1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sài gòn năm xưa

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 26/05/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    Một số hình ảnh chợ Cũ -Sài gòn (Le Marché de Saigon)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]


  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    Một số hình ảnh chợ Cũ -Sài gòn (Le Marché de Saigon)

    Quang cảnh đường Charner nơi mặt tiền chợ Cũ quay ra

    [​IMG]
    Bồn kèn

    [​IMG]



    [​IMG]
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Người dân đi chợ ngày xưa


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    Một số hình ảnh chợ (Marché Centrale) Mới -Sài gòn

    [​IMG]
    SAIGON - marché central

    Chợ mới tức là chợ Bến Thành ngày nay. Rạch Cầu Sấu chạy dọc vị trí đường Hàm Nghi tới gần khu vực này đã được lấp, và trong hình này chưa thấy vòng xoay phía trước chợ.


    [​IMG]

    Ảnh này đã có vòng xoay. Bên trái ảnh là nhà ga Mỹ Tho, sau là ga Sài gòn rồi bị phá bỏ để làm công viên. Xa xa góc trái có thể thấy gác chuông nhà thờ Huyện Sĩ


    Saïgon - Place du Marché Central, 1932
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một số hình ảnh chợ (Marché Centrale) Mới -Sài gòn

    [​IMG]



    marché de saigon

    Chợ Sài Gòn - hình chụp khoảng đầu thập niên 1950, trên tháp chợ Bến Thành là hình Quốc trưởng Bảo Đại. Mái chợ phía bên phải đang được sửa chữa.



    [​IMG]

    Saïgon. Le marché principal
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một số hình ảnh chợ (Marché Centrale) Mới -Sài gòn

    [​IMG]


    14 Halles centrales - Marché de Saigon - Avenue de la gare
    [​IMG][​IMG]
    9 Le nouveau marché de Saigon


  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    CHỢ BẾN THÀNH​


    » Tác giả: Phạm Mộng Chương
    1. CHỢ BẾN THÀNH


    LTS: Rất nhiều người, kể cả những ai sinh trưởng tại chính trên đất Sài Gòn cũng không hề để ý tới ngôi chợ nằm giữa thủ đô VNCH, đã được thế giới tôn vinh là hòn ngọc Viễn Đông, đó là ngôi Chợ Bến Thành,...có nguồn gốc từ đâu và dòng lịch sử của nó ra sao? Chúng tôi xin cống hiến bạn đọc một bài đặc biệt nói về ngôi chợ nổi danh này. Bài viết được trích ra trong Danh Cảnh Việt Nam của Họa Sĩ Phạm Mộng Chương biên khảo trong mục “Cảnh Đẹp Sài Gòn”, ông đã đề cập tới ngôi chợ Bến Thành hay còn gọi là chợ Sài Gòn, nơi mà những ai đã có thời gian cư ngụ tại thành phố này không thể nào không biết tới.

    [​IMG]

    Chợ Bến Thành Xưa

    Chợ Bến Thành còn gọi là chợ Sài Gòn trước đây hơn một thế kỷ được lập nên ở phía sông Bến Nghé gần với thành Gia Định. Theo trong cuốn Gia Định Thành Thống Chí của Trịnh Hoài Đức viết năm 1882, trong đó đã diễn tả khu chợ Bến Thành hồi ấy như sau:

    “Phố xá rất ư trù mật, khu chợ nằm dọc theo bến sông. Hàng năm vào mỗi cuối tháng giêng có ngày Tế Mạ (ngày lễ tế thần của Quân Đội Hoàng Gia) những ngày này đều có tổ chức các cuộc thao diễn hải quân của triều đình tại đây.

    Bến sông này buôn bán tấp nập, có nhiều đò thuyền qua lại đưa đón các doanh nhân ngoài sông biển vào bờ. Đầu bến về phía Bắc là rạch Sa Ngư (tên của một con rạch thời ấy, sau được lấp đi và gọi là Kênh Lấp) nơi này có cầu ván bắc ngang, hai bên đầu cầu, nhà ngói xây lên san sát, nơi đây bầy bán đủ thứ hàng hóa thịnh hành thời ấy. Dọc theo hai bờ sông, thuyền bè buôn bán, lớn nhỏ cập bến tấp nập”.

    Cũng theo các tài liệu ghi lại thì lúc đầu, chợ Bến Thành ở phía Đông huyện Bình Dương (lúc đó Bình Dương còn là một huyện của thành Gia Định). Vì chợ này dọc theo bến sông trước thành Phiên An (Gia Định) nên được gọi là Chợ Bến Thành (có ý nghĩa là ngôi chợ tọa lạc tại bến sông của thành Gia Định). Chợ ở khoảng giữa, tính từ cột cờ Thủ Ngữ đến đầu đường Nguyễn Huệ sau này. Đến năm Minh Mạng thứ 14 (1883), triều Nguyễn trãi qua cuộc binh lửa với Lê Văn Khôi, phố chợ này đã bị tàn phá đi rất nhiều, nên không còn được nguyên vẹn như lúc đầu.

    Đến thời kỳ người Pháp đánh chiếm thành Gia Định, thì chợ Bến Thành được dời về khu Kênh Lấp (ở quãng giữa đường Nguyễn Huệ) nền chợ lúc đó xây dựng trên khu đất sau này là nhà Ngân Khố (trước năm 1975). Sau đó ngôi chợ bị hỏa hoạn, vì chợ được thiết kế toàn bằng tre nứa nên dễ bắt lửa và đã hoàn toàn thiêu rụi.

