1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sài Gòn tổng quan - Cần giúp đỡ trong việc thu thập hình ảnh về SG - Hỏi Đáp tất tần tật....

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi neweco, 12/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Thứ năm, 26/4/2007, 13:11 GMT+7

    Những nơi thờ Quốc Tổ

    Tại TP HCM có gần 20 đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương. Ngoài những đền thờ lớn trong Thảo Cầm Viên, công viên Tao Đàn, khu du lịch Suối Tiên... do nhà nước quản lý, số còn lại hầu hết do cá nhân hoặc các hội tự lập.
    Đền Hùng của ông giáo già
    Đền Quốc Tổ Lạc Hồng 94 Nguyễn Thái Sơn (phường 3, quận Gò Vấp), chiều 25/4, không khí bắt đầu nhộn nhịp. Người dân từ các tỉnh như Cà Mau, Vĩnh Long và người dân thành phố có mặt chung tay làm phần việc cuối cùng cho ngày Giỗ Tổ.
    Bên ngoài, một người đàn ông trung niên đang cặm cụi tô vẽ lại những câu đối trước cổng. Bên trong cánh đàn ông chuẩn bị cờ, trướng, lau chùi quét dọn, trưng bày những vật dùng trong tế tự. Cánh phụ nữ cũng đang rộn ràng những phẩm vật dâng lên Quốc Tổ. Ban nam tế và nữ tế cũng đang hoàn tất công đoạn tập dợt cuối cùng. 16h là lễ thượng kỳ khai lễ rước linh vị các vua Hùng nhập điện.
    Đền Quốc Tổ Lạc Hồng được lập vào năm 1963 trên một vùng đất vốn là gò mả. Người sáng lập là nhà giáo Phan Công Khâm. Khuôn viên đền rộng khoảng 600 m2 vốn là đất của nhạc phụ ông cắt chia.
    Ông cho biết, tâm nguyện của ông là muốn xây dựng một nơi để phụng thờ Quốc Tổ nhưng vì điều kiện kinh tế không cho phép làm một lúc nên phải dùng phương thức cuốn chiếu. Có tiền là ông xây, xây, vì thế bố cục cảnh quan hơi bị chệch choạc. Tại đền Quốc Tổ Lạc Hồng phía trên cao có điện thờ quốc phụ Lạc Long Quân, bên dưới là Quốc mẫu Âu Cơ. Đi vào bên trong là chánh điện khá rộng với những bức tượng, phù điêu, phiên bản trống đồng Ngọc Lũ.
    Vốn là một nhà giáo dạy môn lịch sử, ông mong muốn trút tiền của, công sức của mình để làm một điều gì cho thế hệ sau hiểu được công đức của tiền nhân, cội nguồn của dân tộc.
    Cái tâm của bác xích lô
    Cụ Nguyễn Viên, 88 tuổi trước đây là trưởng ban quản trị đền Hùng Vương tại số 22/93 đường Trần Bình Trọng (phường 1, quận 5), cho biết ngôi đền này được xây dựng là do tấm lòng của hai vợ chồng người hành nghề đạp xích lô Trần Văn Cậy. Năm 1970, trước lúc mất, ông Cậy và vợ đã làm giấy hiến tặng căn nhà khoảng 50 m2 cho hội tương tế Lạc Thiện xây dựng đền thờ vua Hùng.
    Từ đó, những người có tâm huyết trong vùng đã cùng các cụ cao niên trong hội góp công góp sức xây dựng ngôi đền hoạt động đến ngày nay. Những ngày đầu tháng 3 âm lịch, cửa đền luôn rộng mở và gần ngày Giỗ Tổ, bà con tụ tập về.
    Trên bàn thờ tại đây, ngôi cao nhất là Quốc Tổ, hai bên có lạc hầu, lạc tướng. Công chúa Ngọc Hoa vợ Tản viên Sơn thánh (Sơn Tinh) và công chúa Tiên Dung vợ Chử Đồng Tử được xếp bên dưới. Bên trái là bàn Quốc mẫu Âu Cơ. Hai câu đối ?oTám chục triệu đồng bào chung một gốc/ Bốn ngàn năm văn hiến vững xây bền? đã tô điểm cho chánh điện thêm phần uy nghi trang trọng.
    Đã nhiều năm tồn tại trong xóm lao động nghèo, đền vua Hùng tại đây đã là niềm tự hào của cả một khu phố.
    Con trai người thợ thêu
    Tại TP HCM, có một gia đình trải qua các thế hệ đều thờ Quốc Tổ Hùng Vương ngay trong nhà. Đó là gia đình anh Đoàn Văn Tài tại số 212/215 Nguyễn Văn Nguyễn (phường Tân Định quận 1).
    Trong từ đường Đoàn tộc, anh Tài cho biết sau hàng chục năm, ngôi từ đường do cha anh - một nghệ nhân ngành thêu lưu lạc từ Bắc vào lập nghiệp tại đây từ trước 1945 - lập nên đã quá mục nát. Các anh em con cháu họ Đoàn đã chung nhau xây lại tổ đình họ Đoàn để thờ Quốc tổ Hùng Vương, sau thờ phụng tổ tiên ông bà.
    Anh Tài cho biết thêm, mùng 10/3, tất cả con cháu họ Đoàn đều tập trung về đây. Trước đây khi còn sống, cha anh đã huy động các thợ thêu (đa phần là nữ) lập ban nữ tế nên đến nay anh cũng phải duy trì nhưng có khác chăng là ban nữ tế hiện nay đều là con cháu họ Đoàn. Cũng lễ nghi cũng tế tự, cũng chiêng trống nhưng tất cả đều là người trong gia tộc đảm trách.
    Không phải là con trưởng nhưng anh Tài là người được ủy thác trông coi từ đường. Cũng như cha, anh Tài mong muốn mọi người Việt đều hiểu rằng, chúng ta đều cùng một gốc phải nhớ đến công đức sinh thành: ?oMây trời ***g lộng không phủ kín công cha, nước biển mênh mông không đong đầy nghĩa mẹ".
    (Theo Tuổi Trẻ)
  2. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Xóm Lò Gốm Sài Gòn xưa
