1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SÁNG TẠO LẠI BẢN THÂN !

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi d2d_8, 30/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. srilanka

    srilanka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2003
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Hic, 5'' để nghĩ và 2'' để viết. Bạn giỏi thật đấy! Mình thì thường nghĩ có thể nhanh nhưng viết...
    Đành rằng phải xác định mục tiêu trước khi thực hiện công việc, động cơ, kỳ hạn, các hoạt động cần phải thực hiện, đưa ra các phương án... có thể bạn vạch ra nhanh thôi, nhưng để thực hiện lại là một chuyện khác. Mỗi ngày bạn mất chưa tới 10'' để đề ra kế hoạch. Nhưng mỗi ngày trừ thời gian ăn uống, nghỉ ngơi lấy lại năng lượng bị mất để có thể tiếp tục SỐNG, bạn còn khoảng 14-15 tiếng làm việc (là nhiều chứ mình chẳng dành nhiều thời gian được đến thế), như vậy bạn mất gần 1% thời gian. Tiếp đó, trước khi hành động, bạn cần nhớ lại xem nó có nằm trong kế hoạch hành động của bạn không, mất khoảng 2% nữa. Có một số hành động phát sinh ngoài dự kiến, bạn sẽ mất thời gian nghĩ xem nó có phục vụ cho mục đích của mình ko, mất thêm 1% thời gian nữa. Có những rủi ro xảy ra khiến bạn ko thực hiện được kế hoạch của mình? Ko sao, điều này đã nằm trong kế hoạch của bạn, bạn đã chuẩn bị phương án để vượt qua, nhưng bạn sẽ mất 2% nữa để nhớ lại các phương án và lựa chọn phương án thích hợp. Không nhưng thế bạn còn "xem lại chúng ít nhất 2 lần mỗi ngày" - mất thêm 2% thời gian nữa. Sau khi kết thúc, hoàn thành công việc, bạn sẽ tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm, chuẩn bị kế hoạch sắp tới - 1% thời gian. Thêm 1% thời gian cho bạn băn khoăn không biết nên chọn mục tiêu gì, nghĩ xem mình nên ưu tiên vấn đề gì, ưu tiên lựa chọn gì (cái này cũng mất thời gian lắm ).
    Như vậy bạn mất khoảng 1/10 thời gian của mình để "Đề ra mục tiêu..." (đấy là với những người nhanh nhẹn như bạn, chứ còn lề mề, chậm chạp như mình thì....).
    Thời gian đó thà mình đọc báo, xem ti vi... vừa nâng cao vốn hiêể biết XH, cập nhật thông tin, mà ý tưởng, "những hoạt động sáng tạo" thường hay nảy sinh lúc đó!
    Tất nhiên cũng phaả có kế hoạch, nhưng ko nên quá chi tiết như vậy, kế hoạch của mình thường đơn giản, VD: trong thời gian năm cuối DH sẽ tập trung học ba tháng, thời gian còn lại, một tuần một lần đến cơ sở thực tập, ban ngày đi làm lấy kinh nghiệm để khi ra trường có 1 năm kinh nghiệm , tối về nghiên cứu tài liệu làm luận văn... Vậy thôi,không mất đến mấy phút một ngày đâu!!!
  2. d2d_8

    d2d_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    oi nhung cai dau bao thu...
    toi tin ban chua tung lap ke hoach cho minh , ban moi chi hinh dung den no va da bi nhung gi thuoc ve tu loi mon niu keo lai va bien ho cho viec ban khong muon lam , khong tin la minh co the lam tot no...Ban nghi rang sang tao co the den voi bat cu nguoi nao u? ban nham roi do, tren con duong sang tao khong co vet chan cua nguoi luoi suy nghi.
    nhung so lieu ban dua ra ''''co ve'''' la rat thuyet phuc<1 dang tung hoa mu, he he> nhung do la cua ban ma thoi!!! dau phai cai dau nao cung giong ban chu. Va theo nhu ban noi lan nao chung ta mat nhieu thoi gian cho viec lap ke hoach nhu the thi co le trong cuoc song khong ton tai tu ''''KI NANG'''' ''''TAY NGHE'''' ''''KI XAO''''? va khi lam toan nguoi ta chang phai ton cong nghi ra nhung cach tinh nhanh, tinh nham...cu mang theo to giay cai but la ok!
