1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sài Gòn Ơi Ta Nhớ!!!

Chủ đề trong 'Tản mạn Sài Gòn' bởi Salem_BornAgain, 21/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kanale

    kanale Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Oh vậy ah, cháu học khoa Sinh nhưng cũng có nghe tên những thầy này ạh. Thế bác đă về thăm lại trường cũ chưa ah?
  2. g8ubvn

    g8ubvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    Năm rồi tôi có về thăm lại saigon và có thả bộ vào trường. Trường bây giờ xây lại mấy dãy nhà cũ nhưng nhìn vào thấy quá chật chội. Chỉ còn giảng đường 1 và dãy nhà tiếp nối (trước của khoa Địa chất và Vật Lý Địa Cầu) là còn như cũ.
    Mấy người bạn học của tôi hiện đang giảng dạy tại trường (TMĐường, ĐVThanh, CQKhánh, v.v). Đó là những người bạn cùng bắt đầu MGP một lúc. Tr6en danh sách thì có khỏang 350 hơn SV theo học MGP năm đó. 4 năm sau nhận bằng Cử nhân Toán đếm trên đầu ngón tay vẫn chưa hết ngón. Lúc đó tụi tôi hay hỏi bạn MGP năm thứ mấy. Khó qua khỏi năm đầu đến nổi có người vẫn ỳ ạch 4, 5 năm để có được MGP trong tay.
    Một kỷ niệm đặc biệt của tôi l3 ĐHKH à một hôm cùng các bạn đang ngồi tán dóc trong sân trường chính, một con rắn nhỏ cở chừng 3 tấc rớt thẳng từ cây phượng (?) to giữa sân ngay trên đỉnh đầu của tôi. Tôi chưa kịp hiểu chuyện gì thì con rắn (đỏ khè) đã ngốc đầu lên và sẵn sàng mổ. Chỉ kịp tháo lui và nhìn nó trườn vào một trong các bụi cây.
    Ngày xưa học Tóan thầy Đặng Đình Áng, tài liệu thì thầy viêt bằng tiếng Anh (vì thầy có đi dạy Toán cho một ĐH (Nankang thì phải) của Singapore nên thầy viết tài liệu bằng tiếng Anh dùng chung). Thầy giảng phần lớn bằng tiếng Việt trong lớp nhưng viết tiếng Pháp lên bảng. Khi làm bài thi cuối khóa, thầy nói ai muốn dùng tiếng gì cũng được hoặc hổn hợp cũng chả sao!!!
    Sợ nhất là học với thầy Nguyễn Đình Ngọc. Lúc bắt đầu thì có khoảng 7, 8 SV theo học. Chừng 1 tháng sau chỉ còn lại thầy và 3 hay 4 trò. Ngày xưa có vài phòng học rất nhỏ chỉ có 2 hay 3 bàn học. Đó là mấy phòng dạy của thầy NĐN. Mỗi tuần chỉ học thầy 1 lần nhưng từ sáng tới chiều. Lớp của tôi lại rơi vào ngày thứ bảy. Cả buổi chiều chỉ có loe hoe vài mạng trong trường. Thầy giảng bài chừng 1 hay 2 tiếng là cùng. Còn lai mỗi học sinh lên giảng về những gì mình tự học được trong phần thầy chỉ định trước đó. Các SV khác và thầy sẽ hỏi nếu chưa thông từ phần mình trình bày. Thầy hỏi chỉ có nước ngất ngư con tàu đi thôi.
    Khi đi học thì mong chóng lấy bằng để thoát khỏi bài thi và đi làm. Khi đi làm rồi thì nhiều lúc muốn quay lại đi học cho thy đổi không khí. Đi học mà không phải làm bài thi tì tuyệt biết mấy!!!
  3. g8ubvn

