1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sao không mở topic về chứng khoán cho miền Tây nhỉ?

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi lyenson, 09/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Sau khi đọc bài ?oKiếm 100 triệu/1 giờ nhờ cổ phiếu? nhiều bạn liền hỏi tôi nếu muốn tìm hiểu thêm về đầu tư chứng khoán thì có thể học ở đâu. Một số bạn thì than phiền rằng những lớp học chứng khoán và sách báo về chứng khoán trình bày khó hiểu quá, vậy có tài liệu hay website nào dạy cách đầu tư một cách ngắn gọn và dễ hiểu không.
    Để học về đầu tư (đầu tư bất kỳ thứ gì, không chỉ chứng khoán) thì không gì tốt hơn bằng hãy đọc cuốn sách ?oNhà đầu tư thông minh? (The Intelligent Investor) của Benjamin Graham. Có thể phần lớn người ở Việt Nam chưa nghe về cuốn sách này, nhưng có thể so sánh như sau: cuốn sách này có thể xem như là Kinh Thánh trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Nó dựng lên nền tảng để từ đó bao nhiêu thế hệ nhà đầu tư và học giả phát triển thành các lý thuyết và phương pháp đầu tư hiện đại mà thế giới hiện đang áp dụng.
    Cuốn sách xuất bản năm 1949. Có rất nhiều câu chuyện lý thú xung quanh cuốn sách và tác giả của nó. Chẳng hạn, rất nhiều bạn trẻ thời đó sau khi đọc cuốn sách đã tìm đến lớp học về đầu tư của tác giả Benjamin Graham. Nhờ lớp học đó, hầu hết những học trò của Graham sau này đều trở thành triệu phú và tỉ phú nhờ kinh doanh và đầu tư, trong đó nổi bật nhất chính là Warren Buffett (người giàu thứ hai thế giới hiện nay, chỉ sau Bill Gates). Buffett là học trò duy nhất nhận được điểm A+ trong suốt sự nghiệp dạy học của Graham; và cũng giống như một số học trò khác, Buffet xem Graham là người cha thứ hai của mình. Sau này họ thậm chí còn lấy tên của thầy Graham để đặt tên cho con trai của mình để ghi nhận sự ảnh hưởng lớn lao của Graham đối với họ (đó là theo văn hóa của người Mỹ, còn người Việt không bao giờ làm vậy).
    Bản thân tôi khi đọc xong cuốn sách (mất gần 1 năm trời) cũng cảm nhận điều tương tự. Nó hoàn toàn thay đổi suy nghĩ của tôi về đầu tư, kinh doanh, và những mặt khác trong cuộc sống. Và tôi nghĩ nó cũng có thể giúp bạn có điều tương tự như vậy.
    Tôi viết bài viết này nhằm 2 mục đích:
    1. Là phần tiếp theo của bài ?oKiếm 100 triệu/1 giờ nhờ cổ phiếu?, trong đó tôi nêu rõ quan điểm cách đầu tư phù hợp với mọi người là không nên phí thời gian vào những thứ không phù hợp với họ, khi đó họ sẽ có được lợi nhuận rất thỏa đáng so với công sức bỏ ra. Còn bài viết này phục vụ cho những ai có tham vọng đạt được lợi nhuận cao hơn mức đó, và đang trên đường tìm kiếm một chiến lược đầu tư đáng tin cậy cho riêng mình.
    2. Tóm tắt lại nội dung cuốn sách ?oNhà đầu tư thông minh?. Tôi rất ngạc nhiên rằng những nguyên lý đầu tư vô cùng quý giá, dù rất đơn giản và dễ hiểu, của Graham lại không được phổ biến ở Việt Nam. Tôi gọi những nguyên lý này là phần Toán học cơ bản mà bất kỳ ai cũng phải học qua nếu muốn bắt đầu nghiên cứu Vật lý. Rất nhiều người học về đầu tư (phần Vật lý) ở Việt Nam hiện nay chưa hề được trang bị phần ?oToán học cơ bản? này.
    Thị giá và giá trị
    Theo Graham, khi đầu tư vào bất kỳ cái gì, bạn nên quan tâm đến hai và chỉ hai khái niệm:
    - Thị giá (price): là số tiền mà bạn cần bỏ ra.
    - Giá trị (value): là thứ mà bạn sẽ nhận lại được trong tương lai.
