1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sài gòn năm xưa

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 26/05/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [FONT=&quot]Trần Thượng Xuyên [/FONT][FONT=&quot][3] [/FONT][FONT=&quot]với quá trình khai khẩn, [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]phát triển và bảo vệ thành quả khẩn hoang vùng [/FONT]
    [FONT=&quot]Đồng Nai – Gia Định[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]PHẠM PHÚ LỮ[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]1.[/FONT][FONT=&quot] Vào giữa thế kỷ XVll (1679), bên Trung Quốc, nhà Minh đang suy yếu, giặc giã nổl lên cướp phá, gây loạn lạc khắp nơi, dân tình khổ sở. Vua nước Mãn Châu đương thời là Hoàng Thái Cát thừa cơ cử binh sang đánh vào Cẩm Châu, Ninh Vìễn, lần lên chiếm lấy Bắc Kinh, lập lên nhà Đại Thanh. Vua Thanh là Thánh Tổ Khang Hy đã hạ lệnh toàn quốc phải cạo tóc' thắt bím, ăn mặc theo người Mãn, ai không tuân theo đều phải tội chết. Tuy nhiên, người phương Nam, nhất là các tỉnh Giang Nam, Triết Giang, Giang Tây đã nổi lên phản kháng quyết liệt. Nhà Thanh lại sai phá hết thành quách, đồn lũy, ruộng vườn ở gần bờ biển các tỉnh Triết Giang, Phước Kiến, Quảng Đông và ra lệnh dời dân ở đây vào 30 dặm trong nội địa, ai còn trong giới hạn cũ, phải tội chết và cấm cả ghe thuyền hạ thủy. [/FONT]
    [FONT=&quot]Bốn viên tướng của nhà Minh là [/FONT][FONT=&quot]Dương Ngạn Địch[/FONT][FONT=&quot], tổng binh đế Long Môn và phó tướng Huỳnh Tấn; [/FONT][FONT=&quot]Trần Thượng Xuyên[/FONT][FONT=&quot] tự Thắng Tài, tổng binh ba châu Cao, Lôi, Liêm và phó tướng Trần An Bình đã chiếm cứ đảo Đài Loan cùng nổi'lên chống triều đình nhà Mãn Thanh, nhưng bị thất bại, nên đã đem 3.000 quân cùng gia quyến và 50 chiến thuyền chạy vào cửa biển Tư Dung và cửa Đà Nẵng xin các chúa Nguyễn cho tỵ nạn trên đất Việt. (1) sau khi bàn bạc, cân nhắc thiệt hơn, chúa Nguyễn Phước Hiền đã ban quan tước cho họ, lại viết thư và sai người đem thư đến trao cho vua Chân Lạp, yêu cầu chia, cấp đất đai cho họ để họ khai khẩn làm ăn: ''Chúa Nguyễn bèn khiến đặt yến tiệc đãi họ, an ủi, khen ngợi, cho các tướng lãnh y chức cũ, phong thêm quan tước mới, khiến vào ở đất Đông Phố để mở mang đất ấy Họ được các tướng Vân Trình, Văn Chiêu hướng dẫn, binh thuyền tướng sĩLong Môn của Dương Ngạn địch tìến vào cửa Lôi Lạp, theo cửa Đại, cửa Tiểu, đến định cư ở Mỹ Tho, binh lính tướng sĩ Cao, Lôi, Liêm của Trần Thượng Xuyên, Trấn An Bình tiến vào cửa biển Cán Giờ roi lên định cưở Bàn Lân, xứ Đồng Nai (Biên Hòa) ngày nay (2). [/FONT]
    [FONT=&quot]Như thế trên danh nghĩa họ Dương, họ Trần đã nhận quan tước và nhiệm vụ của chúa Nguyễn vào đất Đồng Nai - Gia Định chứ không thuần túy là những người bỏ xứ ra đi tỵ nạn. Họ đã thành thán dân của chúa Nguyễn! Với chính sách đối xử khá thuận lợi của họ Nguyễn, những di dân người Hoa đã triệt để lợi dụng những điều kiện có lợi trong việc làm ăn sinh sống để tạo nên một cộng đồng người Hoa vững chắc ở nhiều nơi trên toàn dải đất xứ Đàng Trong và đặt nền tảng cho sự phát triển của họ sau này. Nhóm của Tổng binh Trần Thượng Xuyên sau khi đến Bàn Lân lập nghiệp, đã tiến hành chiêu mộ, thu hút lưu dân người Trung Quốc đến làm ăn sinh sống, mở mang đất đai. Trong số lưu dân đến sau này có thể có người đã nhập cư từ trước nhưng ở phân tán nhiều nơi, nhưng phần lớn phải là những người mới từ Trung Quốc di cư tới và đa số là người buôn bán. Từ đó họ mới thu hút khách thương đến buôn bán làm ăn ở Cù lao Phố gồm có người châu Au, người Nhật, người Mã Lai... nòng cốt ban đầu là các lái buôn Trung Quốc. (3) [/FONT]
    [FONT=&quot]Buổi đầu đến định cư khai phá, nhóm Hoa kiều này khắc phục những trở ngại thiên nhiên trong đời sống hàng ngày như chặt đốn cây cối, phát cỏ rậm xung quanh khu vực định cư, khai thông nguồn nước, mở mang đường ngõ... Vấn đề giải quyết lương thực được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên do số lượng không nhiều, nên mức độ khai phá mở mang của nhóm này vẫn chưa có đóng góp đáng kể. Vả lại đối với nhóm người Hoa này thì nông nghiệp không phải là phương thức sinh sống chủ yếu. Họ có tham gia khai phá đất đai để sản xuất nông nghiệp, nhưng đó chỉ là một phương tiện để sau đó chuyển sang kinh doanh buôn bán. [FONT=&quot][/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]2.[/FONT][FONT=&quot] Sau khi đến định cư khai khẩn trên vùng đất [/FONT][FONT=&quot]Bàn Lân (Bến Gỗ),[/FONT][FONT=&quot] nhóm người Hoa do Tổng binh Trần Thượng Xuyên đứng đầu đã nhận thấy [/FONT][FONT=&quot]Cù lao Phố[/FONT][FONT=&quot] có những điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán nên họ đã di chuyển về đây. [/FONT]