    Kể từ mùa xuân Mậu Dần 1698 khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào nam kinh lược, ?o lấy đất Nông Nại làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn?? đến nay đã hơn 300 năm. Ba trăm năm với bao biến cố thăng trầm, dấu tích của Sài Gòn xưa đã dần nhạt phai dưới lớp bụi thời gian. ?oVật đổi sao dời?, đây đó còn lưu lại một vài ngôi đình, chùa miếu, lăng mộ ? đã qua sửa chữa tu bổ nhiều lần dù có làm mất dần nét cổ kính nhưng phần nào còn thể hiện sự lưu tâm gìn giữ. Lần theo sử sách và một vài dấu tích, chúng tôi đi tìm lại một ?oSài Gòn Xưa? lâu nay chưa được nhiều người biết đến. Đó là một làng nghề nổi tiếng đã từng góp phần cho sự phát triển của vùng đất này: Xóm Lò gốm.
    Là trung tâm của lưu vực Đồng nai rộng lớn và trù phú, Sài Gòn ?" Bến Nghé ngay từ khi mới hình thành đã sớm mang dáng vẻ của một đô thị sôi động bởi hoạt động thương nghiệp và sản xuất của nhiều ngành nghề thủ công. Khoảng cuối TK XVIII tại đây đã có 62 ty thợ do nhà nước quản lý và hàng trăm phường thợ trong dân gian. Nhiều ngành nghề tập trung trong các khu vực nhất định để rồi xuất hiện những địa danh như Xóm Chiếu, xóm Cốm, xóm Lò Rèn, xóm Dầu, xóm Chỉ, xóm Vôi, xóm Bột? riêng xóm Lò Gốm vẫn còn để lại một số địa danh như đường Lò Gốm - đường Lò Siêu - đường Xóm đất ?" bến Lò gốm ?" rạch Lò gốm ?" kênh Lò gốm ?" khu lò lu? thuộc khu vực quận 6,8,11 ngày nay. Sử liệu sớm nhất nói đến nghề làm gốm ở Sài Gòn xưa là sách ?oGia Định thành thông chí? của Trịnh Hoài Đức viết khoảng năm 1820. Đoạn viết về Mã trường Giang-kênh Ruột Ngựa như sau: ?oNguyên xưa từ cửa Rạch Cát ra phía Bắc đến Lò Gốm có một đường nước đọng móng trâu, ghe thuyền không đi lại được.Mùa thu năm Nhâm Thìn (1772) cho đào con kênh thẳng như ruột ngựa nên mới đặt ra tên ấy??. Kênh Ruột Ngựa đã giúp cho ghe thuyền đi lại giữa Sài Gòn với miền Tây thêm thuận lợi. Bản đồ Thành Gia Định do Trần Văn Học vẽ từ cuối năm 1815 đã có ghi địa danh Xóm Lò Gốm ở khoảng làng Phú Lâm- Phú Định (ngày nay là khu vực quận 6 tiếp giáp quận 8). Bài ?oPhú cổ Gia Định phong cảnh vịnh? sáng tác khoảng đầu TK XIX miêu tả ?oLạ lùng xóm Lò Gốm, chân vò vò bàn cổ xây trời??. Trong 62 ty thợ tập trung tại Sài Gòn làm việc cho nhà nước vào cuối TKXVIII đã có các ty thợ Lò chum, ngói mộc, gạch mộc, lò gạch?
    Một vài tài liệu của Pháp, tuy tản mạn và có phần phiến diện, cũng phản ánh về việc sản xuất gốm ở Chợ Lớn vào cuối TK XIX: Tại Chợ Lớn có khoảng 30 lò gốm tập trung ở Hòa Lục, Phú Định, Cây Mai? vùng Chợ Lớn sản xuất lu và các đồ gốm thông dụng như chậu vịm, siêu ấm, nồi trách, hũ khạp, cà ràng? vùng Cây Mai có một lò sản xuất đồ sành. Các lò này lấy nguyên liệu tại chỗ, tuỳ chất đất mà sản xuất thành các loại sản phẩm. Mỗi lò gốm hàng năm có thể sản xuất hàng trăm ngàn sản phẩm. Đến đầu TK XX vẫn còn nhiều lò gốm nổi tiếng như lò Tín Di Hưng, Quảng Di Thành, Hiệp Hưng, Bửu Nguyên, Đồng Hòa, các lò chuyên sản xuất lu, khạp và đồ gia dụng?Theo Vương Hồng Sển thì : ?oTừ khi lấp rạch Chợ Lớn thì rạch Lò gốm, kinh Vòng Thành không thông thương và lò gốm chỉ còn sót lại cái tên trơn và không sản xuất đồ gốm nữa??.
    Từ những tư liệu lịch sử trên và qua khảo sát thực tế có thể nhận biết địa bàn xóm Lò Gốm xưa khá rộng, gồm các làng Hòa Lục (quận 8), Phú Định-Phú Lâm (quận 6), Phú Giáo-Gò Cây Mai (quận 11) trải dài đôi bờ kênh Ruột Ngựa, kênh-rạch Lò Gốm. Những con kênh này là tuyến đường giao thông chính của khu vực Sài Gòn cũ-nay là Chợ Lớn: một vùng thấp trũng chằng chịt kênh rạch lớn nhỏ, mọi sự đi lại đều dùng ghe xuồng. Kênh Ruột Ngựa và rạch Lò Gốm còn nối liền rạch Chợ Lớn với rạch Cát (Sa Giang)và rạch Bến Nghé. Từ ngã ba ?oNhà Bè nước chảy chia hai? xuồng ghe theo rạch Bến Nghé và kênh Tàu Hũ qua kênh Ruột Ngựa ra sông Cát về miền Tây. Ngày nay rạch Chợ Lớn không còn nữa, nhiều đoạn rạch Lò Gốm biến mất ?" nhất là khu vực Gò Cây Mai hầu như không còn dấu tích con đường thuỷ quan trọng này. Kênh Ruột Ngựa không còn thẳng như tên gọi do bị bồi lấp lấn chiếm hai bên bờ. Kênh Lò Gốm ngày càng cạn hẹp dù đã nạo vét nhiều lần? Tuy nhiên ghe xuồng vẫn theo con nước mà xuôi ngược, dù nơi đây đã phát triển hệ thống đường bộ chằng chịt như mạng nhện, dù các làng nghề-phố nghề ven kênh rạch không còn nữa? đủ biết trước đây trước đây tuyến đường thủy này quan trọng như thế nào.