    Lam 1,2 lam chua quen nhung lam den lan thu 9,10 thi da thanh ki xao, ban co khi chi can luot trong dau nhung ke hoach cua minh, ghi chep ra rat nhanh nhung gi la quan trong nhat...voi nhung nguoi khong phai la dau oc thien bam, nhu chung ta thi an nhau la o cho do day.
    Noi tum lai la, viec lap ke hoach cung nhu viec ca lop ban nhau di du lich ay, phai biet minh di dau ,di nhu the nao...chu.Neu khong chang nhe cu di tu tung, thay cho nao hay hay thi dung con khong thi di mai a?
  3. srilanka

    srilanka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2003
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Hix, thực ra Sri mấy hôm nay hơi ?obức xúc? nên mới? Sorry cả nhà và đặc biệt là bác d2d_8 nhé!
    Nhiều khi Sri cũng muốn sáng tạo lại bản thân lắm, cũng muốn mình thoát khỏi sự trì trệ. Sự trì trệ này ko hẳn hoàn toàn mang ?onghĩa đen? đâu. Trong công việc, trong cuộc sống, Sri vẫn hay được mọi người bảo là ?onhanh trí? & ?osáng tạo? đấy chứ (tự khen bản thân một tẹo). Nhưng đâu phải cứ nói là được đâu, cứ vạch ra ?omột kế hoạch? hoàn hảo là được đâu!
    Trước mỗi công việc, mỗi nhiệm vụ?, Sri vẫn thường hình dung trước một chút xem là công việc đó nên tiến hành như thế nào, nên làm như thế nào. Đấy có phải là việc lên kế hoạch như d2d_8 nói ko vậy?
    Tuy nhiên, Sri cũng nói rất thật (tuy hơi cường điệu một chút về thời gian). Trong quá trình tiến hành công việc, sự ?osáng tạo?, những phương pháp mới, sự ?ocải tiến? mang tính cá nhân? xuất hiện rất nhiều. Nhiều khi những kế hoạch lập ra? cũng vứt đi hết, chẳng dùng được gì. Còn nếu việc lên kế hoạch theo kiểu kỹ năng? hoá ra bạn lại quay trở về? ?osức ỳ? của chính bạn ah? Hi hi?Đùa vậy thôi. Dù sao cũng chúc d2d_8 sớm thấy phương pháp ?osáng tạo lại bản thân? để chia sẻ với Sri nhé!
  4. d2d_8

    d2d_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    He! chào anh em....lâu quá rồi mới vào thăm ngôi nhà tinh thần này, thấy mọi người vô thăm nhiều ghê nhưng lại không chia sẻ cùng anh em, thấy cũng hơi buồn...Người anh em Sri cũng làm tui đây xúc động lắm, có tinh thần lắm!! Mong anh em cùng tui góp sức vì quả thực tui cung có bận, không ONLINE thường xuyên được...lại còn nhiều lần hì hụi được 1 bài muốn chia sẻ cho anh em thì máy...đơ, cú không chịu được! Nhưng mỗi lần đọc bài của anh em thấy vui và muốn muốn thật nhiều là mỗi chúng ta hãy dám chia sẻ những vấn đề của mình và mọi người sẽ cùng nhau giải quyết . Nói lý thuyết dù hay đến đâu nhưng khi áp dụng vào thực tế, với mỗi người lại là 1 điều hoàn toàn khác! CÁC ANH EM ĐỒNG Ý KHÔNG Ạ? XIN MỘT NỤ CƯỜI NÀO!!!!!
  5. 4voimamut4

    4voimamut4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Tặng nguyên một nụ cười được chưa? Cũng khá lâu rồi tôi mới có thời gian vào mạng và thấy chủ đề này vắng người tham gia quá ta. Nếu mà ít người phải sáng tạo lại thì cũng mừng nhưng không biết điều đó có là hiện thực hay không?
    Bởi vì nhiều khi ta cứ cho rằng mọi cái đang trong tầm kiểm soát nhưng sự thật thì không phải là như thế.
    Hôm qua tôi có nghe được một bài của một tác giả về triết học, ông có nói về chủ đề này của chúng ta nhưng ông nói một câu về từ đồng nghĩa là: Hãy làm ông chủ của chính mình!
