Sách võ từ một ngôi chùa Chùa Long Phước thuộc huyện Tuy Phước của đất võ Bình Định. Chùa nép mình dưới bóng tre xanh hiền hòa của làng quê Việt Nam muôn thủa. Trong chùa, sớm chiều vang lên tiếng mõ, tiếng tụng kinh của các nhà sư tan vào làn sương bảng lảng. Cùng với sự tĩnh lặng của không gian là sự miệt mài, lặng lẽ tập luyện võ thuật của các môn sinh. Đáng quí hơn là từ ngôi chùa này, các nhà sư trụ trì đã hiến cho ngành thể dục thể thao tỉnh, đặc biệt là các võ sư những tài liệu quí giá về võ thuật trong những cuốn sách mà sư tổ của họ truyền lại. Nhà sư Hạnh Hòa trụ trì chùa Long Phước cho biết về vị sư tổ của mình. Ngài có pháp danh là Hư Minh, còn tên thật, quê quán ở đâu không ai biết. Nhà sư Hư Minh sống dưới thời vua Lê Chiêu Tông. Do Nam Bắc phân tranh Trịnh - Nguyễn, ngài sớm bị mồ côi cha mẹ, phiêu bạt khắp nơi kiếm sống và tìm thầy học võ mong giúp ích cho đời. Sau ngót 40 năm trời công phu học tập võ nghệ, sư tổ đã sưu tầm được nhiều bài võ cổ từ thời Hồng Bàng, Hùng Vương đến các chiêu pháp võ công siêu việt của các danh tướng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão hay như bài kiếm pháp của vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) cùng các danh sư làng võ, ẩn sĩ nhiều đời truyền lại. Sau đó, sư tổ hệ thống lại và phân ra các bậc từ thấp đến cao, phổ vào dạng toán số cho ngắn gọn, dễ nhớ. Lại có đủ các phép binh thư đồ trận sắp xếp theo từng trình độ. Bộ binh thư dày chưa quá 1.000 trang, có tới hơn 2.000 bài thảo của thập bát ban binh khí và phần phụ lục cho các binh khí đặc dị. Cuốn kỳ thư đó có tên "Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp". Nhà sư Hạnh Hòa cùng đồng đạo Vạn Thanh đã tận tâm truyền dạy các bài võ cổ cho các môn sinh đến học và chép một số trang trong cuốn "Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp" tặng Sở Thể dục Thể thao Bình Định. Sau đó ít lâu, hai nhà sư chùa Long Phước lại tìm được một số trang cuốn kỳ thư khác có tên gọi "Tây Sơn danh tướng bí kíp mộ hồn thảo quyền". Cuốn này có 2 tập, tập thứ nhất là "Tây Sơn liệt quang chi binh pháp", tập thứ hai là "Phò Đại Nam triều chi tướng thao". Sách chép tiểu sử của một số danh tướng Nhà Tây Sơn, các bài võ nổi tiếng của họ và cắt nghĩa nguồn gốc, xuất xứ bài võ đó. Đây là những cuốn sách võ vô cùng quí giá cần được ngành TDTT quan tâm khai thác, học tập, bảo tồn và phát huy. (Theo Nguyễn Văn Chương - Báo Bình Định)
hix, em có 1 lô võ Việt cổ truyền đây này. Các bác ủng hộ thì em post từ từ, mỗi ngày một bài. Nội trong 1năm ắt sẽ post xong Thảo bộ là bài tập về tay không, và thảo roi là bài tập với cây gậy, cây côn. Roi là tiếng Nôm, mà Côn là tiếng Hán; cũng như thảo là tiếng Nôm mà quyền là tiếng Hán. Từ "Thảo" trong cổ thư là một thể viết chữ Hán (lệ, chân, triện, thảo) viết rất nhanh, rất nghệ thuật mà ngày nay thường gọi là lối viết bay ****, lả lướt: "Thảo thư". Trong nét "thảo" là nét vẽ, nét hoa. Do đó khi luyện tập