1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sài Gòn tổng quan - Cần giúp đỡ trong việc thu thập hình ảnh về SG - Hỏi Đáp tất tần tật....

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi neweco, 12/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ VN

    Trương Vĩnh Ký được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam. Ông sáng lập, là tổng biên tập những tờ báo quốc ngữ đầu tiên, cũng là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác. Ông là một học giả Việt Nam có tiếng, thông thạo 26 ngôn ngữ, được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse là một trong 18 văn hào thế giới của thế kỷ 19.
    Trương Vĩnh Ký, còn có tên J.B. Trương Chánh Ký, hoặc Pétrus Ký, sinh ngày 6/12/1837 tại làng Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu. Lên năm tuổi, Vĩnh Ký bắt đầu học chữ Hán. Đến chín tuổi cha mất. Lúc này, có một nhà truyền giáo người Pháp, thường gọi là cha Long, thấy cậu bé Ký có trí thông minh nên đem về trường dòng ở Cái Nhum dạy học chữ Latin. Năm 12 tuổi, Trương theo cha Hòe (tức linh mục Belleveaux) sang học tại Trường Pinhalu ở Phnom Penh.

    Năm 1851, Trương được trường này cấp học bổng sang học tại Chủng viện Pinang ở Indonesia - một trung tâm đào tạo linh mục cho các nước Đông Nam Á. Tại Tổng chủng viện Pinang, Trương Vĩnh Ký trong quá trình học tập đã tỏ ra "có khả năng thu nhận khác thường" hệ thống tư tưởng và các tri thức khoa học tự nhiên cũng như xã hội đương thời, đến nỗi ngay các nhân vật có tiếng tăm lúc ấy cũng phải ngạc nhiên và khen ngợi trí thông minh và trình độ "học vấn uyên bác" của ông? Ông cũng tỏ ra là một người có năng khiếu về ngôn ngữ học. Ngoài các sinh ngữ Pháp, Anh, Latin, Hy Lạp, Ấn Độ, Nhật, ông còn thông thạo cả tiếng Y Pha Nho, Trung Quốc, Mã Lai, Lào, Thái, Miến Điện.Trương Vĩnh Ký hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực văn hóa, ngoại trừ 8 tháng hoạt động ở Viện Cơ mật của triều đình Huế và 8 tháng làm phiên dịch trong phái đoàn Việt Nam sang Pháp.

    Tháng 2/1859, quân Pháp đánh chiếm Gia Định, ông được giám mục người Pháp Lefèbre chỉ định làm thông ngôn cho bộ chỉ huy "Đoàn quân chiếm đóng" ở Nam Kỳ. Tháng 6/1863, thực dân Pháp cử ông làm phiên dịch cho phái bộ "chuộc đất? của triều đình do Phan Thanh Giản cầm đầu sang Pháp. Trong chuyến đi này, ngoài nhiệm vụ thông ngôn được đảm nhận một cách xuất sắc, ông còn tiếp xúc với một số nhân vật cao cấp của chính quyền Pháp, gặp gỡ một số nhà văn nổi tiếng như Victor Hugo, Littré, Renan? đi thăm nhiều nơi ở Pháp và một số nước khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ai Cập, Italia và được Giáo hoàng La Mã tiếp.

    Trong hành trình kéo dài 8 tháng, cả đi lẫn về, Trương Vĩnh Ký có dịp sống gần gũi với hai vị quan đại thần Phan Thanh Giản và Phạm Phú Thứ; đó không chỉ là hai vị quan đại thần, mà còn là những nhân vật đáng kính về tài đức. Trương Vĩnh Ký cũng có cơ hội đề hiểu rõ hơn về nội tình đất nước và đồng bào của mình. Chính trong hồi ký sau chuyến đi này, Trương đã viết: "Tôi trở về với tâm hồn sung sướng vô cùng". Có thể nói chuyến đi này đã góp phần định hướng những suy tư và hoạt động của ông tìm về văn hóa dân tộc một cách tích cực hơn.

    Sau khi chiếm xong 6 tỉnh Nam Kỳ, các "Toàn quyền đô đốc? (Geuverneurs ?" Amiraux) đã sử dụng Trương Vĩnh Ký như một quan chức An Nam đầu tiên của chính quyền Pháp đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như: giáo sư Pháp văn Trường Thông ngôn (1866 ?" 1868 ), chủ bút tờ Gia Định báo (1868), Giám đốc trường Sư phạm kiêm thư ký Hội đồng thành phố Chợ Lớn (1872), giáo sư quốc văn và Hán văn cho người Pháp và Tây Ban Nha ở Trường Tham biện Hậu bổ (Collège des administrateurs stagiaires ?" 1874)? Tháng 2/1876, Trương Vĩnh Ký được Toàn quyền Paul Bert cử làm giám quan cố vấn cho vua Đồng Khánh ở Viện Cơ mật đến tháng 10/1876 thì trở về Sài Gòn. Sau cái chết đột ngột của Paul Bert (11/11/1886), Trương Vĩnh Ký không còn được trọng dụng như trước. Ông dùng thì giờ còn lại để đọc sách, báo, nghiên cứu, viết sách và dạy ở Trường Hậu bổ và Trường Thông ngôn.

    Trong lĩnh vực văn hóa, Trương Vĩnh Ký đã chứng tỏ có kiến thức uyên bác về nhiều mặt, không chỉ trong khoa học xã hội mà cả trong khoa học tự nhiên. Đặc biệt về hoạt động sưu tầm, biên khảo, phiên âm, phiên dịch, ông đạt những thành tựu đáng kể. Ông dịch sách chữ Hán, phiên ra chữ quốc ngữ những bản cổ văn Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Phan Trần, Gia huấn ca, Lục súc tranh công? biên soạn Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài v.v?Ông có một năng lực làm việc phi thường. Trong khoảng thời gian 40 năm (1858 - 1898), Trương Vĩnh Ký đã để lại cho đời 118 tác phẩm, bao gồm sách nghiên cứu, sưu tầm, dịch, phiên âm trong đó có hàng chục quyển sách viết bằng Pháp văn. Ở buổi đầu giao tiếp giữa hai nền văn hóa Tây phương và Đông phương tại Việt Nam, một sự nghiệp đồ sộ như thế quả là hiếm có. Trương Vĩnh Ký có chân trong hàng chục hội khoa học châu Âu, ở cuối thế kỷ XIX J.Bouchot, một học giả Pháp, gọi ông là "một nhà bác học duy nhất ở Đông Dương và cho chí ở nước Trung Hoa hiện đại nữa?(1).

    Ở Việt Nam trước đây, một số nhà nghiên cứu đã đánh giá những cống hiến của ông khá cao. Nguyễn Văn Tố tóm tắt sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký trong 3 tiếng ?oBác học, Tâm thuật, Khiêm tốn"(2) và, trong lời tựa cuốn Trương Vĩnh Ký của Lê Thanh, ông cho rằng họ Trương là "một nhà lập ngôn bất hủ? một tay cự phách trong văn học, đã nổi tiếng là một nhà sư phạm". Vũ Ngọc Phan, trong tập Nhà văn hiện đại đã viết: "Còn Trương Vĩnh Ký thì thiệt là một nhà bác học. Ông không những là một nhà văn, một nhà viết sử, một nhà dịch thuật mà còn là một người giỏi về ngôn ngữ". Mặt khác, cũng có nhiều ý kiến phê phán, buộc tội họ Trương là đã cộng tác với thực dân, phản lại Tổ quốc, như Lê Thanh trong quyển Trương Vĩnh Ký, Trần Huy Liệu trong Lịch sử 80 năm chống Pháp, Phạm Long Điền và Nguyễn Sinh Duy trong quyển Cuốn sổ bình sanh của Trương Vĩnh Ký?

    Những ý kiến trái ngược nhau tùy thuộc vào chỗ đứng, cách nhìn và đánh giá khác nhau của từng người đối với nhân vật lịch sử này. Cũng cần thấy thêm rằng do bản thân cuộc đời hoạt động của Trương Vĩnh Ký có nhiều điều phức tạp và rắc rối. Con người giàu tài năng và có sức làm việc to lớn như thế, đến cuối đời đã rơi vào hoàn cảnh nghèo nàn, túng bấn. Về mặt tinh thần, lúc sinh thời ông cũng đã bộc lộ nhiều băn khoăn, khắc khoải. Hai câu cuối của Bài thơ tuyệt mệnh như muốn gửi gấm tâm sự cho người đời sau, khi phẩm bình về sự nghiệp của ông:

    Cuốn sổ bình sanh công với tội
    Tìm nơi thẩm phán để thừa sai

    Ông mất ngày 1/9/1898 tại Sài Gòn, hưởng thọ 62 tuổi. Hiển nhiên, Trương Vĩnh Ký đã có những sai lầm về chính trị, mặc dù hoạt động chính trị của ông rất ngắn ngủi so với hoạt động văn hóa. Nhưng những hoạt động ở lĩnh vực thứ hai này lại không thể tách rời với tư tưởng chính trị khá nhất quán của ông là phục vụ trung thành nước Pháp, như ông đã hơn một lần thừa nhận. Tuy nhiên không vì vậy mà ta xếp ông vào hàng những tay sai bán nước như Tôn Thọ Tường, Đỗ Hữu Phương, Trần Bá Lộc, từ đó đi đến phủ nhận toàn bộ những cống hiến của ông đối với văn hóa của dân tộc.

    Đáng chú ý nhất là những đóng góp vào sự phát triển và phổ cập chữ quốc ngữ ở giai đoạn ban đầu, vào lịch sử phát triển báo chí, cũng như trong lĩnh vực văn học và ngôn ngữ học v.v?Những năm gần đây, trong bầu không khí tinh thần cởi mở, đường lối đổi mới, một số công trinh nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký được đăng tải trên các tạp chí, hoặc in thành sách, thể hiện một quan điểm lịch sử khách quan và rộng rãi hơn, một cách nhìn bình tĩnh và khoa học hơn!