    Thời Pháp thuộc, chợ Bến Thành được dựng lại tại phía trong đường Kênh Lấp (chỗ đường Nguyễn Huệ), chợ được cất bằng cột sắt và có mái tôn che với tường xây bằng gạch, rất khang trang. Thời đó đường Nguyễn Huệ có con kênh chạy từ bờ sông Bến Nghé tới cuối đường Nguyễn Huệ (chỗ mà sau này là Tòa Đô Chính Sài Gòn), rồi con kênh rẽ sang phía Nhà Hát Tây (sau này là nhà Quốc Hội) và chạy dài tới Sở Thú bên cầu Thị Nghè.

    Con kênh ở đường Nguyễn Huệ hồi đó vì có phố chợ Bến Thành, nên tại hai bên bờ kênh, người Việt, người Hoa, người Chà, người Miên... xây nhà san sát để buôn bán. Xen kẽ vào có nhiều nhà lầu của người Pháp, xây lên để ở, làm văn phòng, thiết lập các hãng buôn. Sau này còn lại dăm ba căn ở gần ty Ngân Khố, vài nhà của người Hoa mở ra bán hủ tiếu, thịt quay, cháo cá, cà phê, mấy tiệm thuốc bắc và đôi ba tiệm của các chú người Ấn bán vải, tạp hóa, cari, nước hoa...

    Phố chợ mỗi ngày một thêm sầm uất vì là nơi trên bến dưới thuyền cho nên người dân lục tỉnh lui tới mang hàng lên bán rồi mua hàng về. Tờ báo Lục Tỉnh Tân Văn xuất bản thời kỳ đó, cũng đã thuê hai căn phố lầu trong khu này để tiện việc giao dịch với độc giả và các phóng viên từ các tỉnh lui tới. Các hương chức ở các vùng quê cũng như các điền chủ từ miền lục tỉnh hay đi thuyền, tàu đò lên Sài Gòn chơi hoặc mua sắm đồ đạc đều tới khu Chợ Bến Thành này để thuê khách sạn, vì nơi đây gần chợ và ăn nhậu suốt đêm.

    Thời kỳ đó khu này đã có Nam Trung khách sạn mở ra với sự góp vốn của nhiều cổ phần, có ban quản trị và sổ sách giấy tờ kế toán rất phân minh. Đặc biệt tại Nam Trung khách sạn mỗi tối từ 17 giờ đến 23 giờ đều có ca nhạc, sau đó có cô đầu hát xướng ngoài ra cũng có cả hát xiệc để dành cho giới trẻ.

    Được ít năm sau chính quyền Pháp tại Sài Gòn cho lấp con kênh để biến thành con đường lớn chạy từ mé sông tới tòa đô chính với những văn phòng, cơ sở hành chánh của người Pháp như ở Ngân Khố, sở Thương Chánh... và con đường này được đặt tên là đại lộ Charner (tên của một sĩ quan Hải Quân Pháp tiến chiếm Nam Kỳ).

    Ngôi chợ Bến Thành lại một lần nữa dời về địa điểm mới, nhưng ở khu phố chợ cũ, người Hoa vẫn duy trì những quán cà phê, bán cháo cá, bán hủ tiếu và vài tiệm thuốc bắc hay các thực phẩm như miến, bóng cá, vi cá, âm, nhung, yến, vây cá... Cũng vì gần bến sông, chiều chiều người dân chài lưới bên rạch gần đó, mang tôm, cá, cua và rau quả tươi... lên bán ở khu phố này. Vì vậy người ta gọi là Chợ Cũ, ngày nay khu chợ cũ vẫn duy trì và họp mỗi ngày.

    [​IMG]

    Chợ Bến Thành hiện nay

    Chợ Bến Thành hiện nay gọi là “Chợ Bến Thành Mới” hay cũng còn gọi là “Chợ Mới Sài Gòn”. Khi người Pháp có dự án chỉnh trang để mở rộng đường phố Sài Gòn và Chợ Lớn. Người ta đã cho dời ngôi Chợ Bến Thành cũ từ Kênh Lấp đường Nguyễn Huệ về khu Bùng Binh.

    Ngôi chợ mới này được khởi công xây cất vào đầu thế kỷ XX, năm 1912 đến năm 1914 thì hoàn thành. Chợ được xây trên khu đất rộng 10.000m2, vây quanh bởi bốn con đường: Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Chợ xây bằng gạch, cột kèo bằng sắt, mái ngói, có một tháp cao tầng trên bốn phía đều có gắn đồng hồ chỉ giờ để tiện lợi cho khách đi chợ biết giờ giấc.

    Ngày khánh thành “Chợ Bến Thành Mới” được tổ chức thật rầm rộ, người các tỉnh từ miền Đông tới miền Tây được thông báo trước hai ba tháng nên khắp nơi người ta nô nức hẹn nhau tới ngày khai trương để mua sắm và thăm cảnh Chợ Bến Thành Mới. Các thương gia người Hoa, người Chà... thi nhau đổ xô tới giành mua sạp để bán thuốc lá, tơ lụa, thực phẩm...

    Người lục tỉnh được tin ngày khai trương chợ mới Sài Gòn đã nói với nhau “xem được lễ Tất tân thị một lần, chết cũng sướng thân”. Ngày khai trương, sáng hôm khai mạc có múa lân, thao diễn võ thuật, nhạc bát âm và có cả ban nhạc của nhà binh Pháp tới hòa nhạc giúp vui. Buổi tối hôm khai trương, đèn xanh đỏ giăng xung quanh chợ sáng trưng, người đi lại đông nghẹt hơn cả ngày Tết.