    Thị giá thì dễ hiểu quá phải không? Nhưng làm sao biết trước được giá trị? Chúng ta sẽ thử xét ví dụ sau: một nữ sinh vừa tốt nghiệp Tú tài đang cân nhắc xem có nên đi du học bậc Đại học ở nước ngoài hay không. Thời gian học là 4 năm, và tổng chi phí là 40 ngàn đô la, trả hết ngay từ ban đầu (do Lãnh sự quán yêu cầu số tiền 40 ngàn phải có sẵn ngay trong tài khoản ngân hàng). Hãy xem đây là một quyết định đầu tư, và chỉ xét đến khía cạnh kinh tế, liệu cô bé có nên đi học hay không?
    Thị giá ở đây chính là số tiền 40 ngàn đô la phải bỏ ra.
    Còn cách tính giá trị đơn giản nhất là xác định số tiền mà cô bé sẽ kiếm được sau khi tốt nghiệp. Sau 4 năm, cô bé sẽ về Việt Nam làm việc với mức lương khởi điểm là 400 đô la/tháng, nghĩa là 4,800 đô la/năm. Cô bé cũng tin rằng với năng lực của mình, mỗi năm cô bé sẽ được tăng lương trung bình 25%/năm (bản thân tôi nằm mơ cũng không dám nghĩ mình có được mức tăng lương như vậy, nhưng không sao, phụ nữ thường hay mơ mộng mà). Nghĩa là, đến năm thứ hai, cô bé sẽ kiếm được 6,000 đô la; năm kế tiếp là 7,500 đô la.
    Nhưng cô bé chỉ muốn làm việc trong 6 năm thôi, sau đó cô bé sẽ lấy chồng và nghỉ việc! Vậy số tiền tổng cộng sau 6 năm làm việc là:
    4,800 + 6,000 + 7,500 + 9,380 + 11,730 + 14,660 = 54,070
    Bỏ ra 40 ngàn và thu được 54 ngàn, vậy đây là quyết định đầu tư đúng đắn? Không hẳn, ở đây cô bé cần lưu ý rằng giá của đồng tiền sẽ thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn, nếu tôi có 100 đồng và quyết định bỏ vào ngân hàng với lãi suất 8%, thì sau 1 năm tôi sẽ có 108 đồng (100 đồng vốn + 8 đồng lãi suất). Hay nói cách khác, số tiền 108 đồng ở tương lai 1 năm sau sẽ chỉ tương đương với 100 đồng ở hiện tại thôi. Nếu có 2 lựa chọn: 1) nhận 100 đồng ngay bây giờ, hoặc 2) nhận 100 đồng sau 1 năm; thì tôi sẽ chọn ngay cách 1, vì có được 100 đồng trong tay tôi sẽ bỏ vào ngân hàng để 1 năm sau có được 108 đồng, thay vì chỉ có 100 đồng nếu chọn cách 2.
    Vì vậy, 4,800 đô la ở 5 năm sau (4 năm học + 1 năm làm việc), tính theo lãi suất 8%/năm thì chỉ tương đương 3,267 đô la ở hiện tại, tương tự cho các năm sau đó. Để đánh giá khoản đầu tư một cách chính xác, ta cần phải quy đổi dòng tiền trong các năm ở tương lai về hiện tại, để so sánh với số tiền 40 ngàn bỏ ra ban đầu. Cô bé đã thực hiện bảng tính toán sau:
    Năm 1 2 3 4 5 6 Tổng
    Lương năm 4,800 6,000 7,500 9,380 11,730 14,660 54,070
    GTHT 3,267 3,781 4,376 5,068 5,868 6,790 29,150
    Giá trị hiện tại (GTHT) của tổng số tiền giờ đây chỉ còn 29,150 đô la thôi. Rõ ràng nếu chỉ xét về khía cạnh kinh tế thì đây là một quyết định đầu tư quá tồi. Lời khuyên: cô bé nên đi tìm khóa học khác, hoặc thậm chí có thể xem xét việc lấy chồng ngay bây giờ.
    Ở trên là một ví dụ hết sức đơn giản khi phân tích theo trường phái đầu tư giá trị (Benjamin Graham được xem như là ***** của trường phái này). Khi phân tích một doanh nghiệp, bạn có thể áp dụng tương tự: 40 ngàn chính là số tiền phải bỏ ra (thị giá); còn số tiền lương kiếm được trong tương lai chính là dòng tiền từ lợi nhuận mà doanh nghiệp đó sẽ sinh ra trong tương lai, bạn sẽ dự đoán dòng tiền và từ đó tính ra giá trị của khoản đầu tư đó.
