1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sài gòn năm xưa

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 26/05/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thủy xưởng xưa ở đâu?

    Nguy cơ xóa sổ ụ tàu 124 tuổi


    TT - Khu Ba Son tại TP.HCM hiện nay sẽ được quy hoạch thành khu đô thị hiện đại với chức năng chính là thương mại, giải trí, văn hóa, giáo dục, nhà ở.
    Vấn đề bảo tồn các di tích gắn liền với Chủ tịch Tôn Đức Thắng đang được bàn cãi. Đặc biệt, công trình ụ tàu cổ tồn tại từ 1888 đến nay có nguy cơ bị xóa sổ. Ngành văn hóa TP.HCM đang đấu tranh để giữ lại.

    [​IMG]
    Ụ tàu trong khu Ba Son (ảnh chụp năm 2009) - Ảnh tư liệu
    Sở VH-TT&DL TP.HCM vừa có cuộc họp hôm 7-8 với Công ty Ba Son, các sở ngành liên quan đến dự án quy hoạch xây dựng khu trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son thuộc khu vực bờ tây sông Sài Gòn (trong tổng thể khu vực trung tâm TP.HCM mở rộng, khoảng 930ha). Tại đây, ý kiến về bảo tồn khu vực ụ tàu cổ và khu nhà xưởng được hiểu là nơi làm việc ngày xưa của Bác Tôn vẫn còn chênh nhau.
    Lịch sử qua ụ tàu trăm tuổi

    "Cả Việt Nam chỉ có duy nhất một ụ tàu cổ ở Ba Son này thôi, nó là hiện thân của ngành công nghiệp tàu thủy tại Việt Nam từ rất sớm còn nguyên đến bây giờ, bây giờ mình phá đi thì sau này ăn nói thế nào với các thế hệ con cháu"
    Vũ Kim Anh (phó giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM)
    Về tầm vóc, cái ụ tàu (nơi neo đậu của các tàu để sửa chữa) trong khu Ba Son gắn liền với lịch sử giao thông đường thủy của Sài Gòn và thủy quân Việt Nam từ thời chúa Nguyễn. Bởi từ khi xây dựng thành Quy năm 1790, Nguyễn Ánh đã cho lập xưởng chu sư ở phía đông thành, và đến đầu thế kỷ 19 thì nơi đây là công trường thủ công lớn “sản xuất, sửa chữa mọi loại chiến thuyền”. Thủy xưởng Ba Son gắn liền với sự ra đời của Trường cơ khí Á Châu (tiền thân của Trường kỹ thuật Cao Thắng ngày nay) - nơi người thanh niên Tôn Đức Thắng đã theo học từ năm 1915-1917, vừa học vừa tập làm thợ tại xưởng cơ khí của thủy xưởng Ba Son. Nơi đây còn chứng kiến phong trào công nhân Sài Gòn đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Công hội đỏ do Bác Tôn thành lập. Vì những gắn bó và để tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng, ngày 12-8-1993 Bộ Văn hóa - thông tin đã xếp hạng xưởng cơ khí trong khu Ba Son - “địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng” - là di tích lịch sử quốc gia.
    Đại diện Sở VH-TT&DL TP.HCM, ban quản lý di tích, phòng di sản văn hóa khẳng định nên thực hiện theo Luật di sản văn hóa đối với khu vực xưởng cơ khí đã được công nhận là di tích: hơn 6.000m2. Đồng thời, khu vực ụ tàu cổ có từ năm 1888 cũng đã được Sở VH-TT&DL gửi văn bản ngày 31-8-2009 lên Cục Di sản văn hóa đề nghị bổ sung ụ tàu vào khu vực cấu thành di tích và xác lập lại bản vẽ khoanh vùng bảo vệ di tích. Sau đó, Cục Di sản cũng đã có văn bản vào ngày 17-11-2009 trả lời: Nhất trí với đề nghị của Sở VH-TT&DL TP.HCM.
    Cần bảo tồn nguyên trạng
    Ụ tàu là một phần di tích đã được đồng ý bổ sung vào khu vực đã xếp hạng. Thế nhưng, nội dung bảo tồn ụ tàu không hiện diện trong “Phương án bảo tồn di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại xưởng cơ khí thuộc XNLH Ba Son” của Bộ Quốc phòng. Khu vực nhà xưởng cơ khí cũng sẽ chỉ được “tu bổ nguyên trạng nội thất một phần”, và “cải tạo một phần diện tích nhà xưởng để làm nhà truyền thống XNLH Ba Son”.
    Bà Vũ Kim Anh - phó giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM - cho rằng nói cải tạo một phần thì một phần đó cụ thể là bao nhiêu, vấn đề này cần phải làm cho thông mới được. Ông Phạm Thành Nam - trưởng phòng quản lý di sản Sở VH-TT&DL TP.HCM - cũng bày tỏ lo ngại trước phương án của Bộ Quốc phòng, bởi khu vực nhà xưởng đã được khoanh vùng bảo vệ, do vậy không thể tiến hành tu bổ nội thất và cải tạo diện tích do lẽ các hoạt động này chắc chắn làm thay đổi hiện trạng của di tích, “điều này sẽ tạo tiền lệ không tốt cho các trường hợp quy hoạch, xây dựng liên quan đến di tích, họ sẽ nại trường hợp Ba Son ra để làm thay đổi di tích thì thật nguy hiểm”.
    Phía Bộ Quốc phòng, đại diện Công ty Ba Son tại cuộc họp cho rằng thật khó khăn khi bảo tồn nguyên trạng một ụ tàu giữa công trình thủy công lớn như khu phức hợp Ba Son. Nhưng đại diện văn phòng UBND TP.HCM cho rằng ngành văn hóa sẽ có phương án bảo tồn, và các bên nên ngồi lại với nhau để bàn tiếp về việc bảo tồn này. Sở Quy hoạch - kiến trúc cũng dẫn quan điểm của Nikken Sekkei (nhà tư vấn Nhật Bản của quy hoạch khu bờ tây sông Sài Gòn) rằng cần bảo tồn nguyên trạng ụ tàu cổ và xưởng cơ khí.

