1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SANSHOU - SANDA, môn võ thuật đối kháng hiện đại

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 01/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VoTuTai

    VoTuTai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Nói về tán thủ thì tay đấm Lê Cung ngươì Mỹ gốc Việt là một trong những lớp trẻ xuất sắc tại hãi ngoại :
    Các bác vào trang web : http://www.cungle.com/cungle/downloads.html
    có một số clips tán thủ có lý lắm! nếu không xem được thì cho tôi biết tôi sẽ cung cấp thêm những đoạn film khác cho các bác xem thêm ....
  2. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    ----------------------------------
    Phân tích đòn thế là chết , người dùng dược hay không do năng khiếu , và tập luyện
    Tập võ không được ỷ lại vào năng khiếu, nếu những người cậy mình có chút năng khiếu mà sao nhãng tập luyện thì dù có biết đòn thế cũng không thể thực hiện đòn; thế mới có câu VĂN ÔN VÕ LUYỆN. Còn đã biết đòn rồi thì tập luyện như thế nào, đấy là cái cốt lõi của từng môn và từng phái hoặc thậm chí từng Vs hoặc HLV phải hướng dẫn cho các võ sinh thực tập. Người ta đánh võ không chỉ dùng nắm đấm mà còn phải dùng cả cái đầu, biết mình biết người, tập đòn là phải đa dạng, nếu bị bắt vở đòn này thì phải thay thế bằng đòn khác cho có hiệu quả.
    Biết được thời điểm đá , tại sao phải dùng cầm nả bắt chân cho đau tay ,nhiều lúc đòn đá quá mạnh cụp 2 tay vô người , (đã thấy qua UFC , Kick boxing v.v.v.) .
    Đây chỉ là đòn có thể áp dụng, chứ không nhất thiết là phải đòn này hay đòn kia. Còn cầm nã thuộc tính nhu cho nên người võ sĩ cũng phải biết phạm vi ảnh hưởng của đòn đá, tầm đòn nào là mạnh nhất và tầm nào thì đòn đá yếu đi, nhiều khi phải chặn đòn từ gốc hoặc cầm nã khi đòn đá đã vượt qua tầm đòn mạnh nhất. Khi đòn đá của đối phương quá mạnh thì cụp 2 tay vô người như bác đã nói ở trên cũng chỉ là 1 giải pháp tình thế thôi, cần phải có phản đòn. Thậm chí có đòn triệt hạ bằng cách cầm nã bắt chân sau đó dùng đòn giáng trỏ từ trên xuống đánh gãy chân đối thủ (cũng có thể đòn này trong UFC không cho áp dụng vì nó quá tàn bạo nên hình như không thấy xuất hiện thì phải).
    Tay yếu hơn chân , Dĩ nhu chế cương trong cầm nả như thế nào trong Thiếu lâm, mời bạn TLVN .
    Tay yếu hơn chân thì đương nhiên vì có câu 1 ĐÒN ĐÁ BẰNG 3 ĐÒN ĐẤM. Nhưng đấy là với người luyện võ thông thường, còn một số môn Kungfu thì chuyên luyện về tay, tuy lỏng và nhẹ nhàng - linh hoạt nhưng rất có kình lực. Cầm nã như đã nói ở trên phải biết tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của đối thủ, phải luyện thân pháp và bộ pháp nhanh nhẹn hơn đối thủ mới có cơ dành thắng lợi. Và sau cùng vẫn phải nói LUYỆN QUYỀN BẤT LUYỆN CÔNG, ĐÁO LÃO NHẤT TRƯỜNG KHÔNG võ Thiếu Lâm không nằm ngoài câu nói này.
    Theo như hình trên lực đổi lực . hên lắm chỏ trung mu bàn chân ( không thấy cổ tay hay trục xoay để đưa lực chân ra ngoài điểm đá ) còn biến thế rất nhiều làm sao noi trên đây , võ nào củng có hết .
    Bác nói có phần đúng, nhưng cụ thể trong hình không chỉ ra yếu tố kỹ thuật tiếp theo của đòn. Trỏ mà trúng xương mu bàn chân thì là 1 (nhiều khi hên lắm mới trúng như bác nói). Khi cầm nã bắt chân của đối thủ thì nhiều tình huống vẫn có thể xảy ra như bắt hụt và bị phản đòn.... Nhưng ở đây yếu tố kỹ thuật của đòn là bắt chân đối thủ xoay bàn tay xuống phía dưới nâng hất tung chân của đối thủ lên cao làm cho đối thủ mất thăng bằng ngã đập gáy xuống sàn đấu (đây chỉ là 1 biến thôi, trong thực tế còn nhiều biến khác hay hơn). Những đòn kiểu như thế này thì võ nào cũng có hết, nhưng người thày có dạy cho môn sinh hay không hay lại dấu nghề.
    Môn Bình Định của bác thì sử lý cầm nã ra sao ? mời bác luận giải cho anh em trên này được mở rộng tầm mắt.
  3. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Thì anh em trên này luyên thuyên tý gọi là luyện MƯỜI NGÓN CÔNG PHU cho nó yêu đời hoành tráng chút, mấy khi gặp người tâm giao đâu anh.
    Cái chiêu đỡ đấm thẳng rồi phản công bằng quét chân tuy ít dùng đến, nhưng nhiều khi đơn giản vậy mà vẫn có hiệu quả nhất định. Không phải lúc nào cũng dùng đến những chiêu thức khó thực hiện, khó tập luyện, người võ sĩ cảm thấy ra được đòn là tung chiêu chớp thời cơ luôn, hở đâu đánh đấy.
    Giết 1 con gà thì cũng không cần phải dùng đến Đại Đao của Quan Vân Trường phải vậy không Huynh.