    [FONT=&quot]Cù lao Phố là một bãi phù sa nằm giữa sông Đồng Nai, ''dài dặm dư, rộng 2/3 dặm, cách phía đông trấn độ 3 dặm''. Phía nam của cù lao là sông Phước Long. Ở giữa dòng sông cách trên 4 dặm 1/2 thiên về phía bắc ''có đá cự tích, còn gọi là thạch than (thác đá hay đá hàn)'l (4). Đây là mô đá gồ ghề lớn nhỏ chồng chất, có vực sâu, thế nước chảy xiết và sóng vỗ ào ạt. Phía bắc của cù lao là sông Cát, còn gọi là Sa Hà hay Rạch Cát hoặc Hậu Giang cách phía đông trấn Biên Hòa 3 dặm 1/2 và chảy quanh Cù lao Phố [/FONT][FONT=&quot](Cù lao Phố nay là xã Hiệp Hòa, thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Bắc giáp phường Thống Nhất, nam giáp xã Tân Vạn, đông giáp phường An Bình và Tam Hiệp, tây giáp phường Quyết Thắng và xã Bửu Hòa, nối liền nội ô thành phố Biên Hòa bằng hai cầu Ghành và Rạch Cát (trên quốc lộ 1) cách thành phố Biên Hòa về phía tây nam 1 km, cách TP.HCM về phía đông bắc 31 km. [/FONT]
    [FONT=&quot]Cù lao Phố có hai rạch nhỏ là rạch Ông An và rạch Lò Gốm, đưa nước sông Đồng Nai chảy vào tận những cánh đồng xa tít nằm sâu trong lòng cù lao, rất thuận lợi cho trồng trọt Cù lao Phố có tên là Bãi Đại Phố, Giãn Phố và Cù Châu. ''Cù Châu là nói địa thế khất khúc chạy tới như hình con hoa cù (rồng con có sừng) uốn khúc giỡn nước nên nhân đó gọi tên'' (5). Cù lao Phố có ba thôn: Nhất Hòa thôn, Nhị Hòa thôn, Tam Hòa thôn với 12 ấp: Hưng Phú, Tân Giám, Bình Tự, Bình Xương, Tân Mỹ, Bình Kính, Tân Hưng, Thành Đức, Bình Hòa, Bình Quang, Long Thới, Hòa Quới (6). [/FONT]
    [FONT=&quot]Bằng tư duy thương nghiệp, tư duy hàng hóa, tiền tệ, chứ không phải bằng tư duy nông nghiệp, chỉ biết chăm bẵm vào việc khẩn hoang, trồng tỉa, nhóm Trần Thượng Xuyên đã sớm phát hiện ra một ưu thế của Cù lao Phố, có vị trí quan trọng trong kinh doanh với đường thủy, đường bộ nối liền miền Trung, đường bộ lên Cao Miên và đường thủy xuống Gia Định. Tuy nằm không gần biển, nhưng là nơi sông sâu, nước chảy, có thể tiếp tục ngược lên phía Bắc khai thác nguồn hàng lâm thổ sản, xuống tận phía Nam, ra cửa Cần Giờ và có thể sang tận Cao Miên. Phần lớn trong số họ đã chuyển cư từ Bàn Lân về Cù lao Phố, phát hoang, dựng nhà, lập bến, mở đường, xây dựng phố chợ. Gỗ rừng sẵn và tốt không chỉ cung cấp cho việc đóng thuyền mà còn là một nguồn hàng xuất khẩu quan trọng. Sẵn vốn liếng tiền bạc, với kinh nghiệm đã được tích lũy, họ liên lạc, móc nối lại các đường dây, khách hàng buôn bán cũ, họ đã khai thác các nguồn hàng lâm thổ sản dồi dào và phong phú trong vùng lúc bấy giờ (gỗ quý, trầm hương, ngà voi, sừng tê, xương động vật, lông chim, da thú, nhựa sơn, dược liệu, tôm khô, cá khô cùng những sản phẩm nông nghiệp khác...). Chỉ trong vòng vài ba thập niên, đến đầu thế kỷ XVlll, những di dân người Hoa đã biến Cù lao Phố thành một thương cảng xuất nhập khẩu lớn thu hút thuyên buôn Nhật Bản, Trung Hoa và các nước phương Tây đến buôn bán và trao đổi hàng hóa. Quang cảnh của Cù lao Phố (Nông Nại Đại Phố) hiện ra dưới ngòi bút của Trịnh Hoài Đức khá khang trang, sầm uất: ''Ở đầu phía Tây bãi là Đại Phố. Khi mới khai thác, Trần Thượng Xuyên tướng quân chiêu tập lái buôn người Trung Quốc lập ra phố xá, nhà ngói, tường vôi, lầu cao chót vót, quán mấy tầng rực rỡ bên sông dưới ánh mặt trời, liên tục năm dặm mở vạch ba đường phố. Phố lớn lát đường đá trắng, phố ngang lát đường đá ong, phố nhỏ lát đường đá xanh, bằng phẳng như đá mài. Khách buôn tụ họp đông, thuyền biển, thuyền sông, tránh gió bỏ neo, lớn nhỏ sát nhau, là một nơi đô hội. Nhà buôn to giàu tập trung ở đây nhiều nhất'' (7). Việc buôn bán ở nơi thương cảng này được tổ chức khá bài bản, khéo léo và mang tính chất kinh doanh lớn. Điều này được thể hiện rõ nhất trong việc giao dịch buôn bán với thương nhân nước ngoài. Cũng theo Gia Định thành thông chí thì ''Phía Bắc ghềnh có vực sâu làm nơi trú ẩn cho tàu thuyền các nước. Tàu buôn đến đây, hạ neo xong là lên bở thuê phố ở, rồi đến nhà chủ mua hàng, lấy đấy kê khai những hàng hóa trong thuyền và khuân cất lên, thương lượng giá cả, chủ mua hàng định giá và mua bao tất cả hàng hóa tốt xấu, không bỏ sót lại thứ gì. Đến ngày trương buồm trở về gọi là ''hồi Đường'', chủ thuyền có yêu cầu mua giúp vật gì thì người chủ hiệu buôn ấy cũng chiều ý ước đơn mà mua giùm và chở đến trước kỳ giao hẹn, hai bên chủ và khách chiếu theo hóa đơn thanh ~oán rồi cùng nhau đờn ca vui chơi, đã có nước ngọt tắm rửa sạch sẽ, lại không lo hà trùng ăn lũng ván thuyền, khi về lại chở đầy thứ hàng khác rất là thuận lợi''(8).[/FONT]
    [FONT=&quot]Hàng hóa các chủ thuyền thường mua là những sản vật được sản xuất ở Đồng Nai như gạo, cá khô, sừng tê, ngà voi, gạc nai, các loại dược thảo ở phía Nam. Còn sản vật các chủ hàng buôn bán thường nhận mua là những sản phẩm tiêu dùng gồm tơ lụa, vải bố, dược phẩm cho đến những đồ xa xỉ, trang trí như gạch ngói, sứ men, đá xây cột chùa, nhang đèn, giấy tiền vàng bạc... Hàng năm cứ đến tháng một, tháng chạp, người ta thường xay giã lúa thành gạo đem bán lấy tiền tiêu dùng vào những ngày lễ Tết. Còn từ cuối tháng giêng trở đi, họ không còn thời giờ rảnh rỗi để xay giã lúa thóc. Những lúc bình thường người ta chuyên chở gạo thóc ra bán tại thành Phú Xuân để đổi chác hay mua sắm những hàng vóc nhiễu, trừu, đoạn của người Tàu đem về may mặc nên áo quần họ toàn những hàng hóa màu tươi tốt đẹp đẽ ít khi họ dùng những áo quần bằng vải trắng thường'' (9).[/FONT]
