1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sài gòn năm xưa

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 26/05/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Chùa Cây Mai là chùa xa nhất về phía tây của phòng tuyến chùa chiền

    Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Chùa Cây Mai còn có tên là Mai Sơn tự (chùa núi Mai) hay Mai Khâu tự (chùa gò Mai)[1], tọa lạc trên gò Mai, thuộc Gia Định xưa.
    Trong thời Pháp thuộc, ngôi chùa đã bị tháo gỡ, chỉ còn lại gò Mai gần như phẳng lì, nằm ở góc đường Hồng Bàng-Nguyễn Thị Nhỏ thuộc phường 16, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

    Tên gọi, vị trí

    Tên chùa Cây Mai được đặt theo tên một loài nam mai hay còn gọi là bạch mai[2], mai mù u [3], tên khoa học là Ochrocarpos siamensis giống odoratissimus, thuộc họ Măng cụt (Guttiferae, nay họ này được gọi là Clusiaceae).
    Theo Đại Nam nhất thống chí, chùa nằm ở địa phận thôn Phú Giáo, huyện Tân Long (phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định), nơi gò cao có bảy cây mai, bóng ngả lơ thơ, mùi hương phảng phất, rất thích ý cho những kẻ tầm phương du lãm. Người xưa đã lập chùa Ân Tôn (hay Ân Tông) trên đỉnh gò.[4]
    Trịnh Hoài Đức (1765-1825), một trong Gia Định tam gia, đã mô tả cảnh chùa như sau:
    Cách trấn mười ba dặm rưỡi về phía Nam, gò đất nổi cao, có nhiều nam mai, thân già cỗi, nhưng khi hoa nở không có tuyết, chỉ có lá che chở hương thơm mà thôi. Hoa bẩm linh khí sinh ra nên không đem trồng nơi khác được. Trên gò có chùa Ân Tông, đêm tụng kinh, tối đánh chuông lớn, thanh âm vang rền trong mây khói, giống như thế giới núi Thứu Lĩnh, suối trong chảy quanh chân gò, chiều mát các cô gái chống thuyền hái sen. Gặp lúc trời tốt tiết đẹp, văn nhân thi sĩ mang bầu rượu theo từng bực đi lên đầu gò ngâm vịnh dưới hoa, câu thơ phảng phất mùi hương, thật là một thắng cảnh cho khách du lãm.Gò này xưa là chùa tháp của Cao Miên, nền móng còn nhận rõ. Năm Bính Tý, Gia Long thứ 15 (1816), có nhà sư nhân sửa chùa đào được nhiều tấm ngói gạch lớn và hai tấm vàng lá hình vuông mỗi cạnh một tấc, mỗi tấm nặng ba đồng cân, trên mặt có chạm hình phật xưa cưỡi voi, có lẽ đây là vật trấn tháp của nhà sư Miên chăng? [5] Thời Pháp thuộc, Trương Vĩnh Ký ( 1837-1898) còn cho biết thêm:
    ...Xưa là chùa Cao Miên, chung quanh toàn hồ ao dùng làm nơi đua thuyền kính Phật. Chùa được người Nam tôn tạo lại. Dưới thời vua Minh Mạng, khi Nguyễn Tri Phương (1800-1893) cùng vô Nam với Phan Thanh Giản (1796-1867), ông đã cho xây thêm một nhà chòi có lầu (Phương đình).”.[4] Lịch sử

    Chùa Cây Mai được xây dựng năm nào không rõ, nhưng căn cứ vào câu "Năm Bính Tý, Gia Long thứ 15 (1816), có nhà sư nhân sửa chùa đào được nhiều tấm ngói gạch lớn:...của Trịnh Hoài Đức, thì vào năm ấy chùa đã được tôn tạo lại. Theo Nguyễn Hiền Đức thì rất có thể đến đời vua Thiệu Trị (1841-1847), chùa Ân Tông phải đổi lại là chùa Mai Sơn vì "kỵ húy" (tên vua là "Nguyễn Phúc Miên Tông"]]).[6]
    Trước khi quân Pháp đến uy hiếp Đà Nẵng vào năm Mậu Ngọ (1858), chùa Cây Mai và gò Mai là nơi tụ hội để sáng tác, thưởng thức và phổ biến văn chương của nhiều thi nhân, trong đó có các cây bút của Thi xã Bạch Mai[7], như: Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thông, Trần Thiện Chánh, Tôn Thọ Tường, Hồ Huân Nghiệp và Trương Hảo Hiệp [8]...
    Đến năm 1859, quân Pháp chuyển hướng đánh thành Gia Định. Quân nhà Nguyễn từ Định Tường, Vĩnh Long được lệnh kéo lên chi viện, tập trung ở quanh chùa Cây Mai. Quân Pháp tiến đánh, quân Việt thua trận phải rút chạy về Định Tường.
    Vào tháng 7 năm 1860, Chuẩn đô đốc Page, người thay thế Phó đô đốc Rigault de Genouilly, đã cho quân chiếm đóng một số đền chùa để lập đồn bót, gọi là Phòng tuyến các chùa (ligue des Pagodes) trải dài từ Thị Nghè đến Phú Lâm, gồm chùa Khải Tường, chùa Kim Chương, đền Hiển Trung, chùa Kiểng Phước và chùa Cây Mai...để làm những cứ điểm xuất phát đánh lên Đại đồn Chí Hòa do tướng Nguyễn Tri Phương trấn giữ.
    Ngoài vai trò trên, quân Pháp còn cố chiếm giữ chùa Cây Mai để bảo vệ nơi tồn trữ lúa gạo lớn nhất nước Việt lúc bấy giờ. Viên Trung úy Hải quân người Pháp là Léopold Pallu sau này đã cho biết rằng:
    "Kể từ tháng 6 năm 1860, quan quân An Nam có ý cô lập người Pháp với thành phố Tàu (Chợ Lớn), nơi tồn trữ gạo mà người Pháp đem xuất đi từ cảng Sài Gòn. Dựa vào một lực lượng khá mạnh, địch quân (quân Việt) khoét ra ở góc phía Bắc thành Kỳ Hòa một cửa hầm đôi vào đào một đường hố dài chia cắt đồn Cây Mai với thành phố Tàu, mục đích cô lập ta, buộc ta phải bỏ đồn (Cây Mai). Mấu chốc của tình thế là phải giữ vị trí này để không mất thị trường Tàu...Việc sửa sang chùa để làm nơi phòng thủ bắt đầu ngay tức thời"...[9] Nhắc lại giai đoạn này, Nguyễn Hiền Đức kể:
    Từ khi quân Pháp chiếm chùa Cây Mai làm đồn lính, nghĩa quân Việt bí mật đóng tiền đồn ở chùa Phụng Sơn (chùa Gò) để quan sát việc điều động binh của Pháp ở đồn Cây Mai...Đồn Cây Mai đã từng là chiến địa của nghĩa quân Việt và quân Pháp xâm lăng. Nơi đây có thể còn là nơi bắt giam giữ và điều tra những nghĩa quân kháng chiến Việt Nam bị Pháp bắt...Tương truyền, từ khi chùa Cây Mai bị triệt bỏ làm đồn, các vong hồn cứ hiển lộng quấy phá binh lính...người Pháp không dẹp được. Cuối cùng, viên sĩ quan Pháp phải nhờ người thỉnh giáo thọ Huệ Nhơn và chư tăng ở chùa Giác Viên đến đồn cầu siêu, từ đó các vong hồn không còn quấy phá như trước nữa. Viên trưởng đồn tôn phục quá nên xin với Thống đốc Nam Kỳ phong cho sư chức hòa thượng. Vì vậy, giáo thọ Huệ Nhơn được người thời đó gọi là “Hòa thượng Tây phong”. Sau, có vợ chồng hộ trưởng Huỳnh Thoại Yến xin với nhà cầm quyền Pháp cho di dời chùa ra ở chân đồi Mai và thỉnh thiền sư Liễu Tánh hiệu Bảo Chất (1835-1893) về trụ trì...Khoảng năm 1909-1910, do nhu cầu chỉnh trang đô thị nên chùa lại phải dời vào vùng Bà Hom...[10].
    Hiện nay, nơi gò Mai vẫn là một doanh trại của quân đội, và trên gò chỉ còn một miếu thờ bên một cội mai già cỗi (ảnh).