    (Theo website Bến Tre)
  2. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Từ bài viết này xin giới thiệu một số thông tin về lịch sử những địa danh của Sài Gòn cũng như những nhân vật nổi tiếng của Sài Gòn xưa và nay.
    Bạn nào có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm gì về Sài Gòn, cứ post bài để mọi người cùng nghiên cứu và giải đáp nhé! Mong là từ đó mỗi người dù ít hay nhiều cũng sẽ hiểu thêm về Sài Gòn thân yêu của chúng ta.
    Dinh Thống Nhất

    Dinh Thống Nhất (tên gọi trước đây dinh Độc Lập hay dinh Norodom) là một địa danh lịch sử của thành phố Hồ Chí Minh.
    Lịch sử
    Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Để củng cố bộ máy cai trị mới được thành lập ở Nam Kỳ, 23 tháng 2 năm 1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Dinh mới được xây dựng theo theo đồ án do kiến trúc sư trẻ tuổi Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh Hongkong). Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi góc 50 cm, có lỗ bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng có chạm hình Napoleon đệ tam.
    Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phấn lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp - Đức 1870 nên công trình này kéo dài đến 1873 mới xong. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng đượt gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ 1871 đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Pháp tại Đông Dương (Gouverneur-général de l''Indochine Française) đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Nơi ở và làm việc của các Thống đốc chuyển sang một dinh thự gần đó.

    Dinh Norodom nguyên thủy : Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9 năm 1945, Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới thứ II, Pháp trở lại chiếm Nam bộ, Dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của bộ máy chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam.
    Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Pháp thất bại nặng nề trong chiến dịch Điện Biên Phủ, phải ký Hiệp định Genève và rút khỏi Việt Nam. Việt Nam bị chia cắt thành 2 miền, miền Bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, còn miền Nam là Quốc Gia Việt Nam (sau thành Việt Nam Cộng Hòa). Ngày 7 tháng 9 năm 1954 Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện chính phủ Pháp, tướng 5 sao Paul Ely, và đại diện Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
    Năm 1956, Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại, lên làm Tổng thống và quyết định đổi tên dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó Dinh Độc Lập trở thành nơi đại diện cho chính quyền cũng như nơi ở của tổng thống và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Thời kỳ này, Dinh Độc Lập còn được gọi là Dinh Tổng Thống. Theo thuật phong thủy của Dinh được đặt ở vị trí đầu rồng, nên Dinh cũng còn được gọi là Phủ đầu rồng.
    Ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, lái 2 máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh. Do không thể khôi phục lại, Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.

