đọc hiểu được tất cả những thông tin kể trên chỉ qua hình ảnh, không cần những câu văn miêu tả như: “Trong một khu rừng nọ, có một chú gấu đang đi đốn những cái cây”, v.v.

    2. Nội dung:

    Đề tài của sách tranh rất đa dạng, không ngoại trừ một vấn đề nào, ngay cả những đề tài vốn được coi là khó tiếp cận với trẻ em như chính trị, chiến tranh, bạo lực, cái chết, mất mát, v.v. Quan trọng là cách thức truyền đạt những nội dung ấy phù hợp để các em có thể hiểu được.

    Sách tranh có thể tạm chia ra làm hai loại:

    - Sách tranh thông tin (non-fiction): dạy kỹ năng sống, cung cấp các thông tin khoa học, đời sống, xã hội, giới thiệu số đếm, màu sắc, bảng chữ cái..v..v..

    - Sách tranh có “câu chuyện” (fiction): có kịch bản, các tuyến nhân vật, tình huống, thông điệp..v..v..

    (*) Thường hai thể loại này cũng có sự giao thoa lẫn nhau, giúp các cuốn sách vừa thú vị, dễ tiếp thu lại giàu kiến thức.

    Sách tranh cũng được phân chia thành các mức khác nhau tùy theo trình độ đọc của trẻ.

    Quí vị có thể mua sach online :

    mua sach online

    mua sach online gia re

    mua sách online


    III. Phân biệt sách tranh và các thể loại khác

    Hiện nay, sách tranh thường bị lẫn lộn với hai thể loại khác là truyện tranh (comic) và sách có minh họa (illustrated book hoặc story book).

    1. Truyện tranh (comic)

    Truyện tranh, hiểu đơn giản là hình thức kể chuyện bằng hình ảnh có: hình vẽ và lời thoại xuất hiện cùng lúc. Một trang truyện thường được chia làm nhiều khung nhỏ.

    Truyện tranh là thể loại đã rất quen thuộc với độc giả Việt Nam, tuy nhiên có những thể loại khác lại thường bị lẫn với thể loại này.

    2. Sách có minh họa (illustrated book):

    Đây có thể coi là bước đầu sơ khai của sách tranh (picturebook). Trước đây hai thể loại này khá gần và có sự chồng chéo, đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, hiện giờ thì chúng đã tách ra và phát triển riêng biệt.

    Sách được minh họa thường là những câu chuyện có đoạn văn dài và xen lẫn một số trang tranh. Tranh ở đây đóng vai trò đơn thuần minh họa lại những nội dung trong lời văn.

    IV. Lợi ích của sách tranh với trẻ em

    Sách tranh đặc biệt phù hợp cho bước đầu trẻ làm quen với việc đọc, sự hấp dẫn từ hình ảnh, sự cô đọng, chắt lọc của từ ngữ sẽ giúp các em khám phá mối quan hệ giữa từ ngữ, hình ảnh và thế giới mà các em trải nghiệm hàng ngày.

Chia sẻ trang này