    Chợ Bến Thành duy trì đã được hơn một thế kỷ. Cột sắt đã rỉ, mái ngói hư hát, dân thành phố Sài Gòn năm 1970 đã lên tới 4 triệu người, ngôi chợ trung tâm thành phố được xây từ đầu thế kỷ XX đến nay coi như lỗi thời, không có đủ sức chứa cũng như tiện nghi cho người bán kẻ mua từ nội và ngoại thành đổ về. Vào năm 1970, chính phủ VNCH đã có dự án xây cất lại một chợ Bến Thành mới nữa thay thế cho ngôi chợ hiện nay.

    Lúc đó chính phủ và hội đồng thành phố Sài Gòn đã mở cuộc thi vẽ đồ án kiến trúc để xây ngôi chợ mới thật khang trang, đầy đủ mọi tiện nghi cho xứng đáng với ngôi chợ của Thủ Đô và cũng là hòn ngọc Viễn Đông. Đã có 8 đồ án được gửi tới dự thi, trong đó có đồ án của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng đoạt giải nhất.

    Đồ án xây cất Chợ Bến Thành Mới

    Dự án của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng dự trù sẽ xây cất trên khoảng đất rộng 12.000m2 của nền chợ hiện tại. Đồ án kiến trúc ngôi Chợ Bến Thành Mới này gồm có những đặc điểm được thể hiện như sau:

    - Chợ có một tầng hầm dùng làm nơi đậu xe (parking lot), tầng trệt là nơi bán thực phẩm tươi, lầu 1 và 2 bán các mặt hàng tạp hóa khô, hàng vải, bách hóa, các văn phòng, các chi nhánh ngân hang. Lầu 3 là nơi giải trí cho trẻ em v.v... Ngôi chợ mới này có đầy đủ tiện nghi với hệ thống điện nước, các phương tiện vệ sinh, thang máy, bưu điện v.v...

    Theo phần trình bày của tác giả thì ông và các cộng sự viên đã dành ra hai tháng để điều nghiên địa hình và thực hiện đồ án trong 2 tháng với 30 họa viên cộng tác làm việc ngày đêm.

    Ông cho hay cái khó khăn là ngôi chợ cũ đã được xây dựng trên một diện tích không được rộng cho lắm, bởi vậy cho nên phần nghiên cứu sao cho ngôi chợ mới phải có một lề lối kiến trúc đặc biệt để tượng trưng cho một ngôi chợ tọa lạc giữa một thủ đô mang danh là hòn ngọc Viễn Đông. Ông đã tận dụng toàn thể diện tích ngôi chợ cũ gồm phần phía trước, cũng như khu bán trái cây phía sau, và tìm cách gia tăng diện tích rộng hơn nữa bằng một lề lối rất ư táo bạo như sau:

    Ngôi chợ sẽ xây cất nhiều tầng. Tầng sâu dưới đất dùng làm bãi đậu xe có sức chứa được gần 200 chiếc xe hơi. Tầng trệt cao khỏi mặt đất hiện hữu là 1 thước. Các gian hàng chung quanh tầng trệt sẽ là nơi bày bán thịt heo, thịt bò... Gian hàng kế là nơi bán trái cây, hoa quả. Khu bên trong là nơi của các sạp bán cá, khu này se thiết kế thấp xuống để giữ vệ sinh cho khu bên ngoài, phía trên có ánh sáng thiên nhiên trực tiếp rọi vào, thông thoáng và rộng rãi.

    Lầu 1 là nơi bán chạp khô, bách hóa các loại. Lầu 2 bán quần áo, tơ lụa, nơi đặt chi nhánh của các ngân hàng tư. Lầu 3 sẽ là thế giới riêng biệt cho nhi đồng với nhiều trò giải trí, tiệm bán đồ chơi, sách báo, nhà giữ trẻ... Theo kiến trúc sư Mãng thì đây là một dự trù nhằm giúp đỡ giới bạn hàng có thể gửi con cháu trong khi bận công việc buôn bán cũng như những khách đi chợ có thể đem gửi con để khỏi bận bịu trẻ nhỏ đi theo khi vào chợ sắm sửa.

    Nơi sân thượng cũng thiết kế nhiều nhà hàng, quán ăn. Ngoài ra trên tầng này còn có cả rạp chiếu bóng, rạp cải lương. Phía trước nóc chợ vẫn có một ngôi tháp cao 50m, bốn phía mặt tháp có gắn đồng hồ chỉ giờ, phần trên của ngôi tháp này sẽ là nhà hàng và phòng trà mở cửa cả ngày đêm.

    Chợ có thang máy cho khách, có hệ thống thang riêng để dành cho việc nâng cất hàng lên xuống, hệ thống thâu rác để giữ vệ sinh trong chợ, lối đi để chuyển hàng hóa vào chợ hoặc chuyển lên lầu, tất cả đều riêng biệt, không lẫn lộn với lối đi của khách hàng.

    Đặc điểm cần phải chú ý của thiết kế kiến trúc này là diện tích của các tầng lầu càng ở trên cao càng được nới rộng ra. Đây là một lề lối kiến trúc táo bạo vừa lạ, vừa đáp ứng nhu cầu của người mua kẻ bán càng ngày càng đông tại một thủ đô càng ngày càng phát triển.

    Theo dự trù của năm 1972, kinh phí xây cất chợ Bến Thành lên tới trên 2 tỷ đồng. Rất tiếc rằng hồi đó ngân sách của Đô Thành Sài Gòn chưa có đủ để đáp ứng ngay cho nhu cầu trên. Công việc đã đành phải hoãn lại và chúng ta chưa làm được việc này.