    [FONT=&quot]Nguồn xuất khẩu chính ở Cù lao Phố là lúa gạo. Lúa gạo ở Đồng Nai nhiều nên rất rẻ ''Còn đồng tiền xưa thì một tiền (60 đồng) đong được 16 đấu thóc. Cứ lường theo bát được gạt bằng miệng mà dân gian địa phương thường dùng thì ba bát ấy ngang với 30 bát của Nhà nước. Một quan tiền đong được 300 bát đồng của Nhà nước (tức bát định chuẩn). Giá rẻ như vậy, các nơl khác chưa từng có'' (10). [/FONT]
    [FONT=&quot]Kế đến là nguồn gỗ quý dùng để làm tàu thuyền vì giao thông đường thủy là chủ yếu, Phủ Gia Định sản xuất nhiều gỗ tốt tra xét sổ sách của cai bạ Nguyễn Khoa Thuyên kê biên hai xứ là nguồn Đồng Môn cùng thủ Quang Hóa thuộc huyện Phước Long có các thứ gỗ sao, trắc, dầu, giáng hương, gụ'' (11) [/FONT]
    [FONT=&quot]Những người Hoa theo Trần Thượng Xuyên vào Biên Hòa, ngoài những binh lính vẫn giữ nguyên đội ngũ ''Long Môn'' dưới quyền chỉ huy của ông, còn có hàng loạt các quý tộc phong kiến và thương nhân giàu có cùng gia quyến quê ở Quảng Đông, Hải Nam, Phước Kiến, Triều Châu, Hẹ. Ngoài một số sống tập trung ở Bàn Lân (Bến Gỗ), Cù lao Phố, còn có những người sống rải rác trong phạm vi vùng Đồng Nai với tính cách là những đại lý thu mua nguyên vật liệu, hàng hóa tại chỗ cung cấp về Cù lao Phố như ở Tân Bản (lúa gạo), Mỹ Khánh, Bình Long (hàng vàng bạc), Chợ Đồn (nằm trong làng Bình Long xuất lu, hũ, cát, đá ong), Tân Mai, Vnh Thanh, Bình Trước, Bình Phước (lúa gạo), Đổng Bản, Thủ Đồn Xứ (gỗ quý, thú rừng), Bình Sơn (đá rửa dùng tô nhà), Phú Hộì (xuất trà), An Lợi (sầu riêng), Long Tân (chuối), PhướcAn (cá Buôi, sò huyết), Phước Khánh (lúa gạo thơm), Tam An (tôm càng), Hội Bài (cá), Long Phước (chuối, xoài). Ở Nông Nại Đại Phố, có nhiều nhà buôn bán lớn, trong đó người mà trong nước đều biết danh là Lâm Tổ Quan. Theo lời Trịnh Hoài Đức thuật lại thì Lâm Tổ Quan tên Tư là Nhái (theo cách gọi của người Trung Quốc), người huyện Tấn Giang, phủ Triều Châu, tỉnh Phúc Kiến, gặp túc Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) ra lệnh thay đổi cách phục sức, Lâm Tổ Quan cho rằng kiểu áo mão đương cải cách ấy rất vinh diệu, bèn dâng vàng xin làm nội viên thị hàn, được Phúc Khoát khen là nhà phú hào (12). [/FONT]
    [FONT=&quot]Đó là bằng chứng cho thấy ở đây, di dân người Hoa đã rất có uy thế về tài chính và kinh tế. Cùng với sự phát đạt của thương nghiệp, Cù lao Phố cũng là nơi tập trung nhiều nghề thủ công như dệt chiếu, dệt hàng tơ lụa, gốm, đúc đồng, nấu đường từ mía, làm bột, làm đồ gỗ gia dụng và chạm khắc gỗ đóng thuyền, làm pháo thăng thiên, nhuộm... Trong số các nghề nói trên, có những nghề truyền thống do những lưu dân Việt mang theo từ nơi quê cũ, nhưng cũng có những nghề do thợ thủ công Trung Quốc du nhập vào như nghề gốm, đúc đồng, dệt lụa, làm đồ mỹ nghệ, vàng bạc, pháo thăng thiên. Các nghề này đã để lạì những dấu ấn sâu sắc trong dân gian như những địa danh ''chợ Chiếu, xóm Cửi, xóm Lò Đúc, rạch Lò Gốm...''. Điều này nói lên sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Cù lao Phố. Chính những yếu tố về dân cư (cuối thế kỷ XVll, số lượng dân đến khai phá, định cư đã lên đến 4 vạn hộ), về sự dồi dào sản vật và nguyên liệu của vùng Đồng Nai là những yếu tố quan trọng cho sự hình thành trung tâm thương mại - thương cảng Cù lao Phố đầu thế kỷ XVlll .[/FONT]
    [FONT=&quot]Người Hoa không chỉ tập trung ở nơi thương cảng này, mà còn tạo ra một hệ thống đại lý thu mua và phân phối hàng hóa ăn sâu về các bến sông, bến chợ từ đầu nguồn cho đến nơi cửa biển. Tuy nhiên, sự thịnh vượng của thương cảng Cù lao Phố chỉ kéo dài đến nửa thế kỷ XVlll thì bắt đầu đi xuống. Bởi khi Cù lao Phố đã trở thành ''xứ đô hội''của vùng đất mới thì tự nó cũng trở thành nơi diễn ra những cuộc tranh chấp về quyền lực chính trị. Năm 1747, một nhóm khách thi Phước Kiến do Lý Văn Quang cầm đầu và tự xưng là ''Giãn Phố đại vương'' tập trung bè đảng, toan đánh úp dinh Trấn Biên. Cuộc bạo loạn này bị dập tắt nhưng đã gây nhiều thiệt hại đáng kể cho Cù lao Phố. Mặt khác những nguồn tài nguyên nông lâm thổ sản của địa phương ngày một cạn kiệt, trong khi công cuộc khai hoang miệt đồng bằng sông Cửu Long đang mở rộng và có sức hút mạnh các lưu dân về hướng đất ấy thì Cù lao Phố không còn và không thể đóng vai trò trung tâm nữa, mà phải chuyển vị trí về Bến Nghé - Sài Gòn, nơi có những ưu thế và thuận lợi hơn về nhiều mặt. Tiếp đến, trận chiến giữa quân Tây Sơn và Nguyễn Ánh xảy ra trong vùng này, đặc biệt biến cố năm 1776 đã tàn phá Cù lao Phố, dù sau này một số dân có về lại nhưng xét ra chưa được một phần trăm thời trước(13). Như vậy, từ buổi đầu hình thành và phát triển cho đến khi bị tàn phá, trung tâm thương mại Cù lao Phố tồn tại 97 năm (1679-1776). [FONT=&quot][/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]3.