    Nghe thì có vẻ khác nhưng thật ra thì là một, bởi vì hai cái cùng mục đích và ý nghĩa. Khi mà chúng ta có suy nghĩ về một trong hai chủ đề trên thì tự nhiên chúng ta sẽ tìm cách làm và một điều thật vui là cách làm thật sự giống nhau và khi đạt được mục tiêu thì hóa ra là một. Nghĩa là làm chủ cuộc sống và làm cho cuộc sống của chính mình có ý nghĩa hơn (tối đa hóa thế mạnh của chính mình).
    Tôi thấy ở trên các bạn đã tìm lại được chính mình vậy thì lúc này chỉ cần phát triển nữa thôi có đúng như vậy không?
    Nếu không thì chúng ta cần phải anh dũng tìm lại từ những cảm xúc thật nhất của bản thẩn để phát hiện ra thế mạnh thật của bạn ( không đơn giản). . Để hôm khác mình sẽ viết tiếp vì hôm nay mình phải đi rồi. Hẹn gặp lại nhé!!!
    --------------------------------------------------------------------------------------------------
    KHÔNG SỢ, KHÔNG TIN VÀ KHÔNG VAN XIN....
  6. Babymonkey

    Babymonkey Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    Không biết đã ai đọc quyển "Seven habits of effective men" chưa nhỉ? Babymonkey cũng không nhớ rõ là của tác giả nào. Nhưng một người bạn học lớp PPLST về đã tặng cho BM quyển đó và đọc xong, đúng là thấy một cách sáng tạo lại bản thân rất hay.
    BM nhớ trong đó có nói một đoạn đại khái là " Hãy làm đạo diễn của chính cuộc đời mình, những người bạn, người thầy giáo, cha mẹ, hay là những người xung quanh khác đều không thể là tác động làm thay đổi cuộc đời mình"
    Trong đó còn nói, muốn sáng tạo lại bản thân, trước hết bạn phải biết cách đạp lên trên dư luận, sống theo khuôn phép của chính mình chứ không phải là khuôn phép của bất cứ XH nào đề ra cả.
    Ê, mà nói như vậy không có nghĩa là BM bảo mọi người ở đây sáng tạo ra bản thân bằng cách nổi loạn đâu nhé. Kể ra, thực hiện được những điều trong SEVEN HABITS cũng không phải là dễ lắm đâu mặc dù xem qua thì có vẻ đơn giản.
  7. d2d_8

    d2d_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Hay quá...chính tôi cũng chưa từng đọc cuốn sách đó...và cũng rất tò mò muốn biết những điều bổ ích trong đó. BM có thể chia sẻ cùng mọi người vào một lần gần nhất được không?Và nói xem bạn đã áp dụng nó được như thế nào nhé.
  8. comchammuoilac

    comchammuoilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    đợi mãi chẳng thấy bạn BM post bài...mình cũng muốn biết quá hà...
    mọi người đã bao giờ tự hỏi một ngày của mình được tính như thế nào chưa?
    chúng ta thường coi bình minh là khởi đầu một ngày mới,rồi đến trưa, chiều, tối và đêm. khi thực hiện kế hoạch , nhiều lúc vì ham chơi , không muốn làm bài tập ta thường bao biện "đêm nay sẽ thức suốt đêm để làm" trong khi bạn đi chơi về thì đồng hồ đã điểm 11h đêm. bạn nghĩ răng mình thức đến 7h sáng hôm sau thì coi là thức suốt đêm? bạn nhầm rồi! Bài của bạn đã được làm vào sáng ngày hôm sau! và kế hoạch ngày hôm đó tưởng như hoàn thành của bạn hoá ra lại không phải.
    bạn có thấy tiếc không, vậy là một ngày mới của bạn đã bị sử dụng để làm một việc cũ.
    tôi thường nói " hôm qua em thức suốt đêm để học" và đúng như vậy khi tôi thức đến 12h đêm!
    vậy đấy, chúng ta bắt đầu một ngày mới của mình bằng việc NGỦ!
  9. hoctro_vn

    hoctro_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Cái mục này mình thấy rất hay đó, đúng là bản thân mình cần phải sáng tạo lại hihi,
    Mình có đọc được câu này khá hay trong 1 quyển sách howto của linux, đại khái là :
    Noone can ride a bike if just reading howto do it !