    2009-02-26 09:02:20
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Lịch Sử Chợ Bến Thành

    Từ năm 1680 các thương khách Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản... đã tấp nập ngược sông Sài Gòn lên Cù Lao Phố (Biên Hoà) để buôn bán trao đổi. Nhưng từ năm 1777 bị tác động mạnh của những tranh chấp về quân sự và chính trị giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn do vị trí địa dư thuận lợi của Sài Gòn. Cù Lao Phố suy tàn phải nhường chỗ cho Sài Gòn, kể từ đó trải qua bao thăng trầm Sài Gòn vẫn không ngừng phát triển và trở thành một đô thị hiện đại, náo nhiệt và sầm uất vào bậc nhất nước ta.

    Quá trình hình thành và phát triển của một đô thị trong quá khứ, chợ luôn là hạt nhân, là linh hồn của đô thị. TP.Hồ Chí Minh hiện có trên 200 chợ, sẽ là điều lý thú nếu tìm hiểu cặn kẽ về lịch sử, đặc trưng và văn hoá của hơn 200 chợ Sài Gòn! Chợ Bến Thành và chợ Bình Tây được hình thành và phát triển trong vòng trên dưới 100 năm nay nhưng Bến Thành đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn, Bình Tây với lịch sử hình thành và kiến trúc truyền thống độc đáo của mình có lẽ là điều nên được nhắc đến.

    Chợ Bến Thành hiện nay được xây trên một cái ao sình lầy có tên là Bồ rệt (Marais Bosesse) được san lấp. Quyết định được đưa ra vào năm 1911 và đồ án của nhà Brossard et Mopin được chấp thuận năm 1912. Khánh thành linh đình gọi là lễ "Khai tân thị" vào tháng 4 năm 1914. Cái tên Bến Thành đã có từ trước khi chợ dời về vị trí như hiện nay. Vị trí đầu tiên của chợ là nằm sát ven sông - một bến nước của thành Gia Định cũ nên được mang tên là chợ Bến Thành. Sau đó để có mặt bằng làm bến tàu, Pháp cho dời chợ về vị trí kinh lắp (nay là đường Nguyễn Huệ) lúc này chợ không nằm ở bến sông nữa nhưng đồng bào vẫn dùng tên truyền thống là Bến Thành để gọi. Lần di chuyển thứ hai đến vị trí hiện nay vẫn gọi là chợ Bến Thành hoặc chợ mới Sài Gòn như được nói ở trên. Như vậy, chợ Bến Thành hiện nay được khai trương năm 1914 nằm trên diện tích rộng 12 ngàn m2 mặt chính hướng ra bùng binh round point Cuniac (Quách Thị Trang); mặt sau là đường Espagne (Lê Thánh Tôn); bên hông phải là đường Schroeder (Phan Chu Trinh) cũng là bến xe đò đi miền Tây; bên hông trái là đường Vienot (Phan Bội Châu) là bến xe đi miền Đông. Phía trước bên phải chợ là ga xe lửa (Công viên 23/9) có tuyến đường xuống Chợ Lớn và lên Lái Thiêu; phía trước bên trái là đường Bona (Lê Lợi).

    Với vị trí như thế khu chợ Bến Thành trở nên một đầu mối giao thông và thương mại quan trọng bậc nhất của Sài Gòn lúc bấy giờ. Xe cộ các loại, kẻ mua người bán và khách đi đường đổ về đông đúc, nhộn nhịp, tấp nập thường xuyên từ sáng sớm đến tối mịt, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước, trở thành biểu tựơng của Sài Gòn xưa và TP HCM hôm nay.

    Tính từ năm 1914 chợ Bến Thành đã trải qua bao thăng trầm và chứng nhân của bao biến cố và sự kiện lịch sử của hơn nửa thế kỷ đấu tranh chống ngoại bang giành độc lập. Năm 1944 chợ bị máy bay đồng minh ném bom làm hư hại nặng nề ; năm 1950 được trùng tu lại; năm 1951 ngày 9/11, hàng vạn học sinh, sinh viên biểu tình đã đốt phá chợ bày tỏ lòng căm phẫn đối với thực dân Pháp và tay sai ; đầu thập niên 70 chính quyền Sài Gòn có ý định phá dỡ chợ Bến Thành để xây mới hoàn toàn theo đồ án của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mảng.

    Tuy vậy không thực hiện được do chiến tranh trở nên ác liệt và dư luận Sài Gòn lúc ấy còn nhiều bất đồng đối với việc thay đổi hình ảnh quen thuộc của chợ Bến Thành. Từ ngày 1/7/1985 chợ Bến Thành được bắt đầu cải tạo và sửa chữa theo đồ án của Phó tiến sĩ Hoàng Như Tấn có tham khảo ý kiến của một số kiến trúc sư khác được hoàn thành ngày 25/8 (chỉ 55 ngày đêm) và được đưa vào sử dụng cho đến hôm nay. Năm 1996 Chính phủ có dự kiến: chợ Bến Thành sẽ được xây dựng lại từ năm 1997 - 2000 xứng đáng với tầm vóc của một thành phố công nghiệp hiện đại. Chủ trương vẫn giữ lại cổng chợ với tháp đồng hồ hình hộp có mái nhọn. Nhưng một lần nữa dư luận rộng rãi lại dậy lên và có ý kiến cho rằng: Sài Gòn sẽ ra sao nếu không có chợ Bến Thành?