    Theo tài liệu của Sở VH-TT&DL TP.HCM, ụ tàu trong khu Ba Son còn lại hiện nay được Chính phủ Pháp xây dựng từ năm 1884, khánh thành năm 1888. Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, quân Pháp rút khỏi Đông Dương và Ba Son được Pháp chuyển giao lại cho hải quân chính quyền Sài Gòn từ ngày 12-9-1956. Dưới chế độ Sài Gòn cũ, thủy xưởng Ba Son được đổi tên là hải quân công xưởng, đặt trực thuộc bộ quốc phòng. Sau tháng 4-1975, hải quân công xưởng được chính quyền cách mạng tiếp quản và đổi tên thành Xí nghiệp liên hiệp Ba Son, trực thuộc Bộ Quốc phòng cho đến ngày nay.
    LAM ĐIỀN

    Thái độ với di tích là thái độ với lịch sử
    Di tích “Sài Gòn 300 năm” thuộc loại hình di tích “khảo cổ học công nghiệp và đô thị” ghi dấu những giai đoạn lịch sử liên tục của thành phố. Đây cũng là một ưu thế của di sản lịch sử thành phố khi so sánh với những thành phố khác trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa chung của cả nước. Từ góc độ khảo cổ học đô thị thì cần thiết phải bảo tồn toàn bộ những di tích lịch sử phản ánh quá trình đô thị hóa của Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, mà hiện nay, trải qua nhiều biến động xã hội, loại hình di tích này còn lại không nhiều!
    Một trong những di tích đó là xưởng đóng tàu Ba Son. Ngoài việc nơi đây là cái nôi của phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân Sài Gòn - Gia Định, trong đó có vai trò quan trọng của nhà cách mạng Tôn Đức Thắng, Công xưởng Ba Son còn là chứng tích của ngành đóng tàu Việt Nam từ “xưởng thủy” thời chúa Nguyễn (thế kỷ 18) và được “hiện đại” lần thứ nhất vào thời Pháp, mà chứng tích hiện thời chỉ còn lại hai ụ tàu và khu nhà xưởng xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 19. Công xưởng Ba Son đã ghi dấu về sự hình thành và phát triển ngành đóng tàu Việt Nam, và đó không chỉ là sự phát triển của một ngành công nghiệp, mà còn là bằng chứng của một nền kinh tế biển góp phần khẳng định Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền biển từ lâu đời. Chính vì ý nghĩa quan trọng đó mà Công xưởng Ba Son đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
    Cần khẳng định một điều: Những di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nằm ở bất cứ địa phương nào, trước hết là di tích của cả nước. Vì vậy, thái độ ứng xử với di tích quốc gia chính là thái độ đối với lịch sử đất nước. Trong cơn lốc hiện đại hóa những di tích văn hóa đô thị luôn bị đặt trên bàn cân giữa bảo tồn và phát triển: phá hủy di tích để xây dựng một khu dân cư mới và hiện đại hơn. Những thành phố với kiến trúc mới tự nó chưa đủ để mang nghĩa là một thành phố hiện đại, mà một thành phố hiện đại phải là một thành phố có sự quy hoạch cân bằng giữa không gian đô thị mới và không gian ký ức lịch sử của chính nó. Thiếu vắng không gian lịch sử, thành phố mới trở nên vô hồn. Ký ức lịch sử là mạch ngầm nuôi dưỡng thành phố phát triển bền vững.
    Nếu một thế hệ phá bỏ di sản văn hóa đã là đặt một bậc ********* những thế hệ sau tiếp tục xóa hết chứng tích lịch sử của một thành phố, một quốc gia.
    TS khảo cổ học NGUYỄN THỊ HẬU

    Bản đồ Sài gòn năm 1859



    [​IMG]


    L'Empire d'Annam et le peuple annamite. Aperçu sur la géographie, les productions, l'industrie, les moeurs et les coutumes de l'Annam. Publié sous les auspices de l'administration des colonies. Annoté et mis à jour par J. Silvestre,... (1er novembre 1888.) -F. Alcan (Paris)-1889

    • 292 L'EMPIRE D'AN-NAM. depuis lors et grâce à l'erreur que nous avons commise, passer à Bên-Nghé (1) et Bên-Thành réunis, sous cette forme nouvelle « Saigon », tandis que nous désignions le comptoir chinois du nom vulgairement usité parmi les Annamites, « Cho-Len » ou le grand marché. En 1779




    [​IMG]



    COCHINCHINE- Voiture ( Malabar) Type Indigène

    xe kéo và "xe kính" bên cạnh chợ Bến Thành.
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thủy xưởng xưa ở đâu?


    Cần bảo tồn nguyên trạng thủy xưởng Ba Son
    TT - PGS Lê Xuân Diệm đề nghị cần dứt khoát giữ lại khu vực di tích quan trọng này vì nó có giá trị bảo tàng về thủy quân và hải quân Việt Nam trong nhiều thời kỳ.
    Tại tọa đàm khoa học Di tích lưu niệm Chủ tịch Tôn Ðức Thắng tại TP.HCM - dấu ấn phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn những năm 1920 do Bảo tàng Tôn Ðức Thắng tổ chức chiều 22-8, nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ đồng thuận rằng cần bảo tồn nguyên trạng khu di tích nhà xưởng cơ khí và ụ tàu cổ trong khu Ba Son ("Nguy cơ xóa sổ ụ tàu 124 tuổi" - Tuổi Trẻ ngày 16-8).