    Dấu tích vật chất của xóm Lò Gốm ngày xưa nay chỉ còn lại di tích lò gốm Hưng Lợi thuộc làng Hòa Lục (phường 16 quận 8), nằm ven kênh Ruột Ngựa. Đối diện là làng Phú Định cách đây vài năm còn một số gia đình làm nghề ?onặn ông lò? ?" bếp gốm. Di tích là gò lớn chứa đầy mảnh gốm của các loại lu, khạp, siêu, chậu... Cuộc khai quật năm 1997-1998 đã tìm thấy tại đây phế tích 3 lò gốm kiểu lò ống (lò Tàu) là loại lò thông từ bầu lửa đến ống khói, dốc và hẹp, nền lò được gia cố nhiều lần, thành lò đắp dày bằng phế phẩm. Các đoạn vách lò còn lại được xây bằng loại gạch lớn chảy men dày, lòng lò chứa đầy mảnh sản phẩm mà qua đo có thể nhận biết một số loại sản phẩm đặc trưng của lò Hưng Lợi. Ba lò gốm này sản xuất nối tiếp nhau trong một thời gian khá dài nhưng có thể không liên tục vì lò gốm của giai đoạn sau được xây trên một phần lò cũ hoặc sửa chữa gia cố lại lò cũ.
    Giai đoạn đầu khu lò này chủ yếu sản xuất lu chứa nước bằng chất liệu sành nâu, dáng thuôn vào đáy hoặc bầu tròn, kích thước khá lớn: thường được gọi là ?olu 3 đôi? hay ?olu 5 đôi? ( mỗi đôi nước-2 thùng- khoảng 40 lít nước). Lu gốm làm bằng phương pháp nặn tay bằng ?odải cuộn kết hợp bàn dập, bàn xoa? nên độ dày và dáng tròn đều, bên trong vành miệng lu còn dấu ngón tay để lại khi dùng tay vuốt cho vành miệng tròn và gắn chặt vào thân lu. Trong số hàng ngàn mảnh lu thống kê được thì mảnh nắp chiếm đến gần 2/3, cho biết nắp được sản xuất nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu vì nắp hay bị vỡ hỏng khi sử dụng. Do mảnh lu, nắp lu nhiều nên khu lò này còn được gọi là Lò Lu. Lò sản xuất lu đựng nước có niên đại sớm nhất ở khu lò này, khoảng nửa sau thế kỷ XVIII. Mảnh phế phẩm của lò lu còn phân bố trên một diện rất rộng xung quanh lò, đào sâu xuống hơn 1m vẫn gặp mảnh lu gốm.
    Chiếm tỷ lệ lớn nhất là mảnh các loại sản phẩm gốm và sành men nâu, men vàng hoặc không men. Đó là hũ, khạp, hộp, siêu, nồi có tay cầm? dưới đáy có in 3 chữ Hán ?oHưng Lợi diêu? (lò Hưng Lợi). Bên cạnh đó là các kiểu chậu bông hình tròn hay lục giác, bát giác phủ men xanh lam hay xanh đồng ?" màu men đặc trưng của ?oGốm Sài Gòn?. Chậu bông phần lớn có kích thước nhỏ, hoa văn in nổi trong các ô không men là hoa mai, hoa cúc hoặc tứ quý, bát tiên? Đây là sản phẩm của giai đoạn thứ hai, giai đoạn có tên lò Hưng Lợi khoảng thế kỷ XIX. Các sản phẩm này vẫn dùng kỹ thuật nặn tay nhưng có kết hợp khuôn in, chất liệu gốm sành nhẹ lửa, không sử dụng ?obao nung? (hộp nung) nhưng phổ biến các loại ?ocon kê? trong việc chồng kê sản phẩm trong lò nung. Đặc trưng là ?ocon kê? hình ống có thể chồng lên nhau tạo nhiều độ cao thấp khác nhau nhằm tận dụng thể tích lò nung.
    Giai đoạn thứ 3 ở đây sản xuất gốm sứ gồm các loại chén, tô, đĩa, ly, cốc, muỗng, ấm trà, lư hương? men trắng hoa văn men xanh và men nhiều màu, chai men trắng ngà? Sản phẩm làm bằng bàn xoay, có nhiều loại bao nung cho một hay nhiều sản phẩm. Các loại đồ gốm gia dụng tuy đơn giản về kiểu dáng nhưng có nhiều kích thước khác nhau, theo thời gian có sự khác biệt nhỏ ở chi tiết tạo dáng hay hoa văn. Một số sản phẩm có chữ Hán như Việt lợi, Kim ngọc, Chấn hoa xuất phẩm, Nhất phiến băng tâm? các chữ này không phổ biến trên sản phẩm, không có chữ Diêu kèm theo nên chắc hẳn không phải tên lò sản xuất mà rất có thể là tên của vựa gốm lớn hay cửa hàng bán đồ gốm in lên các sản phẩm mà họ đặt lò sản xuất, tức là giai đoạn này lò sản xuất theo đặt hàng cả về số lượng và từng loại sản phẩm. Tình trạng sản xuất theo sự đặt hàng của chủ hàng là người buôn bán cho biết đã có sự chuyên hóa giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa khi nhu cầu của thị trường ngày càng đa dạng và thay đổi thường xuyên. Chất liệu làm gốm là loại đất sét tương đối trắng không có tại chỗ mà chắc phải khai thác từ miền Đông về. Dựa vào loại hình sản phẩm và tính chất sản xuất nói trên có thể nhận thấy lò gốm này có niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ XX.
    Tuy có ba giai đoạn với những loại sản phẩm đặc trưng cho từng giai đoạn nhưng kỹ thuật sản xuất ở khu lò cổ này khá thống nhất: Cấu trúc lò gốm (loại lò ống-lò tàu), kỹ thuật tạo dáng (bàn xoay, in khuôn), hoa văn, phương pháp chồng lò và nung gốm, sản phẩm của hai giai đoạn đầu (lu, khạp, siêu, nồi có tay cầm?) đều mang đậm dấu ấn kỹ thuật làm gốm của người Hoa. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nguồn gốc của nghề làm gốm mang tính chất sản xuất hàng hóa ở Gia Định-Đồng Nai là sự kết hợp nghề gốm của lưu dân người Việt với truyền thống kỹ thuật sản xuất gốm mà người Hoa mang vào vùng đất này trong bước đường lưu lạc kiếm sống. Từ khi được các Chúa Nguyễn cho vào định cư tại Cù Lao Phố, vùng Sài Gòn (cũ) và rải rác một số nơi khác, người Hoa sinh sống chủ yếu bằng thương nghiệp và thủ công nghiệp. Tại Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai (nay thuộc thành phố Biên Hoà) cũng có Rạch Lò Gốm, bến Miểng Sành mà qua khảo sát, các loại sản phẩm hầu như không khác biệt với sản phẩm ở khu lò gốm cổ Hưng Lợi. Các phường thợ làm gốm của người Hoa thường gồm những người ?ođồng hương? và chuyên sản xuất một vài loại sản phẩm: người Hẹ chuyên làm lu, khạp, hũ men nâu và men vàng ( men da lươn, da bò); người Tiều (Triều châu) chuyên làm đồ ?obỏ bạch? (không men) như siêu, nồi có tay cầm?; người Quảng (Đông) chuyên làm chén, đĩa có men trắng hay men nhiều màu? Hiện nay truyền thống kỹ thuật này vẫn phổ biến ở những lò lu, lò gốm ở khu vực Quận 9-TP.HCM ( như lò Long Trường), ở Tân Vạn-TP Biên Hòa và Lái Thiệu-Bình Dương? dù các chủ lò có thể không phải là người Hoa. Cần nói thêm rằng, cho đến nay một số dân tộc ở miền Nam ( người Chăm, người Khmer?) vẫn bảo lưu kỹ thuật làm gốm cổ truyền Đông Nam Á là nặn tay, không dùng bàn xoay và nung gốm ngoài trời, sản phẩm là gốm đất nung ít có sự thay đổi về kiểu dáng, số lượng không nhiều, vì vậy sản xuất chỉ mang tính chất tự cung tự cấp.
    Đối với nghề làm gốm muốn tồn tại và phát triển thì phải có vị trí thuận lợi : là nơi có hoặc gần nguồn nguyên liệu, có hệ thống đường thuỷ tiện cho việc chuyên chở hàng hóa đi nhiều nơi, gần trung tâm thương nghiệp để nắm bắt nhanh nhu cầu thị trường? Xóm Lò Gốm của Sài Gòn xưa đã có những điều kiện thuận lợi đó: nguyên liệu ở đây thích hợp cho việc sản xuất các loại gốm gia dụng và gốm xây dựng. ?oNhất cận thị, nhị cận giang?, làng nghề này lại ở giữa Sài gòn - nơi tập trung nhiều phố chợ nhất miền Gia Định khi ấy: ?ophố xá trù mật buôn bán suốt ngày đêm, là nơi đô hội thương thuyền của các nước cho nên trăm món hàng hóa phải tụ hội nơi đây?. Nam bộ khi ấy là vùng đất đang trong quá trình khai phá nên nhu cầu về đồ gốm gia dụng rất lớn, do vậy thị trường của Xóm Lò Gốm không phải chỉ là Sài Gòn-Bến Nghé mà còn là cả miền Tây rộng lớn. Từ cuối thế kỷ XIX quá trình đô thị hóa diễn ra ở Sài Gòn-Bến Nghé và một số thị tứ ở Nam bộ, sản phẩm của Xóm Lò Gốm có thêm các loại hình mới phục vụ nhu cầu xây dựng, trang trí kiến trúc của Đình, Chùa, Hội quán, phố chợ, công sở, nhà ở? Khảo sát các di tích cổ ở nhiều tỉnh Nam bộ đều thấy phổ biến các loại gốm trang trí, thờ cúng, nhiều di tích nổi tiếng với những quần thể tượng trang trí trên mái nhà hay tượng thờ, đồ thờ trong nội thất? Khu lò gốm ở Gò Cây Mai , qua khảo sát của người Pháp cho biết, bên cạnh gốm gia dụng đã sản xuất đồ gốm mang tính mỹ thuật cao như tượng gốm trang trí, tượng thờ, đồ thờ, đồ gốm lớn như chậu kiểng, đôn? được gọi chung là Gốm Cây Mai. Khu vực Gò Cây Mai cũng chỉ là một trong nhiều khu lò của Xóm Lò Gốm ở Sài Gòn xưa. Vì vậy, chắc hẳn không chỉ có lò Cây Mai sản xuất đồ gốm trang trí mỹ nghệ mà còn có cả những khu lò khác nữa mới có thể đáp ứng nhu cầu rất lớn trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Vì vậy, có thể định danh các loại gốm được sản xuất ở vùng gốm Sài Gòn xưa - bao gồm nhiều khu lò, nhiều loại sản phẩm nhưng đặc sắc nhất là đồ gốm trang trí mỹ thuật - là Gốm Sài Gòn?" tên gọi chỉ rõ địa bàn sản xuất một làng nghề thủ công đã từng được ghi vào sử sách và truyền tụng trong dân gian, giống như tên gọi của làng gốm Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng, Hương Canh? ở miền Bắc.
    Khoảng giữa thế kỷ XX, cùng với những biến cố chính trị-xã hội, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và mạnh mẽ theo một quy hoạch nhất định cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho các làng nghề thủ công ở Sài Gòn- Chợ Lớn không còn điều kiện tồn tại, hoặc phải tìm điạ bàn mới để phát triển ở vùng ven ngoại thành hay xa hơn, đến các tỉnh lân cận. Đô thị hóa làm biến mất cảnh quan tự nhiên, vùng nguyên liệu không còn, kênh rạch bị lấp dần, phố xá mọc lên? Vị trí ưu đãi của một làng gốm không còn nữa, việc sản xuất không còn đáp ứng được những nhu cầu mới của thị trường mới, các lò gốm, lò gạch ngói cuối cùng của Xóm Lò Gốm ngừng sản xuất. Xóm Lò Gốm của Sài Gòn xưa phải kết thúc vai trò của mình, nhường bước cho sự phát triển của vùng gốm Biên Hoà ?" Lái Thiêu.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Trịnh Hoài Đức ?" Gia Định thành thông chí. Sài Gòn, 1972.
    Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc ?" Gốm Cây Mai Sài Gòn xưa. Nhà xuất bản Trẻ,1994
    Nguyễn Thị Hậu, Đặng Văn Thắng ?" Kỹ thuật sản xuất của lò gốm cổ Hưng Lợi, Quận 8 TP.HCM. Tạp chí Khảo cổ học số 2/2001.
    NGUYỄN THỊ HẬU