    g8ubvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    Càng đi qua nhiều thành phố địa danh, tôi càng nhận biết những đặc thù của Saigon. Hầu như các thành phố hoặc là gần như đồng nhất hoặc có sự phân chia giữa giàu và nghèo, giữa trí thức và lao động, giữa những người có và người không có một cách rõ rệt. Nhưng Saigon những đối nghịch như hòa lẫn và cùng tồn tại.
    Trong khu tôi ở ngày xưa, bên hông một ngôi biệt thự kín cổng cao tường mà con cái đến trường có người đưa rước là những gia đình từ tứ phương đổ về dựng vội chỗ trú thân bằng những mảnh thùng mãnh tôn ghép vội. Những người bên trong và bên ngoài ngôi biệt thự chắc không bao giờ chuyện vãn với nhau. Nhưng người bên ngoài có thể thưởng thức tiếng đàn dương cầm vọng ra từ bên trong. Và những người bên trong chắc cũng không thể không bị quấy rầy bởi những lời quát mắng đánh đập hoặc chửi thề của những gia đình nheo nhóc bên ngoài. Họ là đại diện của 2 nấc thang cao nhất và tận cùng trong xã hội nhưng sống cận kề bên nhau như cùng nương tựa.
    Ngày xưa gia đình tôi ở mặt tiền ngay đầu một con hẽm lớn và mở một cửa hiệu. Từ chiều trở đi những gia đình trong hẽm đổ ra mở những quán bán đủ loại thức ăn gần như chiếm trọn khoảng không gian trước cửa hiệu nhà tôi và những cửa hiệu kế bên. Dọc lề đường trước cửa hiệu dựng đầy xe đạp, xe gắn máy, xích lô của khách hàng của các quán vỉa hè này. Mặc dù không hài lòng vì cửa hiệu bị choáng mất và vẽ thẩm mỹ đã mất đi nhưng Ba tôi cũng vô cùng thông cảm. Như họ gia đình tôi cũng từ nơi khác đến xin nhận Saigon làm quê hương và cũng nhọc nhằn đi lên từ đôi bàn tay trắng. Saigon như miền đất hứa và cưu mang tất cả nếu những đứa con của Saigon giúp nhau mà vươn lên.
  4. g8ubvn

    g8ubvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    3 năm ngày mất của TCS, nghe lại những bài hát của anh qua chính giọng anh và chị Khánh Ly hát những ngày cuối năm 67 tại quán Văn quay lại trong tôi muôn vàn hình ảnh của khắp chốn Saigon. Nhớ khuôn viên các trường ĐH. Nhớ những bóng râm phủ kín những quảng đường say giấc ngủ trưa. Nhớ những chiều Xuân lộng gió lá bay bay. Nhớ những đêm hát du ca với bạn bè bên ánh lửa bập bùng chờ trời trở sáng. Nhớ những hạt nắng ban mai nhảy nhót theo nhịp bánh xe lăn trên đường tới lớp.Nhớ những hộc tốc vội vã qua những hành lang trống vắng những ngày đi học trễ. Nhớ những ngày cuối tuần thả rong Phú Lâm, Thủ Đức, Lái Thiêu, hay núi Bửu Long.
    Tôi đang nghe bài hát TCS viết về Saigon nơi chốn gắn liền với phần lớn sáng tác của anh và một nửa phần đời của anh.
    Nghe để nhớ và thương Saigon của bạn, của tôi, của những ai quen và chưa quen Saigon.
    Thành Phố Mùa Xuân
    Trịnh Công Sơn
    Sài Gòn mùa xuân còn thoáng lá vàng bay
    Có mùa thu nào đang ở lại
    Mặt đường bình yên nằm ngoan như con suối
    Kết hoa vàng cho lộng lẫy đời
    Sài Gòn mùa xuân về dưới những hàng cây
    Có nhiều tiếng cười như trẻ lại
    Ngày vội vàng lên bình minh thay đêm tối
    Nắng phai từ lâu chiều vẫn dài.
    Ngọn gió rung cành khi chiều chưa hết nắng
    Đường phố em về tóc cùng hoa quyến luyến
    Chồi lá khoe mầm cho đời biết tên
    Mùa xuân thay lá mùa đông
    Để cho chim hót chuyện tình.
    Mùa xuân thay lá mùa đông
    Để cho chim hót chuyện tình. ​
  5. g8ubvn