    [​IMG]
    Ụ tàu Ba Son trong ảnh chụp từ năm 1943 - Ảnh tư liệu Lý do đây không chỉ là di tích đã được xếp hạng, mà nơi này còn mang nhiều ý nghĩa, giá trị lịch sử gắn với phong trào công nhân cả nước, gắn với hành trình lịch sử nước nhà, và đặc biệt Ba Son là nơi gắn với ngành biển và công nghệ đóng tàu hiện diện đầu tiên trên đất Việt Nam.
    PGS Lê Xuân Diệm đề nghị cần dứt khoát giữ lại khu vực di tích quan trọng này vì nó có giá trị bảo tàng về thủy quân và hải quân Việt Nam trong nhiều thời kỳ, bắt đầu từ năm 1790 lúc Nguyễn Ánh xây thành Quy - tiền thân của Sài Gòn sau này. "Chúng ta cần phục nguyên xưởng đóng tàu thời Pháp, phục nguyên được thủy xưởng thời Nguyễn trước đó nữa thì tốt" - PGS Lê Xuân Diệm nhấn mạnh.
    Buổi tọa đàm còn có ông Ngô Long Minh - nguyên tổng giám đốc Xí nghiệp liên hợp Ba Son. Ông Minh nhắc lại một văn bản quan trọng là nghị quyết 05-NQ/TW của Bộ Chính trị, ban hành ngày 29-7-1993 với nội dung: "Ổn định lâu dài Nhà máy Ba Son tại vị trí hiện nay, đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất và hiệu quả. Lấy Ba Son làm trung tâm đóng tàu chiến...". Cộng với quyết định của Bộ Văn hóa - thông tin sau đó một tháng, công nhận "Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Ðức Thắng tại Xí nghiệp liên hợp Ba Son, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM" - ông Minh cho rằng cần thực hiện nghị quyết 05 là giữ toàn xưởng cơ khí Ba Son và cả ụ tàu cổ, vì "ụ tàu chính là trái tim của nhà máy đóng tàu, không có ụ tàu thì xưởng này không còn là xưởng đóng tàu nữa".
    Về vấn đề quy hoạch, bà Nguyễn Thế Thanh, nguyên phó giám đốc Sở Văn hóa - thông tin TP.HCM, cho rằng: "Ý nghĩa sâu xa nhất của quy hoạch là phải xem vùng đất đang quy hoạch ấy đã có lịch sử đi qua như thế nào, làm thế nào để giữ lại phần hồn cho vùng đất ấy, chứ quy hoạch không thể chỉ toan tính giá trị bằng tiền". TS khảo cổ Nguyễn Thị Hậu cũng đề xuất Sở VH-TT&DL nên nghiên cứu tổng thể giá trị khu di tích Ba Son, và Bảo tàng Tôn Ðức Thắng nên phát triển khu di tích này gắn với nội dung bảo tàng về giai cấp công nhân vì đến nay chúng ta chưa có bảo tàng công nhân nào cả.
    Buổi tọa đàm trên là một trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Ðức Thắng, sẽ diễn ra từ nay đến năm 2013.
    LAM ĐIỀN
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thủy xưởng xưa ở đâu?



    Nhà máy đóng tàu Ba Son xưa và nay




    Mục đích thành lập xưởng cơ khí Ba Son không chỉ để sửa chữa tàu, mà còn có thể chế tạo tàu biển.Từ những ngày xa xưa, Ba Son là vùng sình lầy nước đọng, các vua chúa đã dùng là nơi trú đậu, sửa chữa tàu chiến và thương thuyền... Sau khi chiếm được Sài Gòn - Gia Định, năm 1861 Pháp đã tạo ra các ụ đầu tiên tại thủy trại có từ thời Gia Long, tức là ở mảnh đất Ba Son bây giờ. Xét thấy nơi đây là một trong những căn cứ hậu cần quan trọng cho Hải quân Pháp ở Viễn Đông và Thái Bình Dương, ngày 28-4-1863, Pháp đã chính thức thông qua dự án xây dựng thủy xưởng Ba Son tại Sài Gòn trực thuộc Bộ Hải quân Pháp.
    Theo các tài liệu ghi lại, bến sửa tàu Ba Son được khởi công xây bằng xi măng cốt sắt từ năm 1858, và bến tàu nổi được hạ thủy vào tháng giêng năm 1866. Năm 1884 chính phủ Pháp cho xây dựng thêm một ụ tàu lớn nữa để làm căn cứ sửa chữa tàu cho các hạm đội quân Pháp ở vùng Viễn Đông.
    [​IMG]
    Có nhiều thuyết về nguồn gốc đặt tên Ba Son: Một thuyết cho rằng "Ba Son" do danh từ Pháp "Mare aux poissons" gọi tắt lại. Trước kia, giữa khu vực nhà máy Ba Son bây giờ có một con kênh đào tay, nhỏ, nhưng rất nhiều cá tôm. Thuở ấy người Pháp thích đi câu cá ở đây, về sau bị lấp đi nhưng danh vẫn còn. Thuyết khác lại đổ thừa, hồi xưa đã có một anh thợ nguội tên "Son". Anh này là người thứ ba trong gia đình. Anh vào làm sở này, rồi lấy đó đặt tên, nhưng thuyết này vô căn cứ. Thuyết thứ ba cho rằng "Ba Son" do danh từ của Pháp "Bassin de radoub" mà có. "Bassin" = Ba Son.
    Buổi đầu, người Pháp đã xuất ra trên bẩy triệu quan thời ấy lấp đất và xây các ụ tàu ở Ba Son này, để có thể sửa chữa các thứ tàu chiến, tàu buôn tại đây khỏi đem về tận Pháp quốc. Những năm cuối thế kỷ 19 xưởng sửa chữa tàu Ba Son đã mở rộng thành một công trường thủ công lớn. Đây là nơi sản xuất, sửa chữa mọi loại chiến thuyền, nơi đặt lò đúc các hạng súng lớn nhỏ bằng đồng hay bằng gang, tập trung hàng ngàn công nhân với nhiều ngành chuyên môn khác nhau.
    Những năm 60 của thế kỷ 20, xưởng Ba Son thường xuyên tiếp nhận sửa chữa các loại tàu quân sự và thương mại. Khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Ba Son là một cơ sở quan trọng nhất của thuộc địa Nam Kỳ. Với trang bị hoàn chỉnh, hiện đại, có thể chế tạo những công trình hàng hải quy mô cũng như những hạng mục sửa chữa tinh tế nhất. Ba Son có thể chế tạo tất cả các bộ phận của tàu phóng lôi loại một với giá tiền thấp hơn và trong thời gian ngắn hơn, so với các xưởng chế tạo ở Pháp. Ngoài bể lớn nói trên, xưởng sửa tàu Ba Son còn có một bể khác với kính thước nhỏ hơn, dành cho các pháo hạm, các tàu phóng lôi và các tàu có trọng tải nhỏ.
    Trong một bài viết nhan đề "L'Arsenal de Saigon, Eétablissement industriel", tác giả M.S viết: “Người Pháp thành lập xưởng cơ khí Ba Son không chỉ nhằm mục đích sửa chữa các tàu qua lại, nhận sửa chữa máy móc cho các nhà máy, cho nhà ga Sài Gòn mà còn có thể chế tạo tàu biển, xưởng cũng có trường học nghề”.
    Sau khi hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương. Ngày 12/9/1956 Pháp chuyển giao Ba Son lại cho hải quân chính quyền Sài Gòn. Dưới chế độ Sài Gòn cũ, Thủy xưởng Ba Son được đổi tên là Hải quân công xưởng, đặt trực thuộc Bộ Quốc phòng. Sau tháng 4/1975, Hải quân công xưởng được chính quyền Cách mạng tiếp quản và được đổi tên thành Liên hiệp xí nghiệp Ba Son, trực thuộc Bộ Quốc phòng cho đến ngày nay.
    Liên hiệp xí nghiệp Ba Son ngày nay là một xưởng sửa chữa và đóng tàu lớn, địa chỉ tại số 2 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một di tích lịch sử mang nhiều ý nghĩa. Là dấu tích cổ còn lại của một công trường thủ công lớn, một ngành công nghiệp quan trọng ra đời sớm nhất của Sài Gòn xưa. Là cái nôi của phong trào đấu tranh của các tầng lớp công nhân Sài Gòn.



