1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SÀI GÒN xưa

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi roma, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    SÀI GÒN xưa

    Bài của One4U .
    Sài Gòn xưa là một vùng đất hoang vu, rừng rậm, dân cư thưa thớt. Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì lưu dân người Việt đã vào vùng đất này từ thời các "tiên hoàng" nhà Nguyễn (thế kỷ XVI - XVII). Cuối thế kỷ XVII, khi Sài Gòn đã trở thành một bến sông, một phố chợ, một ngã tư giao dịch quốc tế, một đồn lũy chiến lược... thì vị trí của vùng đất ngày càng thêm quan trọng. Mùa xuân năm Mậu Dần (1698) chúa Nguyễn cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất kinh lược xứ Đồng Nai. Nguyễn Hữu Cảnh "lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn", từ đó Sài Gòn trở thành một trung tâm hành chính, có chế độ cai trị đi vào nề nếp, có sự quản lý Nhà nước qui củ, theo luật pháp, chấm dứt thời kỳ tự phát, tự quản của lưu dân.

    Thành phố Sài Gòn ấy liên tục phát triển từ đó tới lúc Pháp đến xâm lăng (1859). Sau khi chiếm thành Tứ Giác, Pháp liền cho phá bình địa cả thành trì lẫn phố thị Bến Nghé, để xây dựng một thành phố theo kiểu Tây Phương và một bến cảng quốc tế như qui hoạch Coffyn vẽ năm 1862. Qui hoạch này vẽ một thành phố rộng 2.500 ha từ Chợ Lớn đến Bến Nghé, dành cho 500.000 dân. Qui hoạch này bị coi là ảo tưởng, vì an toàn Nam Kỳ khi ấy chỉ có 1.500.000 dân chia ra miền Đông 1.000.000 dân và miền Tây 500.000. Trong phạm vi qui hoạch, xưa kia là 100 xã thôn phường ấp với dân số khoảng 50.000 người, bấy giờ dân chúng đi tị nạn hết, chỉ còn độ 20.000 dân ở phía Chợ Lớn mà đa số là người Hoa.

    Pháp nỗ lực xây một thành phố Sài Gòn mới làm thủ phủ cho Nam Kỳ, rồi từ 1884, phần nào cho cả Đông Dương. Sài Gòn sẽ là một thành phố lớn so với dân số đương thời, sẽ có những lâu đài dinh thự dân sự và quân sự quá cỡ để khoa trương và áp đảo. Tuy nhiên, cảnh quan chung quanh và một số đình chùa lăng mộ vẫn được tôn trọng.

    Lúc đầu Sài Gòn chỉ rộng 200 ha. Các kinh rạch đầm lầy được lấp bằng, đường xá, cầu cống được xây đắp, công viên, công trường được xếp đặt. Sài Gòn thấp gần bờ sông là khu vực bến cảng, thương mại, tài chính. Sài Gòn trên đồi (nơi thành trì cũ) là khu vực hành chính văn hóa. Các dịch vụ công cộng như cống thoát nước, trồng cây, chiếu sáng bằng dầu, bằng điện, giếng nước trong, xe ngựa, xe kéo, xe hơi, xe hỏa, bưu điện, chợ búa v.v... được nhanh chóng tổ chức.

    Các cơ quan hành chính đầu não cho Đông Dương - Nam Kỳ - thành phố, các công xưởng - nhà máy - hãng buôn - ngân hàng, cũng như các trụ sở văn hóa - tôn giáo - tín ngưỡng... đều được nhanh chóng kiến thiết với kiểu cách đa dạng và phong phú, tuy là hình thức Tây phương nhưng cũng pha đôi nét á đông thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Như năm 1863, dinh Thống soái còn bằng cây tạm bợ, thì xưởng đóng tàu Ba Son khá lớn, Nhà Rồng đồ sộ là trụ sở hãng Đầu Ngựa (messageries impériales từ năm 1870 đổi là messageries maritimes), nhà dòng áo Trắng (Saint-Paul de Chartres do Nguyễn Trường Tộ thiết kế và đốc công), nhà thương thủy quân (Đồn Đất)... đã hiện hình.

    Cuối thế kỷ XIX, diện tích thành phố nới rộng đến sát Chợ Lớn (973 ha). Các công thự lớn được xây cất như Phủ Toàn quyền, dinh Thống đốc Nam Kỳ, nhà Xã Tây (tòa Đốc lý), ngân hàng Đông Dương, Kho bạc, nhà Bưu điện, toà án, cảng Sài Gòn, ga xe lửa, trường Chasseloup-Laubat, trường Taberd, nhà thờ Đức Bà, nhà in Tân Định, thư viện, câu lạc bộ sĩ quan, câu lạc bộ Thể thao, phòng hội Ca nhạc, trụ sở Tam Điểm, phòng Thương mại v.v...

    Từ đầu thế kỷ XX đến khi Sài Gòn và Chợ Lớn sáp nhập thành một đơn vị đô thị chung (1930), hàng loạt công trình khác xuất hiện để hoàn thiện "Hòn ngọc Viễn Đông", như Nhà hát lớn, bệnh viện Sài Gòn, dưỡng đường Saint-Paul, chợ Bến Thành, bảo tàng Cổ vật, cảng Khánh Hội, các Ngân hàng, các hãng buôn lớn, đền chùa Phật giáo - Hồi giáo - ấn giáo, các rạp hát - chiếu bóng, các sân banh - thể thao, các trường học áo tím - Pétrus Ký, các tư thục - nhà in - toà báo, v.v...

    Cách mạng tháng 8-1945 chấm dứt 86 năm chế độ thuộc địa ở Sài Gòn. Từ đó đến năm 1975, tuy phần lớn thời gian bị các thế lực thực dân cũ - mới khống chế, nhưng cư dân thành phố vẫn phát triển để tồn tại và luôn mở ra các cuộc đấu tranh đòi độc lập thống nhất đất nước. ở giai đoạn này, một số kiến trúc mang dáng dấp Việt Nam được xây dựng: Thư viện quốc gia, đại học Hành chính, và các trường đại học - trung học công tư khác (Bồ Đề, Nguyễn Bá Tòng), dinh Tổng thống, (sau khi phủ Toàn quyền bị bom sập, các khách sạn và ngân hàng (8-15 tầng), các nhà thờ - thánh thất - chùa chiền nguy nga (chùa Xá Lợi, chùa Vĩnh Nghiêm)... nhiều kiến trúc còn tồn tại đến nay, tạo thành những di sản văn hóa của một thời.


    Roma@

Chia sẻ trang này