1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sang Mỹ rồi có dễ về không?.

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi osin, 14/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. osin

    osin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Sang Mỹ rồi có dễ về không?.

    "Tiến Thoái Lưỡng Nan" - vẫn là chuyện "xưa như trái đất" khi mình đứng trước một ngã rẽ - chia đôi!

    ...and here we stand - the silent strangers - afraid to ask which way to go
     Xoá theo yêu cầu của tác giả!

    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 20:59 ngày 05/09/2003
  2. ChopChop

    ChopChop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Không ít người VN khi mới sang Mỹ Quốc sanh sống và lập nghiệp cảm thấy cô đơn muốn về lại quê hương VN. Nó còn ảnh hưởng nhiều hơn đối với những người qua Mỹ Quốc một lần .
    Xứ Mỹ là xứ của cơ hội . Nhưng bạn phái là người chăm chỉ cố gắng . Không ít những người VN thành công ở Mỹ Quốc . Và khi họ đạt được xự thành công, hoà nhập nhiều với xã hội Mỹ , thì tư tưởng quay về Quê Hương bỗng dưng phai nhạt dần .
  3. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,
    Bài viết của bạn rất hay! Nó nói lên đúng sự thật suy nghĩ của bao nhiêu sinh viên du học Việt Nam không chỉ ở Mỹ mà ở nhiều nơi trên thế giới. Học xong, Về hay ở?
    Một phần khác nói lên một trong những tính cách của Việt Nam, coi trọng mặt mũi, hình thức. Điều này không chỉ áp dụng cho giới sinh viên du học mà áp dụng cả cho những người đi định cư. Bạn phải nên nhớ bạn đang ở xứ người! Tất cả mọi người đến đây đều bình đẳng, có nghĩa là bạn phải bắt đầu từ đầu. bạn phải bắt đầu từ con số không. Tôi thiết nghĩ ở đâu cũng vậy thôi. Nếu bạn thuyên chuyển công tác, bạn cũng có thể phải bắt đầu từ nhân viên quèn rồi mới vươn lên chức giám đốc được. Có làm thợ thì mới có ngày làm chủ. Tri thức là tốt nhưng phải là tri thức thực sự. Nước Mỹ không coi trọng bằng cấp, nước Mỹ sử dụng thực tài. Thomas Eddisson, Abraham Lincohn đều không có bằng cấp cao như bạn. Ông chủ của Kinko thậm chí không biết đọc. Bằng cấp chỉ có giá trị khi người sử dụng nó chứng minh được điều đó.
    Hoa Kỳ là vậy, ở đây đúng là có rất nhiều cơ hội để phát triển. Đây đúng là thiên đường nếu nhìn theo một số khía cạnh nhưng bạn nên nhớ rằng bên cạnh "Giấc Mơ Mỹ " ( American Dream) còn có "Ác mộng Mỹ"( American nightmare).
    Đây là một xã hội thực dụng nếu bạn vẫn còn suy nghĩ trên mây như vậy, bạn sẽ bị loại ra khỏi vòng quay của nó. Bạn học cao hiểu rộng mà không hiểu một logic rất đơn giản. Đó là xác định mình là ai, sống ở xã hội nào thì phù hợp. Hãy quay trở về với thực tế, hãy trả lời những câu hỏi logic bình thường đã rồi hẵng học đến những cái cao siêu. Hơn nữa nghành học của bạn là Tiếp thị - Quảng cáo chứ không phải là nghiên cứu khoa học đâu. Tôi tưởng những người làm nghiên cứu khoa học mới có câu hỏi này? Bạn chưa biết "tiếp thị bản thân" bạn rồi! Trong lĩnh vực quảng cáo tiếp thị, tôi chỉ tuyển dụng những người biết "tiếp thị chính bản thân mình". Nếu bạn không biết tiếp thị chính bản thân bạn sao bạn có thể tiếp thị được sản phẩm của tôi. ( chữ "Tôi" ở đây nghĩa là nhà tuyển dụng)