    Nội thất một phòng họp ở Dinh mới xâyDinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.
    Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F5E do Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh, gây hư hại không đáng kể.
    Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng mang số hiệu 843 của Quân giải phóng miền Nam đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843, đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 30 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.
    Sau hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc thành một đất nước Việt thống nhất diễn ra tại dinh Độc Lập vào tháng 11 năm 1975, để kỷ niệm, chính phủ lâm thời nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã quyết định đổi tên ?oDinh Độc Lập? thành Hội trường Thống Nhất.
    Đặc điểm
    Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, KTS Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ phương Đông và cá tính của dân tộc. KTS Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT, có nghĩa là tốt lành, may mắn. Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư. Lầu thượng là Tứ phương vô sự nên lầu có hình chữ KHẨU để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM. Theo quan niệm "dân chủ hữu tam: viết nhân, viết minh, viết võ", ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG. Trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ, tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG, ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.
    Dinh cao 26 m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.
    Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện cố đô Huế không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời.
    Ði vào bên trong Dinh, tất cả các đuờng nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng ốc đều lấy câu "chính đại quang minh" làm gốc.
    Sân trước của Dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m. Màu xanh rì của thảm cỏ tạo ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái cho khách ngay khi bước qua cổng.
    Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.
    Dinh có diện tích 120.000m2 (300m x 400m), được giới hạn bởi 4 trục đường chính: Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) ở phía Ðông Bắc (mặt chính của Dinh); Huyền Trân Công Chúa ở phía Tây Nam (mặt sau của Dinh); Nguyễn Thị Minh Khai (Hồng Thập Tự cũ) ở phía Tây Bắc (phía bên trái Dinh); Nguyễn Du ở phía Ðông Nam (phía bên phải Dinh).
    Dinh có 04 khu nhà:
    - Khu nhà chính hình chữ T diện tích mặt bằng là 4.500m2, cao 26m, nằm ở vị trí trung tâm của khu đất. Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống chế độ Sài Gòn. Khu này có 03 tầng lầu, 2 gác lửng, 1 sân thượng, 1 tầng nền và 1 tầng hầm. Tổng diện tích sử dụng là 20.000m2 chia làm 95 phòng. Mỗi phòng có 1 chức năng riêng, kiến trúc và các trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi phòng. Sau 1975, khu nhà chính này tiếp tục được sử dụng một số phòng, còn lại để phục vụ du khách tham quan.
    - Khu nhà 2 tầng diện tích 8mx20m phía đường Nguyễn Du trước 1975 là trụ sở làm việc của Ðảng Dân Chủ. Sau năm 1975 đến nay là nơi làm việc của Ban giám đốc Hội trường Thống Nhất.
    - Khu 04 nhà 2 tầng phía góc đường Nguyễn Du - Huyền Trân Công Chúa trước 1975 là khu nhà ở của tiểu đoàn bảo vệ Dinh Ðộc Lập. Sau 1975 là nơi ở của Ðại đội 1 trung đoàn cảnh vệ 180. Hiện nay nơi đây là khu nhà khách của Văn phòng Chính phủ.
    - Khu nhà trệt phía góc đường Huyền Trân Công Chúa - Nguyễn Thị Minh Khai, trước 1975 là khu sinh hoạt của đội cận vệ phi hành đoàn lái máy bay cho T.T Nguyễn Văn Thiệu, của bộ phận chăm sóc sân vườn. Hiện là khu nhà nghỉ trưa và bếp ăn tập thể của cán bộ công nhân viên Hội trường Thống Nhất.
    Ngoài các khu nhà trên, ở góc trái Dinh phía đường Nguyễn Thị Minh Khai còn có một nhà bát giác đuờng kính 4m, xây trên một gò đất cao, chung quanh không xây tường, mái ngói cong cổ kính làm nơi hóng mát, thư giãn. Xen giữa 04 khu nhà trên là những bãi cỏ xanh, vườn cây cổ thụ, những chậu cây kiểng quí và 04 sân tenis phía sau khu nhà chính.
    Cơ quan hiện quản lý di tích văn hoá Dinh Thống Nhất có tên là Hội trường Thống Nhất thuộc Cục Hành chính Quản trị II - Văn phòng Chính Phủ. Đây là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan.
    (Theo wikipedia.com)
    Nói thêm :
    -Theo sách sử ghi nhận thì từ Dinh Độc Lập này có đường ngầm đi đến rất nhiều nơi trong Sài Gòn, Hiện nay, khách tham quan Dinh chỉ được giới thiệu về đường ngầm dẫn ra Sở Thú và sông Sài Gòn (hướng dẫn viên sẽ giới thiệu cửa hầm), còn các đường ngầm khác vẫn chưa công khai.
    -Theo hồi ký của một cựu nhân viên CIA cao cấp công tác tại miền Nam Việt Nam thời trước 1975 thì CIA đã đặt được máy ghi âm ngay phòng họp hội đồng nội các của chính quyền Sài Gòn cũ.
    -Bức rèm hoa đá ngay mặt tiền Dinh được thiết kế theo hình tượng cây trúc. Ngô Đình Diệm tự ví mình như cây trúc, văn kiện ấn định huy hiệu của ông là hình bụi trúc với bốn chữ ?oTiết trực tâm hư?. Cây trúc tượng trưng cho người quân tử trong đạo Nho. Tiết trực tâm hư có nghĩa là thẳng như đốt tre và rổng như ruột tre. Người quân tử phải ngay thẳng, không quanh co, trong lòng không có định kiến.
    -Theo các giai thoại truyền miệng, thì vào năm 1967, khi Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập. Người thầy phong thủy này khen vị trí của dinh là vị trí của long mạch, trấn yểm vị trí của đầu rồng. Con rồng này đầu tại dinh Độc Lập và đuôi nằm tại vị trí Công trường Chiến sĩ (tên gọi lúc đó của Hồ Con Rùa), tuy phát hưng vượng, nhưng do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền. Vì vậy cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy nữa thì mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài. Theo một số người thì kiến trúc tháp cao giống như hình một cái đinh, đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng. Một số người khác thì lại cho rằng kiến trúc tháp lại giống hình đuôi rồng vươn cao, nhưng có con rùa đè chặt ở phần đầu ngọn. Số khác thì lại cho là nhìn từ trên cao xuống thì toàn thể kiến trúc trông giống như một con rùa.
  3. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Ủy ban Nhân dân Thành phố​
    Nằm trên một khu đất rộng giới hạn bởi các đ. Pasteur (phía tây), Lý Tự Trọng (phía bắc), Đồng Khởi (phía đông) và Lê Thánh Tôn (phía nam).
    Thời Pháp thuộc, nơi đây gọi là dinh Xã Tây, dinh Đốc Lý, là trụ sở làm việc của Hội đồng TP. Về sau nó là Tòa thị sảnh. Từ năm 1954 - 1975, gọi là Tòa đô chính SG. Sau 30-4-1975, được gọi là UBND TP.HCM.
    Việc xây cất tòa nhà này được các quan chức thực dân lưu ý đến từ năm 1871 và các năm sau đó. Nhưng mãi đến năm 1898 mới được chính thức khởi công xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Gardès. Phần trang trí tòa nhà lúc đầu định làm theo bản vẽ của họa sĩ Ruffier, nhưng sau lại được giao cho họa sĩ Bonnet. Năm 1909, tòa nhà được khánh thành.
    Tòa nhà có cấu trúc khá đơn giản nếu nhìn về đại thể. Phần chính giữa là tháp nhọn nhô cao, hai bên có hai tầng mái cân đối. Hai phía trái, phải tòa nhà thấp hơn một chút. Phần trang trí, ngoài các họa tiết, có 3 bức tượng đắp nổi. Đó là tượng một phụ nữ và một đứa bé đang chế ngự bầy thú dữ (ở giữa) và hai phụ nữ khác trong tư thế cầm gươm (ở hai bên trái, phải).
    Tòa nhà này vào loại lớn và xưa của SG, cách đây 100 năm. Thuở ấy, phía trước nhìn ra cảng Bến Nghé còn là một khoảng không. Nay là đại lộ Nguyễn Huệ.
    Là trụ sở cấp chính quyền TP, nơi đây đã ghi dấu những sự kiện lịch sử. Cuộc biểu tình lớn của đồng bào đòi công ăn việc làm năm 1937. Cuộc mít tinh của nửa triệu người nhân lễ ra mắt của UBHC lâm thời NB ngày 25-8-1945 (Pháp chiếm lại dinh Đốc Lý sau 23-9-1945). Cuộc đấu tranh bãi công bãi thị ngày 9-1-1950. Nhiều cuộc mít tinh, tuần hành diễn ra trước tòa nhà trụ sở UBND TP.HCM nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn sau 1975. Đặc biệt phía trước tòa nhà là vườn hoa cây cảnh, nơi đặt bức tượng Bác Hồ với thiếu nhi của nhà điêu khắc Diệp Minh Châu.
    Được nguyenbalocvn sửa chữa / chuyển vào 23:10 ngày 02/03/2007
  4. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    CẦU KHO ​
    Cầu Kho là tên cây cầu bắc ngang qua con rạch ăn vào kho Giản
    Thảo, còn gọi là kho Cẩm Đệm do chúa Nguyễn đặt ra từ 1741, một
    trong chín kho ở rải rác vùng Đồng Nai - Cửu Long. Nhưng kho Giản