  10. Babymonkey

    Babymonkey Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    Hì, rất sorry vì thời gian vừa rồi mình bận quá. Mấy lần định lên post bài mà rồi cứ tung tẩy lại quên béng đi mất!
    Cái seven habits đó, các bạn có thể tìm trong trang web www.hanoicorner.com
    Cho phép mình được copy một phần của seven habits sang bên này nhé
    **************
    Hãy tưởng tượng mắt bạn nhìn không rõ lắm và bạn đến khám bác sĩ nhãn khoa. Sau khi nghe bạn kể lại triệu chứng ông bác sĩ tháo cặp kính ông ta đang đeo và đưa cho bạn: ?oCậu đeo cặp kính này đi, tốt lắm đấy, tôi đã đeo 10 năm và tôi nhìn rẩt rõ khi đeo kính này. Tôi còn một cặp nữa ở nhà, cậu cứ giữ lấy mà dùng?
    Bạn đeo cặp kính lên và kêu lên ?oỐi trời, tôi chả nhìn thấy gì nữa?. Và ông bác sĩ tốt bụng: ?oLàm gì có chuyện đó, tôi đeo nhìn rõ lắm mà, cố lên chút nữa đi?. ?oTôi đang cố gắng đây, nhưng mọi vật đều mờ, chả thấy gì cả?. ?oNào, cố lên chút nữa nào, cậu phải biết suy nghĩ tích cực, phải lạc quan chứ?. ?oVâng, tôi lúc nào mà chả lạc quan, nhưng tôi có nhìn thấy gì đâu, từ lúc đeo kính của bác sĩ?. ?oNày anh bạn trẻ, anh thật là quá đáng, tôi giúp anh thế mà anh nỡ đối xử với tôi thế à?? ??.
    Bạn nghĩ thế nào về hoạt cảnh này? Lần sau bạn có còn quay lại khám ông bác sĩ này nữa không? Rõ ràng là không. Bác sĩ thì phải khám trước khi kê đơn và nếu bác sĩ không khám mà cứ kê đơn bừa thì không thể tin được.
    Thế nhưng bạn hãy nhìn lại chính mình. Tưởng tượng khi bạn nói chuyện với một người khác, bạn là ông bác sĩ nhãn khoa còn người kia là bệnh nhân. Bạn có ?okhám? trước khi ?okê đơn? không? Hay là bạn toàn kê đơn bừa mà không cần khám. Đơn thuốc mà bạn kê cho mọi người là gì? Chính là những kinh nghiệm của bạn, hiểu biết của bạn, paradigm của bạn. Mọi người cũng giống như bạn thôi. Chúng ta đều có xu hướng thích bắt người khác đeo kính của mình, nhập khẩu giải pháp của mình mà không cần nghĩ đến là liệu kính đeo vào người ta nhìn có sáng hơn không? Giải pháp áp dụng có hợp không? Làm như vậy cho dù chúng ta có thiện ý, liệu chúng ta có giúp được người khác không?
    Vì thế Steven Covey khuyên mọi người nên ?oSeek First to Understand, Then to Be Understood?, tức là trong quá trình giao tiếp với người khác thì trước hết phải lắng nghe và hiểu người khác, trước khi bắt người ta tìm hiểu về mình. Đây là Quy luật căn bản của giao tiếp trao đổi thông tin (interpersonal communication) giữa con người với nhau. Quy luật này được đúc kết dựa trên cơ sở bản chất tâm lý, xã hội và tình cảm của con người. Hãy cùng xem Covey phân tích sâu về Quy luật này.
    Mối quan hệ giữa Cá tính và Giao tiếp
    Loài người có 4 kênh Giao tiếp để trao đổi thông tin là nghe, nói, đọc viết. Ai học ngoại ngữ cũng đều phải luyện cả 4 kỹ năng này. Khả năng sử dụng thành thục 4 kỹ năng này là cực kỳ quan trọng trong cuộc đời mỗi người, nhất là đối với những người lao động trí óc. Nhưng bạn hãy thử nghĩ xem, bạn đã trải qua bao nhiêu năm tập đọc, viết và nói. Thế còn kỹ năng lắng nghe? Bạn đã qua khóa học nào dạy lắng nghe bao giờ chưa?