[/FONT][FONT=&quot] Có thể nói, hai nhóm di thần - tướng sĩ nhà Minh Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch được chỉ định vào vùng đất mới khai khẩn, song họ vẫn được các chúa Nguyễn cho phép giữ nguyên tổ chức phiên chế quân đội cũ, vừa tiến hành khai khẩn đất sản xuất theo kiểu tập đoàn để tự giải quyết nhu cầu đời sống, vừa có thể duy trì tính cách là một đơn vị võ trang tập trung hầu phục vụ lợi ích của bản thân họ một khi họ cần đến. Từ đó, Tổng binh Trần Thượng Xuyên đã có nhiều công trạng đáng kể góp phần ổn định vùng đất phía Nam. Năm 1688, Dương Ngạn Địch ở Định Tường bị viên phó tướng Huỳnh Tấn tạo phản, giết chết, làm rối loạn trong vùng. Nặc-Ông-Nộn tại Sài Gòn, thừa thế câu kết với Tấn để tiến đánh anh là Nặc-Oâng- Thu, vua Chân Lạp, đóng tại thành Long - Úc, gây khó khăn cho Đại Việt, tạo sự bất hòa cho Thu bỏ triều cống. Chúa Ngãi Nguyễn Phước Trăn (1687- 1691) thấy rõ manh tâm của Tấn, nên lập mưu, cử tướng Vạn Long hầu Mai Vạn Long ở dinh Thái Khương giả hiệp cùng Tấn với Thắng Long hầu Nguyễn Thắng Long và Tấn Lễ hầu Nguyễn Tấn Lễ đi dẹp quân Thu, nhưng kỳ thực là để hạ Tấn. Vạn Long sai người nói khéo đánh lừa được Tấn đi thuyền đến chỗ hẹn gặp, Tấn vừa bước lên bờ, bị phục binh của Vạn Long từ bốn mặt đổ ra, đánh bất thần. Tấn chạy ra cửa bể Lôi Lạp (Soài Rạp) trốn thoát. Long thẳng đến đồn bắt vợ con Tấn đem chém, rồi chiêu tập dư đảng ''Long Môn'' trình Chúa giao cho Trần Thượng Xuyên quản lãnh. [/FONT]
    [FONT=&quot]Năm Kỷ Mão (1699) tháng 7, Nặc-Oâng-Thu đắp lũy ở Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam, cướp bóc dân buôn. Trần Thượng Xuyên sau khi được giao kiêm quản tướng sĩ Long Môn đã phối hợp cùng Nguyễn Hữu Cảnh, Phạm Cẩn Long đánh thắng quân Nặc - Oâng-Thu nhiều trận, bao vây, hạ thành Nam Vang. Tháng 3 năm Canh Thìn (1700), Trẩn Thượng Xuyên đích thân ra trận, giao chiến với quân Chân Lạp, rồi tiến đến Lũy Bích Đôi và Nam Vang, Nặc-Oâng-Thu phải đầu hàng, quân Chân Lạp tan vỡ. Trần Thượng Xuyên đã tâu xin lập cháu rể của Thu là Nặc-Oâng- Yêm lên làm vua Chân Lạp, nạp cống cho Hoàng triều Phủ Chúa. Kể từ đó, các vùng Biên Trấn (Biên Hòa), Phiên Trấn (Gia Định), Định Tường, Long Hồ (Vĩnh Long) và An Giang, đều được sáp nhập vào Đại Việt (14).[/FONT]
    [FONT=&quot]Năm 1714, Trần Thượng Xuyên được cử làm tướng cùng với phó tướng Nguyễn Cửu Phù tiến vây Nặc-Ông-Thâm ở thành La Bích... Oâng lập được nhiều công trận, nên được phong tới chức Đô đốc Thắng Tài hầu và được tọa trấn Phiên Trấn dinh cho tới lúc mãn phần (15). Trần Tổng binh mất vào khoảng năm 1720, ngày 23-10 âm lịch và được an táng về mạn Bắc dinh Trấn Biên, sau thuộc huyện Phước Bình (Tân Uyên) phủ Phước Long Biên Hòa (16). Trần Thượng Xuyên có người con trai là Trần Đại Định kết duyên cùng con gái của Nghị Vũ Cửu Lộc hầu Mạc Cửu, Tổng trấn Hà Tiên, nguyên là em Gái của Đô đốc Tổng Đức hầu Mạc Thiên Tích. Năm Ất Tỵ (1725), Trần Đại Định nối nghiệp cha, phục vụ dưới triều Chúa Định Quốc Công Nguyễn Phước Trú và được tập phong tước Tổng binh Định Viễn hầu, chỉ huy cả hai đạo binh ''Phiên Trấn'' và ''Long Môn'' (17). [/FONT]
    [FONT=&quot]Năm 1731, Trần Đại Định đem thuộc tướng Long Môn đánh quân Chân Lạp ở Phù Viên (Vườn Trầu - Hóc Môn) lập công lớn, ông lại cùng Trương Phước Vĩnh, Nguyễn Cửu Chiêm chia quân làm ba đường truy kích địch đến tận Ba Nam thắng lớn. Năm 1732, Trần Đại Định lại một lần nữa đem quân sang Lò Việt (Lô Việt) tiếp tục đánh thắng quân Chân Lạp. Tuy nhiên, do vụ án Nguyễn Phước Vĩnh khiến Trần Đại Định bị oan và chết trong ngục thất Quảng Nam vào giữa tháng chạp. Chúa Nguyễn Phước Chú thương xót ông cho truy tặng hàm Đô đốc Đồng tri. Cháu củaTrần Thượng Xuyên là Trần Đại Lực do có công cũng làm đến chức cai đội cho đến lúcTây Sơn vào đánh Gia Định năm 1776 (18). [FONT=&quot][/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]4.[/FONT][FONT=&quot] Chúa Nguyễn từng có lời dụ rằng: ''Họ Nguyễn làm vua, họTrần làm tướng, công khanh đời đời không dứt (19). Đây là sự ghi nhận công lao to lớn của Trần Thượng Xuyên. Ông không chỉ có công tập hợp thương nhân lập ra Cù lao Phố với hoạt động thương mại tấp nập, phát triểnphồn thịnh, trở thànhđầu mối buôn bán của cả miền Đồng Nai - Gia Định, mà ông còn có công mở mang vùng Bàn Lân (Tân Lân) – nay kế chợ Biên Hòa. Đồng thời lập những chiến công lớn giúp nhà Nguyễn dẹp yên và ổn định tình hình ở Đàng Trong và mở mang bờ cõi phía Nam.[/FONT]
    [FONT=&quot]Thơ vịnh Trần Thượng Xuyên [/FONT][FONT=&quot](20)[/FONT]
    [FONT=&quot]Thâm thù giặc Mãn, nặng nhân luân,[/FONT]
    [FONT=&quot]Nuốt hận chia ly với tử phần.[/FONT]
    [FONT=&quot]Đành dứt trời Hòa cam nhớ nước,[/FONT]
    [FONT=&quot]Quyết sang đất Việt để làm dân.[/FONT]
    [FONT=&quot]Thanh Hà một xã nông thương tụ,[/FONT]
    [FONT=&quot]Phiên Trấn đôi dinh tước lộc nhuần.[/FONT]
    [FONT=&quot]Xứ Bưởi truyền lưu công nghiệp lớn,[/FONT]
    [FONT=&quot]Báo đền kia đó miếu Tan Lân. [/FONT]