    Thảo củ a Bến Nghé lần hồi trở thành quan trọng, đến năm 1788 mở
    rộng để chứa lúa thâu từ bốn trấn của đất Gia Định, kể luôn đồng
    bằng Cử u Long (Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên nạp vào kho Vĩnh Long).
    Năm 1805, kho này tu bổ và mở thêm sáu dãy lợp ngói, thờ thần
    Tư Thương, hằng năm khi thâu thuế hoàn tất có lệ bày tế lễ.
    Trên bản đồ Trần Văn Học năm 1815, kho Cẩm Thảo được vẽ rõ
    rệt, hình vuông, sông rạch bao bọc như một cù lao. Một phía, rạch
    Vàm Bến Nghé, ba phía kia là rạch Bến Chiếu ăn qua rạch Bần rồi
    chảy trở lên rạch Bến Chùa. Gọi Bến Chiếu vì có nhà vựa chiếu lát.
    Bến Chùa đổ lên vùng cao Tân Triêm của chùa Kim Chương. Rạch
    Bần với bãi bùn, "Nơi Chợ Lớn trải tới Cầu Thương, quân mọi rợ lẫy
    lừng nên quá lắm" (Cầu Thương là Cầu Kho, thương lẫm. Bài phú
    Gia Định thất thủ). Thoạt tiên, bọn cầm quyền đặt tên vù ng Cầu Kho
    là Nhơn Hòa ấp, Nhơn Hòa phố, đến cuối năm 1865 gọi Nhơn Hòa xã.
    Phía Bắ c của Nhơn Hòa giáp làng Thái Bình (tên mới, gồm một phần
    làng Tân Triêm cũ). Ăn vào Chợ Lớn là làng Tân Hòa rồi đến vùng
    Chợ Quán (làng Nhơn Giang do tên cũ Giang trạ m Tân Lộc phường).
    Từ Sài Gòn vô Chợ Lớn ngoài đường thủy, từ xưa sẵn có đường
    bộ, thực dân chỉnh đốn lại, rộng hơn. Đồng bào gọi đường trên (Võ
    Tánh cũ, nay là Nguyễn Trãi chạy tới Cây Mai) và đường dưới (theo
    sát bờ sông).
    Năm 1879, để nghiên cứu thành lập đoạn đường xe lửa ngắn
    (sau là xe điện) chở hành khách từ Sài Gòn đến Chợ Lớn. Nhân viên
    công chánh đếm thử các lượt xe qua lại trong một ngày từ 6 giờ sáng
    đến 7 giờ tối để ước lượng mức độ rộn rịp, dùng những con số ấy làm
    bài toán về khả năng khai thác thương mãi.
    Xe kiếng ở Đường trên 325 chuyến; Đường dưới 384 chuyến Xe
    xong mã ở Đường trên 108 chuyến; Đườ ng dưới 86 chuyến Xe bò ở
    Đường trên 121 chuyến; Đường dưới 15 chuyến Người cỡi ngựa ở
    Đường trên 25 chuyến; Đường dướ i 24 chuyến
    Không phải người Việt nào cũng tìm đất, cất nhà ở Cầu Kho
    được. Phải là thương gia, công chức của Tân trào, là điền chủ có
    ruộng vườn ở Cần Giuộc, Gò Vấ p hoặc phía Chánh Hưng, Tân An. Họ
    đến Cần Kho tìm tiện nghi, hưởng thụ, chờ cơ hội. Một số khai thá c
    ngành đóng xe ngựa, cho mướn. Cơ hội gì? Còn chút lòng yêu nước, sĩ
    khí, họ chờ sức mạnh của Triều đình Huế ; bấy giờ miề n Trung, miền
    Bắc chưa bị Pháp chiếm.
    Bầu không khí chính trị ở vùng Cầu Kho trở nên sôi động khi
    hiệp ước 1874 lại ký kết giữa Pháp và Triều đình Huế. Nhượng đứ c
    sáu tỉnh Nam Kỳ cho Pháp. Pháp đặt tòa lãnh sự ở các cửa biển và
    thành thị như Quy Nhơn, Huế, Hải Phòng. Triều đình đặt tòa lãnh sự
    ở Sài Gòn và Paris. Ngoài hiệp ước nói trên còn thương ước quy định
    thủ tục mua bán giữa hai nước, ký ngày 31-8-1874.
    Nguyễn Văn Tường chỉ muốn đặt tòa lãnh sự ở Nam Kỳ.
    Nhiệm vụ tòa lãnh sự là binh vực quyền lợi cho người dân từ
    Bắc, Trung vào mua bán, khi gặp trường hợp phạm pháp, tòa lãnh sự
    được quyền can dự vào để xem hình thức pháp lý có được giữ đúng
    không. Người Pháp hoặc người Âu, ngườ i dân cư trú ở Nam Kỳ, tàu
    thuyền ra Trung, Bắc cần được chánh quyền Sài Gòn và lãnh sự Việt
    Nam ở Sài Gòn kiểm nhận trước.
    Tòa lãnh sự của Triề u đình hoạt động từ cuối năm 1874 đến
    giữa năm 1883, non chín năm. Suốt thời gian khá dài này, chức vụ
    lãnh sự giao cho Nguyễn Thành Yý. Nguyễn Lập chỉ thay thế khi
    Nguyễn Thành Yý vắng mặt sang Pháp dự cuộc đấu xảo. Chức vụ phó
    lãnh sự do Phan Khiêm Iích giữ nhiều năm hơn Trần Doãn Khanh.
    Nguyễn Thành Yý quê ở Quảng Nam, đậu cử nhân; từng làm quan ở
    Định Tường, Pháp đánh Sài Gòn vào lúc Nguyễn Thành Yý làm Tri
    phủ coi phủ Tân Bình (Sài Gòn, Chợ Lớn, Hóc Môn) nên am hiểu
    nhiều tình hình và quen thuộc nhiều nhân sĩ, có người đang cộng tá c
    với giặc như Tôn Thọ Tường. Tên Tổng đố c Phương, phủ Trần Tử Ca
    đều là thuộc hạ nhỏ bé của Nguyễ n Thành Yý về miền Trung, giữ
    chức hải phòng ở Quảng Nam. Phan Khiêm Iích quê ở Biên Hòa đang
    giữ chức Chủ sự bộ binh.
    Tòa lãnh sự Việt Nam hoạt động ngay sau khi ký hiệp ướ c, trụ
    sở đặt tại Đường dưới (Bến Chương Dương ngày nay) vào khoảng gó c
    đường Đề Thám về phía rạch Bần. Nhà trệt, khang trang, có nơi cho
    quân hầu trú ngụ, có chuồng nuôi ngựa. Khi ra ngoài thì dùng xe
    song mã, phương tiện sang trọng nhất bấy giờ. Về mặt nổi, vào tháng
    12-1878, tòa lãnh sự mượn tàu Tây chở gạo ra giúp nạn bão lụt ở
    Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Năm 1883, nhiều người từ Quảng
    Ngãi theo ghe buôn vào đất Gia Định để mưu sinh, sống bềnh bồng.
    Bọn Pháp bắt giao trả hơn trăm người, tòa lãnh sự lo chu cấp cho họ
    về quê. Từ tháng 8-1874, Nguyễn Thành Yý vội đến Sở Ba Son tìm
    một số thợ có tay nghề để mộ về Huế làm việc cho Triều đình. Năm
    người thợ trẻ, tay nghề khá xin với nhà cầm quyề n Pháp để đi Huế.
    Trong tình hình bấy giờ, hành động rời quê nhà mà không biết rõ
    lương bổng quả là tích cực yêu nước. Thực dân chỉ điều tra lý lịch hai
    thợ tiện, hai thợ đúc, một thợ chuyên làm ống tuy-dô, hai thợ máy rồi
    chuẩn y. Những năm sau, thỉnh thoảng có ngườ i từ Huế, Đà Nẵng
    vào học nghề coi máy tàu thủy, họ c chữ Pháp, cách sử dụng máy điện
    tín, ngành chích ngừa bệnh dịch. Phía người Pháp yêu cầu Triều đình
    cung cấp vài thợ giỏi về nghề cẩn xà cừ, là m sơn mài.
    Theo sự nhận xét của bọn mật thám Sài Gòn thì hoạt động gây
    rối của tòa lãnh sự xuất phát từ địa bàn Cầu Kho, nơi thuận lợi về
    nhân tâm. Rồi liên lạc lên Gò Vấp, nơi người Việt tập trung đông đảo,
    đủ ăn, lại có nhiều trí thức khoa bảng, hoặc trở qua Vĩnh Hội, gần
    thương cảng. Các tỉnh mà tòa lãnh sự thường liên lạc là Gò Công,
    Biên Hòa nơi hiệp ướ c 1862 quy định các lăng họ Phạm (mẹ Tự Đức),
    họ Hồ (mẹ Thiệu Trị) phả i được tôn trọng, những người giữ lăng do
    Triều đình trực tiếp trả lương bổng, lạ i còn những dịp cúng giỗ cũng
    do Triều đình đài thọ. Bà con xa gần của hai họ nói trên khá đông
    đảo, gọi là thích lý, quan làng địa phương phần nào cũng nể nang.
    Nho sĩ, điền chủ, hương chức làng từ hai tỉnh nói trên thường ra
    vào tòa lãnh sự ở Cầu Kho. Nhiều nho sĩ, quan lại ở Quảng Ngãi,
    Bình Định, Huế được tòa lãnh sự bảo đảm cho vào Nam, lưu trú vài
    tháng để chịu tang cha mẹ, bán đất ruộng, thăm dòng họ . Thực dân
    đồng ý nhưng bực dọc, cho đó là những tay đột nhập vào Nam để loan
    tin thất thiệt, bày lạc quyên rồi phát bằng cấp; giấy chứng nhận về
    chức vụ thường là đội quản - phát cho người chịu hoạt động, khi việ c
    lớn thành công sẽ được ưu đãi. Văn phòng tòa lãnh sự mua báo chữ
    Pháp ở Sài Gòn, nhờ dịch lại, gởi về Huế. Viên lãnh sự thường tớ i lui
    tòa lã nh sự Đức ở Sài Gòn, nói chuyện kín đáo nhiều lần, bọn mật
    thám phỏng đoán Triều đình Huế muốn nhờ lãnh sự Đức làm trung
    gian mua súng đạn chở thẳng vừ Hương Cảng đến Huế (bấy giờ , ở Sài
    Gòn bọn đại diện thương mại người Đức mở tiệm bán súng săn, súng
    lục). Tên mại bản ngườ i Hoa theo quốc tịch Anh là Tan Keng Ho
    thường tớ i lui gặp viên lãnh sự ở Cầu Kho, thự c dân đoán chừng hắn
    bắt mối mua súng chở từ Singapore thẳng ra Huế; hai người thường
    đi chung xe song mã. Cũng trong những năm 1879, 1880 viên lãnh sự
    Anh và tên mại bản thân tín của tòa lãnh sự ấy đến Cầu Kho nhiều
    lần. Bọn mật thám suy luận rằng họ gặp gỡ để bàn về việc thực dân
    Anh đang vận động thành lập một nước Việt Nam riêng rẻ ở Bắc Kỳ,
    chận đầu kế hoạch mà Pháp sắ p thực hiện cho bằng được, sau vụ
    đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhấ t. Thực dân Anh không bằng lòng cho
    lắm khi thấy bọn Pháp đặt nền bảo hộ ở Cam-pu-chia và khai thác
    cảng Căm-pốt (Cần-vọt), gần cảng Băng-cốc mà ngườ i Anh đang kiểm
    soát. Hải Phòng và Hà Nội nếu lọt vào tay Pháp thì sẽ sức mẻ thanh
    thế của Hương Cảng phầ n nào. Vả lại, Bắc Kỳ già u mỏ than đá, thứ
    nhiên liệ u quan trọng mà tàu bè xí nghiệp chạ y bằng máy hơi nước
    đang cần đến. Từ năm 1879, tên phiêu lưu chính trị Lê Bá Đảnh đã
    ngấm ngầm đóng vai con bài để cho bọn thực dân Anh đánh sau lưng
    thực dân Pháp. Lê Bá Đảnh quê ở Nghệ An, vào Thủ Dầu Một làm ăn
    trở thành thầy dòng Thiên Chúa, xưng dòng dõi nhà Lê, lúc đầu hắn
    được Pháp tin cậy phong chức huyệ n hàm, xưng là huyện Thi hoặc
    Po-lux Thi. Lợi dụng vị trí công khai, hắn lân la với bọn lính tập đang
