1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sáng tạo từ Hoá Học

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi tucurie, 09/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Sáng tạo từ Hoá Học

    Như đã biết,Hoá học không chỉ là một đống những lý thuyết khô khan!Hoá Học còn rất thú vị và kì diệu!Hãy sáng tạo những sản phẩm ứng dụng những kiến thức Hoá học một cách thông minh!Bạn sẽ thu được kết quả...hơn cả mong đợi!


    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!

    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 09/11/2002 ngày 17:57
  2. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Đây là sản phẩm đầu tiên!
    -----------------------------------
    Bạn đang yêu?Hay đang thinh thích một cô bạn nào đó?Bạn muốn thể hiện mình với cô ấy?....Dễ thôi!Hãy làm theo cách dưới đây!
    Tôi dám cá 10 ăn 1 rằng cô ấy sẽ đổ như...chuối!
    ----------------------------------
    Chuẩn bị:
    -Cốc hoặc chậu thuỷ tinh có dung tích đủ lớn.
    -Dung dịch điện phân CuSO4:500ml H2O hoà tan 100g. CuSO4,tinh thể,thêm vào đó 10ml dung dịch H2SO4.
    -Một miếng sáp hoặc parafin(nến).
    -Dây đồng nhỏ đánh sạch.
    -Bột than chì(lấy từ ruột bút chì nghiền nhỉ chẳng hạn).
    Thực hiện:
    -Mài nhẵn bề mặt miếng parafin,cắt thành hình trái tim tuỳ kích cỡ.Vạch chữ và hoa văn lên bề mặt thành rãnh nhỏ(vạch chữ ngược đấy nhé!).Áp và mép dòng chữ và hoa văn dây đồng nhỏ.
    -Nối các sợi dây đồng với nhau và nối với cực âm của nguồn điện.Phủ lên bề mặt trái tim và cả trong những rãnh chữ bột than chì thật đều(chú ý sao cho nét chữ vẫn còn rãnh.Bột sẽ dính vào miếng parafin.Treo khuôn này vào cốc(hay chậu) thuỷ tinh.
    -Đổ dung dịch vào cốc cho ngập hẳn khuôn.Dùng dây dẫn đồng treo1 tấm đồng song song với khuôn.Nối dây với cực dương của nguồn điện.Để cho bình điện phân hoạt động từ 12h trở lên,càng lâu thì trái tim càng dày.
    -Lấy khuôn trái tim ra nhúng vào nước nóng.Miếng parafin khuôn sẽ chảy lỏng ra,còn lại một trái tim kim loại với dòng chữ in nổi"...."-lời của trái tim bạn gửi tới cô ấy!
    ***Công việc cuối cùng:Hãy mang trái tim với những dòng chữ ngọt ngào,những lời có cánh này để tặng cô ấy và nói với cô ấy cái câu mà ai cũng biết là câu gì đấy!
    Cố lên nào chành trai!Yên tâm là tỉ lệ thành công sẽ không dưới.........0% đâu!