    Tôi nói thât, bạn đừng giận, với kiểu suy nghĩ như bạn sống ở đâu cũng vậy thôi. Sống ở Việt Nam cũng vậy thôi. Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi: " Có bao nhiêu sinh viên Việt nam tốt nghiệp ra trường làm đúng nghành nghề chức năng của mình?" , Bạn đã bao giờ hỏi Bố Mẹ bạn ước mơ của Bố Mẹ khi trẻ là gì và so sánh với thực trạng bây giờ là họ đang làm gì? Có bao nhiêu nhà nghiên cứu khoa học của Việt Nam đang hoạt động được hết sức sáng tạo nghiên cứu của họ? Bạn có thấy người ta vân nói: " Ước mơ tỉ lệ nghịch với sự phát triển của con người" , Khi còn bé cuộc đời là mầu hồng, bạn có thể nghĩ rằng giang tay có thể ôm hết bầu trời, nhưng càng lớn lên ước mơ của bạn sẽ càng nhỏ đi nhưng nó gần với thực tế hơn và dễ thực hiện hơn.
    Tôi thiết nghĩ những câu hỏi này, những người bình thường học ít cũng có thể trả lời được.
    Nếu muốn tồn tại thì phải biết linh động, nhanh nhẹn, là người làm trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo cần phải nắm được hơi thở của cuộc sống, phải ngửi được cơ hội, phải biết nghe ngóng đâu là thời cơ có vậy mới thành công được chứ.
    Vấn đề của bạn là học cao quá cho nên không trở về với căn bản, không suy nghĩ đơn giản được, thích phức tạp hoá vấn đề, => sống không thực tế.
    Giải pháp:
    Nếu bạn trở về với căn bản, suy nghĩ giản đơn hơn, thực tế hơn, sống gần với hiện tại. Xác định mình là ai, môi trường xung quanh như thế nào, đâu là cơ hội, cần phải làm gì để lấy được cơ hội đó? Môi trường cạnh tranh ra sao? Các đối thủ cạnh tranh như thế nào? Làm sao để vượt họ? Tôi thiết nghĩ đây là một trong những bài toán cần phải giải trong lĩnh vực bạn đã học.
    Nếu bạn trả lời được bài toán này, tôi nghĩ bạn sẽ có được cơ hội làm việc, sẽ có visa H-1, sẽ có cơ hội thăng tiến và thành đạt, nếu muốn có thể làm thêm cái quốc tịch Mỹ bên cạnh quốc tịch Việt Nam.
    Còn nếu không trả lời được, nên trở về Việt Nam, đừng tiêu tiền của cha mẹ, gia đình nữa, lấy số tiền đó gửi vào nhân hàng hoặc xây cái khách sạn Mini hotel hoặc cái nhà cho Tây thuê còn hơn.
    Vài lời "thực tế" thẳng thắn kiểu Mỹ nếu bạn nghe không hợp tai, hãy PM cho tôi biết, tôi xoá đi coi như là chưa nói gì.
    Muốn tìm hiểu về nước Mỹ - Xin mời bạn vào đây!
  4. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Tôi đã quay về vì:
    1. Tuổi tác không cho phép làm lại từ đầu. Nếu làm lại từ đầu là dành cho thế hệ F1 (con cái) mà không phải là F0.
    2. Toàn bộ những gì tôi có, đã set up đều ở quê hương, tôi không được phép mang thân nhân theo cùng.
    3. Tôi không có nền văn hoá sở tại, chỉ là cập nhật ngôn ngữ, sử dụng thành thạo, nhưng không thể làm toán như đạo hàm, tích phân hoặc làm Lý, Hoá bằng ngôn ngữ bản xứ, cũng như tôi cũng không thể chit chat với hàng xóm về văn chương, chươg trình giáo dục phổ thông vì tôi có được học đâu?
    4. Những gì tôi có thể đạt ở xứ người thì tôi có thể đạt được ở quê hương mình, điều này phụ thuộc vào bản lãnh và nhận thức. Tuy nhiên, tôi không được hưởng những phúc lợi cộng đồng như ô nhiễm môi trường trầm trọng, an ninh xã hội, an toàn giao thông, bảo hiểm xã hội, lương hưu ... Thôi thì, tự nhủ, cũng có mấy chục triệu cùng chịu với mình cho đỡ stress.
    Túm lại, dễ hay khó đều do bạn nhận thức và sự quyết định của bạn tùy thuộc vào kiểu người của bạn: sống cho bản thân hay sống cho gia đình?
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  5. cutie_beautie_sushie