    đóng tại trại Ô-ma để mua chuộc, tin rằng số lính ấy sẽ theo chân
    quân đội Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhì. Hắ n thường đi Hải Phòng,
    Hương Cảng. Việc lớn bất thành, hắn đứng đơn kiện một thương gia
    người Anh ở Sài Gòn về tội giựt số tiền lên đến 12.000 đồng mà công
    ty Lên-xten của Đức hứa trả nhưng ngườ i Anh nọ không trao cho
    hắn. Ai cũng hiểu đây là tiền thù lao mà bọn thực dân phiêu lưu hứa
    trả vớ i hình thức hoa hồng thương mại.
  5. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    CẦU KHO ​
    (Tiếp theo)​
    Xóm Cầu Kho là m cơ sở cho nho sĩ từ miền Trung vào tạm trú
    trước khi đi Vĩnh Long, nơi chí sĩ Nguyễn Thông từng giữ chức Đốc
    học. Nguyễn Thông lập Đồng Châu xã tổ chức củ a những người quê
    quán ở Nam Kỳ gom ra Bình Thuận để chuẩ n bị lực lượng đánh
    Pháp. Đầu năm 1883, bọn mật thám theo dõi viên kinh lịch Mân của
    Đồng Châu Xã vào bắ t liên lạc với người của đạo lành, sư sải và một
    số cai tổng. Kinh lịch Mân từ Biên Hòa đến Chợ Lớn, xuố ng Cần
    Giuộc rồi đi Vĩnh Long (có tài liệu nói rõ Mân làm chức thừa biện và
    cũng là Án sát của dinh điền Mâng-thít ở Bình Thuận).
    Bọn mật thám Sài Gòn lại thắc mắc khi các vị chánh, phó lãnh
    sự thường lui tớ i nhà Trương Vĩnh Ký, Tổng đốc Phương, Huỳnh
    Tịnh Của. Vài hộ trưởng của Sài Gò n và Chợ Lớn công khai bày tỏ
    cảm tình. Một số thương gia, mại bản liên lạc để làm ăn vì tòa lãnh
    sự mua sắm đồ đạc ở Chợ Lớn, với số lượng to mà đưa thường xuyên
    ra Huế.
    Nhưng thự c dân lại nắm phần chủ động. Thành Hà Nội mất lần
    thứ nhì. Năm sau, đại tá Ri-vi-e bị phục kích. Pháp đem viện binh
    củng cố Hà Nội, Nam Định. Tòa lãnh sự ở Cần Kho biết những gì sắp
    xảy đến. Một số đông nho sĩ, hội trưởng hương chức hội tề gom lại bến
    tà u ngày 2-5-1883 đón rước vài quan chức từ Huế vào, được các vị ấy
    nhắn nhủ: "Sống là m tướng, thác làm thần". Tên tham biện Đờ-xămpô
    gởi phúc trình trong ngày 9 và 10-6-1883 cho Cảnh sát trưởng Sài
    Gòn để kết luận rằng lãnh sự Việt Nam đã lạm dụng quyền hạn, lạ c
    quyên tiền bạc gởi về Triều đình, loan tin thất thiệt, ủng hộ các hội
    kín có mục đích gây loạn. Ở Huế, viên lãnh sự Pháp thấy tình hình
    căng thẳng nên đóng cửa, niêm phong văn phòng, rút về Sài Gòn
    cùng với tất cả nhân viên.
    Ngày 22-6, thống đốc Nam Kỳ ra lệnh trục xuất chánh và phó
    lãnh sự Việt Nam, cấm họ trở lại Nam Kỳ, phải rời trong vòng 24
    tiếng đồng hồ. Khi chánh và phó lãnh sự, nhân viên và gia đình
    xuống tàu về Huế thì khá nhiều hương chức ở Phú Lạc, Đa Phước
    (Chợ Lớn), vài hộ trưởng của Chợ Lớn, vài thân hào ở Gò Vấp công
    khai đế n gặp, dâng những lá thư chia buồn, tạm biệt. Vài viên chức
    nhỏ của tòa lãnh sự xin ở lại Sài Gò n, hoặc về lục tỉnh. Họ tiếp tục
    loan tin rằng tình hình sắ p thay đổi, thuận lợi cho Triều đình vì vậy
    thực dân hoảng sợ, trục xuất lãnh sự quán. Bấy giờ, tên Việt gian
    Nguyễn Đứ c Hạnh từng được bọn mật thám Sài Gòn tin cậy dựng
    đứng một âm mưu "khởi loạn". Hắn trưng ra nhiều giấy tờ, bằng cấp
    bảo là vừa tịch thu được, chứng tỏ viên phó lãnh sự Phan Khiêm Iích
    (đã xin nghỉ việc từ trước) đang cầm đầu một tổ chức bí mật với nhiều
    cai tổng, hộ trưởng, thân hào vùng Chợ Lớn, Bà Rịa. Ngày 1-8, thực
    dân bắt Phan Khiêm Iích đang dưỡng già tại Biên Hòa và những nhà
    tai mắt bị tình nghi. Điều tra xong, thấ y chẳng có gì, chẳng qua tên
    Việt gian nọ muốn lập công, tống tiền nên làm giấy tờ giả, đóng ấn
    giả để phao vu. Buồn cười nhất là bọn mật thám đã cho giả o nghiệm
    những dấu ấn, nét chữ rồi quả quyết là thật, trước khi bắt bớ.
    Non một tháng sau khi tòa lãnh sự bị đóng cửa vua Tự Đức mất
    (17-7). Thực dân đánh vào cửa Thuận An, uy hiếp kinh đô Huế với
    dụng ý nắm phần chủ động, đề phòng nhà vua mới lên kế vị sẽ xin
    Trung Quốc phong Vương. Ngày 25-8, hiệp ước ký kết sự bảo hộ của
    Pháp lại đặt lên Trung, Bắc Kỳ.
    Đáng ca ngợi trong thời kỳ này Phan Văn Trị (Cử Trị), nhà thơ
    chiế n đấu từ ng lên án công khai Tôn Thọ Tường ngay lúc hắn còn
    nắm chút ít quyền hạn (Tường chết năm 1877, vợ nuôi cơm cho số
    người từ Huế vào học kỹ thuật do tòa lãnh sự chịu trách nhiệm). Cử
    Trị từng liên lạc với hai viên chức của tòa lãnh sự Cầu Kho. Một
    người là ký Toán bị thự c dân theo dõi vì nhiều lầ n tiếp xúc với lính
    tậ p trú đóng tại thành Ô-ma, số này sửa soạn đi Bắc Kỳ tham chiến.
    Người thứ nhì là Nho từng đi Gò Vấp nhiều lầ n để bày tiệc, tạo cơ hội
    bàn chuyệ n chống Pháp (bá o cáo mật thám Sài Gòn ngày 1-7-1883).
    Mặc dầu tò a lãnh sự bị giải tán, thự c dân công khai khủng bố nhưng
    Cử Trị cũng lặ n lội từ Gò Vấ p (quê quán của ông) đến Sài Gòn để gặp
    Nho, nhờ tìm cách liên lạ c với ký Toán, bấy giờ mớ i hay Toán đã trốn
    vì thực dân đang tìm bắt khi phát hiện những cơ sở hoạt động mà ông
    này tổ chức ở Bà Rịa, Mỹ Tho, Gò Công (báo cáo mật thám Sài Gòn
    ngày 29-7 năm 1883). Những sự kiện trên đính chính dư luận cho Cử
    Trị chỉ là nho sĩ gàn, say sưa chè chén, thích chửi bừa bãi.
    Việc thiết lập tòa lãnh sự Pháp ở Huế, ở Hải Phòng đem lại cho
    thực dân nhiều lợi thế hơn là tòa lãnh sự ở Sài Gòn đem lại cho Triều
    đình Huế. Bọn Pháp đặt chân công khai lên miền Trung, miền Bắc,
    cấu kết với bọn phong kiến đầu hàng, tổ chức dọ thám để làm nội
    ứng, tạo điều kiện đánh thành Hà Nội lần thứ nhì rồi tràn ra cá c
    tỉnh.
    Đành rằng các viên lãnh sự củ a Triề u đình biết lợi dụng vị trí
    hợp pháp để vận động giới nho sĩ, dò xét tình hình, liên lạc vớ i bọn
    phiêu lưu nước ngoài nhờ mua sú ng nhưng bấy giờ ngân sách Triều
    đình đã kiệt quệ, đối với bọn mại bản phiêu lưu thì mẻ làm ăn ấy
    không chắc gì đem lợi to. Hơn nữa, thực dân Pháp và thực dân Tây
    phương tuy có mâu thuẫn nhưng vẫn cấu kết với nhau. Triều đình
    theo đường lối chủ bại, không đủ uy tín lôi cuốn đại đa số nông dân
    yêu nước. Quan chức, Nho sĩ đột nhập vào Nam lúc đầu được tin cậy
    nhưng lần hồi thì đưa tin quá lạc quan, thất thiệt, một số không nhỏ
    lại suy thái cứ lo đi lạc quyên để bỏ túi, hưởng thụ, thậm chí làm
    bằng cấp đóng ấn giả để bán cho đồng bào, chưa nói đến trường hợp
    làm dọ thám hàng hai giúp thực dân.
    Thái độ của thương gia, công chức ở Cần Kho cũng trở thành lộ
    liễu khi hay tin quân Pháp chiếm vùng đồng bằng Bắc Bộ. Họ chạy
    theo cái lợi trước mắt. Họ bán vàng bạc, bán mấy cổ xe ngựa (lúc
    trước sắm cho mướn) để lấy tiền mua hàng hóa chở ra Huế, ra Hải
    Phòng, theo chân bọn mại bản. Nhưng họ không đủ sứ c để trở thành
    một tầng lớp, một giai cấp gì cả. Họ thử lập công ty thương mãi với
    điều lệ hẳn hòi. Trường Hanh công ty do Huỳnh Quang Vị, thông
    ngôn tòa án (của Pháp, đã nghỉ việc) đứng điều khiển, được nhà cầm
    quyền Sài Gòn chuẩn y. Hoạt động dự tính là đấu thầu những dịch vụ
    của Nhà nước, lập kho hàng trong bước đầu ở Sài Gòn, Qui Nhơn
    nhằm tranh thương với bọ n mại bản Hoa kiều. Bản điều lệ chữ in, đề
    ngày 24-4 năm 1887 chỉ là giấy tờ nó hấp hối từ trong trứng nước mặc
    dầu gom được số vốn 9.000 đồng (bấy giờ vàng 40 đồng một lượng).
    Xin trích lại nguyên văn vài lời lẽ trong điều lệ: "Người trong công ty
    hội tính cùng nhau không cho đàn bà dự vào, không đặng chơi cờ
    bạc". "Những người trong công ty ăn ở cho thuận hòa cùng nhau, như
    con một nhà, có điều gì phải giúp đỡ nhau, chẳng ai đặng kiếm sự gì
    xấu nói cho người trong công ty khi không có chứng cớ cho đủ, như
    hay ra đặng quả là người ấy nó i xấu cho người ta, lần đầu phải phạt
    cho công ty, lần thứ hai, sẽ bỏ ra, không cho hùn nữ a".
    Hiểu phường hội, làm ăn nhỏ của giớ i huyện hàm, hương chứ c
    phần lớn thân thuộc, bà con với nhau. Công ty Trường Hanh rốt lại
    một mình Huỳnh Quang vị làm chủ, đặt cơ sở tại Bình Định chuyên
    thầu công ty bán rượu, bán á phiện cho nhà nước. Ba năm sau, người
    sáng lập trở về Sài Gòn, giúp việc cho trạng sư Pháp, lãnh huy
    chương, lên chức đốc phủ sứ hàm.
    Rạch Vàm Bến Nghé lần hồi mất vai trò quan trọng. Về đường
    thủy, tàu bè, xà lan chuyên chở lúa gạo ra cảng Sài Gòn đi theo kinh
    Tẻ và kinh Đôi đào song song với rạch cũ, vừa rộng rãi, vừa sâu hơn.
    Từ Sài Gòn vào Chợ Lớn, con đường nay là Trần Hưng Đạo, là Ngô
    Gia Tự, nối qua Điện Biên Phủ trở thành trục lộ chánh, thay cho