    http://www.vannghesongcuulong.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=5238&LOAIID=18&LOAIREF=5&TGID=1046
  3. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống di tích khảo cổ học ở Tp.Hồ Chí Minh
    Hiện nay trên địa bàn thành phố HCM đã phát hiện được hàng chục di tích khảo cổ học và hàng trăm di tích Lịch sử ?" Văn hóa, di tích Lịch sử Cách mạng. Trong số khoảng 50 di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia của thành phố có 2 di tích khảo cổ học là di tích mộ chum Giồng Cá Vồ và Lò gốm cổ Hưng Lợi thuộc hai giai đoạn lịch sử của thành phố : thời tiền sử ( cách nay 2500 năm) và thời lịch sử ( thế kỷ 18-19). Còn lại là các di tích kiến trúc- nghệ thuật- tôn giáo và di tích lịch sử cách mạng. Các cuộc điều tra khảo sát và khai quật đã phác họa bản đồ KCH của thành phố phân bố như sau:
    - Khu vực 1: vùng đồi gò cao thềm phù sa cổ của sông Đồng Nai, phân bố phía Tây bắc từ huyện Củ Chi - Hốc Môn- quận 12 sang Thủ Đức- quận 2- quận 9. Địa hình gò cao còn lan xuống một số quận nội thành như quận 1,3,6,11?Các di tích ở khu vực này có niên đại từ 3000-2500 năm cách ngày nay, đó là di tích Rỏng Bàng( Hốc Môn), Bến Đò, Long Bửu, Hội Sơn( quận 9), Gò Cát( quận 2)?
    - Khu vực 2: vùng đất thấp trũng phía Nam-Đông nam, là đồng bằng thành tạo chưa hoàn chỉnh lại thường xuyên ngập mặn tạo nên hệ sinh thái kiểu rừng Sác. Hệ thống 25 di tích tập trung trên các giồng đất đỏ ở huyện Cần Giờ, niên đại từ 2500-1500 năm cách ngày nay và một số địa điểm ở huyện Bình Chánh.
    - Khu vực 3: là các quận nội thành hiện nay, nhất là trung tâm Sài Gòn- Chợ Lớn. Gồm các di tích có niên đại từ TK 18 đến nay như Gò Cây Mai , (quận 11), cầu Bình Lợi( Bình Thạnh), khu đất Nhà thờ Đức Bà-Bảo tàng thành phố- Thư viện- Tòa án, khu vực Trụ sở Hải quan TP, đường Tôn Đức Thắng dọc cảng Bến Nghé xưa. Một số di tích được sử sách ghi lại là đã xây dựng trên các di tích thuộc Văn hóa Óc Eo như Chùa Gò (Phụng Sơn Tự) nhưng đến nay không thể khai quật vì di tích phía trên cũng rất tiêu biểu cho giai đoạn lưu dân vào khai phá xây dựng vùng Gia Định- Bến Nghé.
    Cho đến nay có 10 di tích KCH đã khai quật , gồm 8 di tích thời tiền-sơ sử và 2 di tích lịch sử, xếp theo niên đại từ sớm đến muộn đó là các di tích: Bến Đò, Rỏng Bàng, Long Bửu, Khu Bao Đồng, Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt, Giồng Cá Trăng, Giồng Am, Phụng Sơn Tự, Lò gốm cổ Hưng Lợi. Ngoài ra còn khai quật xử lý một số mộ cổ như khu mộ cổ Vườn Chuối (quận 3), Phú Thọ (quận 11), Gò Cát (quận 2), mộ xác ướp Xóm cải (quận 5), mộ cổ trong khuôn viên Dinh Thống Nhất, và gần đây là cuộc khai quật mộ cổ đường Nguyễn Tri Phương và mộ xác ướp Xuân Thới Thượng (Củ Chi). Các di tích tiền- sơ sử đều là di chỉ cư trú hoặc mộ táng, hầu hết phát hiện tình cờ nhưng đã được khai quật một cách khoa học và với quy mô lớn, tư liệu hiện vật được nghiên cưú và lưu giữ cẩn thận, nhiều hiện vật đã được trưng bày tại hai bảo tàng lớn của thành phố nhằm giới thiệu phần nào về lịch sử xa xưa của vùng đất này. Tuy nhiên, do các di tích phân bố trên đồi gò, ngoài đồng ruộng nên đang bị thời gian, thiên nhiên và cả quá trình sinh sống của con người huỷ hoại dần. Những di tích đã được khai quật cũng không có điều kiện để bảo tồn, tôn tạo để trở thành baỏ tàng tại chỗ. Điều này đã hạn chế việc nghiên cứu cũng như phát huy giá trị nhiều mặt của di tích. Mặc dù số lượng di tích tiền- sơ sử khai quật còn ít nhưng đều là những di tích tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển của thành phố, là những mắt xích quan trọng nối liền từ khoảng 3000 năm trước đến nay. Đặc biệt giai đoạn 1-2 thế kỷ trước - sau Công Nguyên là thời kỳ diễn ra quá trình chuyển biến từ các văn hóa thời tiền sử như văn hóa Đồng Nai, văn hóa Giồng Phệt sang nền Văn minh Óc Eo của quốc gia cổ Phù Nam. Hay nói một cách khác, một trong những con đường hình thành nền văn minh Óc Eo đã thể hiện khá rõ từ các di tích KCH ở TP.HCM nói riêng và miền Đông Nam bộ nói chung.
    Các di tích KCH lịch sử mới chỉ có 2 di tích được khai quật chính thức, đó là Chùa Gò ( Phụng Sơn Tự), niên đại TK 5 và Lò gốm cổ Hưng Lợi (TK 18-đầu TK 20). Hai di tích này cũng như nhiều di tích lịch sử khác nằm ở khu vực chịu tác động mạnh mẽ cuả những biến động xã hội nhất là từ TK 19 đến nay. Quá trình đô thị hóa đã làm mất đi dấu tích cuả Gia Định thành (thành Quy) thời Gia Long, thành Phụng thời Minh Mạng, của Bến Nghé- Sài Gòn cuối TK 19 với những làng nghề, xóm nghề, xưởng thợ, phố chơ, cảng thị? trung tâm kinh tế- văn hóa lớn nhất cuả cả đàng trong từ thời các Chúa Nguyễn. Thay vào đó là một đô thị kiểu phương Tây với quy hoạch 2 trung tâm: 1. Sài Gòn (khu hành chính, công sở, công xưởng, nhà máỷ? ), các công trình ở đây thường xây dựng trên các gò cao ven sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé- tuyến giao thông chính nối liền Gia Định với những nơi khác; 2. Chợ Lớn là khu thương mại, buôn bán, các làng nghề thủ công? phát triển dựa vào mạng lưới kênh rạch dày đặc làm đường giao thông và địa bàn chủ yếu mà cộng đồng người Hoa sinh sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp. Cho đến nay hai khu vực này vẫn phát huy tốt vai trò vị trí cuả mình trong sự phát triển nhanh chóng của thành phố qua mọi thời kỳ lịch sử. Chắc hẳn các nhà quy hoạch - kiến trúc ở TP HCM đã có sự tìm hiểu nhất định về phương pháp quy hoạch của người Pháp từ hồi đầu thế kỷ XX về định hướng cho sự phát triển của thành phố tương lai? để tránh tình trạng quy hoạch cuả nhà nước luôn đi sau sự phát triển tự phát của dân như hiện nay, nếu không, những khu đô thị ?"quy hoạch mới mãi mãi chỉ là những cái ?olàng có phố? mà thôi!
    Trở lại với ?oSài gòn 300 năm?, mặc dù nhiều di tích đã không còn nữa nhưng số còn lại vẫn được cố gắng gìn giữ, nhất là di tích kiến trúc-nghệ thuật là các cơ sở tôn giáo- tín ngưỡng. So với Hà Nội hay Huế thì loại hình này ở Sài Gòn không nhiều, niên đại muộn, đặc trưng kiến trúc- trang trí thể hiện sự giao lưu văn hóa đậm nét, nhiều chiều? mà nếu không từ góc độ bối cảnh lịch sử - văn hóa đặc thù của vùng đất này để nghiên cưú thì khó có được sự đánh giá thỏa đáng. Mặt khác, TP.HCM còn có các công xưởng, nhà máy, công trình xây dựng, máy móc từ cuối TK 19 - đầu TK 20 mà ngày nay được xếp vào loại hình di tích của ngành KCH Công nghiệp và đô thị. Vì vậy đây cũng là một thế mạnh của KCH thành phố.
    Cho đến nay di tích KCH lịch sử duy nhất ở TP.HCM được khai quật để vừa nhằm tìm hiểu về khoa học (cấu trúc, kỹ thuật xây dựng lò gốm cũng như kỹ thuật sản xuất các loại sản phẩm gia dụng của gốm Sài Gòn), vừa nhằm bảo tồn và tôn tạo di tích là Lò gốm cổ Hưng Lợi( quận 8) khai quật mùa khô 1997-1998. Để làm được điều này, ngay trong quá trình khai quật một cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức để bước đầu đánh giá giá trị di tích, từ đó định hướng cho phương pháp khai quật và bảo tồn di tích sau khi cuộc khai quật kết thúc. Một di tích khác thuộc thời tiền sử đã có ?oDự án khai quật bảo tồn bảo tàng mộ chum? là di tích Giồng Cá Vồ. Di tích này được khai quật một phần cách nay 11 năm và đã có sự nghiên cứu tìm hiểu tương đối kỹ về di tích di vật, bước đầu đã có cơ sở khoa học để định hướng và lập phương án khai quật sao cho có thể bảo tồn một cách hữu hiệu, đồng thời phát huy giá trị di tích trong tổng thể vùng du lịch sinh thái Cần Giờ. Đây là hai di tích khảo cổ học độc đáo ở TP.HCM được xếp hạng Di tích lịch sử-văn hóa Quốc gia.
    Các di tích KCH ở TP.HCM đã mở rộng tầm nhìn của chúng ta vào lịch sử không chỉ là 300 năm mà là 3000 năm của vùng đất này. Tuy nhiên việc khai quật và bảo tồn loại hình di tích này chưa xứng với tầm quan trọng và giá trị cuả chúng. Tại nhiều khu vực ở nội và ngọai thành có thể phát hiện di tích KCH nhưng việc quy hoạch và xây dựng hiện nay không hề lưu ý đến đặc điểm này, vì vậy nhiều di tích di vật đã bị phá huỷ vĩnh viễn, chưa kể tình trạng nhiều di tích lịch sử-văn hóa bị ?otrùng tu tôn tạo? một cách vô ý thức làm mất đi những gía trị đích thực. Di sản ?ovăn hóa vật thể? cuả thành phố hiện còn không nhiều, phải làm gì đây để bảo vệ, bảo tồn những ?onhân chứng? của lịch sử hàng ngàn năm, hàng trăm năm cuả thành phố?!
    NGUYỄN THỊ HẬU