    Nguồn : nguoiduatin.vn
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thủy xưởng xưa ở đâu?



    [​IMG]


    Bảo tồn di tích Ba Son như thế nào?
    Cập nhật lúc 22:14, Thứ năm, 06/09/2012 (GMT+7)
    [​IMG]
    Một góc xưởng Ba Son.



    Theo kế hoạch, đến cuối năm 2015 sẽ hoàn thành việc di dời Xí nghiệp liên hợp Ba Son ra cảng Thị Vải, Bà Rịa -Vũng Tàu. Khi "quân xưởng" không còn, việc sử dụng đất và bảo tồn di tích lịch sử Ba Son như thế nào đang là vấn đề được nhiều người dân ở thành phố Hồ Chí Minh quan tâm.

    Xưởng Ba Son nguyên là thủy xưởng của Nguyễn Ánh lập ra để đóng thuyền chiến. Xưởng Ba Son nằm trên ngã ba sông, nơi tiếp giáp giữa sông Sài Gòn và rạch Thị Nghè, có diện tích 26 ha, có đường bao sông 2.000 m, trong đó có sáu cầu cảng tổng cộng 750 m. Ðây là vùng sình lầy nước đọng nên thường dùng làm nơi đậu tàu và sửa chữa tàu. Sau khi chiếm được vùng Sài Gòn - Gia Ðịnh, năm 1861, thực dân Pháp cho làm ụ tàu trên thủy xưởng đã có, tức là mảnh đất Ba Son bây giờ. Tên Ba Son thì có hai xuất xứ khác nhau, có người nói đó là tên anh thầu tên Son, thứ ba mà người dân mỗi khi đến xin việc thường gọi là Ba Son, có người cho là do cách phát âm trại của chữ "Bassin" (ụ sửa tàu). Ngày 28-4-1863, thực dân Pháp chính thức thông qua dự án xây dựng thủy xưởng Ba Son tại Sài Gòn trực thuộc Bộ Hải quân Pháp. Năm 1884, thực dân Pháp cho đào và xây ụ lớn bằng đá, chi phí gần 80 nghìn quan. Xưởng Ba Son phát triển thu hút nhiều công nhân người Việt Nam, trong đó có người thợ máy Tôn Ðức Thắng (************* Tôn Ðức Thắng).
    Năm 1925, Công hội đỏ do Bác Tôn thành lập đã lãnh đạo và tổ chức cuộc đình công lớn nhất của công nhân Ba Son. Cuộc đình công diễn ra từ tháng 8-1925 đến tháng 12-1925, đã giam hãm chiến hạm của thực dân Pháp, không cho chúng sang đàn áp các cuộc cách mạng xảy ra ở nam Trung Quốc. Năm 1926, Bác Tôn là người Nam Bộ đầu tiên gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - tổ chức tiền thân của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 12-8-1993, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra Quyết định 1034 QÐ/BT công nhận Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Ðức Thắng tại Xí nghiệp liên hợp Ba Son, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
    Hiện Xí nghiệp liên hợp (XNLH) Ba Son có tổng diện tích hơn 22 ha, hơn 100 nghìn m2 nhà kho, hơn 13.000 m2 ụ, triền, cầu tàu, hơn 4 km đường nhựa. Có hai ụ chìm (ụ lớn 10 nghìn tấn, nhỏ hơn 2.000 tấn), hai đốc nổi có sức nâng 8.500 tấn và 2.000 tấn. Một triền nề dài hơn 120 m. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2015, XNLH Ba Son sẽ phải hoàn tất việc di dời toàn bộ, hoàn thành xây dựng một XNLH Ba Son mới tại cảng Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu), để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đóng, sửa chữa, đóng tàu phục vụ an ninh - quốc phòng và kinh tế.
    Cuối tháng 8 vừa qua, tại buổi tọa đàm "Di tích lưu niệm Chủ tịch Tôn Ðức Thắng tại TP Hồ Chí Minh - Dấu ấn phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn những năm 1920", nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, bảo tàng đã đưa ra đề nghị giữ nguyên hiện trạng của Ba Son hiện nay. Nguyên Tổng giám đốc XNLH Ba Son Ngô Long Minh cho rằng, cần giữ toàn xưởng cơ khí Ba Son và cả ụ tàu cổ, vì ụ tàu chính là trái tim của nhà máy đóng tàu, không có ụ tàu thì xưởng này không còn là xưởng đóng tàu nữa. Về vấn đề quy hoạch, nguyên Phó Giám đốc Sở VHTT TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thế Thanh cho rằng: "Ý nghĩa sâu xa nhất của quy hoạch là phải xem vùng đất đang quy hoạch ấy đã có lịch sử đi qua như thế nào, làm thế nào để giữ lại phần hồn cho vùng đất ấy ?".