    [​IMG]

    Nam mai trên gò Mai hiện nay.


    Thông tin thêm


    • Trên bản đồ tỉnh Gia Định (1815) của Trần Văn Học, chùa này được ghi bằng một cái tên nửa chữ Hán nửa Nôm là "Cây Mai Tự".

    • Trong bài "Gia Định phú”, một bài phú Nôm tập trung gần như đầy đủ các tên đất ở Gia Định, được làm trước khi quân Pháp đến, chùa Cây Mai cũng được nói tới:
    Thanh tao thay hình Hoà Thượng chùa Cây Mai. (câu 26)
    • Trong Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca của Nguyễn Liên Phong:
    Châu thành đất lịch người hào,Gần đồn Mai tự có ao sen đầy...
    Theo bài Pháp văn “Souvernirs historiques” của cụ Trương Vĩnh Ký thì "chùa Cây Mai ngày xưa là ngôi chùa Chân Lạp, có ao hồ bao bọc chung quanh và dùng làm nơi đua thuyền trải những khi lễ Phật”.Vịn theo bấy nhiêu tài liệu vắn tắt nhưng hết sức quan trọng này, và nghiệm cho kỹ, ta biết vùng Cây Mai quả là một yếu điểm của người Miên xưa. Muốn đua thuyền (ghe ngo) thì nước bọc chung quanh Đồn Cây Mai chưa đủ dùng. Khúc đua phải dài trên năm ba cây số ngàn ghe ngo mới đủ sức lấy trớn thi tài. Như vậy khúc đua phải dài ra tới vùng nước Chùa Gò (Phụng Sơn Tự) hoặc xa hơn nữa thì càng đắc thế; vả lại dọc theo đường Sài Gòn-Mỹ Tho, tôi nhớ có một người Thổ nói với tôi đó là "Sre pren" (ruộng khô cạn nước). Theo tôi trước khi thành ruộng gò, có phải đây là di tích chỗ đua thuyền ghe ngo của người Chân Lạp chăng? Khảo ra đường nước Chùa Cây Mai ăn thông với con rạch trước đây gọi rạch Lò Gốm, rạch này bị lấp đi một phần khi xây xất khu Chợ Lớn mới...Khi người Pháp bắt đầu xây dựng khu đô thị Chợ Lớn thì vùng này còn rất nhiều kinh rạch, ao đầm. Vì thế, nhà cầm quyền Pháp ở Nam Kỳ đã cho triệt hạ gò Cây Mai, lấy đất để san lấp... cho nên ngày nay gần như không còn dấu tích gì của gò Cây Mai nữa. Và nơi nền chùa Cây Mai xưa, người ta đã dựng lên một cái am nhỏ. Chỉ tiếc nơi này hiện nay là một trại lính, nên dân chúng khó có thể lui tới thăm viếng, cúng bái được...[11].
    • Đồn Cây Mai vào năm 1940, Pháp dùng để giam giữ Đức kiều bị tình nghi. Trong chín năm kháng chiến, nhiều cán bộ hoạt động nội thành bị quân Pháp bắt giam trong các hầm kín ở đây. Sang thời Mỹ, nơi này trở thành trung tâm đào tạo sĩ quan tình báo...[12]

    • Hiện ở chùa Phụng Sơn còn thờ một số bài vị của chư tăng ở chùa Cây Mai. Và cây mai do nhà sư Huệ Minh trồng vào năm 1909, giờ vẫn còn tươi tốt ở chùa này, có nguồn gốc từ chùa Cây Mai.

    Ngộ nhận


    • Trong "Sài Gòn năm xưa", Vương Hồng Sển viết:
    Theo ông Trịnh Hoài Đức, chùa Cây Mai tên chữ là "Thứu Lãnh tự" và "chùa Cây Mai chữ khi gọi là Mai Sơn tự khi gọi Thứu Lĩnh tự... Tương tự, trong "Gia Định xưa và nay", Huỳnh Minh viết:
    Bên trên là một gò đất cao, là địa điểm chùa Cây Mai, mang tên là Thiếu Lĩnh tự.... Sự thật thì chùa Cây Mai không có tên "Thứu Lãnh tự" hay "Thiếu Lĩnh tự" vì Trịnh Hoài Đức chỉ nói "giống như thế giới núi Thứu Lĩnh", tức núi Linh Thứu hay Linh Sơn ở Ấn Độ, nơi Đức Phật Thích Ca từng giảng Kinh Pháp Hoa"...

