1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sài gòn năm xưa

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 26/05/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Chùa Cây Mai

    NAM MAI, BIỂU TƯỢNG CỦA MIỀN NAM


    Nam mai là một loại mai quý hiếm, đặc biệt chỉ có ở miền Nam. Nhiều tài liệu cho biết: Tại miền đất Gia Định xưa có ba nơi: Mai Khâu, Mai Sơn và Giác Viên tự còn giữ được những hoa quý hiếm ấy. Trong khi đó có những sách ghi Nam mai là cây mù u thường thấy ở nhiều nơi. Ngoài việc tra cứu tài liệu, những ngày gần Tết Ất Sửu, người viết còn đến các địa điểm trên để xem có phải là Nam mai, và những mong nhìn tận mắt loài hoa mà Trịnh Hoài Đức cho là “vốn bẩm linh khí mà sinh ra”.


    1. Mai Khâu trong thơ văn Trịnh Hoài Đức và sách Đại Nam nhất thống chí

    1.1 Trong Cấn Trai thi tập (Tập thơ của Cấn Trai), Trịnh Hoài Đức có ghi lại những bài thơ ngâm vịnh Mai Khâu (Gò Mai) và Nam mai (Mai miền Nam). Trước năm 1788, chưa ra làm quan với Nguyễn Phúc Ánh, Trịnh Hoài Đức lấy việc buôn bán làm sinh kế, nên thường qua lại Chân Lạp – Gia Định, có khi phải ở lại xứ Chùa Tháp cả năm; những khi về Gia Định ông vẫn thường đến Mai Khâu ngoạn cảnh. Thời kỳ này ông còn lưu lại những bài thơ: “Loạn hậu cửu nhật đăng Mai Khâu” (Sau loạn, ngày mồng chín tháng chín lên Gò Mai). “Mai Khâu vãn thiếu” (Gò Mai chiều hôm nhìn ra xa) làm năm 1782, và bài “Đồng Quảng Đông Võ Trường Ôn đăng Mai Khâu thưởng Nam Mai” (Cùng Võ Trường Ôn lên Gò Mai thưởng Nam Mai) làm năm 1784. Từ năm 1788 về sau, mặc dầu rất bận việc quan, Trịnh Hoài Đức vẫn thường không quên ngâm vịnh; trong chuỗi liên châu 30 chục bài vịnh cảnh Gia Định, ông cũng ghi lại đặc điểm cảnh trí Mai Khâu trong bài “Mai Khâu túc hạc” (Hạc ngủ đêm ở Gò Mai). Sau năm 1804, ông còn dành riêng cho cây mai quý hiếm ấy bài thơ vịnh “Nam mai”. Và ở đây, cũng xin chỉ giới thiệu bài thơ ấy:

    La Phù phi tích thị hà niên (1),
    Nhiễu thác căn châu Đại Việt thiên.
    Thuý diệp tịnh đồng hoa cảnh tú,
    Hương tư bất dị tuyết tăng nghiên (2).
    Hoành tà cổ tự thừa cam lộ,
    Điểm xuyết xuân song niểu thuỵ yên.
    Mạc vị Nam triều vô Tống tướng (3),
    Thanh tân hoàn nghĩ tục dao thiên.

    Bài dịch thơ của Hoài Anh (Gia Định tam gia, Nxb Tổng Hợp Đồng Nai, 2006):

    La Phù bay đến năm nao?
    Mà gốc rễ thác sinh vào nước ta.
    Ganh vẻ đẹp: lá cùnh hoa,
    Không ngờ tuyết vẫn nuột nà dáng xinh.
    Ghé chùa được hưởng móc lành,
    Điểm song khói uốn trên cành đượm xuân.
    Nam triều đâu thiếu thi nhân,
    Vẫn đang nghĩ tiếp những vần thanh tao.