    Điều này cho thấy việc nâng cấp, thay đổi một công trình, một di tích đã đi vào lòng quần chúng mặc dù với mục đích đầy thiện chí không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vì chưa có công viên nào đường kính chỉ 120 m lại chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn lao như công viên Quách Thị Trang và khó có nơi nào ở Sài Gòn lại vừa là nơi xuất phát vừa là điểm hội tụ của các cuộc đấu tranh quyết liệt như cửa chính của chợ Bến Thành trong suốt chiều dài đấu tranh chống ngoại bang. Hiện nay chợ Bến Thành có diện tích 13.056 m2. Chợ có 16 cửa với bốn cửa lớn Đông, Tây, Nam, Bắc. Chợ được chia làm bốn khu vực với 11 ngành hàng bao gồm khu vực 1 và 2 chủ yếu vải sợi và quần áo chiếm khoảng 30% diện tích; khu vực 3 và 4 là tạp phẩm, tạp hoá, mỹ phẩm, thực phẩm, công nghệ chế bíên, hàng tươi sống và ăn uống... Hiện có 1436 hộ / 1400 sạp kinh doanh. Điểm nổi bật của chợ là hàng hoá rất phong phú, đa số được tuyển chọn và cung cách phục vụ chu đáo do đó giá cả cao hơn các nơi khác và có lẽ bên cạnh nạn nói thách là thói quen vốn có ở chợ này thì việc ít khi cân thiếu là truyền thống đáng quí của chợ. Hiện nay bình quân mỗi ngày chợ Bến Thành có 15 ngàn lượt người đến giao dịch mua bán, tham quan. Không một du khách nào dù trong hay ngoài nước đến thành phố Hồ Chí Minh lại không ghé chợ Bến Thành và nếu chưa ghé vào thì chuyến đi thành phố Hồ Chí Minh có lẽ chưa được toai nguyện.

    Lịch Sử Chợ Bình Tây

    Vào những năm 1776 - 1777, cùng với sự suy tàn dần của Cù Lao Phố bởi chiến tranh, dân chúng đặc biệt là người Hoa kéo nhau chạy xuống Sài Gòn (khu vực Quận 5 ngày nay) và định cư luôn tại đó. Họ lập chợ có tên là Sài Gòn để buôn bán trao đổi, vị trí nằm tại Bưu điện Chợ Lớn ngày nay. Chợ Sài Gòn của người Hoa mới xây lớn hơn chợ Tân Kiểng mà người Việt đã lập từ trước nên dân chúng gọi là Chợ Lớn. Chợ Lớn buôn bán sầm uất, phát triển mạnh mẽ.

    Đến những năm đầu thế kỷ XX chợ trở nên nhỏ bé, chật hẹp. Năm 1928 chính quyền tỉnh Chợ Lớn dự định xây mới và một người Hoa có tên là Quách Đàm nhân cơ hội này mua một mảnh đất sình lầy rộng trên 20 ngàn m2 tại thôn Bình Tây với giá rẻ rồi san lấp và đề nghị chính quyền tỉnh Chợ Lớn lúc bấy giờ cho mình được bỏ tiền xây ngôi chợ mới bằng bê tông cốt sắt chỉ với hai điều kiện: một là cắt mấy dãy phố lầu chung quanh chợ và hai là dựng tượng ông ta ở cửa chính của chợ. Chính quyền tỉnh Chợ Lớn chấp thuận và Chợ Lớn Mới được hình thành với tên là chợ Quách Đàm để nhắc nhở người có công dựng chợ nhưng tên chính thức là chợ Bình Tây. Chợ Bình Tây có lối kiến trúc mang đậm nét phương Đông, rộng rãi sạch sẽ, là chợ đầu mối bán buôn, sầm uất nhất TP Hồ Chí Minh hiện nay. Năm 1991 chợ được sửa chữa đến cuối năm 1992 thì hoàn thành. Sau khi sửa chữa chợ được sắp xếp, bố trí lại 2606 sạp với 33 ngành hàng. Khu nhà ***g : tầng lầu có 748 sạp, tầng trệt có 698 sạp. Khu ngoài nhà ***g: Khu Trần Bình có 601 sạp, Lê Tấn Kế có 383 sạp; Phan Văn Khoẻ 196 sạp. Đến đầu năm 1997 chợ Bình Tây có 1998 hộ kinh doanh cá thể và 38 hộ kinh doanh thuộc DNNN và doanh nghiệp tư nhân.

    Đi đôi với quá trình xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh thành một trung tâm tài chính, văn hoá, khoa học hiện đại và văn minh. Tiêu chuẩn chợ truyền thống có còn tồn tại ? Xuất phát từ quan điểm lịch sử ta thấy rằng về cơ bản chợ truyền thống gắn liền với nền kinh tế nông nghiệp. Như thế không có nghĩa chợ sẽ biến mất khi Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại mà quan điểm kế thừa và thực tiễn các nước công nghiệp phát triển cho thấy ưu điểm của chợ truyền thống vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và tác động tương hỗ bổ sung cho loại hình kinh doanh siêu thị đang mở rộng và phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp đến.
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chợ Bến Thành. chợ Bến Nghé hay chợ Sài gòn?

    Bến Thành ở đâu và Bến Nghé ở đâu?

    Xưa nay người ta cứ nghĩ Bến Nghé là khu vực quận 1 Sài gòn ngày nay bao gồm luôn cả Bến Thành trong khu vực này. Thực ra không phải vậy.

    Tác phẩm "Cochinchine française et royaume de Cambodge, avec l'itinéraire de Paris à Saïgon et à la capitale cambodgienne" của Charles Lemire do nhà xuất bản Challamel aîné (Paris) ấn hành năm 1869 có giải thích rõ Bến Nghé và Bến Thành là hai khu vực dịa lý khác nhau:

    “ben nge (arroyo chinois). Les Français ont improprement appliqué ce nom au Saïgon actuel, que les Annamites désignent par les noms de Ben nghé ou de Ben thanh, selon qu'il est question de la partie voisine de l'arroyo chinois (rach Ben ngê), ou de la partie voisine et en deça de l'arroyo de l'avalanche , où se trouve l'ancienne citadelle (thanh)."