    • Có người khi nghe từ mai trong những tên: chùa Cây Mai, gò Mai, thi xã Bạch Mai thường nghĩ đến mai vàng (thuộc họ Ochnaceae), mai trắng (một giống lai của mai vàng). Đây là sự trùng tên, vì loài mai ở gò Mai là mai mù u, thuộc họ Măng cụt, nên chúng rất khác nhau.
    Chú thích


    1. ^ Chùa Cây Mai và chùa Phụng Sơn có vài điểm giống nhau, như: đều được xây cất trên gò có trồng mai và trên nền một ngôi chùa cổ thuộc nền văn hóa Óc Eo. Ngoài ra, còn do chữ Khâu có nghĩa là gò, nên có người cho rằng tên Mai Khâu Tự dùng để chỉ chùa Gò (xem [1] Mai Sơn Tự Và Mai Khâu Tự]. Để kết luận vấn đề này, cần phải nghiên cứu thêm).
    2. ^ Do hoa có màu trắng. Sách Hỏi đáp về Sài Gòn-TP. HCM tập 6, đã dẫn bên dưới, mô tả: Hoa chỉ có bốn cánh và hai tai hoa. Hoa chỉ nhỏ bằng hạt nút áo, nụ hoa tròn như hạt tiêu. Nam mai đơm bông ngay thân cây, nách cây.
    3. ^ Do hình dáng tương tự như cây mù u, nhưng lớp vỏ của nam mai sần sùi, không trơn láng như mù u.
    4. ^ a b Dẫn lại trong Hỏi đáp về Sài Gòn-TP. HCM tập 6, Nxb. Trẻ, 2006, 109-110.
    5. ^ Gia Định thành thông chí, Sơn xuyên chí.
    6. ^ Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, Nxb TP. HCM, 1995, tr. 223.
    7. ^ Những năm 1856-1857, Phan Văn Trị đã cùng với Tôn Thọ Tường sáng lập nhóm Bạch Mai thi xãGia Định. Nhóm này gây được tiếng vang mạnh mẽ vào khoảng giữa những năm 50 của thế kỷ 19. Xu hướng chung của nhóm là ca ngợi thiên nhiên đất nước, đề cao thú vui của kẻ sĩ. Khi quân Pháp đánh chiếm vùng này thì thi xã cũng tan rã luôn. Theo [2][3]
    8. ^ Trương Hảo Hiệp (1795-1851), là người Tân Long (sau này là Chợ Lớn), làm quan thời nhà Nguyễn. Có sáng tác tập thơ Mộng Mai Đình thi thảo, trong đó có nhiều bài ca ngợi cảnh chùa Cây Mai khá đặc sắc.
    9. ^ Léopold Pallu, Histoire de L’Expé***ion de Cochinchine en 1961 (Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ 1861), do nhà xuất bản Hachette in tại Pháp năm 1864 (Bản dịch của Hoang Phong. Nxb Phương Đông, 2008, tr. 46).
    10. ^ Trương Ngọc Tường và Võ Văn Tường, đồng tác giả của bộ sách Những ngôi chùa nổi tiếng (Nxb Trẻ, 2006, tr. 73) và Nguyễn Hiền Đức, sách đã dẫn, đều ghi đơn giản như vậy. Vì thế, không biết ở Bà Hom, chùa tọa lạc ở đâu và hiện nay chùa vẫn còn hay đã mất.
    11. ^ Vương HỒng Sển, Sài Gòn năm xưa. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1991, tr. 92-93.
    12. ^ Xem [4]
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Chùa Cây Mai


    Dưới đây là hình vẽ đồn Cây Mai vào năm 1869. Bức họa này được vẽ theo bức ảnh do Emile Gsell chụp trước đó. Emile Gsell có lẽ đã chụp ảnh tất cả bốn chùa thuộc "phòng tuyến chùa chiền" và chúng ta hy vọng ngày nào đó các bức ảnh này sẽ xuất hiện trên internet. Bức họa được ghi chú "LA PAGODE SACREE DE CAÏ-MAI.EN COCHINCHINE".

    Ảnh chụp từ hướng đông. Khỏang một trung đội đồn trú đang tập họp trước sân đồn. Phía sau những hàng lính là một nhà bát giác có gác chuông, chắc đây không phải là phương đình mà Nguyễn Tri Phương đã cho xây dựng. Xa hơn nữa bên trái ta có thể thấy đường cái quan đi Mỹ Tho chạy giữa hai hàng cây bên dưới đồi.Bên cạnh nhà bát giác có một cột hay bức tường cổ có thể là phế tích của chùa trước đây.

    Ngôi nhà bên trái cũng được xây dựng kiểu Việt Nam với hàng cột gỗ, mái lá. Đây là ngôi nhà lớn nhất trong đồn Cây Mai nên chắc xưa là chỗ ở của chư tăng. Ngày nay ngôi nhà bên trái đã được cất lại nhiều lần còn nhà bát giác thì trước năm 1923 đã bị phá bỏ để xây dựng một ngôi nhà rồi sau đó lại bị phá bỏ để xây một hầm trú ẩn (có thể trong giai đọan quân Nhật chiếm đóng chùa?). Chỉ có cây bạch mai già bên rìa phải là vẫn còn tồn tại tuy nhiên nghe nói nó không còn ra hoa nữa.


    [​IMG]
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Chùa Cây Mai

    Đồn Cây Mai trên bản đồ năm 1947 cho thấy đồn vẫn được bao bọc bốn phía bởi những hào nước.Để vào đồn phải băng qua chiếc cầu nhỏ từ phía đường Hồng Bàng. Cấu trúc chùa vẫn không thay đổi gì so với bản đồ 1923 ngọai trừ có thêm vài ba công trình nhỏ phía đông chùa. Dường như phương đình vẫn còn tồn tại ở phía bắc chùa còn nhà bát giác đã bị phá bỏ. Cư dân bắt đầu sinh sống quanh đồn. Phía đông và nam phố xá thịnh vượng nhưng mặt tây và bắc vẫn chủ yếu là đồng ruộng, dân cư lưa thưa.