    Đại đa số chúng ta chưa qua đào tạo về Nghe. Thậm chí lần đầu tiên nghe thấy khái niệm này. Một số người đã đọc qua loại sách ?opersonality ethic? kiểu như Đắc Nhân Tâm, họ được dạy một tá thủ đoạn giả vờ lắng nghe, nào là gật gật đầu, nhắc lại vài từ cuối trong câu mà người đối diện vừa nói, thỉnh thoảng mỉm cười để lấy lòng .
    Thế nhưng, hãy nghĩ một cách thật logic xem. Nếu bạn muốn sống và làm việc với vợ con, đồng nghiệp, bạn bè, thì liệu mấy cái thủ đoạn kia có đủ không? Rõ ràng bạn không thể bằng cách giả vờ lắng nghe để mà hiểu được người khác. Và nếu mà người khác cảm nhận được bạn dùng thủ đoạn, họ sẽ băn khoăn về con người bạn, về động cơ của bạn. Họ sẽ cảm thấy không an toàn khi giao tiếp với bạn.
    Bản năng của con người khi cảm thấy không an toàn thì họ sẽ lập tức co lại để tự vệ. Họ sợ vì họ không biết điều gì sẽ xảy ra nếu họ bộc lộ ý kiến, cảm giác và suy nghĩ của họ. Và khi họ đã không cởi mở để nói cho bạn điều họ thực sự nghĩ, bạn không bao giờ có thể thực sự Giao tiếp được với họ. Nói gì đến hợp tác với họ và gây ảnh hưởng nữa.
    Trong quan hệ giữa hai người cũng có nguyên tắc có đi có lại. Khi người ta nhận thấy bạn thực sự lắng nghe, tức là bạn chịu ảnh hưởng bởi cá tính, suy nghĩ độc nhất vô nhị của người ta, người ta sẽ bắt đầu chấp nhận lắng nghe bạn và chịu sự ảnh hưởng của bạn.
    Hãy vứt ngay quyển Đắc nhân tâm vào sọt rác, và nhớ rằng thành công trong giao tiếp bắt nguồn sâu xa từ trong cá tính, từ bản chất con người bạn chứ không phải từ những thủ đoạn bề mặt.
    Cách lắng nghe
    Lắng nghe để hiểu người khác trước khi bắt người khác nghe mình. Đơn giản đúng không? Thế nhưng đây lại là một Paradigm shift cực lớn.
    ự thật là hầu hết con người đều được thiết định theo chế độ là thích được nói trước. Vì thế mà khi nghe người khác nói người ta thường có xu hướng là ?onghe để đấy? thôi, tức là để cho từ ngữ người kia nói nó trôi qua, trong thời gian ấy thì chuẩn bị nghĩ ra cái gì đó hay hay để nói lại. Những người như thế này thì họ chỉ có 2 hoạt động khi họ nói chuyện: Nói và Chuẩn bị nói (tức là giả vờ nghe). Nói chuyện với những người này thì chán ngắt, bạn có được giao tiếp gì đâu, bạn chỉ ngồi nghe họ nói những gì họ thích nói.
    Có ông bố bị tê liệt hẳn cả kênh Giao tiếp với con chỉ vì ông bố suốt ngày nói về mình, ông ta luôn tưởng rằng ông ta đã từng trải qua hết mọi thứ thì có gì khó hiểu đâu cái thằng nhóc con mới có mười mấy tuổi, vì thế cần quái gì phải lắng nghe. Ông bố cứ tưởng rằng cách có hiệu quả hơn là ra rả cả ngày cứ nói về những gì mình cho là đúng, nói mãi thì sẽ ngấm. Ông ta thật ngốc, chả khác nào muốn rót nước vào bình mà lại đậy nắp thì rót vào làm sao? Xong rồi lại chửi thằng nhóc con là nước đổ đầu vịt, nói cả 10 năm mà vẫn không ngấm. Đó là một thất bại điển hình của việc không biết lắng nghe. Hãy đi tìm nguyên nhân của thất bại này.