    đường mé sông và đường trên (Nguyễ n Trãi). Rạch Cầu Kho (bà Đô),
    rạch Bần lần hồi cạ nh, dân lao động cất nhà hai bên bờ mà nương
    náu, nước chảy không thông, rác rến đầy dẫy, mấy nhánh nhóc lớn
    nhỏ bị chận từng khúc, trở thành ao vũng. Năm 1900, sáp nhập vào
    đô thành về mặt hành chánh, nhà cửa rải rác với hàng rào cây xương
    rồng, với chòm tre. Trước ngày Cách Mạng Tháng Tám bùng nổ, khu
    vực đường Nguyễn Cảnh Chân hãy còn hỗn độn, nhà lá, nhà lợp tôn,
    nền ván kê trên vũng bùn, muốn vào phải qua cầu, quanh co. Mỗi căn
    nhà nhỏ chứa chấp đôi ba gia đình, ngăn ra từng buồng, ban đêm
    thắp đèn dầu. Tới những năm 1955, cả vùng bị cháy vì cuộc tranh
    chấp giữa Diệm và nhóm Bình Xuyên, sau đó, chỉnh trang lần hồi.
    Tòa lãnh sự bị giải tán, nhóm nho sĩ và quan lại lui vào dĩ vãng.
    Cuộc đấu tranh của đồng bào tiếp tục, với nội dung tích cực ở 18 thôn
    vườn trầu.
    (Sơn Nam - Bến Nghé xưa)
    http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=114765&mpage=2&key=
  6. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    VÀI NÉT VỀ KHÁM CHÍ HOÀ ​
    Toàn bộ khu nhà giam rộng bảy hécta.
    Khu khám lớn gồm một tầng trệt và ba tầng lầu, xây theo hình
    tá m cạnh, mỗi cạnh là một ô. Gồm các ô : A, B, C, D, E, F, G, H và
    chia thành sáu khu : AB, BC, ED, FG, AH, ID, (có lúc chia thành tám
    khu); có chấn song sắt kiên cố. Ở mỗi khu được sơn màu sơn khá c
    nhau và can phạ m nào ở khu nà o cũng đề u có mang biển số trên
    người cùng màu với khu giam của mình. Sự phân biệt này nhằm tạo
    thuận lợi dễ dàng cho việc kiểm soát của lực lượng canh giữ trại. Một
    phạm nhân ở khu nà y tự ý đi vào khu khác đều có thể bị phát hiện
    được ngay.
    Ngoài ra còn có ba khu nằm nối lưng với khu bát giác, mà bọn
    cai ngụ c gọ i là khu hỏa thự c, khu bệnh xá, khu kỷ luật. Tại khu kỷ
    luật có phòng "điện ảnh" và phòng "truyề n hình". Tên gọi đẹp đẽ là
    thế, nhưng mỉa mai thay, đây lại là nơi tra tấn ngườ i nghiệt ngã
    nhất.
    Năm 1972, do yêu cầu của Bộ tư lệnh cả nh sát quốc gia Sài
    Gòn, mặc dù có giám thị chịu trách nhiệm phòng an ninh của nhà lao,
    nhưng vẫn được tăng cường thêm một toán cảnh sát để theo dõi tình
    hình phạm nhân, nhân viên giám thị và phát hiện những điều đáng
    nghi qua việ c thăm nuôi. Cũng từ đó , quyền hành dần dần lọt vào tay
    bọn cảnh sát chìm.
    Khá m Chí Hò a tổng cộng có 238 phòng giam, gồm :
    Khu AB có : 52 phòng
    Khu ID có : 17 phòng
    Phòng an ninh : 3 phòng (biệt giam)
    Khu D có : 65 phòng (diện tích hẹp).
    Số 101 phòng còn lại đều có diện tích giống nhau.
    Khu trung tâm lô cốt có dựng một thanh gươm lớn với các hình
    dấu âm dương, càn khôn, vũ trụ mang ý nghĩa rằng, đây là một thế
    giới riêng biệt mà những kẻ trót vào đây là không thể nào lọt ra được.
    Đã từ lâu, có lắm huyền thoại về khu đất "linh thiêng" này.
    Nhiều người cho rằng, do sự chuyển động của âm dương ở đây như
    thế nào đó đã gây ra xung khí mạ nh. Vì thế ở khu này thường bị sét
    đánh. Thực tế, sét đã đánh ở khu này nhiều lần. Xây đi, xây lại mấy
    lượt vẫn bị "đánh". Ngày nay, vào Chí Hòa, các mái ngói của khu bát
    giác đều đều nhau, nhưng khu FG bị khuyết thấp xuống. Đó là dấu
    vết còn lại của một ngàn lẻ một câu chuyện ở khám Chí Hòa ngày
    trước.
    Ngoài công trình chính của nhà giam, còn có ngôi nhà hai tầng
    làm văn phòng ban quản đốc và một phòng tuyên úy cạnh lối vào khu
    AB. Một niệm Phật đài, một ngôi chù a và một nhà thờ được xây dựng
    trong khu vực khám Chí Hòa.
    Ở chính giữa nhà tù , một tháp nước có trổ lỗ châu mai, với bốn
    loa phóng thanh và một cột cờ trên đỉnh. Mùa mưa, sân nhà tù ngập
    nước, có khi tràn cả vào xà lim ở tầng dưới.
    Ở khám Chí Hòa có một chiếc máy chém. Chiếc máy chém này
    có từ thời Phá p được chuyển từ khám Catina sang, do tên đội Phướ c
    phụ trách. Theo tài liệu cũ để lại, người cuối cùng chết với chiếc máy
    chém này là Ba Cụt, tức Nguyễn Văn Vinh, tướng Cao Đài, bị Ngô
    Đình Diệm giết. Ngày trước, hàng năm vào ngày rằm tháng bảy âm
    lịch, bọn quản đốc nhà giam tổ chức cúng chiếc máy chém này. Nhiều
    tù nhân cũng đến thắp hương, lễ bái.
    Theo nhiều tài liệu để lại, thời Mỹ - ngụy, số lượng tù nhân ở
    nhà lao Chí Hòa trung bình là 6.000 người, có lúc lên tới 7.000 người.
    Cũng có tài liệu nói, cá biệt có đợt vọt lên ngót một vạn !
    Trong số những phạm nhân vào Chí Hòa có những nhân vật cao
    cấp trong chính quyền Sài Gòn, như Ngô Đình Cẩn (đã bị bắn chết
    ngay tại Chí Hòa), Phan Khắc Sử u, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng
    Khanh, tướng Vũ Vũ Gia, tướng Lam Sơn... Nghị sĩ Trương Đình
    Dzu, dân biểu Trầ n Ngọc Châu..., cũng bị vào Chí Hòa.
    Cũng như Côn Đảo, Phú Quố c và nhiều nhà tù khác ở miền
    Nam, bọn địch đã huấn luyện cho nhân viên phụ trá ch các nhà lao
    hết sức cẩn mật. Dưới đây là vài điều chúng đã quy định tại những
    nơi giam cầm tù chính trị, và chưa phải là tài liệu cuối cùng quy định
    về việc này.
    Phải có một kho vũ khí, đạn dược chắc chắ n, riêng biệt. Nơi đây
    cấm ngặt sự lai vãng của bất cứ nhân viên nào không phận sự giữ
    kho.
    Cũng như hệ thống phòng thủ đồn bót, phải có một sơ đồ hỏa
    lực để cho mỗi tháp canh có thể khai thác hết khả năng của những vũ
    khí tự động một cách kiến hiệu.
    Nếu được, song song với sơ đồ hỏa lực, mỗi tháp canh phải có
    đèn rọi mạnh để kiểm soát các rào kẽm gai.
    Đặt một hệ thống liên lạc giữa các tháp canh với điểm gác cổng
    chính bằng điện thoại.
    Tại điểm canh, lúc nào cũng phải có mặt ít nhất hai phần ba
    quân số và số tối thiểu quân số có mặt bao giờ cũng không thể dưới
    một tiểu đội.
    Chặn bắt mọi kẻ khả nghi.
    Cho phạm nhân ăn cơm sớm, để có đủ thời giờ kiểm điểm lại
    nhân số trước khi họ vào nhà giam... (Kho Lưu trữ Trung ương 2, hồ
    sơ mang ký hiệu SC.02, H.184, HS.3512).
    Riêng ở Chí Hòa, nhữ ng tên quản đốc vô cùng ác ôn, khét tiếng
    ở Sài Gòn một thời. Những tên tộ i ác ấy nối dài, nếu tính từ khi có
    nhà tù Chí Hòa đến năm 1975. Dưới đây chỉ nêu một số tên dưới thời
    Mỹ - ngụy mà chúng tôi vừa sưu tầm được, chắc còn phải bổ sung.
    Những tên quản đốc ở Khám Chí Hòa (1954 - 1975) :
    1954 - 1956 : Tên Gia, cảnh sát trưở ng
    1956 - 1960 : Thiếu tá Nguyễn Văn Vệ
    1960 - 1961: Thiếu tá Lê Quang Nhơn
    1961 - 1962: Đại tá Trần Văn Đắc
    962 - 1963: Trung tá Luyện
    1963 - 1965: Thiếu tá Sáu
    1965 - 1968: Trung tá Luyện
    1968 - 1970 : Trung tá Lại Nguyên Tấn
    1970 - 1972 : Trung tá Đức
    1972 - 1973 : Trung tá Nguyễn Văn Vệ
    1973 - 1974 : Bùi Văn Tâm (dân sự, ngạch quản đốc)
    1974 - 1975 : Đại tá Phạm Văn Hải.
    Nhân đây, xin nói đôi chút về tên trung tá ác ôn Nguyễn Văn
    Vệ. Trước 1954, Vệ là trung úy cảnh sát ngụy. Sau Hiệp định Genève,
    hắn sang phục vụ cho Mỹ, chuyên trách việc cai quản và đàn áp tù
    nhân ở các nhà tù miền Nam. Nhận thấy Vệ có khả năng về việc tra
    tấ n giết người, chính quyền Sài Gòn giao cho hắn cai quản nhà tù
    Côn Đảo từ năm 1965 đến năm 1971. Năm 1969, nhà báo Mỹ Đôn
    Luxơ tố cáo vụ chuồ ng cọp ở Côn Đảo, Vệ tạm rút vào "hậu trường" để
    phụ trách chương trình "phượng hoàng", nhưng thực chất vẫn là tên
    chúa đảo. Năm 1972 -1973, Vệ về làm quản đốc nhà giam Chí Hòa.
    Ngày 10-12-1972, hắn ra lệnh cho 100 tên cảnh sát dã chiến mang
    gậy tre, mũ sắt, súng ngắn, súng phóng lựu đạn, dùi cui xông vào đàn
    áp tù chính trị giam ở các xà lim. Tất nhiên, việc hành hung qui mô
    lớn ấy không chỉ xảy ra một đôi ba lần. Nó đã trở thành thường
    xuyên và đôi khi liên tục. Hắn còn bày việc bí mật chuyển người tù đi
    nơi khác mà không ai biết...
    Nguyễn Văn Vệ còn cấm người nhà đến thăm tù, nhằm mụ c
    đích các gia đình không hay biết gì về chồng con, cha, anh bị giam ở
    Chí Hòa. Hắn thường thông báo rằng một số tù chính trị ở Chí Hòa
    đã mãn hạn tù, nay mai sẽ được tha. Nhưng kỳ thực, sau đó hắn cho
    xe đến Chí Hòa để chở những người tù có "danh sách được tha" đi
    sang Tân Hiệp, Thủ Đức hoặc ra Côn Đảo mà không ai hay biết gì.
    Nguyễn Văn Vệ là một tên chúa ngục ác ôn ở Côn Đảo và Chí
    Hòa.
    (Trần Thanh Phương - trong sách "Đây các nhà tù Mỹ ngụy"
    NXB TP.HCM - 1995)
    http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=114765&mpage=5&key=
  7. chip_quay