    Tuy nhiên, để giữ nguyên hiện trạng với tổng mặt bằng sau khi đã trừ phần đất xây dựng tuyến metro, để bảo tồn vẫn là quá khó. Với tổng mặt bằng còn lại (rất lớn), nếu vẫn giữ nguyên để bảo tồn thì sẽ bảo tồn cái gì, bảo tồn ra sao? (trùng tu hoặc để nguyên trạng ụ tàu cổ), kinh phí để bảo tồn... vẫn là một bài toán chưa có lời giải. Bảo tồn di tích lịch sử cách mạng là việc quan trọng và rất cần thiết, tuy nhiên cũng không thể bảo tồn một cách "lan man", bởi các khu nhà xưởng, ụ và đốc tàu tại Ba Son là quá nhiều, nằm dàn trải trên một diện tích rộng. Nên chăng, thành phố chỉ bảo tồn xưởng cơ khí nơi Bác Tôn đã từng làm việc và hoạt động cách mạng, ụ tàu thời Nguyễn, ụ tàu do thực dân Pháp xây dựng và xây dựng một bảo tàng riêng của giai cấp công nhân thành phố. Tất cả đều nằm trong một khuôn viên nhất định, có vườn hoa, thảm cỏ, mảng xanh... Ðây sẽ là nơi mà mọi người, mọi tổ chức đoàn thể đều có thể đến tham quan, ôn lại truyền thống lịch sử và cách mạng, điều này sẽ khả thi hơn rất nhiều.



    NGUYÊN QUỐC

    Link tin bài:
    http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nh...ung/b-o-t-n-di-tich-ba-son-nh-th-nao-1.366310








  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thủy xưởng xưa ở đâu?

    Trang web của Sở xây dựng TP HCM


    http://www.soxaydung.hochiminhcity....EWS_ID=272&NEWSID=2603&CAP_ID=2&VIEW=1&NHOM=0Lịch sử Sài Gòn - TPHCM [​IMG]XƯỞNG BA SON
    XƯỞNG BA SON LÀ CÁI NÔI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM. HÃY NÓI VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NÓ

    Xưởng Ba Son nguyên là thủy xưởng của Nguyễn Ánh lập ra để đóng thuyền chiến. Xưởng Ba Son nằm trên ngã ba sông, nơi tiếp giáp giữa sông Sài Gòn và rạch Thị Nghè, có diện tích 26 hecta, có đường bao sông 2000 mét, trong đó có 6 cầu cảng tổng cộng 750 mét. Đây là vùng sình lầy nước đọng nên thường dùng làm nơi đậu tàu và sửa chữa tàu. Sau khi chiếm được vùng Sài Gòn – Gia Định, năm 1861 Pháp cho làm ụ tàu trên thủy xưởng đã có, tức là mảnh đất Ba Son bây giờ. Tên Ba Son thì có hai xuất xứ khác nhau; có người nói đó là tên anh thầu tên Son, thứ ba mà người dân mỗi khi đến xin việc thường gọi là Ba Son, có người cho là do cách phát âm trại của chữ “Bassin” (ụ sửa tàu). Ngày 28.4.1863 Pháp chính thức thông qua dự án xây dựng thủy xưởng Ba Son tại Sài Gòn trực thuộc Bộ Hải quân Pháp. Năm 1884, Pháp cho đào và xây ụ lớn bằng đá, chi phí gần 8 vạn quan. Xưởng Ba Son phát triển thu hút nhiều công nhân người Việt, trong đó có người thợ máy Tôn Đức Thắng.
    Năm 1925 Công hội đỏ do bác Tôn thành lập đã lãnh đạo và tổ chức cuộc đình công lớn nhất của công nhân Ba Son. Cuộc đình công diễn ra từ tháng 8.1925 đến tháng 12.1925, đã giam hãm chiến hạm Pháp không đàn áp được các cuộc cách mạng xảy ra ở Nam Trung Quốc. Năm 1926, Bác Tôn là người Nam bộ đầu tiên gia nhập “Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội” – tổ chức tiền thân của **********************.
    Từ cuộc đình công năm 1925, nhiều phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân liên tiếp xảy ra và nhiều thanh niên đã giác ngộ về giai cấp như ông Nguyễn Văn Nghi (Ba Nghi), Tư Kho (thợ sắt). Đến năm 1935 Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở xưởng Ba Son được thành lập với đồng chí Ba Nghi làm Bí thư Chi bộ. Cuộc đình công hưởng ứng phong trào Đông Dương đại hội từ chiều ngày 4 đến ngày 5.12.1936 với sự tham gia của 1200 công nhân. Đến 7.12.1936 hơn 1500 công nhân tham gia buộc chính quyền thuộc địa ban hành thông tư tăng lương hàng loạt ngày 17.12.1936, trên 20% người được hưởng lương dưới 5 hào/ngày và 11% cho người được hưởng lương dưới 1 đồng/ngày.
    Sau đó nhiều cuộc đình công vào năm 1937, 1939 đều đạt thắng lợi. Đồng chí Ba Nghi bị bắt đày ra Côn Đảo và chết tại đây vào năm 1942. Cuộc đấu tranh tiếp diễn ngày 20.8.1945 cờ đỏ sao vàng, truyền đơn xuất hiện khắp Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn. Ngày 25.8.1945, Sài Gòn giành chính quyền về tay cách mạng. Ở Ba Son, đồng chí Nam Dảnh (giám đốc) chỉ đạo cho công nhân tháo gỡ máy móc vào chiến khu hoặc tập kết ra Bắc. Từ năm 1945 đến 1975, quần chúng Ba Son đã thực hiện một số chỉ thị của Đảng như lấy vũ khí gửi ra chiến khu, trì tuệ việc sửa chữa tàu.