    http://www.vannghesongcuulong.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=5208&LOAIID=18&LOAIREF=5&TGID=1046
  4. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Đây là 1 số ảnh về TPHCM mà mình tìm được trên mạng
    UBND TPHCM và tượng đài Bác Hồ
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chợ Bến Thành
    [​IMG]
    Dinh Thống Nhất
    [​IMG]
    Nhà thờ Đức Bà- nhà thờ đầu tiên của Việt Nam
    [​IMG]
    Bưu điện thành phố
    [​IMG]
    Bến Nhà Rồng- nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhà hát lớn thành phố
    Chùa Vĩnh Nghiêm và Tháp Xá Lợi
    [​IMG]
    [​IMG]
    Công trường Mê Linh- tượng Trần Hưng Đạo[​IMG]
  5. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    UBND TPHCM
    [​IMG]
    Đài phun nước ở góc đường Nguyễn Huệ- Lê Lợi, khách sạn Rex

    [​IMG]
    Nhà hát lớn TPHCM
    [​IMG]
    Dinh Thống Nhất
    Bưu điện TPHCM
    [​IMG]
    Chợ Bến Thành- tượng Trần Nguyên Hãn
    [​IMG]
    Chợ Bình Tây (Chợ Lớn)
    [​IMG]
    Chùa Giác Lâm[​IMG]
    Chùa Bà Thiên Hậu
    [​IMG]
    [​IMG]
    Củ Chi
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đền Bến Dược
    [​IMG]
    Cần Giờ
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bình Quới
    [​IMG]
    Trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sơ đồ công viên phần mềm Quang Trung
    [​IMG]
    Phối cảnh quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm
    [​IMG]
    Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng
    [​IMG]
    Phối cảnh Tháp Tài Chính (Finance Tower), toà tháp cao nhất Việt Nam, 68 tầng, 300m, có hình hoa sen, sẽ trở thành biểu tượng của TPHCM trong tương lai
    [​IMG]
  6. causedfrom3stars