    Chùa như ta thấy được xây theo đúng thức kiến trúc Việt Nam nhưng không hiểu cớ gì người Pháp lại gọi nó là pagode chinoise -chùa Tàu? Chắc là vì nó xây ở phía bắc khu phố Tàu nên bọn Tây gọi luôn cho tiện.

    Phía bên tay trái đồn Cây Mai về hướng Tây Tây Bắc có một hình vuông đó là chùa Gò (Phụng Sơn Tự). Chùa Gò lúc này mới có hai ngôi nhà gỗ lợp lá. Chung quanh chùa vẫn chưa thấy đào hồ nước. Đường mòn đi vào chùa ngoằn ngoèo trổ ra một con đường nhỏ bên trái đồn Cây Mai


    [​IMG]
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Chùa Cây Mai

    Ảnh lính Pháp chụp trong đồn Cây Mai

    [​IMG]

    [​IMG]
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Chùa Cây Mai


    Có ý kiến cho rằng




    ...Mai Sơn và Mai Khâu là hai Gò khác nhau. Mai Sơn Tự và Mai Khâu Tự là hai Chùa khác nhau. Mai Sơn và Mai Khâu từng được xem là biểu tượng của Sài Gòn Gia Định xưa, cả hai đều là di tích văn hoá đồng thời là di tích lịch sử nổi tiếng gắn liền với thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đáng được trân trọng bảo tồn để nêu cao truyền thống văn hoá và truyền thống chống giặc giữ nước của Thành phố.
    Mai Sơn là tên một gò đất cao ở Phú Lâm, đường Hùng Vương (đường lục tỉnh cũ) Quận 11. Xưa kia trên gò có trồng nhiều cây Bạch Mai nên gọi như thế.
    Mai Khâu là một gò đất nổi cao nằm ở cuối đường Ba Tháng Hai (đường Trần Quốc Toản cũ) quận 11, cách Mai Sơn nằm ở đường Hùng Vương chừng 1km đường chim bay.



    Mai Sơn Tự Và Mai Khâu Tự


    Nguyễn Khuê

    Mai sơn va Mai Khâu vốn là hai thắng cảnh của vùng Gia Định xưa kia, hiện là hai di tích lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh. Mai Sơn và Mai Khâu đều có nghĩa là gò cây Mai (hay gò Mai), nên nhiều người hoặc đã lầm tưởng hai gò này là một, hoặc đã lầm gò này với một gò kia. Thật ra, đó là hai gò khác nhau, và cả trên hai gò này đều có Chùa, đó là Mai Sơn tự và Mai Khâu tự.
    Mai Sơn Tự
    Mai Sơn là tên một gò đất cao ở Phú Lâm, đường Hùng Vương (đường lục tỉnh cũ) Quận 11. Xưa kia trên gò có trồng nhiều cây Bạch Mai nên gọi như thế.
    Mai Sơn là một vị trí chiến lược. Năm 1895, sau khi thành Gia Định thất thủ, quân triều đình từ Vĩnh Long và Định Tường tới đóng ở Mai Sơn, mưu chiếm lại thành, bị quân Pháp tấn công, phải rút lui về Vĩnh Long. Năm 1860, Nguyễn Tri Phương từng cầm cự với quân Pháp ở đấy trước khi rút về cố thủ đại đồn Kỳ Hòa (Phú Thọ). Sau khi đánh chiếm Mai Sơn, quân Pháp đã xây dựng một đồn binh trên Gò này để phòng quân ta phản công. Ngày nay người ta quen gọi đồn Mai Sơn là đồn cây Mai. Và hiện thời đồn này trở thành doanh trại quân đội nhân dân.
    Mùa Xuân năm Đinh Mão (1867), trước khi ba tỉnh miền Tây Nam kỳ rơi vào tay thực dân Pháp, Tam Nguyên Trần Bích San, một trí thức yêu nước, nhớ đến Gia Định bị giăc chiếm đóng, đã bày tỏ nỗi cảm khái bằng mấy vần thơ khai bút:
    Đinh Mão Thí Bút

    Điểu đề hoa tiếu bán song hư,
    Đế lý phong quang lạc hữu dư.
    Cử mục Mai Sơn thiên lý viễn,
    Kim triêu xuân sắc cánh hà như?
    (Mai Nham thi thảo)
    Dịch thơ