    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 17:17 ngày 09/11/2002
  3. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Xin phép nói qua một chút về nguyên tắc ứng dụng của việc tạo ra sản phẩm trên.
    Nguyên tắc của việc tạo ra sản phẩm trên là sự điện phân dương cực tan trong mạ điện.Đồng ở cực dương tan ra sẽ bám vào mặt khuôn tạo thành lớp dưới tác dụng của dùng một chiều.Nhân tiện,cũng nói qua về kĩ thuật mạ điện và sự điện phân
    Ở nửa đầu thế kỉ XIX,người ta gọi kĩ thuật mạ điện là một ngành mới của ứng dụng điện vào kĩ thuật:sự kết tủa kim loại từ dung dịch muối trên bề mặt sản phẩm nhờ điện phân.
    Điều đáng chú ý là kĩ thuật mạ điện được ứng dụng rộng rãi trong thực tế trước khi nhà bác học M.Farađây tìm ra các định luật điện phân điều khiển quá trình này.
    Sự phát triển của kĩ thật mạ điện liên quan đến tên tuổi của nhà bác học Nga X.Lacobo là người vào những năm 1836-1838 đã tiến hành những thí nghiệm khử cation kim loại từ dung dịch chất điện phân.
    Nếu đặt các điện cực(anot và catot) vào dung dịch một chất điện phân chứa ion kim loại và cho một dòng điện một một chiều đi qua thì những nguyên tử kim loại trung hoà sẽ kết tủa trên catot tạo thành một màng tinh thể đồng đều,bám chặt vào bề mặt catot.Nếu như một chi tiết hoặc một kết cấu bằng kim loại được dùng làm catot thì chúng sẽ được phủ bằng một màng kim loại mỏng.Phải lựa chọn thành phần chất điện phân trong từng trường hợp sao cho thu được một lớp mạ có chất lượng cao.
    Phương pháp mạ điện này được dùng để bảo vệ các sản phẩm bằng sắt và thép khỏi bị các ăn mòn.Mạ kẽm,mạ crom,mạ noken,mạ thiếc,mạ đồng là tên gọi của các kĩ thuật mạ điện riêng,tuỳ thuộc vào bản chất của kim loại dùng để mạ.Một số lớp mạ được dùng để làm tăng hình thức bên ngoài của sản phẩm(mạ crom,mạ vàng),làm tăng độ rắn của chúng hoặc tăng cường khả năng phản xạ....
    Năm 1838,B.X.Lacobi áp dụng kĩ thuật mạ điện để thu được các phiên bản mỏng bằng kim loại từ các đồ vật có hình dạng phức tạp.Để làm được điều đó,ông đã đề xuất việc phủ sơ bộ lên vật cần làm phiên bản(khuôn mẫu) một lớp chất làm cho kim loại kết tủa không bám chắc vào khuôn(graphit,oxit kim loại).Phiên bản tách ra khỏi khuôn một cách dễ dàng,không làm hư hại khuôn mẫu và có thể dùng nhiều lần.Phương pháp này goi là kĩ thuật đúc điện và hiện nay được sử dụng rộng rãi trong nghành in và sản xuất đĩa hát.
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  4. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Tự làm một bộ sưu tập chất chỉ thị cho riêng mình
    Trong nhiều loại quả và rau có chứa những chất màu mà màu sắc của chúng thay đổi theo độ axit của của môi trường.Nghĩa là chúng có thể dùng làm chất chỉ thị.
    Cách làm:
    Vào mùa hè bạn hãy hái hoa và quả ngoài vườn và trong rừng.Có thể là hoa rẻ quạt,hoa panxe,hoa tuylip,mâm xôi,quả dâu dại....Bạn hãy phơi khô những cánh hoa và quả ấy,để dành đến mùa đông và giữ trong những chiếc hộp riêng biệt.
    Lấy một ít quả hoặc cánh hoa tươi đã phơi không cho vào trong ống nghiệm và đun cách thuỷ.Lọc lấy nước và cho vào một lọ thuỷ tinh sạch.
    Để biết được dung dịch nào làm được chất chỉ thị cho môi trường nào,màu sắc của nó thay đổi ra sao,hãy chuẩn bị nước sắc từ tất cả các loại cây đã thu hái và thử chúng trong môi trường axit và kiềm.Chẳng hạn nước sắc của hoa rẻ quạt màu xanh,rong môi trường axit sẽ thành đỏ,còn trong môi trường kiềm thành xanh lá cây đượm xanh da trời.Các bạn hãy lập một bảng,ghi nhận xét màu của các nước sắc đã thử thay đổi như thế nào trong axit và kiềm.
    Chú ý:
    Cần điều chế dung dịch chất chỉ thị ngay trước khi làm thí nghiệm,bởi vì chúng bị hỏng rất nhanh.
    ----------------
    Một số nước quả cũng là thuốc chỉ thị tốt,thí dụ nước nho,nước củ cải,nước bắp cải đỏ.Các bạn hãy kiểm tra và ghi kết quả vào bảng.Các bạn sẽ có trong tay cả một bộ sưu tập về các chất chỉ thị dùng cho các trường hợp khác nhau trong đời sống và hãy lưu ý rằng các bạn thậm chí chẳng cần ghé qua các cửa hàng thuốc thử hoá học nào nữa!
    Chúc thành công!
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 18:21 ngày 12/11/2002
  5. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Một sản phẩm nữa cũng khá thú vị!Xin giới thiệu với mọi người!