    g8ubvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    Tháng 5 Saigon hẳn đã có nhiều cơn mưa lớn và cũng có những ngày nắng gắt gay làm đám học trò đổ thêm mồ hôi chạy từ lớp luyện thi này qua lớp luyện thi khác. Khi còn học các lớp dưới chúng tôi đa phần chỉ học thêm ngoại ngữ, thường là sinh ngữ chính Anh hoặc Pháp văn. Họa hoằn lắm có đứa học thêm sinh ngữ phụ. Hội Việt Mỹ và Trung Tâm văn Hóa Pháp là hai nơi thu hút học sinh đi học thêm nhiều nhất. Không hiểu sao Ba tôi lại ghi danh cho tôi học thêm Anh văn ở trường Nguyễn Ngọc Linh ở đường Bà Huyện Thanh Quan với bộ sách của nhà xuất bản Longman trong khi đám bạn tôi đa số học thêm Anh văn ở Hôi Việt Mỹ. Sau đó tôi nhảy qua trường London School ở con hẽm gần trường Kiến Thiết học Anh văn do các bà giáo già người Anh dạy. Các bà giáo cũng dùng các bộ sách do trường Oxford xuất bản và điểm đặc biệt là mỗi ngày bắt tụi học trò viết essays trong lớp. Lúc ấy tụi tôi rất khó chịu và than như bọng vì có bao giờ đi học thêm mà cực như vậy đâu. Sau này khi học ĐH ở Mỹ, tôi viết essays và làm research papers dễ dàng và được điểm cao có lẽ cũng nhờ những ngày bất đắc dĩ mài ngòi bút ngày xưa. Cám ơn các bà giáo già khó tính nhưng tân tụy người Anh của tôi.
    Chỉ ở lớp 11 và 12, chúng tôi mới đi học thêm Toán Lý Hóa để chuẩn bị thi Tú Tài I và II. Saigon ngày nay việc học thêm có lẽ còn quan trọng hơn là việc học chính trong trường. Mấy đứa cháu tôi bây giờ đã phải đi học thêm từ lớp 1 và mấy cháu các lớp trên môn gì cũng đi học thêm!!! Chắc khi xong Trung Học học trò không còn hứng thú và đủ sức để học nữa. Cha mẹ chạy ngược chạy xuôi lo tiền đóng cho con học thêm đồng thời chạy tới chạy lui đón đưa con học từ chỗ này qua chỗ khác. Bớt đi một số lớp học thêm không cần thiết có lẽ biết bao nhiêu vấn đề nhức đầu (đời sống khó khăn, giao thông, v.v. ) được giải quyết dễ dàng hơn. Nhưng không thể trách các giáo viên khi lương không nuôi được họ nói chi gia đình họ. Dạy thêm chỉ là bất đắc dĩ. Ngày xưa khi tôi còn học trung học, ngoại trừ các thầy cô mới ra trường phải ở trong các phòng cư xá do trường cấp, các thầy cô đều có nhà cửa không đồ sộ nguy nga (một số thầy cô nổi tiếng không kể) và xe vespa hay honda làm phương tiện giao thông. Một số thầy cô có cả xe hơi. Dịp Tết hay lễ lạc đến thăm các thầy cô tại nhà, nhìn nhà cửa bề thế ngăn nắp hơn nhiều nhà của mình, chúng tôi chỉ ước mơ lớn lên được làm thầy giáo vừa oai phong vừa nhàn nhã trong đời sống.
    Chỉ có các thầy cô thật nổi tiếng mới có đông học sinh theo học ở các lớp luyện thi. Toán thì có các thầy Nguyễn văn Kỹ Cương (thầy dạy HHKG không chê vào đâu được và thầy vẽ vòng tròn bằng tay thật tròn như dùng compa vậy) , Cù An Hưng (học trò há hốc mồm nghe thầy giảng quên cả ghi notes khi chuông reng hêt giờ tập vẫn còn trắng tinh chỉ có thẩn thờ tự trách mình thôi; các cô nữ sinh mê thầy như điếu đổ), Vũ Đình Lưu, Đinh Đức Mậu, Phan Lưu Biên, v.v. Lý Hóa đứng đầu có thầy Nguyễn Xuân Nghiên (lớp nào vừa mở ra cũng hết chỗ vài ngày sau đó), Vũ mạnh Hùng (tướng thầy quá xì-ke nhưng giọng thầy sang sảng như thủng màng nhĩ), Hoạ hoằn lắm có vài đứa bạn đi học thêm Triết năm lớp 12 do thầy Trần Bích Lan mở ở trường Văn Học. Không biết vì mấy đứa bạn thích Triết hay chỉ vì thích nghe thơ của thầy vì thầy cũng là nhà thơ Nguyên Sa mà các bài thơ của thầy như Áo Lụa Hà Đông v.v. được chuyền tay trong đám học trò. Phần nào thầy dành để dạy học trò Luận Lý và Đạo Đức Học. Phần nào thầy viét những thơ tình lãng mạn như:
    Không có anh lấy ai đưa em đi học về ?
    Lấy ai viết thư cho em mang vào lớp học?
    Ai lau mắt cho em ngồi khóc?
    Ai đưa em đi chơi trong chiều mưa ?
    Những lúc em cười trong đêm khuya,
    Lấy ai nhìn những đường răng em trắng?
    Đôi mắt sáng là hành tinh lóng lánh
    Lúc sương mù ai thở để sương tan
    Ai cầm tay cho đỏ má hồng em
    Ai thở nhẹ cho mây vào trong tóc ...
    Không có anh nhỡ một mai em khóc
    Ánh thu buồn trong mắt sẽ hao đi
    Tóc sẽ dài thêm mớ tóc buồn thơ
    Không có anh thì ai ve vuốt?
    Không có anh lấy ai cười trong mắt
    Ai ngồi nghe em nói chuyện thu phong
    Ai cầm tay mà dắt mùa xuân
    Nghe đường máu run từng cành lộc biếc?
    Không có anh nhỡ ngày mai em chết
    Thượng đế hỏi anh sao tóc em buồn
    Sao tay gầy sao đôi mắt héo hon
    Anh sẽ phải cúi đầu đi vào địa ngục ...
    Cần Thiết - Nguyên Sa​
    Chúng tôi đã lở thuộc thơ Nguyên Sa nên khó lãnh hội lời giảng của thầy, thầy Trần Bích Lan.
    Sau Tết là chúng tôi bắt đầu lo đi học luyện thi Toán Lý Hóa. 1 giờ trưa về tới nhà một mình và vội vài chén cơm (vì cả nhà đã ăn để cho mấy đứa em kịp đến trường các lớp buổi chiều), tôi lại vội vã đến các lớp luyện thi. May mà lúc ấy tôi đã được cho đi xe gắn máy nên cũng đở vất vã phần nào. Mưa mịt mù đến đâu cũng khoác áo mưa mà đi. Nắng mướt mồ hôi cũng chịu. Tuy là các lớp học thêm nhưng nhiều thầy cũng rất nghiêm không cho vào lớp nếu đi trễ hơn 5 phút. Nhất là thầy Nghiên. Lớp nào của thầy cũng xấp xỉ 100 nêm cứng tất cả các bàn. Mặc dù trai gái học chung ở các lớp học thêm (không như ở các trường công lập trường con trai trường con gái) nhưng các cô gái luôn giành các bàn trên con trai cuối lớp. Cho nên tôi cũng không muốn đi học trể để lọ dọ suốt chiều dài lớp học dưới cái nhìn như muốn nguyền rũa của gần 100 đôi mắt.
    Trong các thầy tôi đi học thêm, có lẽ tôi phục thầy Nghiên nhất. Tôi học Lý Hóa năm lớp 12 khi thầy cùng thầy Kỹ Cương vừa mở trường Phục Hưng ở đường Lê Ngô Cát. Thầy dạy chi tiết rành mạch nhưng thầy cũng khuyến khích học trò mở rộng kiến thức suy nghĩ thêm bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi chờ học trò giải đáp. Nhiều lần chỉ có mình tôi dơ tay trả lời đúng các câu hỏi của thầy không những được thầy khen mà còn được bao nhiêu đôi mắt (2 mắt và 4 mắt) của các cô tóc dài tóc ngắn, áo dài, áo cộc, áo đầm các bàn trên quay lại chiêm ngưỡng anh chàng nào ở bàn cuối mà giỏi thế. Nhất là bàn cuối tôi ngồi lại cao hơn các bàn khác một bậc nên các cô chắc không cần phải nghểnh cổ. Lúc đó tôi thấy đời học trò sao mà đẹp và hạnh phúc thế. Phải chi tôi cứ được ở mãi cái thời học trò ấy. Gạo cơm sách vở cha mẹ lo đầy đũ. Chiến tranh như xảy ra ở một nơi chốn nào đó chớ Saigon thì vẫn không dấu vết nào (ngoại trừ một vài lúc một vài nơi rồi phai nhòa đi trong cái thường nhật của đời sống hàng ngày). Tôi nhớ nhiều cái thời gian cuối Trung Học và đầu ĐH đó ở Saigon. Thật thanh bình và êm đềm.
    Được g8ubvn sửa chữa / chuyển vào 01:39 ngày 22/05/2004
    Được g8ubvn sửa chữa / chuyển vào 10:38 ngày 22/05/2004
  6. unregistry