    Khai Bút Năm Đinh Mão

    Hoa cười chim hót cạnh song thưa
    Vui vẻ kinh vua cạnh có thừa.
    Ngước mắt, Mai Sơn ngàn dặm cách,
    Sáng nay xuân sắc dễ như xưa? (Nguyễn Khuê dịch)
    Nhà thơ ngận ngùi tự hỏi không biết cảnh xuân ở vùng Gia Định đã bị thất thủ, qua biểu tượng Sơn Mai, vào sáng mồng một Tết như thế nào?
    Sau khi cả sáu tỉnh Nam Kỳ mất, thì Phan Rang, Phan Thiết và Phan Rí trở thành tiền tuyến tiếp giáp với vùng đất bị giặc Pháp chiếm. Nguyễn Xuân Ôn, một sĩ phu anh hùng từng hưởng ứng hịch Cần Vương khởi nghĩa chống quân Pháp ở Nghệ Tĩnh, trong bài “tiễn Tuần Phủ Hồ Đăng Phong chi Bình Phú Tổng đốc” (Tiễn Tuần Phủ Hồ Đăng phong đi nhậm chức Tổng đốc Bình Thuận Phú yên) đã viết về phần đất bị mất với tất cả tấm lòng ưu ái, và đã nói tới Mai Sơn như một biểu tượng của Gia Định:
    Cần Hải, Mai Sơn cấu vị thanh,
    Tam Phan tùng thử kiến bang bình.
    Dịch nghĩa:
    Biển Cần Giờ, gò Cây Mai bụi bặm chưa quét sạch,
    Ba đất Phan từ nay trở thành bức bình phong của nước nhà.
    Xưa ở Mai Sơn có một ngôi Chùa rất nổi tiếng, tên chữ là Mai Sơn Tự, cũng gọi là Mai Tự, tên nôm là Chùa Cây Mai. Trên bản đồ tỉnh gia định (1815) của Trần Văn Học, Chùa này được ghi bằng một cái tên nửa chữ nửa nôm là “Cây Mai Tự.” Trong bài Gia Định phú, một bài phú Nôm tập trung gần như đầy đủ các tên đất ở Gia Định, được làm trước khi quân Pháp xâm lăng, Chùa Cây Mai cũng được nói tới:
    Thanh thao thay hình Hoà Thượng Chùa Cây Mai. (câu 26)
    Mai Sơn có cảnh Chùa, lại có Bạch Mai là giống Mai quý, nên là một thắng cảnh được nhiều tao nhân mặc khách đặt chân tới đảnh lễ Phật, ngắm cảnh, thưởng mai và ngâm vịnh. Một hội tao đàn đã được thành lập ở đấy, lấy tên là thị xã Bạch Mai.
    Khi quân Pháp xây đồn lính ở Mai Sơn, Chùa Cây Mai bị triệt hạ, dần dần chẳng còn dấu vết gì nữa ngoài một cây Bạch Mai sống sót. Tôn Thọ Tường, mà có sách cho rằng chính ông đã thành lập thị Xã Bạch Mai, về sau trở thành tay sai của Pháp, cũng không khỏi sót xa trước cảnh đổi thay:
    Thơ Vịnh Chùa Cây Mai

    Đau đớn cho mai cách dưới đèo,
    Mười phần trong sạch phận cheo leo.
    Sương in tuyết đóng, nhành thưa thớt,
    Xuân đến Thu về lá quạnh hiu.
    Lặng lẽ chuông quen cơn bóng xế,
    Tò le kèn lạ mặt trời chiều.
    Những tay rượu Thánh thi thần cũ
    Trông cảnh bao nhiêu tiếc bấy nhiêu.
    Bài thơ này đã trở thành nguyên xướng cho nhiều bài hoạ của các nhà thơ đương thời khác.
    Về Chùa Cây Mai này có một ngộ nhận cần phải đính chánh. Trong Sài Gòn năm xưa, Vương Hồng Sển viết: “Theo ông Trịnh Hoài Đức, Chùa Cây Mai tên chữ là “Thứu Lãnh Tự” và “Chùa Cây Mai chữ khi gọi là Mai Sơn tự khi gọi Thứu Lĩnh Tự”…Cũng vậy, trong Gia Định xưa và nay, Huỳnh Minh viết: “Bên trên là một gò đất cao, là địa điểm Chùa cây Mai, mang tên là Thiếu Lĩnh tự.” Sự thật thì Chùa Cây Mai không có tên “Thứu Lãnh Tự”, và trịnh Hoài Đức, trong các tác phẩm ông còn để lại, cũng không nói như vậy. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này ở một đoạn sau, khi đề cập đến Mai Khâu Tự.
    Mai Khâu Tự

    Một thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất của Gia Định, mà ngày nay nhiều người thường lầm với Mai Sơn, là Mai Khâu.
    Mai Khâu là một gò đất nổi cao nằm ở cuối đường Ba Tháng Hai (đường Trần Quốc Toản cũ) quận 11, cách Mai Sơn nằm ở đường Hùng Vương chừng 1km đường chim bay. Trong Cấm Trại Thi Tập, Trịnh Hoài Đức đã chọn Mai Khâu đưa vào số ba mươi cảnh tiêu biểu của Gia Định gọi là “Gia Định tam thập cảnh” để làm đề tài ngâm vịnh:
    Mai Khâu Túc Hạc

    Cửu cao thanh sạ bá vu thiên,
    Chuyển hướng Mai Khâu hảo khế miên.
    Tuyết cách bất lao hành tị giặc,
    Sương linh mạn liễm học tham Thiền.
    Tự khoa nhã tháo đồng thanh bạch,
    Thả hứa phương danh cộng bảo tuyền.
    Mộng lý ký bằng lâm sử sĩ,
    Mạc lai u hác nhiễu khiêm triền.
    (Cấn Trai thi tập)
    Dịch thơ
    Hạc Ngủ Đêm Ở Gò Cây Mai

    Chín đầm tiếng hạc vẳng lưng trời

    Đổi hướng gò Mai đến ngủ ngơi,
    Tránh đạn nhọc gì lông tuyết sẵn
    Tham Thiền xếp lại cánh sương thôi
    Tự khoe tiết sạch lo gìn giữ
    Lại hẹn danh thơm lại đổi dời
    Hồn mộng gửi nương lâm xử sĩ
    Nơi này u nhã chớ đùa chơi. (Nguyễn Khuê dịch )
    Trong Cấn Trai Thi Tập, còn có hai bài nữa liên quan đến Mai Khâu. Chứng tỏ Trịnh Hoài Đức nhiều lần lui tới thắng cảnh này. Xin dẫn thêm một bài:
    Mai Khâu Vãn Thiêu

    Mai khâu vãn thướng lược đông phong,
    Nhất vọng tiêu nhiên nhã bất cùng.
    Thôn xá chẩm khê yên thụ ngoại
    Mục đồng hoành địch thảo nguyên trung.
    Ngưu tương giải ngột quy cao lũng,
    Nha dĩ từ giao tập mậu tùng.
    Trù trướng minh vân thiên miễu miễu,
    Trù trì vô ngữ ỷ ngô đồng.
    (Cấn Trai Thi Tập)
    Dịch thơ
    Gò Cây Mai Chiều Hôm Nhìn Ra Xa

    Chiều đến gò Mai hứng gió đông,
    Xa trông cảnh vắng mắt không cùng.
    Xóm nhà gối suối nơi cây nơi cây khói,
    Nội cỏ vang âm sáo mục đồng.
    Quạ họp về cây, rời bãi trống,
    Trâu chờ cởi ách, lại vùng giồng.
    Trời cao mây tối giăng buồn bã,
    Đứng tựa ngô đồng lặng ngó mông.
    (Nguyên Khuê dịch)