    [FONT=&quot]Sự có mặt của di dân người Hoa từ thế kỷ XVll, XVlll đã góp phần ~tạo nên những chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội và văn hóa ở Đàng Trong. Đối với một số nhóm người Hoa, trong đó có nhóm của Tổng binh Trần Thượng Xuyên, sau khi nhận quan tước, họ thành thần dãn của chúa Nguyễn, họ đã có những hành động thiết thực giúp các chúa Nguyễn mở mang và củng cố chủ quyển trên đất Đồng Nai - Gia Định. Đồng thời, họ cũng xây dựng nên một cộng đồng người Hoa vững chắc ở nhiều nơivà đã xây dựng được nền tảng cho sự phát triển của họ về sau. Có thể nói, công cuộc khai phá vùng đất phía Nam, nhất là vùng Đồng Nai - Gia Định trong các thế kỷ XVll, XVlll, có sự đóng góp đáng kể của bà con di dân người Hoa. Các đất Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên và nhiều nơi khác sở d có được bộ mặt như ngày nay là do có nhiều công sức của bà con người Hoa di cư trong buổi ban đầu, họ trở thành một thành phần không thể tách rời trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot](1) Lương Văn Lựu, Biên Hòa sử lược toàn biên, quyển thứ 2, Biên hùng oai dũng, xuất bản 1973, tr.115.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot](2) Quốc sử quán triều Nguyễn), Đại Nam nhất thống chí, NXB Thuận Hóa, Huế, 1997, T.5, tr. 184.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot](3) Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, NXB Thuận Hóa, Huế 1997, T.5, tr. 81.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot](4) (5) (6) Trinh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, tập Trung, tr. 20-21, dẫn lại Địa chí Đồng Nai, (tập3 - L.Ich sử), NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2001, tr. 108 - 109.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot](7) Trinh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, bản dịch, NXB Giáo dục, 1998, tr. 194.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot](8) Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, bản dịch, NXB Giáo dục, 1998, tr.24[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot](9) Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Q.VI, tr.441, dẫn theo Địa chí Đồng Nai, (tập 3 - L.Ich sử), NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2001, tr. 123.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot](10) Lê Quý Đôn. Phủ biên tạp lục. QIIl, tr.223, dẫn theo Địa chí Đồng Nai, (tập 3 - Lịch sử), NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2001, tr. 123.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot](11) Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Q. VI, tr.375, dẫn theo Địa chí Đồng Nai (tập 3 - Lịch sử), NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2001, tr. 123.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot](12) Trinh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Q. VI, Thành trì chí, tr.28a-b.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot](13) Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, bản dich, NXB Giáo dục, 1998. Tr. 195.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot](14) Lương Văn Lựu, Biên Hòa sư ûlược toàn biên, quyển thứ II - Biên Hùng oai dũng, xuất bản l973, tr. 118.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot](15) Vũ Huy Chân, Lòng quê: nhân vật - thắng cảnh - di tích lịch sử, l973, tr.86[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot](16) Lương \/ăn Lựu, Sđdi tr. 119.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot](17) Lương Văn Lựu, Sđd. Tr 119. [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot](18) Dương Văn Huề! ''Thêm đôi điều về các nhóm người Hoa ở Gia Định thời các chúa Nguyễn, tr. 379 dẫn theo trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Nam bộ và Nam Trung bộ - Những vấn đề "Lịch sử thế kỷ XVII-XIX, Kỷ yếu hội thảo, tháng 5-2002.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot](19) Lương Văn Lựu, Sđd, tr. 120.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot](20) Xin dẫn lai bài thơ vịnh này của tác giả Vũ Huy Chân (Lòng quê, nhân vật, thắng cảnh - di tích l.Ich sử, 1973, tr.86) đểchúng ta hiểu hơn về con người Tổng binh Trần Thượng Xuyên - nhân vật đã có nhíều công lao với vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot] Tài liệu tham khảo chính[/FONT]
    [FONT=&quot]1.Đạí Nam nhất thống chí- Lục tỉnh Nam Việt, tập Thượng - Biên Hòa, Gia Định - Nhà Văn hóa Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa. 1973.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]2. Địa chí Đồng Nai, (tập 3 - Lịch sử), NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2001.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]3. Huỳnh Lứa, Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam bộ các thế kỷ XVll, XVlll, XIX, NXB Khoa học xã hội, 2000.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]4. Li Tana, Xứ Đàng Trong - Lịch sử kính tê- xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, NXB Trẻ, TP.HCM, 1999.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]5. Lương Văn Lựu, Biên Hòa sử lược toàn biên, quyển thứ II - Biên Hùng oái dũng, xuất bản 1973.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]6. Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong, Nhà sách Khai Trí, 1967.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]7. Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Nam bộ và Nam Trung bộ - Những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII-XIX Kỷ[/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Yếu hội thảo, tháng 5-2002.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]8. Vũ Huy Chân, Lòng quê: nhân vật - thắng cảnh - di tích lịch sử, 1973.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Tiến sĩ PHẠM PHÚ LỮ [/FONT]
    [FONT=&quot](Viện Khoa hạc Xã hội vùng Nam bộ)[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    L