    Tạm dịch: Người Việt gọi tên Bến Nghé hay Bến Thành tùy thuộc vào vị trí vùng đó nằm ở gần rạch Tàu hủ (rạch Bến nghé) hay vùng đó nằm ở gần rạch Thị Nghè (arroyo de l'Avalanche), nơi gần thành cổ (bến Thành)

    Quyển “Vers Angkor. Saïgon. Phnom-penh..” do nhà xuất bản -Hachette ấn hành tại Paris năm 1925 cũng khẳng định lại Bến Nghé và Bến Thành là hai địa danh độc lập với nhau

    “que la partie fluviale commerçante, était dénommée communément Ben-nghè et Ben-thành. Depuis l'occupation annamite, les Cambodgiens appellent Sài-gôn Prei-nokor « Forêt de la capitale ». La partie haute de la ville fut habitée aux temps préhistoriques, ainsi qu'en font foi les armes et les outils de pierre”

    Trong quyển L'Empire d'Annam et le peuple annamite. Aperçu sur la géographie, les productions, l'industrie, les moeurs et les coutumes de l'Annam. Publié sous les auspices de l'administration des colonies. Annoté et mis à jour par J. Silvestre,... (1er novembre 1888.) –Nhà xuất bản F. Alcan (Paris)-năm 1889 ở trang 292 chương L'EMPIRE D'AN-NAM có chép:

    “depuis lors et grâce à l'erreur que nous avons commise, passer à Bên-Nghé (1) et Bên-Thành réunis, sous cette forme nouvelle « Saigon », tandis que nous désignions le comptoir chinois du nom vulgairement usité parmi les Annamites, « Cho-Len » ou le grand marché.”

    Tạm dịch: “chính vì nhờ cái nhầm lẫn đó nên chúng ta (chỉ người Pháp) gom cả Bến Nghé và Bến Thành lại vào dưới cái tên mới Sài gòn trong khi lại gán cho thành phố của người Hoa (chủ nhân thực của cái tên Sài gòn này) một cái tên khác là “Cho len” như người Việt hay gọi có nghĩa là Chợ Lớn.

    Như vậy Bến Thành xưa kia là vùng bến sông phía Nam rạch Thị Nghè tương ứng với Thảo cầm viên ngày nay, cũng có thể bao gồm luôn cả các khu vực quanh đó, phía Bắc giáp rạch Thị Nghè, phía Nam giáp với tường Đông Bắc thành Gia Định (khoảng đường Tôn Đức Thắng ngày nay) có thể bao gồm một phần phố chợ quanh mặt tây nam thành. Khu vực này trước cuộc nổi loạn Lê Văn Khôi rất trù phú trong đó đặc biệt có dinh Tân xá do Vua Gia Long dựng cho Giám mục Bá Đa Lộc để làm nơi ở và nơi dạy dỗ hoàng tử Cảnh .

    Còn Bến Nghé là khu vực từ mặt đông nam thành Gia Định đến bờ sông Sài gòn rồi kéo dài theo rạch Bến Nghé về phía Tây nam cho đến Chợ Quán. Hai khu này cách nhau bởi con kênh Chợ Vải.

    Vậy chợ Bến Thành xưa ở đâu?

    Có khi nào chợ Bến Thành nằm ở ngoài khu vực Bến Thành (Thị Nghè)? Ví dụ như nó có thể ở phía đông thành Gia Định như người ta vẫn nghĩ hay không?

    Theo Gia Định Thành Thống Chí của Trịnh Hoài Đức viết vào những năm 182X, quyển 3 trang 143 đã mô tả khu chợ Bến Thành hồi đầu thế kỷ 19 như sau:

    “CHỢ BẾN THÀNH

    Phố, chợ, nhà cửa rất trù mật, họp chợ dọc ven sông. Ở đầu bến, theo lệ tháng đầu xuân gặp nhằm ngày tế mã, có thao diễn thủy binh. Bến này có đò ngang đón chở khách buôn tàu biển lên bờ. Đầu phía bắc là ngòi Sa Ngư, có bắc cầu ván ngang qua,hai bên nách cầu có phố bằng ngói, tụ tập hàng trăm thức hàng hóa, dọc bến sông thuyền buôn lớn nhỏ đậu nối liền nhau.”

    Xưa nay người ta cứ nghĩ chữ “sông” trong đoản văn trên phải là sông Sài gòn và ngòi Sa Ngư là con lạch nhỏ dân gian gọi là kênh Lấp mà sau này người ta lấp đi để làm đường Charner (nay là đại lộ Nguyễn Huệ ).

    Tuy nhiên cách diễn giải này nảy sinh nhiều thắc mắc như “Bến Thành là bến nằm dọc sông Sài gòn hay bến nằm dọc kênh Lấp?”
    Nếu bến nằm trên sông Sài gòn đâu đó trong khoảng từ Ba son đến cột cờ Thủ ngữ thì kênh Lấp không thể nào ở phía Bắc của bến đó được. Còn ngược lại nếu bến Thành nằm dọc theo hai bờ kênh Lấp thì con lạch bé tí này lấy đâu ra chổ cho “dọc bến sông thuyền buôn lớn nhỏ đậu nối liền nhau.” Không lẽ một bến lại nằm ở cả hai sông?