một bài thảo, tức là tập một bài võ ta, chúng ta có thể hình dung đó là một bài võ hài hòa, uyển chuyển, nhanh nhẹn, linh hoạt, đẹp đẽ; khác với võ Tàu và các môn võ khác trên thế giới. Thảo Bộ Ðồng Nhi (Ðứa trẻ thần đồng) - Thiệu võ - Bái tổ Chấp thử lập Ðồng Nhi Khuynh thân bạt thủ chi Tiền tấn du luân thích Ðình bộ lập song phi Ðại Bàng lai thối bộ "Tiên cô" tấn đả chi "Thái Hòa" hoành quá hải "Ðồng Tân" thối đả chi Nhị thủ giai trụ thích Lưỡng túc nghịch song phi Bạch xà lai ngọa địa Hồi đầu tấn thích chi Ðầu thân giai đả thối Tróc túc ác hổ tùy Chuyển luân khinh thoái bộ Nhứt hộ thủ môn kỳ Hồi đầu bái *****. Chuyển thành tiếng Việt: - Phú (ca dao) Vào đường Bái Tổ trước tiên Chấp tay đứng trụ lập liền Ðồng Nhi Nghiêng mình bạt thủ một khi Bước tới tay phải tức thì đâm lên Dừng chân bay lập hai bên Ðại bàng lui bước từ trên bay về "Hà Tiên Cô" bước đánh liền "Thái Hoà" qua biển cũng lìa cung mây "Ðồng Tân" lùi đấm xuống ngay Hai tay cứng chắc đâm ngay tức thì Hai chân đá nghịch như phi Bạch xà trở lại nằm lì đất thiêng Quay đầu tiến tới đâm liền Ném mình quay lại mặt tiền đấm theo Ðuổi theo cọp dữ khóa chân Nhẹ nhàng lùi bước bánh xe xoay vần Một mình cọp dữ ải quan Trở về bái tổ là đường xưa nay. Qua bài thơ trên chúng ta thấy Thiệu thơ là thể thơ ngũ ngôn. Phép nêm vận, luật bằng trắc rất đúng, và bài phú là bài vè, với những câu sáu câu tám theo thể lục bát ca dao Việt Nam. Bài phú võ giảng giải ý nghĩa của bài Thiệu thơ. Qua bài phú, các động tác đều là những thế võ được gói ghém diễn tả ý nghĩa trong câu. Các từ Hà Tiên Cô, Thái Hòa, Ðồng Tân là tên các vị tiên trong "Bát Tiên", điển tích của Trung quốc. Các danh từ riêng này được giữ nguyên vì nó là điển tích của văn học. Ðể cảm nhận cái thú vị này, chúng ta tiếp tục xem bài thảo roi sau đây: Roi Thái Sơn. Bài này gồm hai bài Thiệu thơ (một bài chữ Hán, một bài chữ Nôm) và một bài phú (bài chữ Hán không ghi ra đây mà chỉ ghi hai bài sau)
Rất thú vị, ủng hộ nhiệt liệt, nhưng nên chăng bác tạo một topic riêng để post dần và anh chị em theo dõi cũng tiện hơn.
Cảm ơn bác! Vậy để em giới thiệu từ từ nhé Đầu tiên là các bài quyền của họ Phan _Tây Sơn BÀI 1:LINH PHỦ THẢO PHÁP Thọ giáo tiên ông Thủ trì linh phũ Hoành thân bái tổ Phát thảo tầm xà Tả xuất bãi lai Ẩn thân trảm hổ Hưũ phần nhị bộ Tam cấp thủ thường Phá địa xà thương Tứ chi luân chuyển Đông tây tiếp tục Thoái bộ giao lai Tả hữu phụng đầu Trảm chi tam cấp Đâu vân triệt hạ Bái tổ lập như tiền BÀI 2:SONG PHỦ THẢO PHÁP Kinh thần đề song phủ An cảm mạt trường long Bỗng bàn thượng ẩn thân Thí hồi lai hương thứ Lục trảm thượng đầu vân Hạ luân hoành phát thảo Xà tự thoái song thân Nhãn linh đề thuật pháp Quyết trảm thủ tả phân Hữu đề lai cản hậu Vọng bái tiên ông Lập như tiền BÀI 3:SONG ĐAO PHÁ THẠCH Chấp thủ song đao, Trung bình thượng nghịch Long tả hữu nhập, Triều bưu điệu Phụ tử giao thời võ ngô đồng Lân lộ bộ bình nguyên kí túc Quy hành hành thuỷ để mai phong