    1.2 Trong Gia Định thành thông chí (1820-1822), mục “Sơn xuyên chí” (Ghi về núi sông), Trịnh Hoài Đức viết về Mai Khâu và Nam mai như sau (Bản dịch của Lý Việt Dũng, Gia Định thành thông chí, Nxb Tổng Hợp Đồng Nai, 2005):

    Mai Khâu (Gò Cây Mai)

    Ở phía nam trấn thành 13 dặm rưỡi, gò đất nổi cao có nhiều cây nam mai thân cỗi nghiêng ngang, nhưng khi trổ hoa không bung xoè trắng tinh rạng rỡ, cánh hoa vẫn còn úp túm giữ mùi thơm. Thứ hoa vốn bẩm linh khí mà sinh ra, không thể dời trồng nơi khác được. Trên có chùa Ân Tông, đêm tụng kinh, chiều giộng chuông, âm thanh tản mạn trong mây khói, giống như đang ở giữa thế giới núi Linh Thứu của Phật. Lại có suối trong chảy quanh chân núi, các du nữ chiều mát quẫy mạnh mái chèo đi hái sen; gặp khi trời đẹp, văn nhân thi sĩ mang bầu rượu leo từng bậc cấp lên đây ngâm vịnh dưới gốc hoa ở đầu gò, câu chữ nồng nàn, thật là một thắng cảnh cho người du lãm.

    Nơi đây, ngày xưa là chỗ chùa Tháp đất Phật (…), nền móng xưa còn thấy rõ. Năm Bính Tý (1816) niên hiệu Gia Long thứ 15, có nhà sư sửa sang lại chùa và đã đào lấy được nhiều gạch lớn, ngói xưa và cả hai miếng vàng lá hình vuông, mỗi bề hơn 3 phân, mỗi miếng nặng 3 đồng cân, trên mặt chạm hình cổ Phật kỵ tượng (Phật cưỡi voi), có thể đây là cái vật của Hồ tăng (tăng nhân người Ấn Độ) dùng để trấn tháp đó chăng?

    1.3 Trong sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn dưới triều Tự Đức (1875), Mai Khâu được ghi bằng tên Mai Khâu Tự (Chùa Cây Mai); chuyện xưa nhắc lại cũng giống những điều Trịnh Hoài Đức đã ghi chép trước, nhưng cảnh trí lúc ấy đã đổi thay qua bao biến cố lịch sử (Bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, Lục tỉnh Nam Việt, Nha Văn Hoá, Phủ QVK đặc trách Văn Hoá, Sài Gòn, 1973).

    Chùa Mai Khâu (Chùa Cây Mai)

    Ở địa phận thôn Phú Giáo huyện Tân Long, nơi đây có gò trên gò có 7 cây mai, bóng ngả lơ thơ, mùi hương phảng phất, rất thích ý cho những kẻ tầm phương du lãm. Người xưa có lập chùa Ân Tôn trên đỉnh gò, năm Gia Long thứ 15 (1816) có thầy tăng trùng tu tự viện, đào được 3 miếng vàng rộng hơn 1 tấc. Mỗi miếng nặng 3 đồng cân, trên mặt khắc “ông Phật xưa cỡi con voi”, người ta nói đó là vật ngày xưa của thầy tăng trấn tháp vậy. Chùa này cũng là một thắng cảnh ở Nam Trung. Nhưng cảnh chùa khi hưng khi phế, bông mai khi nở khi tàn, hai bên như mặc cảm khế hiệp với nhau, mỗi khi bông mai rụng hay đi xứ nào không biết thì cảnh chùa u trầm, tăng chúng lưu lạc xem rất buồn bã, kịp khi linh cơ chuyển phục giữa không tế bay về, thì cảnh chùa với hoa mai đồng thời song song thạnh phát, không ai biết duyên cớ vì sao, từ khi cất chùa về sau đã hai lần vãng phục như thế (…).