    Khắc phục điểm yếu lớn nhất của người Việt
    Benjamin Graham có nói ngay ở đầu cuốn sách rằng: kẻ thù lớn nhất của nhà đầu tư chính là bản thân anh ta. Nghĩa là, phần lớn những sai lầm mà nhà đầu tư mắc phải không phải xuất phát từ những nguyên nhân khách quan (công ty đột nhiên phá sản, ban lãnh đạo gian dối, rủi ro thị trường,...) mà là do chính sai lầm chủ quan mà nhà đầu tư tự gây ra. Điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam: phần lớn mọi người thường lo lắng và đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan (có thể xem các bài phỏng vấn trực tuyến gần đây) hơn là tự nhìn lại chính bản thân mình.
    Ở đây tôi thử phân tích điểm yếu lớn nhất của người Việt khi đầu tư. Vâng, nói một cách ngắn gọn là thế này: người Việt rất hám của rẻ. Trong con mắt người nước ngoài, người Việt rất hà tiện, chứ không biết tiết kiệm.
    Người hà tiện là người chỉ biết nghĩ đến thị giá. Còn người tiết kiệm là người biết dung hòa giữa thị giá và giá trị.
    Phần trình bày ngay phía sau đặc biệt quan trọng cho bất kỳ ai muốn bước vào thế giới đầu tư. Thậm chí nếu bạn không quan tâm đến đầu tư, bạn cũng cần biết đến những điều sau đây để có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc mua sắm, tiêu xài. :-D
    Ví dụ 1. Trước kia tôi thường rất hay bị bạn bè và đồng nghiệp chê cười vì cách tôi bỏ tiền cho các bữa ăn sáng ở bên ngoài. Bữa ăn sáng của tôi tốn khoảng 6-8 ngàn đồng, trong khi những người đó khoe rằng họ chỉ ăn xôi, bánh,... mất 1-2 ngàn đồng. Với những bữa sáng rẻ như vậy, chẳng trách họ mới làm việc hoặc học tập đến 10 giờ sáng là hoa mắt, buồn ngáp, uể oải. Điều hài hước nữa là sau bữa sáng họ tiếp tục phải bỏ thêm tiền để mua thêm nhiều thứ khác để ăn cho đỡ đói và mệt! Nghĩa là nếu tính số tiền thực sự đã bỏ ra, và xét thêm việc năng suất lao động bị giảm vì ham của rẻ lúc đầu, cái giá 1-2 ngàn đồng chẳng còn hời một tí nào. Tôi ước họ có thể tham khảo bữa ăn của người Nhật: rất mắc, nhưng nhờ ăn uống như vậy mà người Nhật có thể làm việc với 100% khả năng cho đến 70 tuổi mà vẫn chạy tốt; còn phần lớn người Việt không đủ sức làm 50% của khả năng cho đến năm 35 tuổi. Cho dù điều kiện kinh tế khó khăn đến thế nào, người Nhật cũng sẵn sàng đầu tư thích đáng cho bữa ăn.
    Ví dụ 2. Một số bạn của tôi khi mua xe gắn máy đều chọn xe Trung Quốc. Lý do duy nhất: giá rẻ. Họ lý luận rằng xe Trung Quốc chỉ có 5 triệu, còn xe Nhật (second-hand) thì mắc gấp đôi. Về thị giá thì đúng là xe Trung Quốc hấp dẫn. Nhưng nếu xét đến chất lượng thì khác. Nếu xét đến số tiền phải bỏ ra để tút và sửa để xe Trung Quốc có thể chạy được, rồi xét đến tuổi thọ sử dụng, xét đến độ an toàn cho người lái,... tất cả cấu thành nên một con số gọi là ?ogiá trị? cho chiếc xa, và đem so sánh với thị giá bỏ ra, kết quả không hẳn là xe Trung Quốc lúc nào cũng hấp dẫn hơn.