    Lúc 5 giờ chiều ngày 30.4.1975, Ba Son được tiếp quản bởi một bộ phận Hải quân nhân dân Việt Nam. Ban cán sự lãnh đạo việc bảo vệ nhà máy và tiếp nhận công nhân vào làm việc, thay bảng “Hải quân công xưởng” bằng cái tên “xưởng Ba Son” đầy truyền thống cách mạng. Vào ngày 5.5.1975 các hoạt động của cơ xưởng bắt đầu vận hành. Ngày 19.11.1975 xưởng đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng về thăm. Từ năm 1977, xưởng Ba Son tiến hành việc đóng tàu. Năm 1978 lần đầu tiên đóng tàu có trọng tải 12.000 tấn cho nước Cộng hòa dân chủ Đức. Năm 1979, Ba Son triển khai dự án đóng tàu chiến có trọng tải 200 vạn tấn. Năm 1982, Ba Son mua đốc nổi của Liên Xô để có thể đưa tàu có trọng tải 17.000 tấn vào ụ an toàn.
    Hiện nay, xưởng Ba Son là cơ xưởng có gần 90% công nhân có cuộc sống ổn định, xí nghiệp đã cấp 750 căn nhà mới, hoặc cấp tiền sửa chữa nhà cho 150 gia đình. Ba Son còn là nơi đào tạo thợ giỏi cần cho đất nước bước vào thế kỷ 21.
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thủy xưởng xưa ở đâu?

    Theo bản đồ xưa, thủy xưởng của nhà Nguyễn nằm gọn trong rạch Thị Nghè nay là khu vực Sở Thú không dính gì tới phần đất của hãng Ba Son sau này. Giữa thủy xưởng với thành Quy là chợ Bến Thành xưa.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Bản đồ Sài gòn năm 1859 còn ghi Chantier de contruction des jonques (Xưởng đóng thuyền) ở bờ Bắc rạch Thị Nghè. Như vậy Thủy xưởng sau này còn lấn sang phần Bắc rạch Thị Nghè. Vết tích ụ tàu ở bờ Nam rạch Thị Nghè vẫn còn đó.

    Nói Ba son xưa kia là Thủy xưởng nhà Nguyễn là không chính xác.
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thủy xưởng xưa ở đâu?
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    • nhà thờ Huyện Sĩ

    [​IMG][​IMG]

    Saigon - Marché, vue generale

    Chợ Sài Gòn đầu thập niên 1950, còn đang sửa chữa chưa xong (chợ bị cháy trong các vụ bạo loạn của VM)


    [​IMG] [​IMG][​IMG][​IMG]
    Saigon 1970 - đường Phan Bội Châu bên hông chợ Sài Gòn

    Photo by sandy1618


    [​IMG]
    Saigon 1970 - đường Phan Bội Châu bên hông chợ Sài Gòn

    Photo by sandy1618
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Cổ Gia Định phong cảnh vịnh
    của Không rõ
    Đây là bài phú Nôm do Trương Vĩnh Ký sưu tầm, viết lời giới thiệu và chú thích[1]


    • Lời dẫn:
    Cái điệu vịnh Gia Định không rõ là của ai làm, làm có đối đáp, song quan, cách cú, gối hạc tất đủ nói về địa cảnh đất Sài Gòn thuở trước Tây (Phú Lang Sa) chưa lấy, bất nội Bến Thành, Chợ Sỏi vô tới Chợ Lớn, Chợ Gạo, Lò Gốm, Cây Gõ, Phú Lâm, Cầu Bông, Thị Nghè, Gò Vấp, đường sá, xóm làng nhà cửa phố phường chùa miếu, lại thú người trên bộ dưới thuyền đủ cả. Nói cho đến Tây Mô ô, tàu bè các nước tới lui nuôn bán thuở ấy nữa. Đặt văn đã hay mà lại kể tích cũ tận xưa cũng nêu dấu tích để truyền lại cho người sau nhớ. Có kẻ nói cái vịnh này là của ông Ngô Nhân Tĩnh ở ngụ xứ Trà Luộc làm ra mà chơi. Nhưng vậy chẳng biết thật hay không? [2].