    Trịnh Hoài Đức sáng tác bài này năm 1782. Ngày nay, hơn 200 năm sau, cảnh vật được mô tả trong bài thơ đã hoàn toàn đổi khác. Nay đứng trên đỉnh gò nhìn ra bốn phía, tầm mắt khách tham quan bị giới hạn vì những khu phố lầu san sát xung quanh gò.
    Trong Gia Định Thành Thông Chí (Sơn Xuyên Chí), Trịnh Hoài Đức cũng có bài “Mai Khâu” tả rõ vị trí, cảnh vật và phong vị nên thơ của gò này: “các trấn mười ba dặm rưỡi về phía Nam, gò đất nổi cao, có nhiều cây nam mai, thân già cỗi (…) Hoa bẩm linh khí sinh ra, không đem trồng nơi khác được (…). Suối trong chảy quanh chân gò. Các cô gái chiều mát chống thuyền hái sen. Gặp lúc trời tốt tiết đẹp thì văn nhân thi sĩ mang bầu rượu theo từng bậc cấp leo lên đầu gò ngâm vịnh dưới hoa, thơ văn phảng phất mùi hương, thật là một thắng cảnh cho khách du lãm (…).”
    Con suối quanh chân gò nay vẫn còn đó, nhưng trải qua thời gian, những sông rạch chảy thông với nó đã bị lấp để xây dựng nhà cửa, nên nước suối nay thành nước tù nổi rêu xanh. Thời Trịnh Hoài Đức, ở Mai Khâu có Chùa Ân Tông. Xin dịch đoạn nói về Chùa này: “Trên gò có Chùa Ân Tông, đêm tụng Kinh Phật, tối đánh chuông lớn, thanh âm vang rền trong mây khói, giống như thế giới núi Thứu Lĩnh” (Gia Định Thành Thông Chí, Mai Khâu). Chúng ta thấy tác giả chỉ có ý so sánh Mai Khâu với Thứu Lĩnh, tức núi Linh Thứu hay Linh Sơn ở Ấn Độ, nơi Phật Như Lai từng giảng Kinh Pháp Hoa.
    Sách Đại Nam Thống Chí (tỉnh Gia Định), được biên sọan dưới đời Tự Đức, cũng nói xưa ở Mai Khâu có Chùa Ân Tông, nhưng đến thời bấy giờ thì không hiểu vì sao Chùa lại có tên là Mai Khâu Tự. Sách này cho biết trên gò còn lại bảy cây mai.
    Chùa là một thắng cảnh được nhiều khách du lãm đặt chân đến, và một thi sĩ khuyết danh nhân đi qua đấy, xúc cảnh sinh tình, đã để lại mấy vần thơ:
    Mai Khâu Tự

    Thiền môn hà xứ phỏng mai hoa
    Tạm hiết chinh tiên thuyết phạn gia.
    Hương nhập trà bình yên chính noãn,
    Nhất sinh trần lự bán tiêu ma.
    Dịch thơ
    Chùa Gò Cây Mai

    Tìm mai cửa Phật ở nơi đâu?
    Dừng bước đường xa, luận đạo mầu.
    Hương ngát bình trà đang quyện khói
    Lòng trần dứt hết nửa lo âu. (Nguyễn khuê dịch)
    Hiện nay Chùa ở Mai Khâu, tục gọi là Chùa Gò, không rõ vì sao lại có tên là Phụng Sơn Tự, và tên này có tự bao giờ. Người ta kể rằng dưới thời Gia Long, sư tổ Liễu Thông (1753 - 1840) người Thanh Hoá, trên đường tầm đạo đi qua gò này, thấy cảnh trí thích hợp nên dừng chân tại đấy, dựng Chùa và đặt tên một các nôm na là Chùa Gò. Một hôm có một con chim phụng đến đậu trên cây ngô đồng ở đầu gò, kêu liên tiếp ba ngày rồi bay mất. Sư tổ cho là điềm lành, đổi tên Chùa thành tên chữ Phụng Sơn Tự. Từ giai thoại này, một nghi vấn được nêu lên là nếu cái tên Phụng Sơn Tự đã có thời Gia Long thì tại sao Trịnh Hoài Đức là người thời Gia Long lại không biết?
    Đến năm 1960, trên gò còn bốn cây Bạch Mai. Nay trên gò, bên cạnh Chùa, chỉ còn một cây Bạch Mai già cỗi có mang tấm biển đề là trồng năm 1909, hơn tám mươi năm. Chùa Gò đã được liệt vào di tích cổ của Thành phố.
    Tóm lại, Mai Sơn và Mai Khâu là hai Gò khác nhau. Mai Sơn Tự và Mai Khâu Tự là hai Chùa khác nhau. Mai Sơn và Mai Khâu từng được xem là biểu tượng của Sài Gòn Gia Định xưa, cả hai đều là di tích văn hoá đồng thời là di tích lịch sử nổi tiếng gắn liền với thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đáng được trân trọng bảo tồn để nêu cao truyền thống văn hoá và truyền thống chống giặc giữ nước của Thành phố.
    (Trích Tập văn Phật Đản PL. 2535 – 1991)
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Chùa Cây Mai

    Không rõ tác giả Nguyễn Khuê dựa trên cơ sở nào để nói Mai Khâu và Mai Sơn là hai địa danh khác nhau? Suốt bài bác này cứ dẫn thơ "Mai sơn" và thơ "Mai khâu" ra rồi bảo không hiểu tại sao chùa Gò có tên là Phụng Sơn Tự (!?) chứ không thấy bác có cái gì để chứng minh là hai cái Mai đó khác nhau cả. Đâu phải chổ đất cao nào trồng nam mai đều phải có tên là Mai Khâu hay Mai Sơn.

    Thời Trịnh Hòai Đức chắc chắn là chùa Gò chưa ra đời, thậm chí đến năm 1930 chùa Gò còn không được nhắc gì đến trong quyển "Pagode de Chinois et Annamite à Cholon" của cụ Lê Văn Lưu. Trên bản đồ 1923 thì chùa Gò còn chưa có đường vào, chỉ đến bản đồ 1947 ta mới thấy có đường mòn vào chùa chứng tỏ khách thập phương bắt đầu biết đến và viếng thăm chùa trong những năm 30,40 thế kỷ trước.