    2. Mai Sơn với Bạch mai thi xã và lòng hoài niệm của người sau:

    Mai Sơn là ngọn đồi có nhiều cây mai bên đường từ Chợ Lớn đi Phú Lâm; trên đó có chùa Mai Sơn Tự, còn gọi là chùa Cây Mai, được nhắc đến trong bài phú Cổ Gia Định phong cảnh vịnh xuất hiện trước 1815 và được Trần Văn Học vẽ vào bản đồ tỉnh Gia Định năm 1815; chùa nổi tiếng có lẽ một phần cũng vì ở đó có loại bạch mai rất quý. Vào khoảng giữa thế kỷ XIX, Tôn Thọ Tường lập Bạch Mai thi xã lấy đó làm hội điểm xướng hoạ. Mai Sơn, tuy không có tài liệu xưa nào ghi lại như Mai Khâu, nhưng Khuông Việt, trong quyển Tôn Thọ Tường (Ngay Nay xb, Hà Nội, 1942), có lẽ dựa vào truyền ngôn thời bấy giờ mà hình dung cảnh Mai Sơn trong mùa hoa nở:

    “Đến mùa mai nở, cả đồi là một bức tranh vẽ toàn hoa trắng lá xanh. Lại thêm tận chân trời, cánh đồng lúa chín bao la, rộng rãi chẳng khác chi một thảm nhung dập dờn như sóng gợn dưới ngọn gió chiều nhẹ thoảng. Hương của hoa mai hoà hợp cùng mùi thơm của lúa thêm phần quyến rũ cho cảnh chùa Cây Mai” (Theo Nguyễn Bá Thế, Tôn Thọ Tường, Tân Việt, Sài Gòn, 1957, trg 16-17).

    Năm 1860, Pháp chiếm Gia Định, đặt căn cứ quân sự ở chùa Cây Mai, Tôn Thọ Tường mặc dầu sau đó đã ra làm việc cho Pháp nhưng qua bài thơ “Vịnh chùa Cây Mai” vẫn tỏ nỗi cám cảnh trước sự thay đổi nơi danh lam thắng cảnh ấy:

    Đau đớn cho mai cách dưới đèo,
    Mười phần trong sạch phận cheo leo.
    Sương in tuyết đóng nhành thưa thớt,
    Xuân đến thu về sãi quạnh hiu!
    Lặng lẽ chuông quen con bóng xế,
    Tò le kèn lạ mặt trời chiều.
    Những tay rượu thánh thi thần cũ,
    Trông cảnh bao nhiêu, tiếc bấy nhiêu.

    Nhà thơ Đông Hồ, về sau, vừa cảm thông nỗi đau đớn của nhà thơ lớp trước vừa tiếc cho cảnh chùa xưa, đã cùng học giả Lê Ngọc Trụ đến đồn Cây Mai vào đầu xuân 1960 và đã may mắn cầm được trên tay một nhành mai trắng với bao cảm xúc triền miên. Sau đó, nhà thơ còn hoạ bài thơ của Tôn Thọ Tường với nỗi lòng hoài cổ:

    Giang Nam mộng cũ xuân man mác,
    Thi xã hồn xưa gió hắt hiu.

    Bạch mai ở Mai Sơn, theo Vương Hồng Sển, cùng là một giống với Nam mai ở Mai Khâu và Bình Sơn (Hà Tiên).

    --------------------
    (1) La Phù là một dãy núi rộng lớn có tiếng ở tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, phong cảnh rất đẹp; trên núi có động, Đạo giáo kể động ở đây là Động thiên thứ 7 trong toàn cõi Trung Hoa. Trong sách Long Thành Lục, Liễu Tông Nguyên (773-819) có thuật sự tích: Vào thời Tuỳ Văn Đế, niên hiệu Khai Hoàng (589-600), Triệu Sư Hùng đến miền núi La Phù. Buổi chiều, bên quán rượu nơi rừng tùng, gặp một mỹ nhân y phục trắng trang nhã ra chào đón; khi nói chuyện, từ người ấy toát ra mùi hương thanh khiết; bèn cùng nhau vào quán uống rượu. Sư Hùng say mê man, khi tỉnh dậy thấy đang ở dưới gốc mai, lá trên cành rì rào trong cảnh trăng lặng, sao mờ rất buồn bã. Từ đó, thi nhân thường dùng điển “mộng La Phù” để chỉ hoa mai. Trịnh Hoài Đức dùng điển ấy để phá đề bài vịnh Nam mai, chứ không phải xác định đây là giống mai đem từ Quảng Đông sang.