    cutie_beautie_sushie Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2001
    Bài viết:
    2.122
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của Osin viết mà giật mình, tưởng như có ai đó đang viết về cuộc sống ở Mỹ của bản thân mình. Tớ rất hiểu được những cảm giác của bạn lúc này. Thôi thì như mọi người đã nói ở trên, nên nghĩ đến những gì đơn giản hơn đi thì sẽ thấy cuộc sống dễ chịu. Quả thật khi quyết định sang đây học, bản thân tớ và gia đình cũng có nhiều tham vọng lắm chứ. Hy vọng thật nhiều vào tương lai. Nhưng khi qua đây va chạm với thực tế thì sao?
    Mỹ quốc là một đất nước thực dụng cao độ, ở đó nếu không cố gắng thì rất dễ dàng bị tụt hậu. Chính vì lý do này mà nước Mỹ không thích hợp với những người yếu đuối, chỉ mưu cầu một cuộc sống đơn giản nhàn hạ. Ở đây hầu như ai cũng phải đi làm tất bật. Đồng lương so ra với tiền VN thì to thật đấy, gấp mấy chục ngàn lần. Thế nhưng, tiền nhà, tiền xe, tiền bảo hiểm ...ect....rồi cũng ngốn sạch. Ở những tiểu bang khác thì tớ không biết, nhưng ở Cali này vật giá đắt đỏ, có ai save lại được nhiều sau khi nhận check tiền lương? Chưa kể là sống ở Mỹ này dễ dàng bị stress rồi dẫn đến trầm cảm. Chả trách sao trên TV hàng ngày vẫn quảng cáo những loại thuốc giúp lấy lại thăng bằng :-)
    Nói đến đời sống của du học sinh tại mỹ. Như Osin nói, du học sinh đi làm là illegal nên chỉ làm được những việc lặt vặt. Ai may mắn thì tìm được việc làm, không may mắn thì chỉ đi học rồi về nhà gặm nhấm nỗi lo âu và xót tiền của cha mẹ (đây là tớ nói đến những người đi học vì mục đích học thật sự nha, còn số khác tớ không đề câp tới) Ở nhà mãi rồi thì trở nên bị động với cuộc sống, suy nghĩ bi quan hơn, đánh mất niềm tin.
    Riêng bản thân tớ thì tớ tự nhận thấy mình không thích hợp sống bên này. Lúc trước tớ cũng luôn bị giằng xé bởi câu hỏi "Về hay ở?" và rồi cũng mất tinh thần ghê gớm. Nhưng gnhĩ đi nghĩ lại, nói chuyện với Bố Mẹ rồi thì tớ quyết định về (dù biết có làm cho Bố Mẹ thất vọng tẹo). Ở Mỹ này làm cật lực thì sao, chỉ với mục đích phục vụ cho nhu cầu sống. Thế thì tại sao không về VN? Vn bây giờ cũng tiến bộ nhiều. Ở những thành phố lớn như HCMC, HN thì cũng hiện đại nói chung chả thua kém gì. Vấn đề chỉ là khí hậu thôi. Môi trường ô nhiễm, nhưng tớ nghĩ đây cũng chỉ là vấn đề nhỏ thôi. Bây giờ tớ thấy cuộc sống thành công tức là sống mà cảm thấy thoải mái, yên bình bên cạnh những người mình thương yêu, có thể làm được những gì mình muốn, có thời gian thư giãn. Cuộc sống ở Mỹ chắc chắc không đem lại được cho tớ những thứ đó rồi. Ở Mỹ sống phải không ngừng phấn đấu cho tới tuổi nghỉ hưu.
    Ở bên đây, lắm khi torng công việc hay trong gia đình, bạn bè cũng có người bảo tớ học rồi thì tìm cách ở lại luôn đi, chứ về làm gì. Những gnười họ quí mình thì giới thiệu kỹ sư, bác sĩ cho quen để hy vọng tạo cơ hội cho tớ ở lại. Những lúc đó thật chỉ biết cười mỉn thôi chứ chẳng biết làm gì.
    Một khi đã nhận ra được cuộc sống ở Mỹ không phù hợp với mình rồi thì về là tốt hơn cả. Đừng cố gắng gượng ép bản thân quá chỉ tạo thêm sức ép cho tâm lý thôi mà có khi lại chẳng đi đến đâu cả.
    Một lý do khác mà tớ quyết định trở về là sống ở nơi này tớ đã đánh mất một phần bản thân dẫn đến đánh mất tình yêu mà mình cất công nuôi dưỡng bao năm trời :-) Bây giờ nói tới thì tặc lưỡi bảo, âu đó cũng là số phận :-)
    VÀi suy nghĩ cá nhân, mong Osin sớm định hướng được cho mình. Cứ nghĩ là ở đâu mình sống hạnh phúc tức là ở đó có thành công :-)

