1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sài gòn năm xưa

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 26/05/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    [​IMG]

    Bản đồ Sài gòn năm 1875 này lại cho thấy chùa Barbet đến năm 1875 vẫn còn tồn tại và nếu bản đồ này chính xác thì chùa ở vào khoảng bên trái của bảo tàng chứng tích chiến tranh mà ngày nay người ta xây mấy cái chuồng cọp, xà lim [​IMG]
    Petrus Ký cùng học trò (ảnh chụp khỏang 1869)
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Chùa Khải Tường

    [​IMG]
    Ảnh sảnh chính dinh thống đốc Nam kỳ. Dinh này được hòan tất năm 1873 và được đặt tên là dinh Norodom.

    Số phận long đong của tượng Phật chùa Khải Tường: gã đại úy Barbet vất ra ngòai sân vì chùa Khải Tường không đủ chổ cho người của hắn, ai đó nhặt lấy mang về dinh thống đốc bằng gỗ trước khi được người Pháp trưng bày bên trong sảnh của dinh Norodom như một thứ chiến lợi phẩm.

    Sau đó tượng được tặng lại cho Vện Bảo Tàng xưa nhất Đông Dương ở đường Nôrodom rồi định cư ở Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse cho đến ngày nay
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Chùa Ao

    Chùa Ao là tên dân gian hay gọi thay cho đền Hiển Trung. Thực ra nơi đây không phải là chùa. Pháp cũng gọi theo là pagode aux mares

    Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Đền Hiển Trung

    Đền Hiển Trung, tên chữ là Hiển Trung Từ, tục gọi là Miếu Công Thần; khi xưa tọa lạc trên phần đất của làng Tân Triêm, thuộc trấn Gia Định xưa (nay thuộc quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam). Ngày nay ngôi đền đã không còn vì đã bị quân Pháp phá bỏ trước năm 1954[1].
    Lịch sử

    Theo sách Hoàng Việt long hưng chí, sau khi lấy được thành Diên Khánh (Ất Mão, 1795), "Thế Tổ (chỉ chúa Nguyễn Phúc Ánh, sau này là vua Gia Long) sai bộ Lễ ghi tên các công thần trận vong và ốm chết từ khi trung hưng cho tới chiến dịch Diên Khánh, lập đền Hiển Trung ở Gia Định[2].
    Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (hoàn thành dưới triều Gia Long), chép tương tự và cho biết thêm, trích:
    "Đền Hiển Trung cách Trấn thự về phía nam 5 dặm, ở phía tây đường cái quan. Năm Ất Mão (1795) dựng để thờ các công thần khai sáng trung hưng, năm Giáp Tý Gia Long thứ 3 (1804) [3], vâng chỉ sửa lại, thờ...Tánh Quốc công Võ Tánh,...Chu Quận công Ngô Tùng Châu, bày thần vị ở chính giữa, ngoài ra thì theo thứ tự bày ở tả hữu, ghi ở Hội điển bộ Lễ. Xuân thu hai kỳ tế, lệ có 25 lệ phu [4] Đến triều Thiệu Trị (1846 hoặc 1847)[5], đền Hiển Trung được nhà vua cho tu bổ lại.
    Tháng 2 năm 1859, thành Gia Định mất vào tay quân Pháp. Sau đó, họ nhanh chóng chiếm lấy các ngôi chùa cổ để làm đồn gọi là “phòng tuyến chùa chiền” (lignes des pagodes), gồm: chùa Khải Tường (pagode de Barbe), chùa Kiểng Phước (pagode des Clochetons), chùa Cây Mai (pagode des Pruniers), đền Hiển Trung... Lúc bấy giờ, người Pháp gọi ngôi đền này là pagode de la Fidelite Eclatante (chùa Hiển Trung).
    Sau khi Gia Định trở thành lãnh địa của Pháp theo Hòa ước Nhâm Tuất (1862), ở khu vực chùa Kim Chương, người Pháp lập Sở nuôi ngựa, và lập ở khu vực đền Hiển Trung một trại lính (tức thành Ô Ma, Camp aux Mares), khiến ngôi đền nằm gọn trong vòng thành.
    Năm 1927, sau khi đã được ghi vào sổ bộ các cổ tích của Trường Viễn Đông bác cổ (nay là Viện Viễn Đông Bác cổ), đền Hiển Trung đã được nhà trường vừa kể xuất tiền trùng tu lại. Qua năm 1939 (ngày 10 tháng 11 dương lịch), triều đình Huế có biệt phái một đại thần vào đây tế tự [6]
    Tang thương biến đổi, ngôi đền đã hư tệ sẵn bởi thời gian, lại thêm nỗi các lính tập của Pháp cùng vợ con của họ “đến ăn ở nơi đây không lòng bảo tồn” (Vương Hồng Sển) nên hầu hết những bài vị đều bị xiêu lạc. Đến thời quân Nhật Bản hoành hành một lúc, rồi đến lượt đạo binh viễn chinh Pháp trở lại chiếm thành Ô Ma sau khi Nhật Bản đầu hàng, thì họ triệt hạ đền Hiển Trung lúc nào không rõ, bất chấp đó là một di tích hiếm có trong Nam [7]. Học giả Vương Hồng Sển kể:
    "Đền nầy được trường Viễn Đông Bác Cổ liệt kê vào sổ cổ tích, tưởng nhờ vậy mà được tồn tại, không ngờ đến năm 1954 thì đã không còn! Riêng tôi được đến viếng một phen năm 1947 với ông Pierre Dupont, nhơn viên Trường Bác Cổ, khi ấy đền đã bị mối ăn hư hao nhiều rồi, qua năm 1950, tôi có trở lại viếng với ông Bernard Phillipe Groslier là quản thủ Pháp của viện Bảo Tàng Sài Gòn. Chúng tôi đề nghị cấp tốc sửa chữa đền, nhưng cơ quan nhà binh Pháp không thuận giao trả đền cho Trường Bác Cổ, một hai rằng đền ở trên lãnh thổ nhà binh thì thuộc quyền nhà binh định đoạt! Tưởng việc đâu còn đó, và trong trí tôi đinh ninh nhớ đền ở mé gần đường Võ Tánh cứ đứng ngoài rào, ngay chỗ giáp mối đường Nguyễn Cư Trinh (Marchand) cũ ngó vói qua tường thì thấy nóc đền. Không dè qua năm 1955, chúng tôi trở lại đây với nhơn viên Viện Khảo Cổ, thì đã sao dời vật đổi, đền đâu chẳng thấy, một viên gạch nhỏ cũng không còn, đừng nói chi một bộ kèo trính rường cột chạm trổ tỉ mỉ...[8]. Theo đây, thì lúc bấy giờ đền Hiển Trung ở chỗ “giáp mối” giữa đường Võ Tánh (thời Pháp là đường Frère Louis, sau đó là đường Võ Tánh, và nay là đường Nguyễn Trãi)[9] với đường Nguyễn Cư Trinh (thời Pháp là đường Marchand, sau đó là đường Nguyễn Cư Trinh cho đến nay). Và vì ngôi đền đã bị phá hủy từ lâu, thêm không có tài liệu nào mô tả lại, nên không rõ lối kiến trúc của công trình ấy như thế nào [10].
    Thờ cúng