    chip_quay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    4.495
    Đã được thích:
    0
    Trời, hâm mộ bác Lộc quá. Hôm nay mới vào ngó nghiêng mấy phát, thấy lịch sử TP mà choáng-sờ-váng luôn ^^ SG đẹp lắm SG ơi SG ơi ^^
  8. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Ái chà, topic của neweco được đưa lên trên này cơ đấy, lại có bạn nguyenbalocvn gì đó viết hay qúa.
    Sắp đến ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3 rồi, nhân có cuốn " Những con đường mang tên phụ nữ ở TPHCM", neweco tóm tắt vài bài đưa lên đây, với ý muốn chúc các bạn nữ của topic chúng ta ngày càng trẻ, khỏe, đẹp và đảm đang nha!
    1) Đường Âu Cơ: ở quận Tân Bình, trước kia là Hương lộ 15 rồi gọi là đường Lê Đại Hành nối dài, là tuyến đường giao thông quan trọng nối các tỉnh miền Đông (Tây Ninh) và miền Tây (trên đường đến bến xe miền Tây). Dân tộc ta ai cũng tự hào mình là "Con Rồng Cháu Tiên"
    Đất là nơi Chim về
    Nước là nơi Rồng ở
    Lạc Long Quân và Âu Cơ
    Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
    (trường ca " Mặt đường khát vọng"-Nguyễn Khoa Điềm)
    Đền Âu Cơ thuộc xã Hiền Lương, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ, tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ đã dừng chân đốn gỗ chò làm nhà, gọi nước Sông Thao chảy về, gọi gió Chầm Lâm thổi ngược, Mẹ uốn sông Cái chảy đằng trước, uốn núi non trùng điệp đằng sau, Mẹ tìm ra hạt lúa, Mẹ dạy dân cày bừa, gặt hái, dạy dân nhào bột nếp với nước mía, làm bánh, dạy dân dệt vải. Dân gian còn lưu truyền câu ca: "Nhất Việt Trì, nhì Hiền Lương".Hằng năm, lễ hội đền Âu Cơ diễn ra vào ngày mồng 7 tháng giiêng Âm lịch.
    Ngày nay, ở TPHCM, đường Âu Cơ có cắt ngang đường Lạc Long Quân, đường Lạc Long Quân nối với đường Phú Thọ, rồi lại nối với các đường Kinh Dương Vương, Hồng Bàng, Hùng Vương và An Dương Vương.
    2) Đường Hai Bà Trưng: là một trong những con đường xưa và lớn nhất của Sài Gòn.
    Trước: mang tên là đường Imperial.
    1870: là đường Nationale.
    1902: là đường Paul Blanchy (có thời làm thị trưởng Sài Gòn, người Pháp)
    1962: cắt đoạn đường từ đường Lê Duẩn đến Cầu Kiệu và đổi tên là đường Trưng Nữ Vương.
    1955: là đường Hai Bà Trưng như ngày nay.
    Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh. Trưng Trắc kết duyên cùng Thi Sách nhưng Bà sớm trở thành góa phụ khi Thi Sách bị Tô Định giết chết. Năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, lập đàn thề tại Hát Môn:
    Một xin rửa sạch nước thù
    Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
    Ba kẻo oan ức lòng chồng
    Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này
    (Thiên Nam ngữ lục)
    Nghĩa quân nhanh chóng giành chiến thắng, hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh. Tuy nhiên, năm 43, vua Hán sai Mã Viện đem quân chiếm lại nước ta. Không chống lại nổi thế giặc mạnh, hai Bà đã gieo mình xuống dòng Hát giang tự vẫn.
    Hằng năm, vào ngày mồng 8 tháng 3 Âm lịch (không phải Tây lịch, không phải ngày quốc tế Phụ nữ), nhân dân vẫn tổ chức lễ giỗ hai Bà tại đền Hát Môn (Hà Tây). Chú ý: người lãnh đạo khởi nghĩa đầu tiên gây tiếng vang trong lịch sử nước ta là phụ nữ
    Đường Hai Bà Trưng ngày nay là con đường thời trang. Đường Hai Bà Trưng đi về hướng Công trường Mê Linh, hướng ra sông Sài Gòn.
    3) Đường Bà Triệu: nằm ở quận 5. Trước đây là đường Merlande, sau năm 1955 là đường Bà Triệu.
    Bà Triệu, tên thật là Triệu Thị Trinh, quê ở Cửu Chân, Thanh Hóa. Năm 19 tuổi, nhiều người khuyên Bà nên lập gia đình, nhưng Bà đã khẳng khái trả lời: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ đâu lại chịu làm tì thiếp cho người khác".
    Năm 248, khởi nghĩa nổ ra, bà xưng là Nhụy Kiều tướng quân. Rất tiếc, do có một số người trong nghĩa quân bị mua chuộc và do thế giặc mạnh, khởi nghĩa đã thất bại, Bà đã tự vẫn để bảo toàn khí tiết.
    Ngày nay, nhân dân ta thờ Bà ở đến thờ Bà Triệu (Thanh Hóa), hội đền hàng năm vào ngày 21/2 Âm lịch. Bà được Lý Nam Đế truy phong là: "Chính anh hùng tài trinh nhất phu nhân". Nhân dân ta vẫn còn lưu truyền câu ca:
    Ru con con ngủ cho lành
    Để mẹ gánh nước rửa bành con voi
    Muốn coi lên núi mà coi
    Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.
    (tương truyền, Bà Triệu có tài khuất phục voi rất giỏi. Có lần, Bà dùng kế lùa con voi trắng một ngà rất dữ tợn xuống đầm lầy, rồi nhày lên đầu voi, dùng búa khuất phục nó).
    4) Đường Dương Vân Nga : là một con đường nhỏ, thuộc quận Tân Bình, thành lập năm 1999.
    Bà là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử nước ta là hoàng hậu của hai ông vua, hai triều đại. Quyết định nhường ngôi cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, sau khi chồng mình là Đinh Tiên Hoàng mất và con là Đinh Toản còn nhỏ là một quyết định sáng suốt, tránh đi cái họa cát cứ của các sứ quân trong nước, trong một giai đoạn mà nước ta vừa mới lập lại nền độc lập trước triều đại phong kiến phương Bắc.
    Ngày nay, tượng bà Dương Vân Nga được thờ tại đền vua Lê Đại Hành ở Hoa Lư (Ninh Bình).
    5) Đường Ỷ Lan: ở quận Tân Bình (thật ra là hẻm 160, khu phố 6, phường 20), thành lập năm 1999.
    Ỷ Lan là một nguyên phi triều Lý. Năm 1062, vua Lý Thái Tông đã lớn tuổi mà chưa có con mới về chùa Dâu cầu tự, thì gặp một người con gái đang miệt mài hái dâu. Đó chính là Lê Thị Yến. Cảm mến trước sắc đẹp và sự đối đáp thông minh sắc sảo của cô gái, vua đưa về triều và đặt tên là Ỷ Lan (dựa vào gốc lan). Năm 1069, vua thân chinh đi đánh giặc, giao việc nước lại cho Ỷ Lan. Năm ấy có lụt lớn, mùa màng thất bát, nhưng Bà đã giải quyết được mọi chuyện. Trong khi đó, vua đánh giặc không được, trở về, nghe tin về Bà, lấy làm hổ thẹn, đã quay trở lại chiến trường đánh bằng được đến kỳ thắng mới trở về.
    Bà Ỷ Lan được thờ ở nhiều nơi, trong đó có Dương Xá-Gia Lâm-Hà Nội.
    6)Đường Lý Chiêu Hoàng: nằm ở ranh giới quận 6 và quận Bình Tân.Trước kia là đường làng, chưa có tên, sau 1972, mới đặt tên là đường Lý Chiêu Hoàng.
    Lý Chiêu Hoàng là vị vua duy nhất trong lịch sử nước nhà là phụ nữ, lên ngôi khi mới 7 tuổi. Do sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng đã cưới Trần Cảnh năm cả hai mới 8 tuổi, và cũng năm đó, có chiếu Lý Chiêu Hòang nhường ngôi cho Trần Cảnh, mở đầu cho triều đại Trần. Năm 19 tuổi, Lý Chiêu Hòang vẫn chưa sinh cho Trần Cảnh được người con nào, nên Trần Thủ Độ đã ép Trần Thái Tông bỏ Lý Chiêu Hoàng, lấy Thuận Thiên là chị của Lý Chiêu Hoàng (đã có chồng là Trần Liễu, anh ruột Trần Thái Tông). Đau đớn trước sự gả ép đó, nhưng nghĩ đến tình hình trong nước loạn lạc không yên, kẻ thù phương Bắc lăm le xâm phạm biên giới, Bà đã đồng ý.
    Về cuối đời, Bà đã nối duyên với danh tướng Lê Phụ, một người có công trong các trận chiến với quân Nguyên và có với ông hai con: Lê Tông và Ngọc Khuê.
    7) Đường Huyền Trân Công Chúa: là một trong những con đường đẹp nhất của thành phố, với những hàng cây cổ thụ, nằm phía sau Dinh Độc Lập. Trước đây, là đường Miss Cauwell. Từ năm 1955, là đường Huyền Trân Công Chúa. Từ năm 1963 đến 1975, đường bị rào kín vì vấn đề an ninh.
    Năm 1301, thượng hoàng Trần Nhân Tông hứa gả nàng cho vua Chiêm là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô (trở thành châu Thuận) và châu Lý (trở thành châu Hóa) và đặt tình hòa hiếu giữa hai dân tộc. Năm 1306, Công chúa lên đường đến Chiêm Thành. Tuy nhiên, không lâu sau đó, vua Chiêm bị đầu độc, theo phong tục, hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu chết theo vua. Tháng 10 năm 1937, sứ giả Việt sang nước Chiêm, khéo léo thuyết phục:" Nếu để hoàng hậu lên giàn thiêu ngay thì sợ trong đàn chay không có người đứng chủ. Chi bằng hãy ra bờ biển làm lễ chiêu hồn rồi hãy vào giàn thiêu". Người Chiêm nghe theo, nhân dịp đó, Trần Khắc Chung đã dùng thuyền nhẹ đưa công chúa ra bể. Đoàn thuyên lênh đênh trên biển 10 tháng mới trở về, có ghé vào biển Quảng Trị (ngày nay ở đây có hòn đảo mang tên Huyền Trân). Sau này, các điệu ca Huế như Nam Ai, Nam Bình tương truyền cũng là lời nàng Huyền Trân nặng lòng với quê hương đất nước.
    8) Đường Công Chúa Ngọc Hân: thành lập năm 1959, là một con đường nhỏ ở quận 11. Bà là Bắc cung hoàng hậu của Quang Trung hoàng đế. Tương truyền, năm Kỷ Dậu 1789, người anh hùng áo vai cờ đào chiến thắng trận Đống Đa trở về sau vỏn vẹn 6 ngày chiếu đấu với quân Thanh của Tôn Sĩ Nghị (đây là trận đánh đúng hẹn hiếm hoi trong lịch sử). Hôm đó, đúng ngày mồng 5 Tết, nhà vua đã không quên mang một cành hoa đào đem về Thăng Long tặng người vợ yêu dấu.
    9) Đường Hồ Xuân Hương: ở quận 3. Trước đây, đường mang tên Dispensaire. Năm 1897, đổi tên là đường Colombier. Năm 1955 đến nay, đổi tên là đường Hồ Xuân Hương.
    Còn có đường ở quận Bình Thạnh. Trước đây chưa có tên đường, sau này mới đặt là đường Hồ Xuân Hương.
    Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ Nôm, có hai đời chồng nhưng đều mất sớm, bà trở thành góa phụ, để trốn tránh nỗi buồn, Bà đã đi ngao du sơn thủy và làm thơ xướng họa với tao nhân mặc khách. Bà là nhà thơ luôn bênh vực, ca ngợi phụ nữ, giọng thơ trào phúng, chế giễu sâu cay bọn vua quan phong kiến, đã đưa những sự vật hết sức bình thường vào thơ.