    Mặt khác chùa Gò cao hơn địa hình chung quanh không dến hai mét thì cách gì tao nhân mặc khách đứng trên chùa phóng tầm mắt đến tận chân trời mà thi phú. Hình như sau khi chùa Gò Mai bị chiếm làm đồn, ngôi chùa này có tham vọng thay thế ngôi chùa danh tiếng kia thì phải?

    Cụ Sển hình như cũng nghi ngờ sự "lăng xê" thái quá của chùa này:

    "Gần Chùa Cây Mai (chữ gọi Mai Sơn Tự, khi gọi Thứu Lãnh Tự) còn một ngôi chùa khác gọi Phụng Sơn Tự, cũng thuộc lịch sử cận kim thời đại. Chùa này gọi tục danh là "Chùa Gò" vì cất trên một gò nổi cao, chung quanh nước bao bọc, quả là di tích của một nền chùa cổ Cao Miên. Hỏi thăm, một ông đạo trong chùa nói xưa có đào được một đại hồng chung của người Miên; tôi lấy làm ngờ vì người Cao Miên tu đạo Phật không dùng chuông như ta. Có chăng thì sách ghi lại rằng tại một nền Chùa Gò có đào gặp một khúc tay Phật đá, kiểu Miên, nhưng cũng không biết để dành khảo cứu. Vùng Cây Mai và Chùa Gò đáng được các nhà khảo cổ chú ý nhiều nếu muốn sưu tầm gối Prei Nokor."

    Theo Va thì Mai Sơn và Mai Khâu chỉ là một. Một quả đồi con dưới ngòi bút của thi sĩ thì thành núi cao với rừng mai trắng bạt ngàn.
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Chùa Cây Mai

    Năm 1956 đồn Cây Mai được quân đội Pháp bàn giao cho quân đội VNCH. Đồn nhanh chóng được mở rộng thành Trường Cây Mai vào những năm 60. Người ta lấp các hào nước và mở rộng căn cứ xuống chân đồi. Xây thêm nhiều dãy nhà phía đông và phía tây. Trường Cây Mai dạy về quân báo và chiến tranh chính trị thì phải.

    Ảnh bật lửa Zippo kỷ niệm của các cố vấn Mỹ



    [​IMG]

    [​IMG]
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Chùa Cây Mai

    Sau năm 1975 quân đội NDVN biến đồn thành doanh trại và ngày nay doanh trại chĩ còn lại phần đỉnh đồi và phần phía đông. Các phần còn lại nghe nói đã được phân lô cấp nền cho sĩ quan.

    Lối vào doanh trại đồn Cây Mai


    [​IMG]



    [​IMG]


    [​IMG]
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Chùa Cây Mai

    Cảnh sân chính của đồn


    Tấm ảnh này chụp ở góc độ gần giống như tấm ảnh Gsell: bên trái là nhà tăng còn nhà bát giác đã bị phá bỏ để xây một hầm phòng thủ.

    [​IMG]


    Một tấm ảnh tòan cảnh đỉnh Mai khâu ngày nay.

    [​IMG]


  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    GIỮA TRỜI XUÂN, NAM MAI RỘ NỞ

    Trên Kiến thức ngày nay số 667, chúng tôi đã xác định còn đây những cội Nam mai tại miền đất xưa Gia Định: Chùa Phượng Sơn bây giờ (tức Mai Khâu thời xưa), doanh trại quân đội ở đồn Cây Mai cũ (là Mai Sơn thuở trước) và chùa Giác Viên (tức Quan Âm tự trước đây hơn hai thế kỷ). Những cội Nam mai (hay Bạch Mai) tại các nơi ấy, mỗi độ xuân về, lại phô sắc trắng ngát toả mùi hương; theo lời người sở tại, qua bao tháng năm, khi gốc già sắp tàn thì cây con liền mọc. Nhưng cả ba nơi, trước Tết Kỷ Sửu vừa qua, chúng tôi chưa được nhìn thấy loài hoa “vốn bẩm linh khí mà sinh ra” theo lời Trịnh Hoài Đức và nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, trong hội Nguyên tiêu tại núi Điện Bà ở Tây Ninh năm Tân Sửu (1901), đã ngợi ca:

    Sắc nước hương trời nên cảm mến,
    Non linh đất phước trổ hoa thần.

    Vì vậy, sau đó, chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi việc trổ hoa của những cây Nam mai tại các địa điểm trên. Trước Tết, khi đến xem cây mai sau doanh trại ở Mai Sơn, chúng tôi có nhờ chuẩn uý Thanh bẻ cho nhánh lá và để lại số điện thoại. Sau rằm tháng giêng, chuẩn uý điện báo cho biết cây mai đang nở hoa. Đến xem thì phần nhiều là búp, hoa chỉ mới nở lác đác đôi ba cành trên ngọn cao chót vót, rất khó bẻ, dưới có vài cành đã tàn; còn chụp hình thì phải xin phép Bộ chỉ huy quân sự Thành phố (BCHQSTP). Đại uý Tuấn và thượng uý Trí chỉ dẫn chúng tôi đến Phòng Chính trị BCHQSTP để xin phép. Trên đường về, chúng tôi vòng qua chùa Giác Viên và chùa Phượng Sơn; nhưng hai nơi này, những cây bạch mai vẫn chưa có nụ nào, vị sư trẻ ở chùa Giác Viên bảo: Có lẽ năm nay mai lỗi mùa hoa. Không thể bỏ lỡ cơ hội có được hình ảnh cành hoa Nam mai, nên hôm sau chúng tôi tìm đến Phòng Chính trị BCHQTP xin phép chụp hình. Các sĩ quan lãnh đạo người đi họp, người đi công tác xa; hai vị sĩ quan trực ban nghe trình bày, vui vẻ nhận giấy giới thiệu để trình lại cấp chỉ huy. Chúng tôi gởi kèm tập Kiến thức ngày nay có đăng bài viết về Nam mai và giải trình: “Bài này không có được hình ảnh cây Nam mai của Mai Sơn thuở trước, nay lại giới thiệu cây mai ấy nở hoa nếu không có được hình ảnh thì thật là thiếu sót”. Ngay chiều hôm ấy, vị sĩ quan ở trực ban điện báo chúng tôi đến nhận giấy phép chụp hình.

