1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sáng đời người khuyết tật

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tháng Năm' bởi M_n_M_new, 01/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. M_n_M_new

    M_n_M_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Sáng đời người khuyết tật

    Sáng đời người khuyết tật
    HTX ánh Sáng tạo việc làm, tạo niềm tin
    Theo ước tính, số người tàn tật nước ta chiếm từ 7 đến 10% số dân với khoảng 6 triệu người. Nhiều người tàn tật thường mặc cảm về bản thân và phó thác cuộc đời mình cho số phận. Nhưng ở HTX ánh Sáng thuộc Hội người mù thị xã Hà Đông (Hà Tây) thì người mù, người tàn tật được tham gia lao động để họ tự nuôi sống bản thân.

    Anh Bạch Quang Khải, Chủ tịch Hội người mù, kiêm Chủ nhiệm HTX, tâm sự: ?oĐây chính là nơi đem đến nguồn sáng ấm áp tình người. Chúng tôi thấy mình không còn gánh nặng cho gia đình nữa?.

    Hội người mù thị xã Hà Đông được thành lập năm 1984, nhằm tập hợp người mù của thị xã vào tổ chức Hội, giúp đỡ, chăm sóc đời sống, vật chất, tinh thần và tạo việc làm cho họ để họ sớm được hoà nhập vào cộng đồng. Hiện nay, hội có 83 chi hội viên, chia làm 5 chi hội trên địa bàn 9 xã, phường. HTX hiện có 55 lao động, gồm 22 người mù, 9 người tàn tật và 6 người là thương binh, thân nhân liệt sĩ và một số con em hội viên chuyên sản xuất tăm và chổi.

    Vượt lên số phận
    Chị Nguyễn Thị Hương, 37 tuổi ở, xã Văn Khê (thị xã Hà Đông) tâm sự: ?oLúc mới hỏng mắt, tôi bi quan tột độ; không biết là mình phải tiếp tục sống như thế nào, nhưng rồi người thân an ủi và nhất là các bác ở Hội người mù thị xã động viên, vận động tôi tham gia Hội, tôi cảm thấy như mình được hồi sinh?. Tại đây, chị lao động, sản xuất, sinh hoạt, học tập với những người cùng cảnh ngộ và những người sáng mắt nhưng bị tật nguyền. Họ cùng cảm thông, chia sẻ với nhau những nỗi buồn về sự thiệt thòi. Hiện nay, thu nhập hàng tháng của chị khoảng 200.000 đ, số tiền này tuy nhỏ bé nhưng đã giúp chị có niềm tin vào chính bản thân.

    Thật cảm động khi nghe kể về hoàn cảnh của em Hoàng Hồng Kiên, dân tộc Tày, ở huyện Bình Lộc, Lạng Sơn. Mẹ bị bom Napan mất 1 tay và 1 chân. Bản thân em thì bị liệt cả hai chân. Bố bỏ đi lấy vợ khác. Hai mẹ con sống qua ngày bằng bữa cơm, bữa cháo trong một túp lều. Khi nghe trên tivi chương trình nhân đạo có nói đến HTX ánh Sáng, em liền tức tốc cùng với chiếc xe lăn cũ nát đến xin việc. Những ngày đầu, em đã được anh chị em trong HTX giúp đỡ, hướng dẫn cho cách làm chổi, vót tăm. Tuy không có gia đình ở gần nhưng Kiên đã được những người bạn cùng cảnh ngộ đùm bọc. Với nụ cười rạng rỡ, Kiên cho biết: ?oLương trung bình hơn 400.000đ/tháng. Em đã dành dụm mua cho mẹ được cái chân giả. Còn bây giờ đang cố gắng để mẹ có cái nhà nương thân?.

    Người khuyết tật thấy có ích cho xã hội
    Anh Khải cho biết: ?o Nhớ lại, ngày mới đi vào hoạt động, các xã viên đã trải qua nhiều công việc như: ép cúc nhựa, đan phên gạch. Những công việc này không phù hợp với những người khuyết tật, đặc biệt là người mù. Từ năm 1990, Hội đã cử người ra Hà Nội học nghề tăm và chổi, rồi truyền nghề cho các xã viên. Phân công những người tiếp thu nhanh hướng dẫn cho người làm chậm, hướng dẫn từng động tác cho từng đối tượng. Buổi đầu thật khó khăn, sản phẩm ít, giá thành cao, phải bán cho họ hàng, người quen?. Nhưng rồi những khuôn cắt tăm, vam chổi... đã được cải tiến. Nếu như năm 1995, HTX chỉ sản xuất được hơn 21 nghìn chiếc chổi, lưong bình quân khoảng 150.000 đ thì đến năm 2001 đã sản xuất được trên 41 nghìn chiếc, lương trung bình 250.000 đ/tháng.

    Qua quá trình sản xuất luôn đổi mới, Hội người mù thị xã Hà Đông đã trở thành nơi để hội người mù các tỉnh bạn đến tham quan và học tập. Với những người cần cù, HTX đã khuyến khích họ đi làm đủ công và trợ cấp 50% bữa ăn trưa. Vào những ngày lễ, tết, đều có phần thưởng cho những người lao động tốt. Hàng năm cho xã viên được đi nghỉ mát. HTX ánh Sáng đã nhận được bằng khen của Chính phủ , tỉnh Hà Tây và Mặt trật Tổ quốc tỉnh. Hiện nay, HTX đang được đề nghị đón nhận Huân chương lao động hạng 3. Anh Khải cho biết, mong muốn lớn nhất của anh hiện nay là làm thế nào mở rộng thêm mặt bằng sản xuất để phát triển sản xuất và nhận thêm xã viên là người tàn tật.

    Lý Hà

Chia sẻ trang này