1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SANSHOU - SANDA, môn võ thuật đối kháng hiện đại

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 01/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    --------------------------------------
    OK, kỹ thuật của nó khi cận chiến thì có rất nhiều tình huống xẩy ra. Ví dụ trong trường hợp này đối thủ đấm tới còn người kia hạ thấp trọng tâm và BE TAY CHE CHẮN chống cú lên gối hoặc đá chân của người đấm đề phòng đây là đòn đấm nhử (chưa chắc là đòn thật sự). Còn đòn đánh trỏ xuống vào đầu hoặc vào vai gáy chỉ thực hiện được với người không biết võ và quá chậm chạp mà thôi, trong trận đấu với đà lao vào như con bò điên như thế chỉ có nước xoay người tránh đòn là hiệu quả thôi sau đó muốn trả đòn kiểu gì thì thoải mái.
    Nói về phương diện tập luyện thì với đòn vừa húc vừa vật như thế này thì người ra đòn đấm khi chưa ngã đã bị thương nặng rồi, tiếp đến là đòn vật ngã.
    Lại nói về đòn vật ngã trong tình huống này thì có rất nhiều biến như:
    - Vật ngã về phía trước, cùng hướng với đà lao vào: đối thủ bị vật ngã sẽ đập gáy xuống sàn đấu. Out
    - Vật ngã về đằng sau, qua vai người vật: đối thủ sẽ ngã cắm đầu xuống sàn, nguy cơ gãy cổ nếu không tập nhào lộn tốt. Out
    - Vật ngã về 2 bên: đối thủ sẽ không thể lường hết sự nguy hiểm như thế nào đang chờ đợi họ.
    Tóm lại các đòn vật trông thì rất đơn giản nhưng hiệu quả của nó thì khỏi phải bàn, tập võ mà chỉ đi quyền xuông không lên sàn đấu thì rất khó giải thích cũng giống như người đi học chỉ có lý thuyết không thực hành vậy. Nhiều đòn trong bài quyền tưởng là ứng dụng được nhưng thực tế khác rất xa.
    Các bạn hãy cùng nhau tranh luận mổ xẻ vấn đề tiếp đi.
    Nhưng tranh luận mà có hình ảnh đi kèm minh hoạ là tốt nhất.
  2. KenTran

    KenTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Bi. do`n na`y pha?n ki''ch thi` ke.t Bi. do`n na`y ta^''n co^ng thi` xa.c cha^n sau ra thie^.t le. (co'' le~ du''ng nhi.p thi` du''ng ho+n) ro+''t cho? xuo^''ng 10 pha^`n thi` 9 pha^`n a(n ro^`i chi? kho^? ca''i 2 be^n dang da^.p nhau ai bie^''t nguo`i ta da''nh ca''i gi`
  3. handsome_baby

    handsome_baby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2003
    Bài viết:
    2.889
    Đã được thích:
    0
    HB được biết Thiếu lâm có nhữngđòn nội công và ngoại công.Nếu tập được nội công khoảng 3-5 năm thì sức công phá tương đối lớn.Nó tương tự đòn Thiết sa chưởng thịnh hành ở sài gòn năm 75
    Với tư thế lao vào vật mà không nhanh hoặc không luyện được cơ thể như Thiết Bố SamThì gặp cao thủ dùng Nội công phát quyền vào ức bàn tay (lòng bàn tay nữa) hay Thiết sa chưởng(sở trường giáng thẳng xuống) thì chắc chắn người bị dính chưởng sẽ đo ván luôn.Nặng thì hộc máu nội tạng chấn thương.Nhẹ thì thở khò khè và chịu thua luôn
    Và em được biết võ sư Từ Thiện ở SG luyện được công phu này


  4. Vovinam_SVLUAT

    Vovinam_SVLUAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
  5. binhnx2000

    binhnx2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2001
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    Trong Judo, đòn này có tên là Morote Gari. Khá đơn giản hiệu quả, dễ xài khó tránh.
    Trường hợp kết thúc từ phía sau, đơn thuần theo đòn thế.
    [​IMG]
    Nhìn từ phía đằng sau:
    [​IMG]
    Nguyên tắc ra đòn đảm bảo sự bất ngờ, nhanh nhạy. Dùng tác động lực của cú lao hoặc cú húc (Judo không cho phép húc nên hình minh họa là tỳ, còn ngoài đường thì húc thoải mái). Áp sát, dùng 2 tay ôm vào 2 điểm khớp gối từ phía sau (2 chỗ này hình như là mềm và yếu nhất thì phải, đôi khi có thể bóp). Giật mạnh về phía trước, ngược lại với lực đẩy của toàn cơ thể về phía sau để kết thúc.
  6. binhnx2000

    binhnx2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2001
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    Trong trường hợp có sự kháng cự, hoặc không thể kết thúc về đằng sau được. Nhưng nhớ lưu ý là vẫn ở tư thế đó và hay tay vẫn đang nắm được vào khớp gối phía sau của đối phương, hoặc nắm được đối phương.
    [​IMG]
    Cố gắng kết thúc ngược về phía trước bằng đòn nhấc bổng lên:
    [​IMG]
    Hoặc nếu ai không có sức nhấc bổng thì chơi mấy đòn hy sinh tầm thấp của Judo.
    So với cách kết thúc về phía sau dễ dàng đơn giản. Thì cách kết thúc về phía trước khó hơn rất nhiều, nó đòi hòi người chuyển đòn phải có một chút kỹ năng và ứng biến mau lẹ.
  7. binhnx2000

    binhnx2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2001
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    Khi tự do em rất hay gặp phải đòn này. Thú thật bị ăn đòn này vài lần thì phải chú ý thằng đấu với mình. Thấy cái nhìn hay trọng tâm của nó có vẻ đột ngột hướng xuống thấp thì phải be người xuống thấp. Quan trọng nhất là đừng để cho nó nắm được 2 khớp gối đằng sau. Nếu 2 khớp gối đằng sau hay một phần đằng sau bị nó kiểm soát rồi. Thì khả năng bị ăn đòn này khá lớn, hoặc sẽ bị chuyển qua đòn khác.
    Nếu đã có thời gian mài mặt trên thảm tập một thời gian. Người dẻo không sợ ngã đau. Đa số các sách vở Judo phản đòn đều nêu đến khắc tinh của đòn này Tawara Gaeshi:
    Hình động nha:
    [​IMG]
    Hình vẽ Step-by-Step:
    [​IMG]
    Để tập được quả phản đòn này nhuần nhuyễn, cũng tốn tương đối cơm gạo trên Dojo.
    Trên đây là vài ngu ý của em, có điểm nào sai mong mọi người chỉnh sửa góp ý.
  8. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
  9. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Tui thấy không cần phải giãi thích .
    Trong này con nít và người mới học võ nhiều wá, nói chuyện kỹ thuật chỉ mất thì giờ .
  10. binhnx2000

    binhnx2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2001
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    Trời trời! Anh MSGvovit này "bỉ" quá mức tưởng tượng. Nổ quá trời luôn, kêu đã từng là JudokaXấu cả mặt môn phái.

Chia sẻ trang này