    Hãy nghe giải thích của Covey: Con người đều có bản năng sinh tồn. Giả sử bạn đang ngồi đọc những dòng này trong một phòng kín và tự nhiên người ta rút hết không khí trong phòng ra, bạn sẽ không thèm nghĩ đến máy tính, đến forum này nọ nữa, bạn chỉ nghĩ mỗi một việc là làm sao để có không khí mà thở thôi. Đó là nói về bản năng sinh tồn về vật lý. Từ phương diện tâm lý học, con người có bản năng muốn được người khác thấu hiểu, thừa nhận và yêu thích. Nhu cầu này giống như oxy, không có nó thì người ta cảm thấy ngột ngạt, khó chịu, không thể nghĩ đến cái gì khác ngoài việc có được nó. Covey gọi đó là ?oOxy Tâm lý? vậy. Khi bạn biết lắng nghe và thấu hiểu người khác, bạn tiếp Oxy Tâm lý cho họ, và khi họ thấy dễ thở rồi thì mới có thể bàn đến công việc, đến giải pháp, đến thỏa thuận này nọ được. Ông bố trong câu chuyện ở trên thất bại vì ông không tiếp Oxy Tâm lý cho đứa con, vì thế nó sẽ không bao giờ mở lòng ra để thổ lộ, tâm sự và nghe theo lời khuyên (cho dù là lời khuyên chí lý) của ông bố.
    Thực ra không phải loài người toàn người điếc cả đâu. Mỗi người Nghe ở một cấp độ khác nhau. Có người thì ầm ầm, ừ ừ giả vờ nghe rồi chờ thời cơ bắt đầu mở máy. Có người nghe kiểu chọn lọc, tức là câu nào không thích thì điếc, chỉ nghe thấy những câu mình thích nghe thôi. Có người còn cao thủ hơn, áp dụng Đắc nhân tâm, điếc mà nhìn vào vẫn có người bị lừa là không điếc . Thế nhưng chỉ có một số ít người thực sự biết lắng nghe, cái khả năng mà họ có được Covey gọi là Empathic Listening, lắng nghe để thấu hiểu, với mục đích, với mong muốn thực sự hiểu người khác. Empathic listening giống như chui vào trong đầu người khác và nhìn ra xuyên qua cả cái paradigm của người đó, để nhìn thấy điều mà người đó nhìn thấy cũng như cái thấu kính mà qua đó người ta nhìn thấy thế giới. Empathic listening không chỉ là hiểu những từ ngữ người ta nói mà là hiểu tổng thể vấn đề, là lắng nghe bằng cả tai, mắt, mũi và trái tim. Empathic listening là biện pháp tuyệt vời để tăng số dư trong Tài khoản tình cảm.
    Lắng nghe trước khi nói không dễ dàng, vì bạn phải chống lại bản năng của mình là luôn thích được nói trước và vượt qua sức ỳ của mình bởi vì sự lười biếng, thích bắt người khác đeo kính của mình. Để vượt qua chính mình đòi hỏi sức mạnh từ bên trong và lòng dũng cảm. Lắng nghe cũng nguy hiểm nữa vì khi bạn lắng nghe bạn đã mở lòng mình và người khác có cơ hội tác động đến trung tâm điều khiển của bạn. Nghịch lý thế đấy, khi bạn muốn gây ảnh hưởng đến người khác bạn phải chấp nhận mở cửa, để tiếp nhận ảnh hưởng của họ trước. Nếu bạn ích kỷ, chỉ thích áp đặt người khác một chiều, rốt cuộc sẽ là thất bại. Covey khuyên người ta phải vững từ bên trong cá tính (qua luyện tập Habit 1, 2 và 3) thì có thể yên tâm rằng mở lòng ra giao tiếp với mọi người chỉ làm mình tốt đẹp hơn mà thôi. Có vô số điều tốt đẹp ở mọi người mà ta luôn có thể học hỏi được với điều kiện ta phải biết phân biệt đúng, sai để không nhiễm điều xấu.
    Bắt đầu như thế nào?
    Có thể bạn đã hiểu các khái niệm của Covey. Bạn có thể thử áp dụng phương pháp này , bắt đầu từ những hội thoại đơn giản với bạn bè. Khi nói chuyện, đừng bắt đầu bằng việc nói những điều mình nghĩ. Hãy cố gắng suy luận để xác định xem họ nghĩ gì? lo lắng về điều gì? cần gì? muốn gì? và nói với họ về những điều bạn suy luận được. Nói về họ, đừng nói về bạn. Lắng nghe bằng cả tai, mắt, mũi và trái tim.