    <EM>[green]

    Cứ ngỡ rằng tất cả đã qua mau
    Để khỏi nhớ khỏi thương về quá khứ
    Nhưng vẫn đấy những mảnh đời xưa cũ
    Xoá không nhoà dấu vết một thời yêu</FONT></EM>

    Được cutie_beautie_sushie sửa chữa / chuyển vào 02:51 ngày 15/08/2003
  6. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hị..hị..., dễ về chứ sao kô! Mua cái ticket là xong ngay thui mà.
    Đùa tí cho bạn đỡ stress. Còn những ý cần nói thì có lẽ mọi người đã nói hết rồi. Quan trọng cuối cùng vẫn là, bạn phải biết bạn muốn cái gì. Và khi đã xác định được rồi thì phải đeo đuổi mục đích đó đến cùng, nếu cần dù phải trả bằng bất gì giá nào cũng phải theo.
    Chúc bạn sớm có quyết định đúng đắn!
    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
  7. ChopChop

    ChopChop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Tôi ủng hộ tất cả các bạn khi đã học thành tài ở nước ngoài về Quê Hương VN để xây dựng đất nước .
  8. i_love_ha_noi

    i_love_ha_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Osin. Mình rất thông cảm với những băn khoăn của bạn bây giờ. Mặc dù mình không ở US như bạn. Mình thật sự cũng không thể nói là bạn nên về VN hay là lăn lóc ở US, vì mỗi người có một hoàn cảnh, một cách sống khác nhau. Đối với mình thì ở đâu cũng vậy, được cái này thì mất cái kia. Mình may mắn hơn bạn là gia đình mình không phải nuôi mình và công việc của mình cũng tạm được, nhưng cuộc sống tinh thần thì không được như ở vn. Ở VN thì có gia đình, bạn bè, nhưng về VN bây giờ thì chắc mình chưa về được vì tìm một việc tốt ở vn cũng khó. Dầu sao thì cũng chúc bạn may mắn và có được một quyết định đúng cho bạn.
  9. myleuleu

    myleuleu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2003
    Bài viết:
    858
    Đã được thích:
    0
    Việc du học xong trở về nước là một suy nghĩ rất đáng khen của các lưu học sinh VN. Một số người bạn của tôi đi du học đều tâm sự là họ muốn trở về nước khi học xong
    Đời là bể khổ
  10. Ga`_CoN

    Ga`_CoN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    4.059
    Đã được thích:
    0
    hic hic, đọc bài của mọi người có vẻ bức xúc nhỉ hic hic. RIêng Gà con, Gà con hiện mới đi học thôi, nhưng cũng ko tránh được những câu hỏi Bạn định sau khi học thì về hay ở lại. Hiện tại thì Gà con chỉ muốn về thôi, những biết đâu...... Thật ra chúng ta fải hy sinh để xa quê hương là vì tươg lai, ai mà chẳng biết thế nhỉ. Du học là cả 1 cơ hội để chúng ta học hỏi những điều mà chúng ta kô học được ở quê hương mà. Khi nào học xong, có thể đi kiểm việc làm, có thể làm 1 cái gì đó xứng đáng với những công sức mình bỏ ra. Bản thân Gà con sẽ về chứ, quê hương có gia đình và bạn bè mà. Sao có thể bỏ họ mà ở lại được. Và theo những tài liệu mà Gà con đã đọc, hầu hết dân du học đều về cả
    Tình bạn tươi thắm như hoa. Tình bạn là một bài ca yêu đời. Friendship means 4ever

Chia sẻ trang này