1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Saigon bỏ qua đi Tám

Chủ đề trong 'Tản mạn Sài Gòn' bởi g8ubvn, 06/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. g8ubvn

    g8ubvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    Saigon bỏ qua đi Tám

    Dù bạn là người Saigon kỳ cựu hay đang muốn làm quen với Saigon, hẳn bạn cũng nghe những từ như chú Ba Tàu, thầy Hai, v..v..Người miền Nam hay gọi nhau trong nhà bằng thứ do đó những Hai, Ba, Tư, Năm, ... không có gì xa lạ nhưng tại sao lại là Ba Tàu mà không là Hai Tàu, Tư Tàu, hay thứ gì đó Tàu.
    Cũng như trong gia đình, người Saigon đã thẳng thắn phân chia thứ bậc của các tầng lớp xã hội một cách rạch ròi cho dễ dàng ứng xử và giao thiệp hàng ngày ngay từ thời Saigon còn phôi thai mở mang dọc kinh Bến Nghé.

    Quyền lực cao nhất ở Saigon thời xưa đó là những quan Tây cầm đầu guồng máy từ Xã Tây (Hotel de Ville - sau thành Tòa Đô Chánh - UBNDTP) nên không thứ hạng gì cả vì dân Saigon mấy ai gặp và làm việc với họ.

    Ngày ngày dân chúng có việc gì đến chính quyền đều tiếp xúc với những người Việt học từ các trường bảo hộ, thông ngôn, v.v.. Đó là các thầy Thông, thầy Phán, thầy Ký với quyền cao chức trọng nên được gọi là thầy Hai.
    Vị trí thứ Ba như các bạn đã biết là thuộc về các chú người Trung Hoa vì họ gần như nắm trọn guồng máy kinh tế của Saigon. Họ là chủ các vựa hoặc các chành dọc con kinh Bến Nghé. Hàng hoá ra vào Saigon đều qua tay họ và họ thuê mướn hàng vạn người làm việc cho họ. Các chú Ba Tàu là vậy.

    Thứ Tư thuộc về những tay anh chị hùng cứ mỗi người một khu vực và sẵn sàng dùng dao dùng búa để bảo vệ lãnh thổ của mình hay chiếm đoạt lãnh thổ của các tay anh chị yếu hơn. Xin ngã mũ chào các anh Tư Dao Búa.

    Phá rối bạn hàng, giựt dọc, chôm chỉa, mánh mung là những tài mọn của mấy em Năm Đá Cá Lăn Dưa (đi ngang đá cá văng khỏi sạp cho đứa khác chụp hay lăn cho dưa đổ để đứa khác ôm chạy).

    Dân địa phương tứ xứ đổ về ngày càng đông thì Saigon càng nhiều luật cấm: cấm bán hàng rong, cấm bày hàng xén, v.v. Không tiền không nghiệp nên mới đổ về Saigon kiếm sống mà cái gì cũng cấm thì làm sao kiếm cơm kiếm cháo nên cấm thì cấm, bán vẫn cứ bán. Chỉ khi nào thấy mấy anh uần trắng áo trắng với cái dùi cui trắng ló đầu là bạn hàng rối rít: "anh Sáu tới tụi bây ơi" rồi mạnh ai nấy thu vén hàng gánh chạy thục mạng nước lèo văng đổ tung tóe cũng mặc kệ. Cho nên Sáu Mã Tà hay Sáu Lèo cũng là mấy anh Sáu bạn dân thôi. Lỡ bị anh Sáu túm được thì chị em chỉ có nuớc xuống vọng cổ ca cải lương: "Anh Sáu ơi! Thương cho hoàn cảnh mẹ góa con côi mà tha cho em đi mà...". Không biết có bao nhiêu anh Sáu nghe mà rớt nước mắt.

    Các bạn có nghe tân anh Bảy Chà (và) bao giờ chưa? Đó là tên người Saigon đặt cho mấy người Ấn Độ vì họ tuy hiền hòa hơn nhưng cũng có quyền sinh sát trong tay. Những người Ấn giàu có thì mở tiệm cầm đồ hay cho vay nặng lãi (bà con mình gọi là xanh xít đít đui). Lỡ không kịp tiền trả lãi thì họ cũng thẳng tay xiết đồ chứ không có gì thương xót. Những người Ấn nghèo hơn thì làm nghề gác dan bảo vệ cho các nhà băng, văn phòng lớn nhờ tướng tá dềnh dàng bặm trợn. Trời chạng vạng đàn bà con nít gặp phải mấy anh Bảy Chà đen đúa chỉ có nước đứng tim há hốc không la ra tiếng được.

    Bây giờ mới đến anh Tám là những tá điền vì ruộng vườn thất bát từ tứ xứ đổ xô về Saigon làm cu li khuân vác hay khá hơn chút thì thuê được một chiếc xe kéo để kéo đưa các thầy Hai, chú Ba đi mần đi ăn. Họ là những chị Tám đi ở đợ đêm đêm tụ họp ở những phông tên công cộng chờ chực gánh về từng đôi nuớc cho chủ. Họ chỉ mong đánh đổi sức lao động của mình kiếm được miếng cơm cho mình và cho gia đình mòn mỏi chờ trông.

    Tận cùng xã hội là những người chỉ có thể đánh đổi cái vốn sẵn có của mình để mong thoát khỏi cái số con rệp từ khi mới sinh ra. Họ là những chị Chín Bình Khang.

    Một ngày nào đó bạn buột miệng khuyên một nguời cần cù lam lũ: "Bỏ qua đi Tám", bạn đã bị "Saigon hóa" rồi đấy.