    (2) Nói về đặc điểm của “Nam mai”, bài này Trịnh Hoài Đức diễn tả bằng câu thơ: “Hương tư bất vị tuyết tăng nghiên” (Hương sắc không vì có hoa tuyết mà tăng vẻ đẹp) và trong Gia Định thành thông chí, khi viết về “Mai Khâu”, ông cũng mô tả Nam mai: “Đản hoa thời vô tuyết, diệp thượng hộ hương nhĩ” (Những lúc trổ hoa không có hình hoa tuyết, cánh hoa còn giữ mùi thơm vậy). Hai chữ “vô tuyết” nếu dịch “không có tuyết” thì không diễn được ý tác giả; ở xứ ta hoa nào nở mà có tuyết, nên “không có tuyết” thì đâu phải đặc tính của Nam mai. Tuyết đây là chỉ “tinh thể hình lục giác” của hoa tuyết; Nam mai không phô bày cánh trắng như hoa tuyết, mà chụm lại để giữ mùi thơm mới là đặc điểm đáng nói. Trong bài thơ làm năm 1784 nói trên, Trịnh Hoài Đức cũng có câu: “Hộ hương diệp biện (biến) hoài xuân đế” (Giữ thơm cánh vòng cuống hoài xuân) là cũng cùng nghĩa ấy.
    (3) Tống tướng: Ý tác giả muốn nói về dáng vẻ, phong cách thi ca đời Tống có những đặc sắc mà các nhà biên khảo đã nhận xét là: Tự do, giản dị, tự nhiên và có tính cách triết lý; hoặc cụ thể như Hoài Anh chú thích trong bản dịch bài thơ trên là đời Tống có nhiều tác giả vịnh mai rất đặc sắc: Khương Quý, Lý Thanh Chiếu, Lục Du, Lư Mai Pha, Lâm Bô.


    (Nguồn: Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 667, ngày 20.02.2009)
    Cửa vào hầm trên đồi Cây Mai. Hầm nay được xây ngay chổ nhà bát giác xưa

    [​IMG]
    hoalongtrang thích bài này.
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"
    Chùa Cây Mai


    Miếu Tiên sư và cây Mai sau miếu. Nhang đèn như thế này có thể làm ngộ độc cây mai.

    [​IMG]



    [​IMG]
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    [​IMG]

    Quân Pháp từ cánh đồng Mả mồ nhìn về đại đồn Chí Hòa

    [​IMG]

    Lính Pháp (trái), lính An nam và lính Tây Ban Nha (phải) trong trận chiến nám 1861
    hoalongtrang thích bài này.
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"


    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    Sau khi đánh đồn Chí Hòa Pháp chiếm luôn Biên Hòa và Mỹ Tho
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    Quân Pháp tấn công phòng tuyến Chí Hòa
    [​IMG]


    [​IMG]
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"






    Phó đô đốc Bonard, kẻ chỉ huy quân Pháp-Tây Ban Nha trong chiến dịch hạ đồn Chí Hòa

    [​IMG]


    Đồn Rạch Tra ở tây nam đại đồn Chí Hòa bị chiếm ngày 24/2/1861

    [​IMG]


  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"

    [​IMG]

    Ecole maternelle indigène de Chodui (Saïgon)

    Trường Collette ngày xưa. Có thể ông Passerat de la Chapelle, kế toán trưởng Chợ Lớn, được cho ở trong một tòa nhà trong trường này mà ông nhầm trước kia là chùa Barbet.

    Trường Collette này ban đầu là trường mẫu giáo (ecole maternelle) sau đổi thành trường nữ sinh (ecole des filles) vào năm nào thì chưa rõ. Ông Midan chắc nhầm Chodui thành Cholon
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một vài ý kiến về "Phòng tuyến chùa chiền"



    Lính tập dưới gốc cây si cổ thụ trong trại lính thành Ô ma


    [​IMG]


    [​IMG]

Chia sẻ trang này