    [​IMG]
    L

    [​IMG]
    Chợ Trung tâm Sài gòn

    Chợ Bến Thành được khởi công xây dựng từ năm 1912 đến cuối tháng 3 năm 1914 thì hoàn tất. Trong hình trên phần mái phía bên phải chợ đang được sửa chữa và trên tháp đồng hồ có treo hình quốc trưởng Bảo Đại. Hình này chụp khoảng đầu thập niên 1950 khi VN vừa trở thành quốc gia độc lập nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
    Bài viết về chợ BT trên Wikipedia.org:
    vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A3_B%E1%BA%BFn _Th%C3%A0nh
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vương Hồng Sến
    SÀI GÒN NĂM XƯA​
    PHẦN THỨ NHỨT
    NHẮC LẠI CUỘC NAM TIẾN
    VĨ ĐẠI CỦA DÂN VIỆT​


    Nhắc lại năm Giáp Dần (1674), Chúa Hiền đã tầng sai binh xuống can thiệp vào việc nội bộ nước Miên do Nặc Ông Non cầu cứu dẹp hộ binh Xiêm. Đến khi vua Miên thấy cảnh ở Sài Gòn bị kẹp giữa hai gọng kềm "Chệc"[3], bèn cầu cứu với triều Huế, Chúa Hiền nhân cơ hội ấy để sai nha trảo xuống dàn xếp... Thêm một cơ hội may mắn đến cho triều Huế là vào năm 1688 giữa người Tàu Mỹ Tho và người Tàu Cù Lao Phố sanh ra sự bất hoà lớn. Chúa Hiền khi ấy đã mất, nhưng Ngãi vương nối ngôi không kém sự trí mưu. Huỳnh Tấn giết Dương Ngạn Địch, binh chưa lại nghỉn thì kế bị Chúa Ngãi ra tay trước, giết Huỳnh Tấn, dẹp tan đám giặc khách sót lại ở Mỹ Tho mà làm chủ tình thế hai thị trấn tân tạo Mỹ Tho và Cù Lao Phố (Biên Hoà).
    Chúa thừa thắng cho binh tướng kéo rốc lên Cam Bốt tới trước thành Gò Bích, Miên Vương một mặt dẫn phi tần về thành U Đông, mặt khác sai sứ nạp biểu. Chúa Ngãi cho dân, quân về an dinh lập trại Bến Nghé. Công việc ấy gọi là “đồn dinh”[4].
    Thuở đó, xứ Cam Bốt có đến hai vua:
    - Vua Nhứt, Chánh Vương, ngự tại thành Lo Vek (sách sử Việt âm là “La Bích” hoặc “Gò Bích” (Trương Vĩnh Ký); (trong Việt Nam Sử lược, Trần Trọng Kim, trang 329, ghi “thành Long Úc”, phải Lo Vek này chăng?!)
    - Vua Nhì, tức Phó Vương, đóng đo tại Prei Norkor, sau này Sài Gòn.
    Một nước hai vua, một xứ hai mặt trời, đây là một tình thế lưỡng lập vạn bất đắc dĩ, không bao giờ tồn tại được lâu. Về sau, nếu có xảy ra sự di dân Khmer tự mình bỏ Thủy Chân Lạp rút lui về Lục Chân Lạp, âu cũng vì một lẽ Chánh Vương ngầm muốn để còn một vua đặng dứt hậu hoạn về sau, một lẽ nữa, cũng tại lòng dân Miên mà cũng có tay Trời già ở trong!
    Prei Norkor vào thời bấy giờ, là một thôn nhỏ trong rừng già dựa kề một đồn kiên cố, dân cư thưa thớt, nhà cửa lèo tèo, cột cây nóc lá, tập trung trên các gò nổng cao ráo, chung quanh là ao sình nước đọng quanh năm, sâu vô trong nữa thì toàn là rừng rú thiên nhiên đã có từ tạo thiên lập địa, không ai khai phá, đầy rẫy muỗi mòng, đỉa vắt và thú dữ: tây, tượng, hùm beo, khỉ, sấu... Prei Norkor dùng làm nơi đồn trú của Phó Vương Cao Miên (một cái gai trong mắt Chánh Vương.)
    Việt Sử Trần Trọng Kim nói:
    Năm Mậu Tuất (1658), vua nước Chân Lạp mất, chú cháu tranh nhau, sang cầu cứu bên chúa Nguyễn, chúa Nguyễn bấy giờ là chúa Hiền sai quan đem ba ngàn quân sang đánh ở Mỗi Xuy[5](nay thuộc Phúc Chánh, Biên Hòa) bắt được vua là Nặc Ông Chân đem về giam ở Quảng Bình một độ, rồi tha cho về nước, bắt phải triều cống và phải bênh vực người An Nam sang làm ăn ở bên ấy.
    “Năm Giáp Dần (1674), nước Chân Lạp có người Nặc Ông Đài đi cầu viện nước Xiêm La để đánh Nặc Ông Nộn.
    “Nặc Ông Nộn bỏ chạy sang cầu cứu ở dinh Thái Khang (nay là Khánh Hòa). Chúa Hiền bèn sai cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phái làm tham mưu đem binh chia ra làm hai đạo sang đánh Nặc Ông Đài, phá được đồn Sài Gòn rồi tiến quân lên vây thành Nam Vang. Nặc Ông Đài phải bỏ thành chạy vào chết ở trong rừng. Nặc Ông Thu ra hàng. Nặc Ông Thu chính là dòng con trưởng nên lại lập làm chánh quốc vương đóng ở Long Úc, để Nặc Ông Nộn đóng ở Sài Gòn, bắt hàng năm phải triều cống.
    “Năm Mậu Thìn (1688), Hoàng Tiến[6]giết Dương Ngạn Địch, rồi đem chúng đóng đồn ở Nam Khê, làm tàu, đúc súng để chống nhau với người Chân Lạp. Vua Chân Lạp là Nặc Ông Thu cũng đào hào đắp lũy làm kế cố thủ và bỏ không chịu thần phục chúa Nguyễn nữa.
    “Bấy giờ chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Trăn sai quan đem quân[7]đi đánh dẹp, dùng mưu giết được Hoàng Tiến và bắt vua Chân Lạp[8]phải theo lệ triều cống[9].
    Năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai ông Nguyễn Hữu Kính[10]làm kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố (Giản Phố) ra làm dinh, làm huyện, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long và xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình[11]Đặt Trấn Biên dinh (tức Biên Hòa) và Phiên Trấn dinh (tức Gia Định) sai quan vào cai trị. Lại chiêu mộ những kẻ lưu dân từ Quảng Bình trở vào để lập ra thôn xã và khai khẩn ruộng đất. Còn những người Tàu ở đất Trấn Biên (Biên Hòa) thì lập làm xã Thanh Hà: những người ở đất Phiên Trấn (Gia Định) thì lập làm xã Minh Hương. Những người ấy đều thuộc về sổ bộ nước ta”.
    (Việt Nam Sử lược, Trần Trọng Kim, trương 329-330)
    -
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vương Hồng Sến
    SÀI GÒN NĂM XƯA​
    PHẦN THỨ NHỨT
    NHẮC LẠI CUỘC NAM TIẾN
    VĨ ĐẠI CỦA DÂN VIỆT