    Qua hai ví dụ trên, chúng ta thấy rằng người Việt thường chỉ nghĩ đến thị giá khi mua món đồ gì đó. ?oPhương pháp? phân tích được nhiều người áp dụng là: so sánh thị giá của các món đồ với nhau để lựa chọn cái tốt nhất. Ngoài ra còn một ?otrường phái? nữa cũng rất phổ biến, nhất là ở phái nữ: so sánh giá của từng thời điểm. Ví dụ 3: phần lớn những thứ hàng hiệu như điện thoại di động, quần áo thời trang, giày dép đều có giá bán cao hơn rất nhiều so với giá trị sử dụng thực sự mà chúng đem lại. Bạn gái của tôi chưa muốn mua đôi giày có giá 1 triệu đồng vì quá mắc, nhưng nếu chỉ cần nghe thông tin sale off 30% (giá chỉ còn 700 ngàn đồng) thì bảo đảm sẽ đứng ngồi không yên liền. Thay vì so sánh thị giá và giá trị, thì bây giờ bạn gái của tôi chỉ suy nghĩ giữa giá bán trước và sau khi giảm giá!
    Bước đầu tiên để đầu tư khôn ngoan là phải biết mua rẻ. Mua rẻ có nghĩa là mua với thị giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị. Chú ý: thị giá cao không có nghĩa là mắc, và thị giá thấp càng không có nghĩa là rẻ. Thị giá giảm đi đáng kể (giày sale off, hàng xách tay trốn thuế, chứng khoán rớt giá,...) cũng không có nghĩa là nó đã rẻ để đầu tư
    Ví dụ 4. Gần đây tôi được biết những người mua xôi giá 1-2 ngàn ở ví dụ 1 đang chơi chứng khoán. Khỏi nói chắc bạn cũng đoán được họ mua bán thế nào. :-p Họ chê cổ phiếu trên sàn tập trung có thị giá mắc quá (có mã lên đến 300-400 ngàn/cổ phiếu), nên ào sang chơi thị trường OTC (có thể hiểu là chợ đen), vì ở đó thị giá cổ phiếu còn rất rẻ (có cái chỉ 10-20 ngàn/cổ phiếu). Hoặc là nếu các cổ phiếu Blue Chip (những cổ phiếu được thị trường kỳ vọng như Kinh Đô, REE, Vinamilk,...) có thị giá quá cao thì họ sẽ ào sang chơi các cổ phiếu Penny Stock (những cổ phiếu có thị giá siêu rẻ) .
    Tôi đã thử tìm hiểu cách ?ophân tích? cổ phiếu của những người mới bắt đầu chơi, và phát hiện ra nhiều điểm lý thú. Thông tin đầu tiên mà họ tìm đến là bảng giá chứng khoán vào cuối mỗi ngày (trên báo, website, bản tin chứng khoán...). Bất kỳ bảng giá nào cũng có ít nhất 2 cột: mã cổ phiếu và thị giá trong ngày. Và đó chính là thông tin duy nhất mà họ dùng để ?ophân tích?. Chỉ có 2 cột thì họ phân tích thế nào? Rất đơn giản: họ so sánh các dòng trong bảng giá với nhau! Ví dụ họ so sánh 2 dòng sau:
    Cp Giá
    BBC 48
    KDC 220
    Và họ kết luận rằng Bánh kẹo Biên Hòa (BBC) hấp dẫn hơn Kinh Đô (KDC)! (Còn nhớ những người bạn mua xe Trung Quốc chứ không mua xe Nhật chứ?)
    Một số người thì ?ohàn lâm? hơn, ngoài bảng giá thì họ còn nhìn vào biểu đồ thị giá của từng cổ phiếu. Khi họ thấy thị giá hiện thời của cổ phiếu nào đó đang xuống thấp nhất so với 3 tháng trước, họ sẽ đinh ninh rằng cổ phiếu đó đang rất rẻ! (Còn nhớ người bạn gái ham mua đồ sale off chứ?).
    Phân tích đầu tư không phải như vậy! Đừng bao giờ phí hết thời gian để đọc bảng giá hoặc xem đồ thị, vì chúng chỉ cho ta biết một biến duy nhất: thị giá. Bạn không thể nhìn thấy cột giá trị trong bất kỳ bảng giá nào cả.
    Bà Năm bán phở có dạy tôi rằng: đừng hà tiện, thay vì vậy hãy biết tiết kiệm. Vì nếu hà tiện thì cả đời của cháu sẽ mãi nghèo khổ, cho dù cháu có kiếm được nhiều tiền đi nữa. Nhưng nếu cháu biết tiết kiệm, cháu sẽ luôn sung túc, cho dù cháu không kiếm được nhiều tiền như người khác.