    Lúc sơ khởi, trong đền Hiển Trung thờ 1015 vị công thần, liệt kê như sau:

    • Bàn thờ chính ở giữa thờ ba vị, là: Võ Tánh, Ngô Tùng Châu và Nguyễn Tấn Huyên [11]
    • Bàn thờ thứ nhất ở bên trái thờ 10 vị, là: Chưởng dinh Quận công Châu Văn Tiếp, Tiền dinh Quận công Tôn Thất Hội, Thiếu bảo Quận công Tống Viết Phước, Chưởng dinh Quận công Mai Đức Nghị, Chưởng thủy dinh Võ Di Nguy, Chưởng dinh Quận công Nguyễn Cửu Dật, Nguyễn Cửu Toán, Nguyễn Thành, Hữu quân Quận công Tôn Thất Dũ, Tả quân Quận công Nguyễn Văn Chánh.
    • Bàn thờ thứ nhất ở bên mặt, thờ 10 vị: Chưởng dinh Quận công Nguyễn Hữu Thụy, Nguyễn Đình Thuyên, Nguyễn Kim Phẩm, Trần Xuân Trạch, Tôn Thất Cốc, Tống Phước Hòa, Thiếu phó Nguyễn Thái Nguyên, Chưởng dinh Bùi Kế, Chưởng cơ Đoàn Văn Các, Hoàng Công Thành.
    Ngoài ra, bên ở hai bên hông đền còn có các bàn thờ số còn lại, trong đó có một người Pháp là Chưởng vệ Mạn Hòe (Manuel) [12].
    Về sau, trong số 1015 vị công thần này, có 361 vị được chuyển ra thờ trong các đền Trung Hưng, Trung Tiết ở Huế, và đền Bảo Trung ở Khánh Hòa...Đến khi quân Pháp đánh chiếm Gia Định, đền Hiển Trung không ai chăm sóc, vua Tự Đức bèn truyền đem hết số vị còn lại ra thờ ở Ân Tự, thuộc thôn Vĩ Dạ (huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên) [13].
    Thông tin thêm


    • Theo sách Gia Định thành thông chí, thì ở gần Đền Hiển Trung có một ngôi đền cũng được xây dưới thời Gia Long, mang tên là Miếu Hội Đồng hay Miếu Thánh, trích:
    Ngôi miếu "cách trấn thự về phía nam 5 dặm rưỡi, ở phía tây đường cái quan, lúc mới mở cõi dựng miếu để thờ linh thần trong hạt, miếu sở rộng rãi, án đẳng đẹp đẽ, nay vẫn để vậy. Xuân thu hai kỳ tế, lệ có 50 lễ sinh hiệu, 25 miếu phu, trước miếu có cây đa rườm rà to đến hai vầng ôm, hành khách đi lại nhiều người nghỉ ở dưới gốc cây”[14]. Đến thời của Trương Vĩnh Ký, thì ngôi đền này cũng “bị các sĩ quan cai quản (và) lính tập chiếm đóng”. Theo ông, thì ngôi đền “mằm ở phía trước tường rào và giữa hai hồ sen tỏa hương thơm ngào ngạt cho cả đoạn đường vua thường ngự qua”. Và "trước mặt hai ngôi đó (Đền Hiển Trung và Miếu Hội Đồng), bên vệ đường ở đầu và cuối ranh giới, có dựng hai cột trụ ghi chữ 'Khuynh cái, Hạ mã' (bỏ nón, xuống ngựa) để tỏ lòng tôn kính"[15]. Theo tác giả Nguyễn Thanh thì Miếu Hội Đồng bị quân Pháp xóa mất dấu tích khoảng năm 1855[16]. Trung úy Hải quân Pháp Léopold Pallu, sĩ quan tùy viên Tổng hành dinh của tướng Leonard Charner trong đoàn viễn chinh đánh Sài Gòn năm 1861 đã viết về ngôi miếu này như sau:"Chùa Ao [17]trước kia rất nổi tiếng vì là nơi hành hương cho những người đi buôn bán từ Mỹ Tho trở về. Chùa có hai ao nên gọi là chùa Ao, một lớn một nhỏ, nước dơ bẩn, thường thấy thỉnh thoảng có xuất hiện loại cá sấu caiman [18].
    Sách tham khảo chính


    • Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 3), Nxb Thanh Niên, 2011.
    • Trương Vĩnh Ký, "Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận" (Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú thích) in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 4), Nxb Thanh Niên, 2011.
    • Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1991.
    • Huỳnh Minh, Gia Định xưa, Nxb Văn hóa-Thông tin tái bản năm 2006.
    • Nguyễn Thanh, Thành phố bất khuất. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1984.
    Chú thích


    1. ^ Theo Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa, tr. 156 và 219.
    2. ^ Ngô Giáp Đậu, Hoàng Việt long hưng chí, Nxb Văn học, 1993, tr. 212.
    3. ^ Về sau, sách Quốc triều sử toát yếu cũng đã chép rằng: "Năm Giáp Tý (1804) tháng 6 (âm lịch), (nhà vua) sắc cho bộ Lễ bàn định về việc 1015 người tử tế được dự tế trong đền Hiển Trung, giao cho các quan trấn chế bàn vị mà thờ" (phần "Chính biên", tr. 88). Những “người tử tế” ở đây, theo Vương Hồng Sển, đó là những “tử sĩ liều mình vì nước trong các trận chống Tây Sơn” (Sài Gòn năm xưa, tr. 155).
    4. ^ Gia Định thành thông chí (quyển 6: Thành trì chí, mục: “Trấn Phiên An”) in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 3), tr. 279.
    5. ^ Huỳnh Minh (Gia Định xưa, tr. 55) ghi là 1846, Vương Hồng Sển (Sài Gòn năm xưa, tr. 218) ghi là 1847.
    6. ^ Sài Gòn năm xưa, tr. 156.
    7. ^ Sài Gòn năm xưa, tr. 156.
    8. ^ Sài Gòn năm xưa, tr. 156 và tr. 219.
    9. ^ Trước 1975, Sài Gòn có hai đường Võ Tánh: một thuộc Phú Nhuận (gần khu mộ Võ Tánh, nay là đường Hoàng Văn Thụ), một là phần thuộc quận 1 của đường Nguyễn Trãi hiện nay.
    10. ^ Căn cứ lời kể của Vương Hồng Sển (Sài Gòn năm xưa, tr. 219) và Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức, 2007.
    11. ^ Nguyễn Tấn Huyên (? - 1801), không rõ thân thế, chỉ biết khi Võ Tánh tuẫn tiết trong thành Bình Định, ông cũng nhảy vào lửa chết theo nên được thờ chung (Quốc triều sử toát yếu, tr. 65).
    12. ^ Mạn Hòe là một võ tướng của chúa Nguyễn, mang quốc tịch Pháp, đã tử trận khi đánh nhau với quân Tây Sơn tại Thất Kỳ Giang (tức sông Ngã BảyCần Giờ, Sài Gòn) vào năm Nhâm Dần (1782). Theo Nguyễn Lương Bích- Phạm Ngọc Phụng, Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, xb Quân đội Nhân dân, 1977, tr. 66.
    13. ^ Lược ghi theo Gia Định xưa, tr. 53-55.
    14. ^ Sách đã dẫn, tr. 279.
    15. ^ Theo Trương Vĩnh Ký, "Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận" (Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú thích) in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 4), Nxb Thanh Niên, 2011, tr. 112. Chữ trong ngoặc là nguyên văn của tác giả.
    16. ^ Thành phố bất khuất, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 145.
    17. ^ Gọi là chùa Ao, vì ngôi miễu nằm giữa hai hồ sen. Có khi quân Pháp gọi là "temple des Grands Dignitaires" (đền thờ của các chức sắc lớn). Xem: [1].
    18. ^ Léopold Pallu, Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ năm 1861. Bản dịch tiếng Việt tại đây: [2]. Nói thêm: Nước ao dơ bẩn, vì lúc đó sen đã tàn lụi hết. "Caiman” là tên của một loại cá sấu.
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Chùa Ao

    Bản đồ Trần Văn Học vẽ thành Gia Định năm 1815
    Trung tâm bản đồ tác giả ghi rõ quần thể đền chùa ngoại ô thành Gia Định nằm trên đường cái quan đi Mỹ Tho bao gồm từ trái qua phải: miễu Thánh hay miễu Hội Đồng, Công Thần Miếu rồi đến chùa Kim Chương. Đồn chùa Ao bao gồm hai miễu còn chùa Kim Chương nằm khá xa nên có thể Pháp không đóng quân hay lúc đó người ta đã kịp thời tháo dỡ chùa dời về Cái Bè

    [​IMG]
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"


    Ông Trịnh Hoài Đức viết trong "Gia Định Thành thông chí" như sau:

    MIẾU HỘI ĐỒNG

    Cách trấn 5 dặm rưỡi về phía nam, ở phía tây của đường cái quan, khi mới mở mang có dựng miếu để thờ linh thần trong cảnh hạt, cột mái cao rộng, án thờ đẹp rực rỡ, nay cũng như vậy. Xuân thu 2 lần tế, lệ có 50 lễ sinh, 25 miếu phu, trước miếu có cây si ([13][13]) sum suê, lớn cỡ hai ôm, hành khách qua lại thường ngồi nghỉ dưới bóng mát đó.