    1. Phủ Gia Định [1], phủ Gia Định, nhà đủ người no chốn chốn,
    Xứ Sài Gòn, xứ Sài Gòn, ở ăn vui thú nơi nơi.
    2. Lạc thổ nhóm bốn dân, sĩ nông công thương ngư tiều canh độc
    Quy thành [2] xây tám cửa, càn khảm cấn chấn tốn ly khôn đoài.
    3. Lợi đất thinh thinh xóm Vườn Mít [3],
    Bầu trời vòi vọi núi Mô Xoài.
    4. Đông đảo thay phường Mỹ Hội
    Sum nghiêm bấy làng Tân Khai [4].
    5. Ngói liễn đuôi lân, phố thương khách nhà ngang nhà dọc,
    Hiên sè cánh én, nhà quan nhà dân hàng vắn hàng dài.
    6. Gái nha nhuốc tay vòng tay kiểng.
    Trai xênh xang chơn hớn chơn hài [5].
    7. Dù võng nghênh ngang chợ Điều Khiển
    Quan quân rậm rật cầu Khâm Sai [6].
    8. Trên Cây Da Còm nỡ để ông già gúi đội [7],
    Dưới đường cầu Khắc chi cho con trẻ lạc lài [8].
    9. Đường Nước Nhỉ [9] chảy tiu tiu người thương khách lại qua hóng mát,
    Quán Nước lên [10] dòng dờn dợn khách bộ hành tắm giặt nghỉ ngơi.
    10. Kho Cẩm Thảo [11] chứa thuế vua, mạch nước sữa dân ai dám đá?
    Chùa Kim Chương [12] làm tôi Phật tương chua muối mặn sãi trường chai [13].
    11. Trong làng Cây Gõ nhà bền rường cột,
    Ngoài chợ Cây Vông [14] giậu cặm gốc gai.
    12. Nhắm kinh Mới [15] như chỉ giăng đường đất,
    Đi chợ Hôm vừa tới sập mặt trời.
    13. Kẻ lâm dâm vái Bà Chúa Thai Sanh [16] xin mẹ tròn con vuông chẳng đặng trai thì đặng gái,
    Người ký cúc lạy chùa Bà Mã Hậu [17] xin thuận buồm xuôi gió đi đến chốn về đến nơi.
    14. Cắc cớc chợ Lò Rèn [18] nghe chạc chạc nhà Ban đánh búa,
    Lạ lùng xóm Lò Gốm [19] chơn vò vò như Bàn Cổ xây trời.
    15. Khỏi lo bề lảm nhảm đám sương, rong vát người đi đường chợ Sỏi [20],
    Hằng thấy kẻ hầu hào xóc ốc, nồng nào kẻ ở Lò Vôi [21].
    16. Gắng gỏi bấy cho đàn bà xứ Gò Vấp [22],
    Thanh thao thay ông hòa thượng chùa Cây Mai.
    17. Giếng Hàng Xáo [23] múc lao xao, kẻ chở thuyền người chuyên bộ,
    Xóm Cối Xay làm chạc chạc, chồng sửa họng vợ trổ tai.
    18. Trước phường phố bày hàng bày hóa
    Sau nhà quê trồng bắp trồng khoai.
    19. Đồn tiếng Nam châu thì đã phải ghe đen mũi, ghe vàng mũi vào ra coi lòa nước [24],
    Người phương đông qua lại bán buôn, tàu xanh mang, tàu đỏ mang hàng hóa chất ngất trời.
    20. Trọ trẹ ở dưới sông, quân Huế kéo nhau hò hố hỉn
    Xi xô inh đường cái, khách già rao kẹo ổi chau ôi.
    21. Dãy thầy bói [25] nhóm bên đường, thấy gieo tiền hào sách hào đơn, lời kỳ cục quẻ rằng linh quẻ,
    Bọn quân phường [26] ngồi dưới cội, nghe đổ sứa hồi khoan hồi nhặt, giọng oan ương hơi thiệt tốt hơi.
    22. Phiêu diêu cho chú ở dưới ghe, nghề nghiệp ruổi đầu sông đổi nước,
    Cắc cớ bấy ông ngồi trên trại, máy móc làm cái ống dòm trời.
    23. Lũ Tây dương da trắng bạc, mồm giợt giạt, miệng xếch xác giống thần qủy thần ma thần sát,
    Quân Ô-rô mặt đen thui thể lọ nồi, đầu quăn riết, miệng trót môi in thiên bồng thiên tướng thiên lôi.
    24. Con bưng rổ te te chạy vát,
    Thằng cầm chèo hất hất đứng coi [27].