    causedfrom3stars Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    Chị ơi, có vài hình bị lỗi, chị check lại tên file giùm em hen
  7. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    À, hóa ra là mình dùng tiếng Việt có dấu để đặt tên hình nên mới bị lỗi. Nhưng mà có file mình cũng đâu có dùng dấu tiếng Việt để đặt tên file đâu nhưng vẫn bị lỗi như thường, không hiểu tại sao nữa.
    Mình post lại đây. Và thêm 1 số hình nữa:
    Toàn cảnh TPHCM
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bến Nhà Rồng
    [​IMG]
    Nhà hát lớn TP
    [​IMG]
    [​IMG]
    Dinh Thống Nhất
    [​IMG]
    Nhà thờ Đức Bà
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tượng Thánh Gióng
    [​IMG]
    Sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay và mô hình dự án nâng cấp sân bay
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ga Sài Gòn
    [​IMG]
    Chợ Bến Thành
    [​IMG]
    Chợ Bến Thành và xe xích lô
    [​IMG]
    Tượng trước Nhà hát lớn TP
    [​IMG]
    Kênh Nhiêu Lộc đã xanh trở lại
    [​IMG]
    Phà trên sông Sài Gòn
    [​IMG]
    Kem Bạch Đằng
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Xe buýt của TPHCM
    [​IMG]
    TPHCM và xe gắn máy
    [​IMG]
    Sagon Trade Center, 33 tầng, hiện là tòa nhà cao nhất TP
    [​IMG]
    Nhà sách Xuân Thu- nhà sách ngoại văn lớn nhất TPHCM
    [​IMG]
    Pháo hoa trên bầu trời TP
    [​IMG]
  8. rongcoithit

    rongcoithit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Bài này em cọp tùm lum
     
    Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi
     
    Hiện nay, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi bao gồm hai khu vực: địa đạo Bến Dược ?" căn cứ của Quân khu và Khu ủy Sài Gòn-Gia Định (thuộc xã Phú Mỹ Hưng); địa đạo Bến Đình ?" căn cứ của Huyện ủy Củ Chi thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (thuộc xã Nhuận Đức) đều trên địa phận huyện Củ Chi. Khu di tích nằm về phía Đông Bắc thị trấn Củ Chi, giáp với sông Sài Gòn và Tỉnh lộ 15, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 55km.
     
    Khu di tích phân bố trên vùng đất tương đối cao, là vùng bán sơn địa chuyển tiếp từ vùng núi rừng miền Đông Nam bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, địa chất các tầng đất ở đây vững chắc, nên công trình ngầm như địa đạo có thể không cần kết cấu chống đỡ.
     
    Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình thành từ khoảng thời gian năm 1946 - 1948, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời gian này, quân dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí. Về sau, phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo  được cải tiến trở thành nơi che dấu lực lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.
     
    Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6m, tầng dưới cùng sâu hơn 12m.
     
    Địa đạo Bến Dược đã được Bộ Văn hóa đặc cách công nhận di tích quốc gia vào năm 1979 và địa đạo Bến Đình được Bộ Văn hóa ?" Thông tin xếp hạng di tích quốc gia vào năm 2004.  

    _______________________________________________________________________________
    [​IMG]
    Đền Bến Dược
    [​IMG]
    Đền và tháp
    [​IMG]
    Đào địa đạo - 1965
    [​IMG]
    Mô tả về lối vào bí mật
    [​IMG]
    Bản đồ vùng Tam giác sắt
     
  9. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Ra mắt bộ sách ?o100 câu hỏi đáp về Gia Định ?" Sài Gòn ?" thành phố Hồ Chí Minh?
    Nhà xuất bản Văn hoá tổng hợp Sài Gòn và công ty cổ phần phát hành sách Sài Gòn (FAHASA) vừa giới thiệu 10 tập sách đầu tiên của bộ sách ?o100 câu hỏi đáp về Gia Định ?" Sài Gòn ?" Thành phố Hồ Chí Minh?.
    Bộ sách dự kiến gồm 30 tập này là một công trình tâm huyết của nhóm chủ biên gồm Cao Tự Thanh, Hồng Duệ, Hoàng Mai với sự góp sức của nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, giáo sư, nhạc sĩ, đạo diễn sân khấu, kiến trúc sư... Đây có thể được xem như một bộ địa chí văn hoá của TP.HCM dạng sơ giản, nhằm phổ cập kiến thức, đồng thời cung cấp thông tin tư liệu cho độc giả trong và ngoài nước về truyền thống lịch sử văn hoá và hiện trạng kinh tế - xã hội của TP.HCM thông qua hình thức hỏi đáp. Các thông tin có thể tra cứu một cách tương đối dễ dàng, trình bày cô đọng, cụ thể và mạch lạc những vấn đề trên nhiều lĩnh vực. Theo những nhà biên soạn, đây là một thể nghiệm bước đầu để tiến tới biên soạn một bộ tiểu từ điển bách khoa về thành phố Hồ Chí Minh.
    Mỗi cuốn sách gói gọn 100 câu hỏi đáp về một mảng sự kiện, dạng chuyên đề xoay quanh một chủ đề lớn trong lịch sử TP.HCM về mặt địa lý, di sản, di tích khảo cổ, văn học, báo chí, âm nhạc, kiến trúc, điện ảnh, tôn giáo,... đồng thời xâu chuỗi và hệ thống hoá những vấn đề, sự kiện, nhân vật... nổi bật trong lịch sử Sài Gòn ?" Gia Định từ khi Gia Long thống nhất đất nước năm 1802 đến khi thực dân Pháp chiếm xong các tỉnh Nam kỳ; các quá trình hoạt động trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao thời Nguyễn; từ tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 đến đại thắng năm 1975; những chuyển biến kinh tế - xã hội lớn lao, sâu sắc và toàn diện của một thành phố năng động từ 1975 rồi từ 1986 trở lại đây... Ngoài ra, sách còn cung cấp thêm cho người đọc muốn tìm hiểu về thủ công nghiệp, công nghiệp, kinh tế, ngoại thương và về các cộng đồng người Hoa, người Chăm sống trên địa bàn thành phố.
    Sách bìa cứng, trình bày trang nhã, khổ 13,5 x 21,5 cm, do FAHASA độc quyền phát hành. Ông Phạm Minh Thuận ?" tổng giám đốc FAHASA cho biết, sau khi hoàn thành bộ sách, công ty sẽ có kế hoạch tái bản và hạ giá thành (chẳng hạn in bìa mềm) để đông đảo bạn đọc dễ dàng tiếp cận kho tư liệu quý này.
    10 tập đầu tiên gồm:
    1.Địa lý Gia Định ?" Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh ?" Nguyễn Đình Đầu. Giá: 68.000đ
    2.Khảo cổ học ở thành phố Hồ Chí Minh ?" Lê Xuân Diệm, Nguyễn Thị Hậu, Nguyễn Thị Hoài Hương. Giá: 75.000đ
    3.Lịch sử Gia Định ?" Sài Gòn trước 1802 ?" Cao Tự Thanh. Giá: 84.000đ
    4. Lịch sử Gia Định ?" Sài Gòn thời kỳ 1802 ?" 1875 ?" Trần Thị Mai. Giá: 84.000đ
    5. Lịch sử Gia Định ?" Sài Gòn thời kỳ 1862 ?" 1945 ?" Nguyễn Nghị. Giá: 78.000đ
    6. Lịch sử Sài Gòn thời kỳ 1945 ?" 1975 ?" Hà Minh Hồng, Trần Nam Tiến, Lưu Văn Quyết, Hà Kim Phương. Giá: 78.000đ
    7.Một trăm sự kiện nổi bật ở TP.HCM thời gian 1975 ?" 2005 ?" Trần Thanh Phương. Giá: 82.000đ
    8.Chiến dịch Hồ Chí Minh ?" Hồ Sơn Đài, Trần Nam Tiến. Giá: 82.000đ
    9.Lịch sử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh ?" Phạm Văn Thắng. Giá: 95.000đ
    10.Di tích lịch sử - văn hoá ở TP.HCM ?" Phạm Hữu Mý, Nguyễn Văn Đường. Giá: 98.000đ
    http://www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=623
  10. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    sis neweco làm công phu quá, cám ơn sis nhiều ạ.

Chia sẻ trang này