    ĐỀN HIỂN TRUNG

    Cách trấn 5 dặm về phía nam, ở phía tây đường cái quan. Năm Ất Mão (1795) dựng đền để thờ các vị công thần có công khai sáng trung hưng, năm Giáp Tý niên hiệu Gia Long thứ 3 (1804), phụng chỉ trùng tu, đem thần vị Chưởng hậu quân Bình Tây Tham thặng (thừa) Đại tướng quân truy tặng Thái úy Tánh Quốc công Võ Tánh và Khâm sai Lễ bộ truy tặng Thái tử Thái sư Châu Quận công Ngô Tòng Châu ([14][14]) thờ vào gian chính giữa, còn lại thì theo thứ tự thờ ở 2 bên tả hữu, có chép vào Hội điển của bộ Lễ, mỗi năm 2 lần tế xuân thu, lệ có đặt lệ phu 25 người.

    CHÙA KIM CHƯƠNG

    Cách trấn về phía tây nam hơn 4 dặm, ở phía bắc của đường cái quan. Ở giữa là điện thờ Phật, trước sau có đông tây đường, sơn môn, phương trượng, nhà chứa kinh, hương viện và nhà ăn, chạm trổ sơn son thếp vàng, trang nghiêm đẹp đẽ, phía bắc chùa có dòng suối nước ngọt ngầm, bốn mùa chảy rịn thấm ướt cả đường đi. Năm Ất Hợi (1755), đời Thế Tông năm thứ 18 (Nguyễn Phúc Khoát) có nhà sư Đạt Bản từ Quy Nhơn vân du, dừng gậy trụ lại chùa này, được vua ban tấm biển đề là Sắc tứ Kim Chương tự. Khi Đạt Bản viên tịch, truyền giáo pháp lại cho đồ đệ là Quang Triệt. Năm Ất Mùi (1775), Lý tướng quân đạo Hòa Nghĩa tôn lập [11b] Mục vương (Nguyễn Phúc Dương) ([22]
    [22]) tại chùa nầy (xem mục Sơn xuyên chí). Chùa lại được ban sắc một lần nữa. Quang Triệt mất, Quang Trạm kế tục. Quang Trạm mất, Quang Tuệ kế tục theo. Năm Quý Dậu niên hiệu Gia Long 12 (1813), Thần Võ quân Phó tướng Trần Nhân Phụng vâng di chỉ Cao hoàng hậu ban tiền 10.000 quan để trùng tu chùa và sửa sang kinh tạng trống chuông cho thêm phần trang nghiêm. Hiện nay đây là ngôi chùa có tiếng của đất Gia Định.

    Ghi chú:

    ([13][13]) Cây si, tên chữ là dong thọ,cũng gọi là cây đa, cây da.

    ([14][14]) Võ Tánh và Ngô Tùng (Tòng) Châu là hai đại thần tuẫn tiết chết theo thành khi thành Qui Nhơn thất thủ.

    ([22]
    [22]) Tướng người Hoa Lý Tài - Nghĩa Hòa đoàn ép Định vương làm Thái Thượng vương nhường ngôi cho Mục vương Nguyễn Phúc Dương lên ngôi làm Tân Chánh vương.
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Chùa Ao

    Ảnh dưới đây được cho là ảnh của miễu Hội Đồng. Ảnh này có thể do Emile Gsell chụp vào khỏang thời gian ông chụp chùa Khải Tường tức là khỏang những năm 1870. Miếu Hội Đồng được xây bằng gạch, cột gỗ, mái lợp ngói theo kiểu phương đình hai mái. Rui mè chạm trổ tinh xảo. Trên có biển ghi ba chữ "Đô Thiên Các".
    Trong ảnh này có thể thấy tòa miếu đã bị bỏ hoang không ai chăm sóc, cỏ dại. xương rồng mọc che kín lối vào. Hàng cột có vẻ như đã bị mối mọt làm hư hỏng. Phía sau đền ta còn thấy bức tường thành của đồn với những bệ đặt pháo.

    Miếu Hội Đồng bị phá bỏ năm nào ta không biết rõ nhưng trên bản đồ chi tiết Sài gòn Chợ Lớn 1923 vẫn còn thấy vẽ một ngôi nhà hình chữ nhật ngay ở vị trí xưa trên bản đồ Trần Văn Học. Riêng cây si cổ thụ thì là một chấm đen. Cây si ngày xưa chắc đã bị đốn bỏ nhưng không chết hẳn. Ngày nay ta vẫn còn nhìn thấy một cây si con hay cháu của cây si ngày xưa ở cách khúc cua ngoặt vào đường Nguyễn Văn Cừ khỏang 70 mét, ngay ngã ba Nguyễn Trãi-Nguyễn Cảnh Chân ngày nay.

    [​IMG]
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Chùa Ao

    Emile Gsell chắc hẳn cũng sẽ chụp ảnh đền Hiển Trung và hy vọng ngày nào đó chúng ta lại có cơ hội nhìn thấy di ảnh của ngôi đền này. Trong bulletin năm 1974 của Société des Etudes Indo-Chinoise có bài kỹ niệm 50 năm người ta phá bỏ "pagode des mares" trong đó có ảnh chùa nhưng tiếc là Va không có quyển này.