    2. Từ năm 1753 đến năm 1780
    Xin kể lại những năm oanh liệt nhất để đánh dấu những kỳ công của tổ tiên ta:
    Năm 1753, vua Chân Lạp Nặc Ông Nguyên lấn hiếp người Côn Man ở trong Nam, triều đình Huế bèn cử ông Nguyễn Cư Trinh làm quan tham mưu lo việc đánh dẹp. Ba phen thắng giặc, Cư Trinh bèn hiến kế “tàm thực” làm cho mười năm sau hoàn thành cuộc mở mang: Thủy Chân Lạp hoàn toàn về tay chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
    Bấy giờ miền rừng sác[12]hoang vu, cực nam là vùng Lòi Lạp (Gò Công), Tầm Bôn (Tân An) và vùng các cửa sông Cửu Long (Ba Thắc[13]tức vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu) và Trà Vang (Trà Vinh, Bến Tre), còn thuộc Chân Lạp.
    Đồng thời với việc thôn tính nước Chiêm (1611-1692), chúa Nguyễn đã tiến lần xuống miền Đồng Nai phì nhiêu. Hơn một thế kỷ (1623-1739), do việc giành ngôi lẫn nhau của các vua Miên mà chúa Nguyễn lần hồi thâu phục dân Việt dần dần mở mang các đất đai: Mô Xoài[14](Bà Rịa, Biên Hòa) (1658), Sài Gòn (Gia Định) (1698), Định Tường (Mỹ Tho) và Long Hồ (Vĩnh Long) (1731). Phía vịnh Xiêm La, MẠC CỬU dâng đất Hà Tiên và hòn Phú Quốc cho chúa Nguyễn từ năm 1741, sau đó con là MẠC THIÊN TỨ mở thêm bốn huyện (1739): Long Xuyên (miền Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (miền Cần Thơ) và Trấn Di (miền bắc Bạc Liêu).
    Đến triều Võ Vương, vua Chân Lạp Nặc Ông Thu (Sthea) nhờ chúa Nguyễn mà giữ ngôi báu ở La Bích (Lovek) (1736 - 1748). Sau Nặc Ông Thâm (Thomae), chú của Tha, thua chạy trốn bên Xiêm từ năm 1715, lại trở về đánh đuổi Nặc Ông Tha và cướp ngôi (1748) song chẳng bao lâu thì mất.
    Mấy người con của Thâm tranh ngôi. Võ Vương sai Nguyễn Hữu Doãn làm thống suất đánh dẹp và lập Nặc Ông Tha làm vua trở lại. Được vài tháng, Tha bị con của Thâm là Nặc Nguyên (Ang Snguôn) đen quân Xiêm đánh đuổi (1750). Tha thua, chạy sang Gia Định cầu cứu nhưng chết ở đấy.
    Nặc Nguyên tranh được ngôi vua lại thường đem binh lấn hiếp người Côn Man là tàn tích dân Chiêm sang trú ngụ từ năm 1693.
    Về phía Bắc, Nặc Nguyên lại thông sứ với Chúa Trịnh Doanh (1740-1767) để lập mưu đánh Chúa Nguyễn quyết giành lại Thủy Chân Lạp.
    Mùa đông năm Quý Dậu (1753), Võ Vương sai ông Thiện Chính (khuyết tên)[15]làm thống suất và ông Nguyễn Cư Trinh, ký lục Bố Chánh Dinh làm quan tham mưu, điều khiển tướng sĩ năm dinh đi đánh giặc Nguyên. Quân tiến đến Ngưu Chử (Bến Nghé), lập dinh trại, kén sĩ tốt, trừ bị thêm nhiều, để làm kế khai thác.
    Mùa hạ năm Giáp Tuất (1754), ông Cư Trinh với ông Thống suất chia quân tiến lên. Oâng Cư Trinh đi đến đâu, giặc quy phục đến đó; đi qua đất Tần Lê (?) ra đến Sông Lớn[16]cùng hội quân với ông Thiện Chính ở đồn Lôi Lạp (Soi Rạp: Gò Công), phủ Tầm Bôn (Tân An), phủ Cầu Nam (Ba Nam), phủ Nam Vinh (Nam Vang: Phnôm Pênh), bốn phủ hàng cả. Rồi chiêu phục người Côn Man để làm thanh thế.
    Nặc Nguyên chạy trốn gần Vĩnh Long; gặp mùa nước nổi, phải ngưng đánh phá.
    Mùa xuân năm Ất Hợi (1755), ông Thống suất về đồn Mỹ Tho, dẫn theo hơn vạn người Côn Man mới chiêu phục. Đến đất Vô Tà Ân (có lẽ là vùng Đồng Tháp Mười) bị quân của Nặc Nguyên đổ ra đánh úp. Quân của thống suất đi tập hậu bị mắc bụi rậm vũng lầy, không thể đến cứu viện. Ông Nguyễn Cư Trinh mới đem quân của ông đến cứu thoát hơn năm người Côn Man, vừa trai vừa gái, rồi đem về trú ở núi Bà Dinh (Bà Đen).
    Nhân ông Cư Trinh hạch tấu ông Thiện Chính về tội để mất cơ nghi mà bỏ dân mới phục hàng, vua giáng ông ấy xuống chức cai đội, cho ông Trương Phúc Du thay thế.
    Ông Cư Trinh với ông Phúc Du và người Côn Man đi tiên phong đến đánh hai phủ Cầu Nam và Nam Vinh.
    Nặc Nguyên thua, chạy trốn sang Hà Tiên nương theo Mạc Thiên Tứ, nhờ Tứ xin hộ với Chúa Nguyễn, hiến hai phủ Tân Bôn, Lôi Lạp để chuộc tội, và bổ vào lệ triều cống đã bỏ ba năm về trước, cùng để xin cho về nước.
    Vua không cho. Ông Cư Trinh mới dâng sớ tâu rằng:
    "Từ xưa, sở dĩ dùng đến binh, chẳng qua là muốn giết đứa cừ khôi, mở mang bờ cõi mà thôi. Nay Nặc Nguyên đã hối quá, biết nộp đất hiến của. Nếu không cho y hàng, thì y chạy trốn; mà từ Gia Định đến La Bích, đường sá xa xôi, không tiện đuổi đánh. Vậy muốn mở mang bờ cõi, chi bằng hãy lấy hai phủ ấy, giữ chặt phía sau cho hai dinh (Phiên Trấn và Trấn Biên). Năm xưa, đi mở phủ Gia Định, trước phải mở phủ Hưng Phúc (Biên Hoà), rồi mới mở đến phủ Lộc Dã (Đồng Nai) để quân dân đoàn tụ, rồi mới mở đất Sài Côn. Đó là cái kế "tằm ăn dâu" đó.
    Nay từ Hưng Phúc đến Sài Côn đường đi chỉ hai ngày, mà dân cư còn chưa yên tập, quân giữ cũng có đứa chưa khỏe; phương chi từ Sài Côn đến Tầm Bôn, đường đi trong sáu ngày, thú binh trụ phòng, thực sợ chưa đủ.
    Thần thấy rợ Côn Man đánh đường bộ rất tài, quân Chân Lạp cũng đã chột dạ. Nếu cho rợ Côn Man ở đấy, sai nó ngăng chống, lấy mọi đánh rợ, cũng là kế hay. Vậy nên xin cho nước Chân Lạp chuộc tội, lấy hai phủ ấy, cho thần xem xét tình thế, đặt lũy đóng quân, cấp điền sản cho quân dân, chia địa giới, lấy châu Định Viễn để thâu cả toàn bức."
    (Rút trong quyển "Nguyễn Cư Trinh với quyển Sãi Vãi" của hai ông Lê Ngọc Trụ và Phạm Văn Luật.)
    Vua theo lời tâu, nhận lấy hai phủ (1756) và cho Nặc Nguyên về nước.
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chợ Mới Sài gòn