    Sức mấy mà buồn. Phải không Saigon?
  2. tetote

    tetote Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2003
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu tiên được biêt những cắt nghĩa ngộ nghĩnh thế. Chân chất, thiệt thà hệt tính cách của người Nam Bộ . Những cắt nghĩa này hẳn còn lạ lẫm với người dân tạm trú, ngụ cư, cứ sử dụng từ đó nhưng có thể không biết nó từ đâu tới. Có thể vì những toan tính hàng ngày do chính mình đặt ra. g8ubvn còn bài nào hay về SG nữa không, bác gửi thêm đi cho bà con biết với.
  3. minhkim

    minhkim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Vậy mà từ trước tới giờ vẫn cứ tưởng danh từ "Tám" chỉ để gọi chơi, chỉ những người rảnh rang hay xía vào chuyện của người khác, hay là những người hay nói (nhiều chuyện), không ngờ nó lại có cả một cái định nghĩa thú vị đến thế. Cảm ơn bác g8ubvn thật nhiều nhe'', vì nhờ đọc được bài này mà em mới biết được thêm các danh xung không những chỉ riêng trong nội bộ gia đình, mà còn là của cả một tầng lớp của Xã hội nữa.
    Cảm ơn bác g8bvn nhiều nhiều nhé .
  4. xnxd

    xnxd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm bác ạ, bác còn bài nào định nghĩa về sài gòn nữa không? Pót lên đây cho con đọc đi bác :D
  5. g8ubvn

    g8ubvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    Nếu các bạn thắc mắc tại sao dân Saigon xa xưa gọi người Trung Quốc là Tàu (vì người miền Bắc gọi người Trung Quốc là người Ngô) thì đó cũng là thắc mắc chính đáng lắm vậy.
    Khi nhà Thanh xâm chiếm và thống trị tất cả Trung Quốc, một số quan chức nhà Minh không thuần phục dùng tàu vượt biển xuôi Nam. Họ xin gặp chúa Nguyễn Hiền lúc đó và xin làm dân Nam. Chúa Nguyễn đồng ý nhưng ra lệnh cho họ tiếp tục Nam tiến đánh chiếm vùng đất Saigon bây giờ và lập nên hai làng đầu tiên là Thanh Hà (Biên Hoà ngày nay) và Minh Hương (Saigon Mỹ Tho ngày nay). Khu vực Saigon vì nhiều sông rạch và thuận tiện cho tàu bè từ biển Đông đi vào nên mua bán ngày càng nhộn nhịp và thu hút ngày càng đông người Trung Quốc bất phục nhà Thanh. Đa số những người Trung Quốc tiếp tục sống trên tàu để tiện việc mua bán nên dân Saigon gọi họ là người Tàu.
    Dần dần người Tàu cũng lên bờ và lấy vợ người Việt ngày càng đông nên dân Saigon goi những người Tàu lấy vợ Việt là Các Chú vì bây giờ họ cũng như là anh em với cha của mình do hôn nhân. Cho thấy dân Saigon từ thời khai hoang tạo dựng đã khoáng đạt mở rộng vòng tay đón nhận không kỳ thị phân chia. Còn tại sao lại gọi người Tàu là Chệt vì tiếng Triều Châu Chệt có nghĩa là Chú và người Saigon một cách quí trọng đã gọi Chệt thay vì Các Chú để chứng tỏ sự chấp nhận không những con người mà ngôn ngữ của người phương xa đến nữa.
    Do những hoàn cảnh kinh tế và lịch sử mà các danh xưng Ba Tàu, Các Chú, và Chệt mất đi cái ý nghĩa nguyên thủy của nó.
    Được g8ubvn sửa chữa / chuyển vào 03:50 ngày 11/05/2004
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Ba Tàu: dân Trung Quốc qua VN buôn bán đi bằng Tàu, thường thì thấy 3 chiếc đi ''''tiên phong'''', lâu ngày rồi gọi là Ba Tàu.
    Đợt dân Tàu qua thời Nguyễn Hiền là thời phản Thanh phục Minh lên cao trào...thất bại. Họ chạy qua xin ở nhờ, Nguyễn Hiền cũng thấy ngán hổng dám cho ở gần nên mới nghĩ ra cách cho họ xuống vùng miền Nam, thời đó là ''''rừng thiêng nước độc'''' khai hoang. Gọi là đánh thì có hơi quá, vị Phù Nam thì tiêu tùng lâu rồi,Chăm Pa thì bị tàn sát từ ngày xưa nên yếu xìu (đến mấy chúa Nguyễn thì cái thế đã rõ, từ thời Lê thì ưu thế đã hơn hẳn) .
    Sở dĩ gọi là Minh Hương là theo ý dân Tàu: Minh Hương tức ý họ muốn có một quê hương (nhà Minh) trên đất khách. Còn Sài Gòn là do trong tiếng địa phương: Preykôr,nghĩa là Rừng gòn (Sài trong tiếng Hán Việt nghĩa là Củi).
    Mỹ Tho= người con gái xinh đẹp? (không chắc lắm nhưng đây là tiếng Khơ me chứ không phải tiếng Việt mình)
    ''Khai hoang'' miền Nam ngày xưa có hai dòng, dân Tàu có công rất lớn một dòng là Sài Gòn Gia Định , dòng nữa là xứ Hà Tiên của dòng họ Mạc, cũng dân chạy loạn bên Tàu qua.
    Được Tao_lao sửa chữa / chuyển vào 06:32 ngày 11/05/2004

Chia sẻ trang này