    Những thế võ tiếp theo Huynh tiếp tục cho ý kiến nhé.
  4. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    to anh Thieulam_Vietnam: nói phét có người nghe thì tội gì ko nói?
    Vậy phét tiếp: đá quét bất ngờ có thể làm địch thủ ngã choáng vang. Tuy nhiên, khi đá quét thăng bằng của người tung đòn quét rất yếu vì phần hạ bàn vặn xoắn, trong khi đối phương đang đà nhào vô, tỉ dụ họ thuận thế thêm tí bộ, thêm tí quyền... người đá rất dễ mất thăng bằng. Trông thì đơn giản, hợp lý mà có lẽ khó thực hiện đòn quét đó - ấy là tui đoán vậy.
    Được agui sửa chữa / chuyển vào 17:35 ngày 06/01/2006
  5. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Theo em nghĩ, đỡ thế này là khi lực đá chưa đạt đến đỉnh điểm, dùng cẳng tay cản cho giảm tốc độ sau đó bẻ chính chân đá hay phá trụ là tuỳ sở trường.
    Cách giải của bác TLVN làm nhớ chuyện ngày xưa hồi mới học thằng cùng tập đợi lúc mình đến gần hô ê rồi vẩy chân đá từ dưới lên trên, mình chả nghĩ gì cũng vuốt vèo tay từ dưới lên theo chân nó nhưng không trúng, HLV chỉ lừ mắt mãi sau mới bảo thử thiếc gì thì tập nhiều vào đã nhớ, cứ luyên thuyên đập gáy xuống đất thì khốn nạn cả lũ. Cũng không hiểu lắm, về sau được chứng kiến 1 chú tai nạn xe máy đập gáy xuống đường mà chân tay giãy tê tê, máu rỉ ra tai mới thấy ghê
  6. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Trong thực tế đòn đá trên vừa công vừa thủ (không lực), không cho đối thủ nhập nội , còn đá để cho đổi thù mình thấy thì làm sao trúng đưọc với người tập vỏ đây ? . Khi đòn đá mạnh va chạm vào tay ,xuơng sống mình chuyển động ,tân xê dịch , khi phản đuợc đòn , đòi hỏi người tâp như một cái CPU hit trúng return , đừng bao giờ suy nghỉ trong đầu tránh chổ cứng của đổi thủ , (chân đá khoải mặt đất họ còn sửa được . gót ,muổi chân ,cạnh bàn chân , loại nầy họ chỉ cần khiều là đủ ) đừng đưa những ly thuyết trong thực tế, Trưòng hợp ra đòn kịp chỉ có đòn đổi đòn ,mình chụi 1 đòn đá dảm lực đổi lại vài cái chỏ . hay nó ra đòn mình ra đòn , mình tập kỷ hơn tự động kín hơn,
    Đòn đá phan ống cao từ vai trở lên , không cần chận hoặc bắt , chỉ cúi đầu xuống dùng vai lạy chân trụ là xong ,
    Cầm nả để bắt chân , không biết và không dám học , chỉ sợ không cầm đủa ăn cơm được, khi gặp thứ thiệt , hay là mình dở . mời bạn TLVN chỉ cho , học đuợc chiêu mới , cảm ơn
  7. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    Phải dùng Chiêu : Dĩ độc trị độc các bạn ạ .
  8. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Thì diễn đàn này lập nên là để nói phét mà, không nhẽ lập nên là để nói thật ?
    Thực hiện được đòn quét thì không dễ chút nào, nhất là lên đài đấu võ, 2 đối thủ đều ngang cơ nhau. Lúc này thì phải tuỳ vào sở trường và sở đoản của mỗi bên mà ra đòn thôi. Có những võ sĩ sở trường chuyên vật quật thì trước sau gì người đó cũng sẽ ra đòn đó. Người sở trường về cước thì trước sau gì sẽ tung cước. Người sở trường về đòn đấm hay cùi chỏ thì trước sau gì cũng sẽ tung đòn đó mà thôi. Hơn nhau chỉ ở sự đa dạng về đòn pháp, bị bắt vở đòn này thì phải dùng đòn khác.
    Trường hợp bạn nói khi bị áp sát rồi thì liên hoàn đòn nên dùng gối, trỏ hay bốc vật thì hơn.
    Tôi chỉ nêu ra 1 thế võ, có thực hiện được hay không đó là do người tập không do tôi.
  9. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Cầm nã bắt chân là một trong vô vàn các thế võ nên học, nên biết, không thừa chút nào.
    Như tôi đã nói còn vô vàn những thế võ hay khác, có thể áp dụng kỹ thuật đôi công phản đòn hạ đối thủ, tôi phải tìm hình ảnh trên mạng để trích dẫn cho những điều mình viết ra nên hơi chậm chút bạn thông cảm.
    Thế võ mà bạn đề cập đến cũng chỉ là 1 trong các thế võ nên học, nên biết mà thôi, không nhất thiết lúc nào cũng phải dùng thế đó, tuỳ vào khả năng của mỗi người.
    Thế võ phản đòn đá Đảo Sơn - Phang ống tầm cao: hơi ngiêng người, hạ thấp trọng tâm lao vào ôm chân trụ của đối thủ và quật ngã đối thủ xuống sàn đấu.
    [​IMG]
    Thế võ phản đòn Phang ống cao: hơi ngiêng người. hạ trọng tâm, đạp chân trụ của đối thủ.
    [​IMG]
  10. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Bác Thieulam-Vietnam ạ, tui nghĩ võ không chỉ có miếng, chiêu, không chỉ có oánh nhau mà còn nhiều thứ khác vui lắm.
    Tui không biết oánh nhau nên nhờ bác đưa chiêu nào nó dễ một chút cho tui học với nhé.
    Cám ơn bác lắm đó!

Chia sẻ trang này