    Nếu chợ Bến Thành nằm trong trong khu vực Bến Thành (Thị Nghè) thì ta có thể hiểu Trịnh Hoài Đức mô tả như thế này: (trong ngoặc là chú giải của Vaputin)

    “Phố, chợ, nhà cửa rất trù mật, họp chợ dọc ven sông (Bình Trị/Thị Nghè). Ở đầu bến( phía xưởng đóng tàu của HQ nhà Nguyễn), theo lệ tháng đầu xuân gặp nhằm ngày tế mã, có thao diễn thủy binh (hợp lý). Bến này có đò ngang đón chở khách buôn tàu biển lên bờ (tàu buôn ngoại quốc to không thuận tiện vào sông Bình Trị vốn khá nhỏ lại đầy thuyền buôn neo đậu, do đó có dịch vụ đưa đón khách từ ngoài sông Sài gòn vào chợ. Đầu phía bắc là ngòi Sa Ngư (có thể là rạch Nhiêu Lộc sau này chăng), có bắc cầu ván ngang qua,(cầu Bà Nghè) hai bên nách cầu có phố bằng ngói, tụ tập hàng trăm thức hàng hóa, dọc bến sông thuyền buôn lớn nhỏ đậu nối liền nhau.”

    Ta thấy rằng Chợ Bến Thành xưa nằm trên bờ rạch Thị Nghè thì hợp với mô tả của Trịnh Hoài Đức hơn. Thời Trịnh Hoài Đức rạch Thị Nghè còn gọi là sông Bình Trị nhưng dân gian quen gọi là rạch Bà Nghè/Thị Nghè theo tên cây cầu Bà Nghè. Còn rạch Văn Thánh ngày nay có thể có tên là ngòi Sa Ngư, có nghĩa là rạch Cá Bống (cát) vì có thể rạch này lúc đó có nhiều cá bống. Gia định xưa còn có một địa danh khác đặt theo tên cá là đồn Cá Trê (Giác ngư).

    Chợ Bến Thành theo mô tả trên thì khá sầm uất bao gồm hai phần nằm ở hai bờ rạch Thị Nghè: phần bờ bắc của chợ còn tồn tại đến ngày nay (chợ Thị Nghè) còn phần bờ nam chợ có thể kéo dài đến tận Ba son và đường Đồng khởi ngày nay. Phần bờ Nam có thể đã bị phá sạch khi quân nhà Nguyễn vây hãm thành Quy vào những năm 1833-1835. Riêng Dinh Tân xá vì là di tích của vua Gia Long (từ năm 1811 dường như chuyển thành kho chứa diêm tiêu và quân cụ) thì không bị phá đi và tồn tại ở vị trí cũ đến tận năm 1864. Sau đó Giám Mục Mossard cho dời Dinh về khu đầt các Thừa sai (nay là sở Ngoại vụ) rồi năm 1911 lại dời về trong khuôn viên tòa Giám mục Sài gòn và được bảo tồn cho đến ngày nay. Năm 1819 theo lời kể của John White khi ông này vào thành Gia Định (lúc đó còn thành Quy) theo cửa Đông Nam (khoảng đường Đồng Khởi ngày nay thì từ bến sông ông đã phải băng qua một khu chợ khá nhiều hàng hóa.

    Cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi (1833-1835) ở thành Phiên An (còn gọi là thành Gia Định, thành Sài Gòn) ban đầu thành công, quân nổi dậy đã chiếm được thành Phiên An và các tỉnh Nam Kỳ. Song đến ngày 16 tháng Bảy năm Ất Mùi (tức 8 tháng 9 năm 1835), khi quân triều đình chia làm 8 mũi, tấn công ồ ạt vào thành, quân nổi dậy chống cự không nổi, bị thua trận. Quân nổi dậy và dân chúng (gồm già trẻ, trai gái) ở trong và bên ngoài thành vài dặm, cả thảy 1.831 người đều bị giết chết và chôn chung một chỗ, và gọi là Mả ngụy hay Mả biền tru. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (mục Lê Văn Khôi), chép:
    ...Bè đảng a dua, không cứ già trẻ trai gái, ở trong và ở vài dặm ngoài thành (đều) chém ngay, rồi đào một hố to vất thây lấp đất, chồng đá làm gò dựng bia khắc đây là “nơi bọn nghịch tặc bị giết, để tỏ quốc pháp” .Như vậy đến khoảng năm 1835 chợ Bến Thành và có thể cả chợ Sỏi dường như đã bị xóa bỏ vì các chiến dịch quân sự và thanh trừng. Sau đó mãi đến năm 1859 thì chỉ có khu chợ Sỏi cũ và khu phố cửa Gia Định môn là được hồi phục còn các khu vực khác quanh thành mới và cũ đều vắng vẻ, đìu hiu. Khu bờ nam rạch Thị Nghè cây cối mọc um tùm để rồi người Pháp cải tạo lại thành Thảo cầm viên.