    unregistry Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Bảo à, anh nhớ em nhiều lắm... Anh tin anh sẽ quay lại SG với em... Anh sẽ không sống được nếu như anh quên đi cảm giác có em ở bên cạnh. Sài Gòn với những cơn mưa và vòng tay của em ngọt ngào... Hay những trưa nắng với những cái nhìn động viên nhẹ nhàng của em... Bảo ơi, anh yêu em và vẫn còn ngạc nhiên là anh yêu em nhiều đến thế. Anh đã nghĩ là nếu rời xa SG anh sẽ quên em, nhưng không phải thế. Anh khổ sở cho đến bây giờ, anh khổ sở vì không có bàn tay em, không có nụ hôn và không có ánh mắt em ở bên cạnh... Đôi lúc anh không chịu được, chỉ muốn bay vào trong đó với em, nhưng cứ nghĩ tới những gì anh đã làm cho em anh lại xấu hổ... Nhưng anh hứa, anh sẽ trở về Sài Gòn, trở về với em, với tình yêu đích thực của đời mình...
  7. huongviet

    huongviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    SG ơi! Nhớ quá. Nhớ lớp Aikido ở CLB Nguyễn Du. Nhớ hồ con Rùa. Nhớ trường DHKT của 1 cô SV ham chơi. Học 5 môn đã bị thi lại hết 3 môn. Nhớ quá.... 10 năm rồi còn gì?
  8. Langbiang

    Langbiang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    588
    Đã được thích:
    3
    Đôi khi ở Sài Gòn mà lại vẫn nhớ một Sài Gòn...
  9. lvhntg

    lvhntg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Tôi không phải người SG nhưng tôi yêu một người SG, vi vậy tôi yêu luôn SG. Xa SG, nhớ nắng gió SG, nhớ những con dường, nhớ công viên Tao Đàn gần nhà anh. Tôi vào SG nhiều lần nhưng toàn vào SG mùa khô, bây giờ ở HN chỉ ước ao có thể cùng anh di dưới một cơn mua SG. Nhớ SG đến đau thắt trong lòng

Chia sẻ trang này