    Ví đây đổi phận làm trai được
    Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?
    (Đề Đền Sầm Nghi Đống)
    Thân em vừa trắng lại vừa tròn
    Bảy nổi ba chìm với nước non
    Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
    Mà em vẫn giữ tấm lòng son
    (Bánh trôi nước)
    Đây là một sáng tạo mới từ những câu ca dao mang motip "Thân em..." nhưng không chỉ than thân trách phận mà còn khẳng định chính nhân cách trong sáng, đức hạnh của mình.
    10)Đường Bà Huyện Thanh Quan: ở quận 3. Trước đây là đường Rue Nouvelle. Năm 1920 là đường Pierre Fladin. Năm 1955 đến nay là đường Bà Huyện Thanh Quan.
    Bà là một bổ sung hoàn hảo cho Hồ Xuân Hương vào thế kỷ 18, vì thơ Bà, ngược lại với Hồ Xuân Hương, đầy chất trữ tình.
    Bước tới đèo Ngang bóng xế tà...
    Bà có thời được vua Minh Mạng vời vào cung làm "cung trung giáo tập" dạy học cho cung phi và công chúa.
    Tương truyền có lần ông huyện Thanh Quan- chồng bà đi vắng, Có cô Nguyễn Thị Đào, chồng mất tích, làm đơn xin quan huyện cho được tái giá, Bà phê vào đơn:
    Phó cho con Nguyễn Thị Đào
    Nước trong leo lẻo, cắm sào đợi ai
    Chữ rằng: Xuân bất tái lai...
    Vì chuyện này, ông Huyện bị quan trên khiển trách, nhưng không bị kết tội làm sai luật.
    Trên đường này, ngày nay có chùa Xá Lợi nổi tiếng, đường này cắt đường Hồ Xuân Hương.
  9. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    11) Đường Châu Vĩnh Tế: là một con đường nhỏ gần ngã tư Bảy Hiền ở Tân Bình. Trước năm 1999, đường có tên là Nguyễn Trường Tộ.
    Châu Vĩnh Tế, quê ở Châu Đốc, là vợ của Thoại Ngọc Hầu (tên thật là Nguyễn Văn Thoại), người được triều đình giao cho trọng trách đào kênh ở vùng đất phương Nam. Bà đã giúp chồng hoàn thành trách nhiệm được giao phó, thăm hỏi, chăm sóc giúp đỡ dân công đào kênh, bỏ tiền lo thuốc thang khi họ ốm đau...Do những đóng góp này mà khi Bà qua đời, vua Minh Mạng đã truy phong bà là "Nhàn Tĩnh phu nhân", lại cho lấy tên bà đặt cho kênh Châu Đốc-Hà Tiên thành kênh Vĩnh Tế, núi Sam được gọi là núi Vĩnh Tế, thôn cạnh núi được gọi là thôn Vĩnh Tế.
    Mộ Bà hiện ở trong lăng Thoại Ngọc Hầu ở An Giang.
    12) Đường Sương Nguyệt Anh: ở quận 1, hai bên đường là hàng cây sao cau vút. Đường được mở ra năm 1926, thời Pháp thuộc mang tên Léon Courbes. Năm 1955, được đổi tên là Sương Nguyệt Anh cho đến nay.
    Sương Nguyệt Anh, tên thật là Nguyễn Xuân Khuê, là con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, tác giả của "Lục Vân Tiên". Bà góa chồng sớm nên thêm chữ Sương vào bút hiệu để chỉ cảnh cô đơn bóng chiếc.
    Bà đã góp tiền giúp cho phong trào Đông Du.
    Năm 1917, Bà đã nhận lời một nhóm chí sĩ yêu nước làm chủ bút tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam, tờ Nữ Giới Chung. Bà đã khéo léo gieo vào đầu giới nữ những ý thức mới về nữ quyền nhưng không vượt qua lễ giáo truyền thống. Rất đáng tiếc, đến năm 1918 thì tờ báo bị đình bản và năm 1921 thì Bà qua đời. Mộ Bà được đặt gần mộ cụ Đồ Chiểu trong khu di tích ở Ba Tri, Bến Tre.
    Đánh giá về Bà, có câu ca dao:
    Đem chuông lên đánh Sài Gòn
    Để cho nữ giới biết con ông Đồ.
    Tiếng chuông nữ giới đầu tiên tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại những hồi âm mạnh mẽ.
    13) Đường Nguyễn Thị Minh Khai : là một trong những con đường lớn và xưa nhất của thành phố. Trước khi Pháp chiếm Sài Gòn đường được mang tên là đường Thiên Lý. Sau khi Pháp đến, đường có tên là Stratégique. Năm 1865, được đổi tên thành đường Chasseloup Laubat. Năm 1955, đổi tên là đường Hồng Thập Tự. Năm 1975, đường này được nhập vào đường Hùng Vương ở Thị Nghè và quốc lộ 13 ở Hàng Xanh thành đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Nhân dịp quốc khánh năm 1991, thành phố lại cắt ra, đường Hồng Thập Tự cũ trở thành đường Nguyễn Thị Minh Khai.
    Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh năm 1910 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Chị tham gia Cách mạng kể từ đám tang Phan Châu Trinh năm 1926. Đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, chính là người đầu tiên đưa chị đến Cách mạng. Năm 1927, chị được kết nạp vào Tân Việt Cách mạng Đảng (sau này hợp nhất với 2 Đảng khác thành Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930). Năm 1929, chị thóat ly gia đình đi hoạt động ở Trường Thi-Bến Thủy. Năm 1930, chị giả trai đến Hồng Kông công tác và gặp đồng chí Lý Thụy (tức Bác Hồ) ở đây và được Bác giảng dạy. Năm 1931, chị bị Quốc dân Đảng bắt vì bị ngờ là người của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1934, hội Cứu tế đỏ do Quốc tế Cộng sản lãnh đạo bỏ tiền vận động cho chị và một số đồng chí được tự do. Ít lâu sau, chị gặp đồng chí Lê Hồng Phong đang học tại trường không quân Lên Xô về Thượng Hải họp, mối tình tuyệt đẹp của hai con người có cùng lý tưởng khởi đầu từ đây. Sau đó, chị được Bác Hồ cử sang học ở trường Đại học Phương Đông (Liên Xô). Năm 1935, chị đọc bài tham luận về tâm tư nữ công nhân, nông dân các nước thuộc địa tại Đại hội 7 Quốc tế Cộng sản. Năm 1936, chị trở về Sài Gòn và tham gia Thành ủy Sài Gòn, sau đó công tác ở Mười tám thôn vườn trầu-Hóc Môn. Năm 1939, chị được bổ sung vào Trung ương Đảng, góp phần chỉ đạo khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940. Tuy nhiên, trong lúc khởi nghĩa Nam Kỳ đang diễn ra, này 30/7/1940, chị đã bị bắt. Ngày 22/8/1940, chị bị đem ra xử bắn. Giây phút cuối cùng, chị đã giật phăng dây bịt mắt: "Phải cho tao nhìn thấy quê hương tao một lần nữa" và cùng các đồng chí khác hô lớn:
    Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm!
    Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm!
    Ngày nay, con đường Nguyễn Thị Minh Khai như một sợi chỉ đỏ xuyên qua quận 1, quận 3. Nhiều công trình quan trọng nằm trên đường này: Đài truyền hình TPHCM, Nhà văn hóa Thanh Niên, nhà văn hóa Lao Động, công viên Tao Đàn, bệnh viện phụ sản Từ Dũ, sân vận động Hoa Lư...Đường Nguyễn Thị Minh Khai nối với đường Nguyễn Văn Cừ (trên đường này có trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong), nối với đường Trần Phú, song song với đường Võ Văn Tần. Đây đều là những đồng chí đã cùng chiến đấu với chị, trong đó, Lê Hồng Phong còn là chồng chị. Đường Nguyễn Thị Minh Khai còn cắt đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa- cũng là một trục đường lớn của thành phố, đây là cuộc khởi nghĩa do chị lãnh đạo.
    14) Đường Võ Thị Sáu: nằm ở quận 3. Thời Pháp thuộc, đường này mang số 30. Năm 1865, được đổi tên thành Rue des deux Cimetières. Năm 1886 gọi là đường Mayer. Năm 1955, được đổi tên là đường Hiền Vương. Năm 1975 cho đến nay mang tên đường Võ Thị Sáu. Trên đường Võ Thị Sáu ngày nay có đền thờ Trần Hưng Đạo và bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ.
    Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại Đất Đỏ, Bà Rịa-Vũng Tàu. Năm 1947, là trinh sát của đội Công an Xung phong Đất Đỏ. Là người nhỏ tuổi nhất nhưng chị bao giờ cũng đưa ra ý kiến táo bạo nhất đội: đánh địch ngay hang ổ chúng, đánh ngay nơi chúng gây tội ác. Năm 1950, chị bị bắt và bị kết án tử hình khi chưa đủ tuổi thành niên, trong một phiên tòa không có luật sư, không có công chúng. Năm 1952, địch lén lút đưa chị ra Côn Đảo hành hình. Truớc khi chết, chị từ chối lời rửa tội:"Tôi không có tội, yêu nước không phải là một tội", yêu cầu không bịt mắt để nhìn thấy quê hương đất nước lần cuối, và hô vang: "Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!"...7h sáng hôm đó, người con gái của quê hương Đất Đỏ anh hùng đã ra đi.....
    Mùa hoa lê ki ma nở
    Ở quê ta miền đất đỏ
    Sông núi vẫn nhớ tên người anh hùng
    Đã chết cho đời sau...
    Mộ chị hiện nay được đặt ở nghĩa trang Hàng Dương-Côn Đảo, khu tưởng niệm chị đặt tại quê hương chị-huyện Đất Đỏ, Bà Rịa- Vũng Tàu. Năm 1993, chị được Nhà nước công nhận là liệt sĩ Công an nhân dân và được truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
    15) Đường Út Tịch: ở quận Tân Bình, bên hông UBND quận.
    Chị Út Tịch, tên thật là Nguyễn Thị Út, là một người mẹ có 6 người con ở huyện Cầu Kè, Trà Vinh, nguyên mẫu để nhà văn Nguyễn Thi xây dựng tác phẩm "Người mẹ cầm súng". Chị từng trải qua thời thơ ấu cơ cực, đi ở đợ cho địa chủ, đến khi Cách mạng tháng tám thành công, chị mới thoát khỏi số phận bị bóc lột, xung phong vào đội du kích xã trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà, chị vừa chăm con, vừa cầm súng đánh giặc, ngay cả khi có thai 8 tháng, chị vẫn chỉ huy du kích đánh hạ hai đồn giặc. Sau đó, khi mới sinh được 2 tháng, chị đã xách súng đi chiến đấu. Câu chuyện này thật khó tin, nhưng trong chiến tranh, những việc này trở thành bình thường, bình thường nhưng lớn lao. Chị là hình ảnh tiêu biểu của người Mẹ miền Nam anh hùng. Chị nổi tiếng với câu nói: "Còn cái lai quần cũng đánh". Năm 1965, chị được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Giải phóng.
    Bổ sung: Ngày nay, đường Thi Sách song song với đường Hai Bà Trưng (Thi Sách là chồng Trưng Trắc)
  10. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Co nguoi ban gui cho CO vai tam hinh
    Duong Dien Bien Phu
    [​IMG]
    Duong Nguyen Dinh Chieu
    [​IMG]
    Dai phat thanh TP
    [​IMG]

Chia sẻ trang này