    Năm 1885 khi Trương Vĩnh Ký viết quyển "Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs" ông không hề nhắc đến chợ Bến Thành mà ông gọi khu vực thuộc phạm vi đường Đồng khởi ngày nay là "quảng trường và chợ Sài gòn", còn con kênh bên cạnh là kênh chợ Vải

    Trong sách vở trước năm 1975, Chợ Bến Thành dường như rất ít khi được nhắc đến. Ca dao xưa cũng hiếm khi thấy nhắc đến chợ Bến Thành. Dưới đây là câu ca dao nhắc tới các chợ của Sài gòn xưa nhưng lại không có chợ Bến Thành:

    Mẹ đi chợ Quán, chợ Cầu
    Mua cau chợ Vải, mua trầu chợ Dinh
    Sáng mai đi chợ Gò Vấp
    Anh mua một xấp vải đem về
    Cho con hai nó cắt, con ba nó may
    Con tư nó đột, con năm nó viền
    Con sáu đơm nút, con bảy vắt khuy
    Anh bước ra đi
    Con tám núi, con chín trì
    Ớ em mười ơi
    Sao em để vậy còn gì áo anh


    Bến Thành khi được nhắc đến là bến tàu là qúan, mà không là chợ

    Mười giờ tàu lại Bến Thành
    Súp lê còi thổi bộ hành lao xao


    Anh ngồi quạt quán Bến Thành
    Nghe em có chốn anh đành quăng om
    Anh ngồi quạt quán Bà Hom
    Hành khách chẳng có, đá om quăng lò


    Còn chợ Sài gòn lại rất phổ biến trong thơ ca dân gian xưa

    Chợ Sài Gòn cẩn đá,
    Chợ Rạch Giá cẩn xi măng
    Giã em xứ sở vuông tròn
    Anh về xứ sở không còn ra vô

    hay
    Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy
    Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa
    Viết thư thăm hết mọi nhà
    Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em


    hay

    Chợ Sài Gòn đèn xanh, đèn đỏ,
    Anh coi không tỏ, anh ngỡ đèn tàu
    Lấy anh em đâu kể sang giàu
    Rau dưa mắm muối có nơi nào hơn em


    Như vậy cũng khỏang sau 1835 mới có một chợ mới tên là chợ Vải ở gần ngã ba sông Sài gòn-rạch Bến Nghé trong khu vực làng Tân Khai, Bến Nghé xưa. Chợ xây bằng gỗ, mái lợp tranh. Chợ trông ra một quảng trường lớn là nơi tổ chức biểu diễn múa lân, múa rồng dịp lễ lạc.

    [​IMG]
    Gravure - Marché tenu à SAÏGON 1864


    Tranh vẽ xưa của chợ Vải
    [​IMG]

    SAÏGON Procession du DRAGON 1865


    Kênh Lấp (kênh chợ Vải) là ranh làng Tân Khai và làng bên cạnh cũng có thể là ranh giới giữa hai khu vực Bến Thành và Bến Nghé

    Sau đó người Pháp xây chợ Charner (chợ Cũ) trên nền chợ Vải này (chứ không phải chợ Bến Thành) vào năm 1961 rồi sửa lại vào năm 1869.

    Khi xây xong chợ Mới Sài gòn thì người Pháp lại dẹp bỏ chợ Charner (chợ Cũ) để thay bằng một công viên. Những người buôn bán ở chợ Cũ chắc có quyền được chuyển lên chợ Mới.


    Chợ Bến Nghé xưa nay không thấy nói đến trong sách vở và thực tế, chỉ thấy nó được chú thích trên bản đồ Trần Văn Học trong quyển địa chí TP HCM ở vào khoảng phần phố thị Đồng Khởi giáp bờ sông Sài gòn do đó ta có thể tin rằng chưa bao giờ tồn tại một khu chợ có tên chợ Bến Nghé. Do đó có thể khiên cưỡng khi ta gọi chợ Vải là chợ Bến Nghé dù nó có nằm trong khu vực Bến nghé xưa.

    Dựa vào các dữ liệu lịch sử và địa lý trên thì việc gọi chợ lớn trung tâm quận 1 ngày nay là chợ Bến Thành là không phù hợp. Chợ Bến Thành đã chết cách đây gần 180 năm cùng với Lê Văn Khôi rồi.

    Trước 30/4/1975 người Sài gòn hay người miền Nam đều gọi đó là chơ Sài gòn. Mấy ông già già thì gọi là chợ Mới Sài gòn để phân biệt với chợ Cũ. Không thấy ai gọi là chợ Bến Thành cả.

    Sau 1975 chợ Sài gòn được chính quyền mới đổi tên thành chợ Bến Thành và là biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh thay cho cái biểu tượng cổng Tam quan lăng Ông của Sài gòn xưa nhằm xóa bỏ mọi dấu vết của "cựu trào".
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    Chợ Bến Thành. chợ Bến Nghé hay chợ Sài gòn?


    [​IMG]

    Bản đồ thành Gia Định do Brun vẽ khỏang năm 1790 là bản đồ xưa nhất của Sài gòn. Ta có thể thấy sự trù phú của khu vực Bến Thành so với khu vực chợ Sỏi


    [​IMG]

    Bản đồ Sài Gòn - Gia Định do Trần Văn Học vẽ năm 1815 - Publisher: Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises (BSEI) cho thấy khu vực Bến Thành rất sầm uất.

    [​IMG]

    Bản đồ do công binh Pháp vẽ năm 1859 cho thấy các khu dân cư trù phú của thành Gia Định đặc biệt là khu chợ Bến Thành đã bị hủy diệt trong cuộc nổi lọan Lê Văn Khôi năm 1833-1835. Riêng khu chợ Sỏi và phần phố chợ phía nam cổng Gia Định dọc theo kinh Lấp đến năm 1859 lđã được hồi phục lại sau biến cố 1835.

    Trong ‘Gia Định thất thủ vịnh’, tác giả có nhắc đến chợ Sỏi:
    Từ Bến Thành trải qua chợ Sỏi, loài tanh hôi lang lệ biết bao nhiêu;
    Nơi Chợ Lớn sắp tới cầu Kho, quân mọi rợ lẫy lừng nên quá lắm.

    Qua hai câu này có thể thấy nhận thức của tác giả về địa danh Bến Thành khác với kiến thức chung của ta ngày nay.

    [​IMG]

Chia sẻ trang này