    Chắc các bạn cũng đã biết cách nuôi các tinh thể bằng cách thả vào dung dịch quá bão hoà một "mầm" nhỏ buộc vào sợi chỉ.Chúng ta hãy thử tạo ra những tinh thể đặc biệt của đồng kim loại.
    Tạo ra các tinh thể đồng nhỏ là rất đơn giản:chỉ việc thả một chiếc đinh vào dung dịch đồng sunfat là đủ.Nhưng các tinh thể này bé đến nỗi hình như chúng tạo thành một màng dày.Để thu được các tinh thể lớn cần phải làm phản ứng chậm lại để các nguyên tử đồng xây dựng tiếp các tinh thể nhỏ đã hình thành.Có thể làm phản ứng chậm lại như sau:Bỏ xuống đáy binhg một ít đồng sunfat và phủ lên nó muối ăn nghiền mịn để làm "phanh hãm".Đậy muối bằng một tờ giấy lọc cắt thành hình tròn sao cho mép hình tròn tiếp xúc với thành bình.Phía trên hình tròn đặt một vòng sắt đã đã đánh nhẵn và rửa sạch.Đổ dung dịch muốn ăn bão hào vào bình vừa đủ ngập vòng sắt.Một vài ngày sau bạn sẽ phát hiện những tinh thể đồng đỏ rất đẹp trong binhg.Nếu thay đổi kích thước của bình,độ lớn của tinh thể đồng sunfat,bề dày của lớp muối và nhiệt độ,có thể thu được những tinh thể có hình dạng khác nhau.
    Để giữ được các tinh thể đồng,bạn hãy lấy chúng ra khỏi bình,rửa bằng nước,chuyển chúng vào ống nghiệm đựng axit sunfuric loãng và đậy nút kín!
    Chúc các bạn thành công!
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  6. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Sản phẩm tiếp theo:
    "Đồng hồ Hoá Học"
    Các bạn hãy điều chế hai dung dịch:Dung dịch thứ nhất:3,9 g kali iođat trong 1lít nước;dung dịch thứ hai: 1g natri sunfat,0,94 g axit sunfuric và một vài mililit hồ tinh bột cũng trong 1 lit nước.Cả hai dung dịch đều không có màu.Lấy 100 ml dung dịch thứ hai và đổ thật nhanh vào một lượng tương đương dung dịch thứ nhất,vừa đổ vừa khuấy.Bạn hãy nhìn vào kim giây của đồng hồ:vào khoảng 6-8 giây sau(thời gian chính xác phụ thuộc vào nhiệt độ),chất lỏng trong khoảnh khắc biến thành màu xanh sẫm,hầu như đen.
    Các bạn hãy thay đổi thí nghiệm:lấy 100 ml dung dịch thứ hai,và pha loãng gấp đôi 50ml dung dịch thứ nhất.Lại đổ hai dung dịch vào với nhau.Thời gian kể từ lúc bắt đầu phản ứng cũng tăng lên gấp đôi.Nếu lấy 100 ml dung dịch thứ hai và 25 ml dung dịch thứ nhất trộn với 75 ml nước,thời gian cần thiết để bắt đầu có phản ứng so với thí nghiệm ban đầu lần này tăng lên gấp bốn lần.
    Những chiếc "đồng hồ hoá học" như vậy chứng minh một cách trực tiếp sự đúng đắn của định luật tác dụng khối lượng.Lựa chọn nồng độ các chất phản ứng,bạn có thể diều chỉnh thời gian cho tới lúc hỗn hợp phản ứng bắt đầu bị sẫm lại.Cũng có thể đạt được hiệu quả như vậy nếu đổ dung dịch vào nước đá,nước lạnh và nước ấm(nhưng đừng đổ vào nước nóng già,màu sẽ không xuất hiện,vì hợp chất của iot với tinh bột không bền).
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  7. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là một thí nghiệm rất thú vị về sự thay đổi sức căng bề mặt của nước dưới tác dụng của các chất hoạt động bề mặt.
    Chiếc lò xo trên mặt nước
    Lấy một dây đồng mảnh uốn thành chiếc lò xo gồm vài vòng.Xoa nhẹ lò xo bằng một lớp dầu và hết sức cẩn thận thả xuốn nước.Nhờ sức căng bề mặt ( và cũng vì mỡ không thấm nước),chiếc lò xo nhẹ ấy không bị chìm.
    Bây giờ dùng pipet nhỏ vào giữa vòng xoắn một dung dịch xà phòng.Chiếc lò xo lập tức sẽ xoay qua xoay lại.Dung dịch xà phòng sẽ loang ra tới đầu lò xo và tạo thành một phản lực nhỏ.
    Như vậy,các bạn đã có trong tay một dụng cụ không đến nỗi tồi để xác định hoạt tính bề mặt của các chất lỏng khác nhau.Nếu thay nước xà phòng bằng một chất khác thì chiếc lò xo sẽ quay với tốc độ khác.
    Dung dịch muối ăn hoàn toàn không đẩy lò xo đi được,còn dung dịch bột giặt làm lò xo nhanh chóng bị chìm vì nó làm lớp dầu giữ lò xo nổi trên mặt nước bị thấm ướt.
    Cũng có thể bạn muốn tự mình điều chế chất hoạt động bề mặt?Đơn giản nhất là điều chế xà phòng,và cũng có không ít phương pháp để thực hiện điều này.Dưới đây là một phương pháp rất đơn giản.
    Đổ vào ống nghiệm dung dịch xôđa đậm đặc,nóng và thêm từng giọt dầu thực vật cho tới khi nó không thể hoà tan thêm được nữa.Các bạn hãy rắc vào dung dịch thu được một nhúm muối ăn ( quá trình này được người gọi là muối kết).Xà phòng rắn sẽ nổi lên bề mặt và dễ dàng tách nó ra khỏi dung dịch.
    Chúc bạn thành công!
    Tucurie