    Từ gốc "cây si hậu duệ" ngày nay đi khỏang 200 mét về phía đường Cống Quỳnh là ngã ba Nguyễn Trãi-Nguyễn Cư Trinh. Đây là vị trí mà cụ Vương Hồng Sển bảo là đền Hiển Trung nằm ở đó. Vị trí này cũng khớp với mô tả của cụ Trịnh Hòai Đức là hai miếu cách nhau khỏang nữa dặm (1 dặm=444 mét). Đi tiếp khỏang 1 dặm nữa là nền xưa của chùa Kim Chương, ngày nay ở đây cũng có một ngôi chùa khác


    [​IMG]

    Ảnh dưới đây là trường học của bọn trẻ con lính trong thành Ô ma. Có nhiều khả năng người Pháp lấy đền Hiển Trung làm kho chứa thuốc súng rồi sau đó làm trường dạy cho đám con lính. Ngôi nhà kiểu phương đình khá lớn và cao mà ông Sển nói từ phía đường Nguyễn Cư Trinh nhìn vào là thấy ngay, chính giữa được ngăn ra chắc làm nơi để các bài vị còn sót lại. Hai bên là các lớp học. Quanh đền Hiển Trung xưa kia có nhiều mộ to của các quan lớn nhưng sau đó cũng bị phá bỏ.

    Ảnh này chụp 16/12/1939. Chú thích: Ecole du camp des tirailleurs annamites au camp des Mares.



    [​IMG]

    Saïgon. Camp des tirailleurs. L'école
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Chùa Ao

    Khu vực chùa Ao trên bản đồ năm 1923, đền Hiển Trung được vẽ như một ô vuông vức. Phải chăng đền Hiển trung là hình mẫu để người Pháp xây đền Souvernir (nay là đền Hùng) trong Sở Thú?
    [​IMG]


    Ngày nay

    [​IMG]
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Di vật của Thừa Thiên Cao Hoàng hậu