    Hôm chúng tôi trở lại Mai Sơn, Trung tá tiểu đoàn trưởng cũng có đến doanh trại; đại uý Tuấn đem trình giấy phép, chúng tôi xin được chụp hình cây mai đang trổ hoa.

    Chúng tôi cùng đại uý Tuấn và thượng uý Trí ra sau doanh trại xem mai nở. Ngoài những cành trổ hoa, các nhánh cây đều dầy đặc búp nụ; hai vị sĩ quan đều nói: Nếu không cần gấp, đợi mươi hôm nữa, đợt hoa này nở rộ, chụp hình mới đẹp. Thượng uý Trí hứa sẽ thông báo kịp thời và ghi cho số điện thoại cầm tay để liên lạc. Dự kiến mươi này, nhưng chỉ mới một tuần chúng tôi đã điện thoại hỏi thăm mai sắp nở chưa. Sau đó vài hôm, chuẩn uý Thanh báo mai đã nở rộ. Sáng hôm sau chúng tôi có mặt tại doanh trại để chụp những bức hình đính kèm bên. (Hình 1).

    Có được những tấm hình ở Mai Sơn rồi, chúng tôi bèn trở lại thăm những cây mai ở Mai Khâu và chùa Giác Viên. Những cây mai tại hai nơi ấy cũng đã trổ hoa. Ở chùa Phượng Sơn, cây mai già cắt ngọn phủ trên mái Tổ đình tuy vẫn đơm cành xanh tốt, nhưng không có hoa. Cây mai con bên cạnh và cây mai trung cách đó 5-6m lần đầu tiên trổ hoa, đã kịp thời thay thế cho cây mai già bị cắt ngọn. Cây mai trung mới có được vài chùm lại khuất lá khó nhìn thấy, còn cây mai con mới lác đác những nụ trắng, không có được chùm nào. Muốn có một cành để xem cho rõ cánh và nhuỵ của cây mai mọc lên từ trái cây mai già này rụng xuống có khác gì với cánh và nhuỵ hoa ở Mai Sơn và chùa Giác Viên (không hề có trái) hay không, tôi phải nhờ chú bé phụ nề đang làm việc cạnh đó trèo lên cây trung bẻ cho một cành nhỏ.

    Tại chùa Giác Viên, các nhánh mai đầy cả những chùm bông trắng, nhưng hầu hết đều ở trên cao. Có một chùm bông thấp, cũng không thể với tới, bèn vào chùa mượn cái ghế đứng lên đưa máy ảnh đến gần hơn để có thể thấy rõ được hình cánh và nhuỵ hoa. Gặp vị sư cao niên, hỏi thăm mới biết cây mai chỉ mới trổ hoa độ 5-6 hôm.

    Trăm nghe không bằng một thấy, thế mà trong bài viết về Nam mai trước, nói đến cây mai ở nơi nào chúng tôi cũng đành phải viết câu: “Nhưng năm nay chưa thấy hoa”. Vì thế, với bài viết này, bằng những hình ảnh dẫn trưng cụ thể, chúng tôi xin được nói lại cho rõ: Nam nay, đầu mùa xuân, Nam mai rộ nở. Ngoài những cội Nam mai tuổi tác đã bao lần phô sắc toả hương, những cây mai non ở Mai Khâu thuở trước cũng bắt đầu hé nụ đơm bông.


    [​IMG]
    Hình 1: Cây Nam mai ở Mai Sơn (Đồn Cây Mai)
    Hình 2: Chùm hoa Nam mai chùa Giác Viên
    Hình 3: Một cành Nam Mai ở chùa Phượng Sơn

    Quan sát những cành hoa ở ba địa điểm trên, chúng tôi thấy những cây mai ấy không chỉ giống nhau về cây và lá (như đã nói ở bài trước), mà còn giống nhau cả về hoa nữa. Đúng như Vương Hồng Sển đã nhận xét: Cánh hoa nứt từ trong nhánh, chứ không phải đầu nhánh. Hoa chỉ có bốn cánh trắng, nhuỵ vàng số lượng nhiều, so với kích cỡ của hoa thì khá lớn (Hình 2). Đặc điểm ấy đã được Trịnh Hoài Đức mô tả trong thơ văn mà ở bài viết trước chúng tôi đã trích dẫn và chú giải:

    - Đản hoa thời vô tuyết, diệp thượng hộ hương nhĩ.
    (Những lúc trổ hoa, không có hình hoa tuyết, cánh hoa còn giữ mùi thơm vậy).

    - Hộ hương diệp biện hoài xuân đế.
    (Giữ hương cánh vòng cuống hoài xuân).

    - Hương tư bất vị tuyết tăng nghiên.
    (Hương sắc không vì có hình hoa tuyết mà tăng vẻ đẹp)

    Phạm Hoàng Hộ trong sách Cây cỏ Việt Nam (Nxb Trẻ TPHCM, 1999) khi viết về Bạch mai – Mai mù u, đã kê ra nhiều loại với những đặc điểm sinh học khác nhau về nhiều chi tiết (Sđd, tập 1, tr. 448-449), nhưng chúng tôi không đủ kiến thức chuyên môn để hiểu đến nơi đến chốn. Vì thế chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về cây Nam mai (tức là Bạch mai hay Mai mù u) là một loại hoa quý hiếm mà nhiều nghệ nhân đã bó tay trong việc chiết ghép di dời để phát triển. Chúng tôi tin rằng, khi các nhà chuyên môn có trình độ “vào cuộc” thì không bao lâu nữa, trong công viên của những thành phố phương Nam, nơi nào cũng có trông cây Nam mai – là loại hoa có liên quan đến lịch sử, văn hoá miền Nam, và hầu như chỉ ở miền Nam mới có – nên chúng tôi gọi Nam mai là “biểu tượng của đất Phương Nam”.

    (Nguồn: Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 670, ngày 20.03.2009)

Chia sẻ trang này