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]




    [​IMG]
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Lovek hay Longvek

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


    [​IMG]
    Bản đồ thành Lauweck (Longvek) vào thế kỷ 17 do người Hà Lan vẽ.


    Longvek hoặc Lovek (tiếng Khmer: លង្វែក; có nghĩa là "thị tứ" hay "ngã tư") là một thành phố cổ của Campuchia, thủ đô của nước Chân Lạp sau cuộc xâm chiến Angkor của Xiêm La vào năm 1431. Ngày nay nó là một xã mang tên Longveaek huyện Kampong Tralach tỉnh Kampong Chhnang, nó nằm ở phía Bắc (Bắc Đông Bắc) Oudong, trên bờ sông Tông Lê Sáp, khoảng tọa độ: 11o53' Vĩ độ Bắc và 104o46' Kinh độ Đông. Người Việt xưa còn gọi nó là La Bích.
    Longveak hiện nay

    Longveak gồm các làng: Oknha Pang, Trapeang Chambak, Phsar Trach, Anlong Tnaot, Srah Chak, Voat, Trapeang Samraong, Boeng Kak.
    Xã Longveaek ở phía cực Nam của huyện Kampong Tralach, góc phía Bắc Tây Bắc đối đỉnh với xã Peani, phía Bắc giáp xã Ou Ruessei, phía Đông Bắc giáp xã Kampong Tralach, góc phía Đông giáp xã Ampil Tuek, đều thuộc huyện Kampong Tralach. Phía Tây Longveaek tiếp giáp 2 xã của huyện Sameakki Mean Chey tỉnh Kampong Chhnang là: Sedthei (ở mặt Tây Bắc), Svay (ở mặt Tây Nam).
    Phía Đông Nam và Nam của Longveaek giáp với huyện Ponhea Lueu tỉnh Kandal: phía Đông Nam là xã Kampong Luong, Ponhea Lueu, phía Nam là xã Vihear Luong.
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đồ cổ Lovek


    [​IMG]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Lovek Era (1525-1593)

    Ney Khan Ney Khan 1512-1516
    Ang Chan I Ponhea Chan 1516-1566
    Baromreachea I ou Paramindharaja IV Satha Len 1566-1576
    Chey Chettha I Sri Jetthadhiraja 1576-1594
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    [​IMG]

    Đường Bồ rệt những năm 1950 (góc Pasteur và bến Chương Dương ngày nay)
  9. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

    Sài Gòn 1968- 1969 dưới ống kính Brian Wickham
    Đây là một phần trong loạt ảnh bao gồm trên 100 tấm ảnh được ông chụp từ tháng 10/1968 - 6/1969 tại Sài Gòn - nơi ông công tác. Các bức ảnh này được Brian Wickham chia sẻ công khai trên tài khoản Picassa cá nhân với các chú thích của ông cho mỗi bức ảnh
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Bản đồ Nam Tiến

    [​IMG]

Chia sẻ trang này