    Hơn 20 tác phẩm tượng tròn bằng chất liệu đất sét, gỗ tạo tác từ đầu thế kỷ 19, trong đó hầu hết được đem từ kinh đô Huế vào. Sau hàng trăm năm lưu lạc vì thời cuộc, di vật của tiền nhân bị mất dần, số còn lại tiếp tục bị hủy hoại bởi bàn tay hậu bối.
    Chuyện ở Sắc tứ Kim Chương tự
    Bên bờ sông Mỹ Thiện, thuộc ấp Mỹ Hưng, xã Thiện Trí, H.Cái Bè (Tiền Giang) có một ngôi chùa vừa mới xây dựng rất khang trang theo lối kiến trúc thời thượng của các ngôi chùa được trùng tu gần đây. Bên ngoài trông vào, ít ai nghĩ đây là một tổ đình có gốc tích từ một ngôi chùa nổi tiếng của đất Gia Định xưa: Sắc tứ Kim Chương tự.
    [​IMG]
    Bộ tượng gỗ Thập điện Minh vương, di vật còn sót lại của Thừa Thiên Cao Hoàng hậu - ẢNH: H.P
    Theo lịch sử Phật giáo, chùa Kim Chương do thiền sư Đạt Bản (người Quy Nhơn) vào khai sơn năm Ất Hợi (1755) tại phường Tân Lộc, tổng Bình Trị, huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn (đến đời Tự Đức đổi thôn Tân Triêm, tổng Bình Trị Trung, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định). Là một danh thắng của vùng đất mới nên chùa được Thế Tông Nguyễn Phúc Khoát đã ban cho một tấm biển hiệu Sắc tứ Kim Chương tự.
    Khi Tây Sơn nổi dậy, chúa Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần và vương tộc chạy vào Nam lánh nạn. Lý Tài phản Tây Sơn, tìm được Tân chính vương Nguyễn Phúc Dương và mượn chùa Kim Chương làm cung điện tôn phù. Do đó, chùa Kim Chương được chúa Nguyễn sắc tứ lần thứ hai, nhưng đổi hiệu là Sắc tứ Phổ Quang tự. Khoảng năm 1776, Tây Sơn bắt được Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần và Mục vương Nguyễn Phúc Dương. Hai vị chúa này bị giải về Gia Định. Trớ trêu thay, Tây Sơn cũng mượn chùa Kim Cương làm pháp trường kết thúc cuộc đời hai vị chúa này.
    Mấy mươi năm sau, khi cuộc nội chiến Nguyễn Ánh -Tây Sơn kết thúc, đất nước trở lại thanh bình, chùa Kim Chương vẫn là một danh lam nổi tiếng như trong Gia Định phú khen ngợi:
    “Kho Cẩm Thảo chứa thuế vua, mạch nước sữa dân ai dám phá Chùa Kim Chương làm tôi Phật, tương dưa muối mặn sãi trường trai”.
    Năm Quý Dậu, niên hiệu Gia Long thứ 12 (1813), Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (tức bà Tống Thị Lan (1761-1814), vợ cả vua Gia Long) xuất cúng 10.000 quan tiền và đề nghị vua lệnh cho Thần võ Tướng quân Trần Nhân Trung đem lính thợ trùng tu tái thiết Sắc tứ Kim Chương tự. Việc làm này dường như chứa đựng ý nghĩa hoài niệm, nhớ lại thời bà cùng chúa Nguyễn bôn tẩu trước sự truy đuổi của nhà Tây Sơn.
    Gia Định Thành thông chí mô tả Sắc tứ Kim Chương tự lúc bấy giờ quy mô đồ sộ: “Trước sau đại hùng bảo điện có đông tây đường, sơn môn, phương trượng, nhà chứa kinh sách, hương viện và nhà ăn chạm trổ, sơn son thếp vàng, trang nghiêm đẹp đẽ. Việc xây dựng hoàn tất, ngôi chùa tiếp tục được vua Gia Long ban cho biển hiệu “Sắc tứ” và đổi tên là Thiên Trường tự”.
    Di vật của Cao Hoàng hậu
    Năm 1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định, chiếm nhiều chùa chiền đền miếu, lập “phòng tuyến chùa ” (lignes des pagodes) để chống lại các cuộc tấn công của quân ta. Theo quyển Ký sự lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận của Trương Vĩnh Ký xuất bản năm 1885 thì quân viễn chinh Pháp chiếm chùa Kim Chương làm Sở Nuôi ngựa (tức khu vực chùa Lâm Tế, đường Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM ngày nay).
    Trong cơn binh lửa, tăng chúng chùa Kim Chương đã dỡ toàn bộ ngôi chùa rồi dùng thuyền bè theo đường thủy chuyển về vùng Thiện Trí (Cái Bè, Tiền Giang) và sau đó đổi hiệu là Hội Thọ tự, với ý nghĩa là một ngôi chùa có nhiều cao tăng trường thọ. Theo nhiều người lớn tuổi ở địa phương, trước năm 1945, chùa Hội Thọ được làm bằng gỗ, mái ngói, nền lót gạch tàu, đặc biệt khu vực đại hùng bảo điện vách ván, vừa kín đáo vừa trang nghiêm. Bên ngoài là hành lang rộng rãi, sát hiên có một hàng song kiên cố, khi đóng cửa chỉ lắp song vào ngạch nên rất thoáng mát.
    Vào năm 1946, Yết ma Quảng Tục và chư tăng chùa Hội Thọ hưởng ứng lệnh tiêu thổ kháng chiến, đề phòng quân Pháp trở lại tái chiếm, sử dụng chùa làm đồn bốt. Trước khi đốt chùa, các vị đã vào lạy Phật rồi di chuyển toàn bộ tượng thờ, tự khí và pháp khí ra khỏi chùa, rồi dựng tạm một cái am tranh gìn giữ. Tuy nhiên trong lúc vội vã, các loại biển hiệu, hoành phi câu đối... bị bỏ lại, một số văn bản thiền phổ, giới đao điệp của chùa đem chôn giấu, trong đó quý nhất là bản sắc tứ ngự bút của chúa Nguyễn Phúc Khoát ban tặng hồi khai sơn Kim Chương tự. Mấy năm sau, tình hình trở lại yên ổn nhưng nơi chôn giấu không còn ai nhớ và di vật tiền nhân vĩnh viễn bị chôn vùi trong lòng đất.
    Mặc dù di chuyển xa hàng trăm cây số và trải qua nhiều năm chiến tranh khốc liệt, nhưng chùa Hội Thọ còn giữ được bộ tượng gỗ tạc vào đầu thế kỷ 19 của Thừa Thiên Cao Hoàng hậu hiến cúng, gồm các tượng Địa tạng, Chuẩn Đề, Thái tử giáng sinh, Già Lam, Đạt Ma, Ngọc đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thập điện Minh vương, Phán quan... Đặc biệt, có một pho tượng Phật Di đà bằng đất sét, bên ngoài phủ sơn màu. Đây là bức tượng được tạo hình theo lối dân gian khá đặc biệt: Nụ cười của Phật tương tự như nụ cười của một bà lão miền quê phúc hậu. Theo các nhà nghiên cứu, pho tượng này có thể được tạo tác từ thời khai sơn chùa Kim Chương, tức vào khoảng năm 1755, là di tượng có giá trị lịch sử mỹ thuật thuộc loại quý hiếm cần được bảo tồn.
    [​IMG]
    Tượng Phật Di đà có niên đại xưa
    Thượng tọa trụ trì Thích Lệ Ngộ cho biết, sau năm 1975, người dân địa phương đã cất lại chùa trên nền cũ, đem những bức tượng còn lại vào thờ, nhưng vì không có sư trụ trì nên nhiều bộ tượng, nhất là tượng đồng đã bị mất cắp. Trong khoảng thời gian này, một số tượng của Thừa Thiên Cao Hoàng hậu hiến cúng cũng bị mất trộm.
    Riêng pho tượng Phật Di đà bằng đất sét bị gãy, nên sư phải nhờ người ở TP.HCM xuống sửa lại, nhưng do không am hiểu về mỹ thuật lại thiếu kiểm tra nên họ đã dùng thạch cao và sơn tây trét tô lòe loẹt làm pho tượng không còn nguyên bản như cũ.

    Hoàng Phương - Ngọc Phan
    (Theo Thanh Niên)
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Ngôi chùa thứ ba trong "phòng tuyến chùa chiền" người Pháp gọi là chùa Những Tháp canh (pagoge des clochetons).

    Trong quyển Abrégé de l'histoire d'Annam xuất bản năm 1906, tác giả Alfred Schreiner có cho biết tên tiếng Việt của chùa Clochetons là Kiễng Phước Tự. Lưu ý là Kiễng chứ không phải Kiểng.


    [​IMG]

    Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Chùa Kiểng Phước

    Chùa Kiểng Phước (quân Pháp gọi là "chùa Chuông")[1], trước kia là một ngôi chùa của người Hoa đã quân liên quân Pháp-Tây Ban Nha chiếm đóng làm thành đồn vào năm 1860. Theo tư liệu thì ngôi này chùa này ở tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) ngày nay, với “các cột bằng gỗ, hai cổng và tường đều bằng gạch và đã biến mất chỉ còn lại mấy cây gỗ mục trong khuôn viên chùa vào năm 1866" [2].

