1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sao Hỏa có phải là ngôi sao ?

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi StrongWill, 30/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. StrongWill

    StrongWill Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2003
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    1
    Sao Hỏa có phải là ngôi sao ?

    Trong vũ trụ những gì tự phát sáng thì được gọi là ngôi sao. Ví dụ Mặt Trời là một ngôi sao. Những gì không tự phát sáng thì gọi là hành tinh. Ví dụ Mặt Trăng phát sáng nhưng không phải tự phát sáng mà là do nhận ánh sáng từ Mặt Trời, vì vậy Mặt Trăng là hành tinh (hoặc vệ tinh). Sao Hỏa không tự phát sáng, nó là một hành tinh trong Thái dương hệ có tên là Sao Hỏa chứ không phải là ngôi sao. Rất nhiều người lầm tưởng Sao Hỏa là ngôi sao.
    Tôi có đọc báo Tuổi Trẻ số ra ngày 28/8/03, trong bài ?oĐêm qua, Trái Đất đón Sao Hỏa? có câu ?o? tại thời điểm này ánh sáng đi từ Trái Đất đến Sao Hỏa chỉ mất khoảng 4 phút (ánh sáng), trong khi ánh sáng đi từ Trái Đất đến ngôi sao gần nhất ?" sao Cận Tinh - mất 4,3 năm (ánh sáng)?. Theo tôi thì câu này có hai điểm sai như sau :
    _ Tác giả bài viết cho rằng Sao Hỏa là ngôi sao qua việc so sánh khoảng cách từ Trái Đất đến Sao Hỏa với khoảng cách từ Trái Đất đến sao Cận Tinh.
    _ Tác giả cho rằng ngôi sao gần Trái Đất nhất là sao Cận Tinh. Thực ra ngôi sao gần Trái Đất nhất chính là Mặt Trời. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời khoảng 8 phút ánh sáng (150 triệu km), trong khi khoảng cách từ Trái Đất đến sao Cận Tinh là 4,3 năm ánh sáng. Phải nói sao Cận Tinh là ngôi sao gần Thái dương hệ nhất thì mới đúng.
    Trên đây là những hiểu biết và suy nghĩ của riêng tôi, rất mong nhận được sự góp ý của các bạn.
  2. Shw

    Shw Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Quả như bạn nói, theo như khái niệm "Sao" của "THIÊN VĂN " HỌC thì tác giả nói thế là sai. Nhưng từ xưa đến nay,trong "NHÂN VĂN" HỌC vẫn xem tất cả những gì sáng trên trời đèu là sao cả. Nên bạn cũng đừng nên thác mắc làm gì.
    ai có ý kiến thì POST lên cùng thảo luận nhé!
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Quả thật những điều như bác nói là rất chính xác. Tuy nhiên có lẽ bác nên "thoáng" hơn một tí. Vì thực chất không thể kết luận rằng tác giả đã nói sai kiến thức cơ bản.
    Tác giả so sánh khoảng cách sao Hoả và cận tinh (Proxima Centaury) là để thấy được một sự chênh lệch về khoảng cách. Có thể cách so sánh hơi khập khiễng nhưng rõ ràng khi tác giả bài viết nói "trong khi ánh sáng đi từ Trái Đất đến ngôi sao gần nhất ?" sao Cận Tinh - mất 4,3 năm (ánh sáng)" là tác giả đã hiẻu rằng sao Hoả không thể coi là một ngôi sao như cận tinh.
    Tất nhiên chẳng mấy người không biết Mặt Trời mới là ngôi sao gần Trái Đất nhất. Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều các loại sách báo hiện nay nói sao gần trái Đất nhất là Cận tinh không phải do nhầm lẫn mà coi như người đọc tự hiểu câu đó gầm có cả ý "trừ Mặt Trời"
    Trên đây là vài ý kiến cá nhân, hi vọng bác hiểu ý. Rất cám ơn bác đã đóng góp cho CLB
    Thời gian luôn trôi đi, tất cả đều có thể xảy đến nhưng tình yêu tôi dành cho em sẽ không bao giờ có gì thay đổi được!
  4. StrongWill

    StrongWill Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2003
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    1
    Vâng ! Vậy thi tôi cũng đồng ý với các bạn. Hiểu theo nghĩa thông thuờng thì khái niệm "ngôi sao " và "hành tinh" nên thoáng một chút. Còn về chuyên ngành thiên văn thì chúng ta phân biệt các khái niệm đó rõ ràng hơn.
    Cám ơn các bạn !
  5. HoaiBach_83

    HoaiBach_83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Rất đồng ý với các bạn. Vấn đề trục trặc là do tiếng Việt của mình đồng hóa từ "star" và "planet" thành "sao" tuốt.

Chia sẻ trang này