  8. FCBARCELONA

    FCBARCELONA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    2.283
    Đã được thích:
    0
    Trong sách " Từ điển Bách Khoa Nhà Hoá Học Trẻ Tuổi" à bác? có vẻ không gần với thực tế lắm.
    Please Space Alien , don't eat me, i have a wife and kids , eat them.
  9. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi, FCBARCELONA! Những thí nghiệm thú vị ở trên tớ đều tham khảo từ quyển "Từ điển bách khoa Nhà hoá học trẻ tuổi".
    Theo tớ thì một số thí nghiệm rất đơn giản và có thể làm được ( chính tớ cũng đã làm,cũng rất hay) mà kết quả thu được lại rất bất ngờ.
    Nhìn chung,học sinh bây giờ vì ít có điều kiện thực nghiệm nên đâm ra .....ngại! Thế nên nếu giúp mọi người yêu thích thực nghiệm ( nhất là những thí nghiệm đơn giản ) để giúp cho việc học tập được tốt hơn thì sẽ rất tốt! Mục đích của tớ khi post những bài này cũng chỉ có thế!
    Cám ơn sự đóng góp vàrất mong nhận được sự tham gia của bạn!!
    Thân!
    Tucurie

  10. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Thí nghiệm về sự chiết
    Chúng ta hãy làm quen với sự chiết bằng cách làm thí nghiệm.
    Ít nhất như thế này:
    +Các bạn hãy nghiền nhỏ vài nhân hạt dẻ hoặt hạt hướng dương,đổ vào đó một ít xăng và lắc vài lần.
    +Để yên ống nghiệm khoảng hai giờ (tất nhiên phải xa nguồn lửa),đừng quên thỉnh thoảng phải lắc ống nghiệm.
    +Đổ xăng vào một đĩa nhỏ rồi đặt ra ngoài ban công hay ngoài trời.Khi xăng bay hơi hết,trên đáy đĩa còn lại một ít dầu hoà tan xăng.
    Có thể dùng cồn để chiết clorôphin từ lá khi đung nóng trên bếp cách thuỷ.Lúc đó lá sẽ trở nên hầu như không màu.
    Cũng có thể dùng xăng để chiết lấy iot trong cồn iot dược phẩm.
    Muốn vậy,các bạn hãy đổ nước vào 1/3 ống nghiệm,thêm khoảng 1 ml cồn iot và cũng đổ chừng ấy xăng vào dung dịch màu hơi nâu vừa tạo thành.
    Lắc ống nghiệm rồi để yên.Khi hỗn hợp đã phân lớp thì lớp xăng phía trên sẽ có màu nâu sẫm và lớp nước ở phía dưới hầu như không màu.Thực vậy,iot khó hoà tan trong nước nhưng dễ hoà tan trong xăng.
    Tucurie

Chia sẻ trang này