    Giới thiệu sơ lược

    Theo học giả Vương Hồng Sển, chùa Kiển Phước ở đầu đường Phù Đổng Thiên Vương (tên có trước năm 1975, thời thuộc Pháp là đường Clochetons), gần thánh đường Hồi giáo trên vùng đất cao ráo; nay là nền trường Đại học Y Dược ở số 217, Hồng Bàng, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng quan điểm còn có nhà văn Sơn Nam [3].
    Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả Nguyên Thanh[4], thì ngôi chùa này ở khoảng góc đường Hồng Bàng (trước là Hùng Vương) - Lý Thường Kiệt, tức ở gần Bệnh viện Hùng Vương ngày nay [5].
    Và vì chùa Kiểng Phước đã bị phá hủy từ lâu, thêm không có tài liệu nào mô tả lại, nên không rõ lối kiến trúc của ngôi thờ ấy ra sao, hay cũng tương tự như các ngôi chùa Hoa khác ở quanh vùng, như miếu Nhị Phủ, Hội quán Ôn Lăng...[6].
    Liên quan đến một giai đoạn trong sử Việt

    Ngày 17 tháng 2 năm 1859, thành Gia Định mất vào tay quân Pháp. Sau đó, họ nhanh chóng chiếm lấy các ngôi chùa cổ để làm đồn gọi là "phòng tuyến chùa chiền" (lignes des pagodes), gồm: chùa Khải Tường (pagode de Barbe), chùa Kiểng Phước (pagode des Clochetons), chùa Cây Mai (pagode des Pruniers), đền Hiển Trung (pagode de la Fidelite Eclatante, hay là pagode des Mares)...Phòng tuyến này trải dài từ Chợ Lớn đến Sài Gòn, chủ yếu là để bao vây và đánh Đại đồn Chí Hòa (quân Pháp gọi là "Kỳ Hòa").
    Năm 1860, chùa Kiểng Phước bị quân Pháp do Đại úy Malet chỉ huy chiếm đóng và biến thành đồn phòng thủ trong khi Đề đốc Leonard Charner đang ở Trung Quốc [7]. Theo ghi chép của Trung úy Hải quân Pháp Léopold Pallu (giới thiệu ở phần sau), thì sau đó nơi đây đã từng xảy ra trận đánh ác liệt giữa liên quân Pháp-Tây Ban Nha và quân đội Việt...
    Cuối tháng 2 năm 1861, Đại đồn Chí Hòa do tướng Nguyễn Tri Phương trấn giữ bị thất thủ. Sau đó, đến năm 1866, thì chùa Kiểng Phước “chỉ còn lại mấy cây gỗ mục trong khuôn viên chùa” mà thôi.
    Trong ghi chép của một sĩ quan Pháp

    Trung úy Hải quân Pháp Léopold Pallu là sĩ quan tùy viên Tổng hành dinh của Đề đốc Leonard Charner trong đoàn viễn chinh đánh Sài Gòn năm 1861, và là tác giả cuốn Histoire de L’Expé***ion de Cochinchine en 1961 (Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ 1861), do nhà xuất bản Hachette in tại Pháp năm 1864, đã viết về chùa Kiểng Phước như sau:
    "Chùa (Kiển Phước) xây cất giữa một cánh đồng mồ mả. Các tượng thần sơn vàng, chất đầy chung quanh các gian phòng trong chùa, vẻ mặt tượng trưng một trạng thái gần hoàn toàn thoát tục. Một đàn gà bươi móc khắp nơi, lính thủy và bộ binh nhìn thấy mà thèm. Trên bàn của các sĩ quan có để vài chai rượu vermouth và absinthe; trước mặt đồn súng 30 ly nòng dài có khía xếp thành hàng trên các bệ bắn, lớp sơn đen trầy trụa vì súng phải khiêng lên khiêng xuống. Các chùa hay đồn binh của ta vừa kể giữ nhiều vai trò: vừa là nông trại, đồn canh gác và pháo đội". Ở một trang khác, tác giả này lại viết:
    "Kể từ tháng 6 năm 1860, quan quân An Nam (chỉ quân đội nhà Nguyễn) có ý cô lập người Pháp với thành phố Tàu (tức vùng Chợ Lớn ngày nay), nơi tồn trữ gạo mà người Pháp đem xuất đi từ cảng Sài Gòn....(Cho nên) chúng ta bắt buộc phải giữ vững vị trí..."Hai chùa khác nằm giữa đồn Cây MaiSài Gòn liền được ta chọn thêm để củng cố làm đồn và ta sẽ giữ vững bất cứ giá nào. Việc sửa sang hai chùa để làm nơi phòng thủ bắt đầu ngay tức thời. Chùa thứ nhất là chùa Ao (đền Hiển Trung), sân chùa có tường gạch chung quanh, tạm có thể phòng thủ được ngay. Chùa cách xa các tuyến phòng thủ của địch. Chùa thứ hai là chùa Clochetons (chỉ chùa Kiến Phước) hoàn toàn trống trải và chỉ cách miệng đường hầm của địch (chỉ quân đội nhà Nguyễn) có 400 mét. Ta liền lấy ngay đất ở mồ mả chung quanh đắp tường phòng ngự."Ta không thấy quân An Nam đổ ra phòng ngự đường hố đã đào. Nhưng ngay ngày hôm sau bất ngờ nổ súng tủa vào chùa giết mất một người và làm bị thương thêm vài người khác. Mấy nấm mồ ta đã lấy hết đất, vì thế phải đi xa hơn và dùng bao để mang đất về; việc đắp tường phòng thủ tiến triển chậm chạp, cực nhọc, lộ liễu không có gì che tránh địch quân"."Trong đêm mùng 3, rạng ngày mùng 4 tháng 7, quân An Nam, ít nhất cũng đến 2.000 người, yên lặng vượt khỏi thành, bao vây chùa, trong khi đó chùa chưa biến hẳn thành đồn. Họ xông thẳng vào chùa, hò hét vang lừng. Hỏa pháo của địch cũng bắn vào các chùa khác (đã bị quân Pháp chiếm làm đồn) để làm thế nghi binh và đồng thời cũng bắn vào chùa Clochetons nữa, quân thì bắn xối xả vào người Pháp, người Tây Ban Nha và người An Nam trong đồn. Ðánh giết nhau suốt một giờ đồng hồ. Nhờ viện binh từ Sài Gòn kéo lên mới chấm dứt được trận chiến. Kẻ thù bỏ lại một trăm xác chết". [8]"Quân lính của đồn Clochetons gồm có 100 quân Tây Ban Nha do trung úy Hernandez chỉ huy, và 60 người Pháp do hai trung úy hải quân cầm đầu là Narac và Gervais. Quân An Nam không trở lại tấn công đồn Clochetons nữa; nhưng lại đào từ cửa hầm đôi một đường hố khác bọc song song phía sau đường phòng tuyến của ta. Do đó đồn Pháp và Tây Ban Nha lọt vào giữa hai đường hố phòng thủ của họ, chận hẳn đường thông thương với cánh đồng phía sau thành Ki-hoa (Kỳ Hòa, chỉ Đại đồn Chí Hòa)[9]. Chú thích