    Trên bàn thương lượng hợp đồng bạn có thể bắt đầu bằng cách xin phép được nêu lên những điều có thể là những băn khoăn, lo lắng của bên đối tác. Bạn càng nói được trúng những băn khoăn, lo lắng đó bao nhiêu, bên kia họ sẽ cảm thấy an toàn và cởi mở hơn bấy nhiêu. Có trường hợp chỉ trong vài giờ đồng hồ họp một giám đốc giỏi có thể làm xoay chuyển tình thế từ thù địch thành bạn bè, từ những đối tác nghi ngờ lẫn nhau thành những đối tác ruột. Hãy thử và nghiệm ra bài học cho chính mình.
    Trẻ thơ là một đối tượng rất hay để bạn chiêm nghiệm quy luật của Covey. Hãy thử và so sánh khi bạn biết thực sự lắng nghe, khi bạn nói được trúng điều mà đứa trẻ nghĩ hiệu quả ?olàm thân? sẽ cao đến thế nào. Bạn sẽ thấy những thách thức nho nhỏ, có khi đoán 10 lần không biết bé con nhà mình tại sao nó lại thích cắt tóc ngắn, khi hiểu ra thì đó lại là một kinh nghiệm thú vị cho bạn.
    Rồi bạn sẽ không mất nhiều thời gian để nhận ra Lắng nghe thực sự là một hoạt động rất thú vị (thực ra nó gồm cả quan sát, ngửi và cảm nhận bằng trái tim nữa), nhất là khi bạn là người ham hiểu biết. Khi bạn ham tìm hiểu hơn, bạn sẽ tìm thấy ở xung quanh mình biết bao nhiêu điều thú vị, ở trong những con người rất bình dị mà mọi ngày có khi mình lãng quên. Khi bạn tạm biết quên mình đi thì bạn sẽ nhận thấy rằng những điều mình hiểu được từ người khác thú vị hơn nhiều và quan trọng hơn điều người khác hiểu từ những đoạn độc thoại của bạn. Lắng nghe phải kết hợp được với kỹ năng nói, vì bạn cần phải diễn đạt được những gì bạn thấy, để người ta biết bạn lắng nghe và thấu hiểu.
    Thế còn Nói?
    Trong quy tắc của Covey có hai vế ?o Seek first to understand, then to be understood?. Trên đây chúng ta đã cover vế thứ nhất, vậy còn về thứ hai? Khi nào thì bạn Nói? Nên trình bày ý kiến của mình như thế nào.
    Covey đưa ra trình tự theo 3 từ tiếng Hy lạp là ethos => pathos => logos
    Ethos là lòng tin của người khác vào bạn, vào đạo đức và năng lực của bạn. Pathos là cảm giác của người khác rằng họ có được sự đồng cảm với bạn, rằng kênh giao tiếp thông tin và cảm xúc giữa bạn và họ đã thông luồng. Logos là logic của bạn, là ý tưởng, ý đồ sáng tạo của bạn.
    Ba bước này phải đi theo đúng trật tự như trên. Khi bạn làm thuyết trình, cần phải làm theo đúng trình tự này. Có người đi thẳng vào logos, vì họ nghĩ ý tưởng của họ cực thông minh, ai cũng phải nghe theo mà quên mất rằng nếu không tạo được ethos và pathos thì logos có trình bày ra cũng vô dụng.
    Bạn có thể là một tài năng với những sáng tạo siêu phàm. Bạn có thể là một người cực tốt bụng, tốt đến mức những ông thánh có sống lại cũng phải khen bạn. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người sẽ tự nhiên phải khâm phục và nghe theo bạn. Phẩm chất bạn có là của riêng bạn mà thôi. Để gây ảnh hưởng được đến người khác, để có thể hợp tác với nhiều người khác trong một tập thể vì mục đích chung, có thể chỉ là xây dựng một gia đình nhỏ thật hạnh phúc, bạn phải học cách giao tiếp với người khác. ?oSeek first to understand, then to be understood? chính là quy tắc để bắt đầu việc đó. Khi con người cởi mở với nhau và hiểu nhau sâu sắc, họ sẽ tìm thấy cái mà Covey gọi là ?othird alternative?, phương án thông minh và theo thuật toán của Covey thì 1+1 = 3 hoặc nhiều hơn nữa. Bởi vì khi hai cá nhân thực sự hợp tác với nhau thì những gì họ tạo ra sẽ nhiều hơn tổng cộng của những gì mỗi người có thể một mình sáng tạo ra được.

Chia sẻ trang này