    • Chú thích:
    [1] Gia Định: là tên chung khi trước kêu cả Nam Kỳ lục tỉnh. Ban đầu thì đặt là phủ mà thôi mà đây là chỉ về phủ Gia Định là Bến Thành Chợ Sỏi Chợ Lớn.
    [2] Kêu Quy thành theo bát quái vì có làm ra 8 cửa ấy là thành cũ của Gia Định. Ông Ollivier là người Lang Sa đã xây thành ấy còn cho tới đời Minh Mạng, Ngụy Khôi choán lấy làm giặc, vây ba năm mới hạ được mà Mih Mạng dạy phá đi mà xây thành mới là thành Pha Lang Sa đã lấy và đốt đi.
    [3] Xóm Vườn Mít là xóm làm bột ở thân ngoài Chợ Đũi: vườn mít là chỗ trường điếm, khi trước ở trong thành.
    [4] Làng Tân Khai là tại Chợ Sỏi. Mỹ Hội ở trên Chợ Sỏi chạy lên cho tới kinh Cây Cám.
    [5] Nam thanh nữ tú (gái lịch trai xinh) gái đeo vàng trai đi giày đi dép.
    [6] Chợ Điều Khiển ở thôn trong Chợ Đũi đường vô Chợ Lớn, nguyên thuở trước có quan điều khiển ở đó. Cầu Khâm Sai tại Chợ Lớn bây giờ đường Gò Công nguyên ông khâm sai làm nên kêu tên như vậy.
    [7] Chợ Da Còm đường Chợ Lớn ra Bến Thành, chợ ở ngoài chợ Đũi. Lấy ý trong tên cây da còm mà thêm nỡ để ông già gùi đội. Vì hễ nhà nước thái bình thì không thấy “lão giả bất phụ đai ư đạo lộ” (lời thầy Mạnh ông già không gùi đội nơi đường sá).
    [8] Cầu Khắc này là cầu Bà Châu. Còn một cái cầu Khắc khác ở ngoài Chợ Kho đi lên Nước Nhỉ nữa. Lấy ý khắc đi cho có chừng cho vững chơn, đối câu ông già rằng con trẻ đi cho khỏi trợt khỏi té.
    [9] Đường Nước Nhỉ là khúc đường Chợ Lớn ra Bến Thành ở ngoài chùa Kim Chương mà trong Cây Da Thằng Mọi chỗ ấy cũng có kêu là cóm lá buôn.
    [10] Quán nước lên là quán ở đường Lò Gốm xuống ruộng tức Ngã tư rạch Lào bâu giờ.
    [11] Kho Cẩm Thảo là dãy nhà kho bây giờ ở làng Tân Triêm ( tại chỗ nhà thờ Chợ Kho).
    [12] Chùa Kim Chương là chùa của vua đã có thuở vua Gia Long ở Gia Định ở ngoài miễu Hiển Trung tự mà trong Nước Nhỉ.
    [13] Chính là trường chai mà đặt trường chai có ý đối với dám đá.
    [14] Chợ Cây Vông ở phía cửa tả thành Gia Định thẳng vô Cầu Bông.
    [15] Kinh Mới là kinh ruột ngựa đào thẳng qua rạch Cát. Chợ Hôm là chợ thuở xưa ở ngoài Cây me quán bánh nghệ (cây me mát) mà trong xóm Bột đường trên Chợ Lớn đi ra.
    [16] Chùa Bà Chúa Thai Sanh tại Chợ Lớn, một bên chùa Ông Lớn có biển hiệu là Tam Dơn hội quán. Chỗ người ta hay cầu khẩn mà xin cho đờn bà sinh đẻ cho bằng yên.
    [17] Chùa Bà Mã Hậu (Mã Châu) là chùa Quảng Đông ở tại Chợ Lớn đường Cây Mai. Chỗ người đi thuyền vượt biển hay tới mà xin đi cho bình yên, đi cho thuận buồm xuôi gió cho đi tới nơi về tới chốn bình an vô sự.
    [18] Chợ Lò Rèn ở bên kia đầu cầu phố. Nhà Ban là lò rèn nghe tiếng búa đập sắt lạc chạc cả ngày.
    [19] Xóm Lò Gốm ở tại làng Phú Lâm rạch thông ra Ngã Tư thông vô cầu Khâm Sai. Chỗ người ta làm lò gốm làm ngói gạch, xây vò cha565u lu mái. Làm như ông Bàn Cổ xây trời vậy.
    [20] Chợ Sỏi là chợ ở ngoài vàm Bến Nghé tại làng Tân Khai sắp vô tới đường Trường Tiền, thuở xưa kia đông đảo nhà lớp trên lớp dưới mé sông chạy dài khít nhau.
    [21] Lò vôi khúc sông Bến Nghé ngay lối rạch Ông Bé sắp vô trong Chợ Lớn.
    [22] Gò Vấp là tên chợ Gò Vấp ở xã Hanh Thông. Vì đó có gò khi trước mọc cây vắp nhiều nên lấy nó đặt tên. Chùa Cây Mai ở thân trong Chợ Lớn tại đầu cầu Ông Tiều.
    [23] Giếng Hàng Xáo là giếng ở dưới sông bên này Chợ Lớn bên kia thì xóm Than. Xóm Cối xay xưa kia ở một bên lối bên chùa Chợ Cây Da thằng mọi đi ra.
    [24] Ghe các tỉnh mỗi tỉnh mũi ghe có sắc riêng tàu bè các nước Tây, Tàu, Nhựt Bổn, Xiêm, Cha-và, đều tới Gia Định buôn bán.
    [25] Dãy Thầy bói là dãy nhà thầy bói ở bên đường lối chợ Da Còm đi vô chợ Đũi.
    [26] Bọn quân phường là quân ăn mày nghề bị 9 quai hay ngồi dưới bón cây mát, nhịp sứa mà nói thơ cho người đi đường thấy mà cho tiền,
    [27] Thuở ấy có ngoại quốc Ô-rô Chà-và tới Gia Định buôn bán người dị hình dị dạng cho nên con gái đi chợ bưng rổ thấy xa c chạy te te, bạn ghe chèo đi dưới sông ngừng chèo hất mặt đứng coi.




    Chú thích cuối trang


    1. Chép đúng nguyên văn, không chỉnh sửa lại theo cách viết bây giờ. So với bản Gia Định phú do Vương Hồng Sển sưu tầm thì bản này thiếu nhiều. Xem thêm bài Gia Định phú do Vương Hồng Sển sưu tầm.
    2. Theo sử liệu thì danh sĩ Ngô Nhân Tĩnh đã mất khoảng năm 1813, mà trong bài phú lại có nói tới nhiều việc xảy ra sau đó, như con Kinh Mới thì đến năm 1819 mới đào, ngôi miếu Bà Chúa Thai Sanh mãi đến năm 1839 mới dựng. Điều này có nghĩa: Ngô Nhân Tĩnh không phải là tác giả, và nếu có phải thì tác phẩm đã được người đời sau thêm bớt ít nhiều. Khi đề cập đến tác phẩm này, nhà văn Sơn Nam cũng chỉ cho biết bài phú này còn gọi là Gia Định hoài cổ vịnh, tác giả (khuyết danh) soạn ra trước khi Lê Văn Khôi khởi binh (1833), tức thuở Quy thành hãy còn nguyên vẹn (Bến nghé xưa, tr. 42).




    -
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thủy xưởng xưa ở đâu?

Chia sẻ trang này