    1. ^ Chú thích của nhà văn Sơn Nam: "Pháp gọi là Chùa Clochetons, phải chăng vì trên nóc chùa có treo nhiều cái chuông nhỏ?" (Đi & ghi nhớ, Tạp chí Xưa & Nay-NXB Văn hóa Sài Gòn, 2008, tr. 42).
    2. ^ Theo Réveillère, Paul-Émile-Marie (*** Paul Branda), Ça et là. Cochinchine et Cambodge. L'âme khmère. Ang-Kor. Troisième e***ion, Fischbacher (Paris), 1887 [1].
    3. ^ Đi & ghi nhớ (tr. 42). Trung úy Hải quân Pháp Léopold Pallu cũng đã viết rằng: "chùa Clochetons hơi xa..., nhưng cũng nằm trên đường từ Sài Gòn đi Mỹ Tho" (tức đại lộ Hồng Bàng ngày nay).
    4. ^ Nguyên Thanh, Thành phố bất khuất. Nxb TP. HCM, 1984, tr. 145.
    5. ^ Thêm một thông tin khác để tham khảo: Theo P. Midan, qua các bản vẽ sơ đồ “Saigon, ville de 500.000 âmes” (có chữ ký của thượng sĩ Clipet, Trung tá công binh Coffyn và Đề đốc Bonard) do ông tìm được trong kho lưu trữ “Archives de la Direction de l’Artillerie à Saigon”, thì chùa Kiểng Phước ở tại đại lộ Marechal Foch (nay là đường Lý Thường Kiệt), mà phần chính là nằm trên địa điểm của trường nữ sinh Ecoles des Filles và khu đất cạnh đường Armand Rousseau (nay là đường Nguyễn Chí Thanh). Cũng theo P. Midan, thì trong thư của ông Passerat de la Chapelle, kế toán trưởng Chợ Lớn, gởi cho ông chủ tịch thành phố nói là khi ông mới đến Chợ Lớn vào tháng 6 năm 1891, ông được cho ở trong một tòa nhà trong khu chùa Kiểng Phước, mà ông nói thật ra là một trường mẫu giáo. Trường mẫu giáo (ecole maternelle) đổi thành trường nữ sinh (ecole des filles) vào năm 1917. Nguồn: P. Midan, La Pagode des clochetons et la pagode Barbé, contribution à l'histoire de Saïgon-Cholon, Impr. de l'Union Nguyên-van-Cua (Saïgon), 1934. Theo đây, thì chùa Kiểng Phước "nằm ở khoảng trường mầm non gần Bệnh viện Chợ Rẫy, tức ở khoảng góc đường Lý Thường KiệtNguyễn Chí Thanh ngày nay". Ngoài ra, trong tư liệu vừa kể cũng cho thấy chùa Kiểng Phước “có các cột bằng gỗ, hai cổng và tường là gạch và đã biến mất chỉ còn mấy cây gỗ mục trong khuôn viên chùa vào năm 1866”, tức khi ông Passerat de la Chapelle đến ở đây thì ngôi chùa ấy đã không còn. Xem: [2].
    6. ^ Mô tả chung về các ngôi chùa mà quân Pháp đã chiếm lấy làm đồn, Trung úy Hải quân Pháp Léopold Pallu viết: "Bốn cảnh chùa mà chuẩn đề đốc Page, một năm trước đây, đã biến thành đồn để phong tỏa Sài Gòn thì nhìn từ xa cũng thấy rõ nhờ trên mái có các con rồng thật đặc biệt, những con cá đứng dựng trên đuôi và tượng chó có mắt người ta"...(Lời của người soạn: thực ra, đây là hình tượng cá hóa long và các con lân). Xem: [3].
    7. ^ Nguồn: [4]. Những chi tiết trong bài viết này đa số là trích từ sách “Souvenirs historiques sur Saïgon et ses environs” của Petrus Trương Vĩnh Ký.
    8. ^ Không thấy tác giả nói đến số thương vong của người Pháp.
    9. ^ Xem: [5].Các chữ trong ngoặc là của người soạn.

Chia sẻ trang này