    Bà Năm còn dạy rằng người xưa thường khuyên mình khi mua cái gì cũng phải xét đủ cả 3 yếu tố: rẻ, bền, đẹp. Nếu cháu chỉ chăm chăm nghĩ đến ?orẻ?, chắc chắn cháu sẽ thất bại khi đầu tư cổ phiếu.
    Phần 1 của bài viết đã giới thiệu khái niệm cơ bản về đầu tư giá trị, đồng thời giúp cho bạn khắc phục được điểm yếu lớn nhất của mình: tâm lý chỉ nghĩ đến thị giá chứ không cần xét đến giá trị. Phần kế tiếp sẽ giúp bạn áp dụng phương pháp đầu tư giá trị vào cổ phiếu cụ thể như thế nào.
    Mời xem tiếp phần 2
  2. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Phần 2
    Hai nguyên tắc cơ bản khi đầu tư giá trị
    Rất nhiều người lầm tưởng rằng đầu tư giá trị có nghĩa là tính toán dòng tiền tương lai rồi chiết khấu về hiện tại như ví dụ ở phần I đã trình bày. Không phải vậy. Đó chỉ là một trong những phương pháp thường được áp dụng thôi.
    Nét quyến rũ của lý thuyết đầu tư giá trị nằm ở những nguyên tắc đơn giản của nó. Ở phần một tôi đã nêu ra nguyên tắc đầu tiên: mối tương quan giữa thị giá và giá trị. Phần này sẽ giới thiệu hai nguyên tắc cơ bản còn lại.
    Biên độ an toàn (Margin Of Safety)
    Nếu xét kỹ cách phân tích của cô bé trong phần I, ta sẽ thấy có các vấn đề sau:
    - Số tiền lương trong tương lai thực chất chỉ là dự đoán, trên thực tế thì số tiền ấy có thể khác đi.
    - Mức độ ?otăng trưởng? tiền lương có thể cũng không phải là 25%/năm. Có nhiều rủi ro: công ty làm ăn kém, nên kinh tế đi xuống, cô bé ngộ nhận về năng lực của mình...
    - Tỉ lệ phần trăm dùng để chiết khấu (8%/năm) cũng có thể sẽ khác đi.
    Chỉ cần một trong các yếu tố trên xảy ra, chắc chắn kết quả tính giá trị cuối cùng sẽ có khác biệt. Nói chung nhiều người cùng phân tích một trường hợp thì mỗi người sẽ có kết quả tính giá trị khác nhau. Và con người thì luôn có thể mắc sai sót khi tính toán và nhận định.
    Vì vậy Graham đề ra nguyên tắc biên độ an toàn (BĐAT) khi đầu tư: chỉ thực hiện đầu tư nếu như thị giá thấp hơn giá trị một khoảng đáng kể, khoảng đó gọi là BĐAT. Nếu BĐAT càng lớn thì vụ đầu tư đó càng hấp dẫn.
    Hay nói cách khác, vấn đề không phải là tính toán để tìm ra giá trị chính xác nhất, vì điều đó là không thể. Thay vì vậy, ta chỉ cần cố gắng định giá sao cho con số gần đúng nhất (xác suất đúng càng cao càng tốt, nhưng không thể 100% được). Vấn đề quan trọng hơn là cần phải đòi hỏi BĐAT thật cao khi thực hiện đầu tư, để ?obù đắp? cho những sai số không tránh khỏi khi định giá. Theo Graham, một giao dịch mà không có BĐAT thì giao dịch đó không phải là đầu tư đúng nghĩa.
    Vừa rồi tôi có nói chuyện với một anh bạn. Anh ta hỏi tôi như sau:
    - Cổ phiếu X đang có thị giá trên thị trường OTC là 32-34. Tao định giá nó khoảng 22 thôi. Vậy có nên mua không?
    - Nếu thấy X tốt thì có thể xem xét mua. ?" Tôi uể oải trả lời.
    - Tao định đợi nó xuống khoảng 30 thì mua. - Anh ta háo hức.
    - CÁI GÌIIIIIIIIII... ?" Tôi hết lên ?" Nếu mày nghĩ rằng giá trị nó khoảng 22 là được, thì mày chỉ nên mua khi nó 16-18 thôi. Cái khoảng chênh lệch 4-6 đó là BĐAT. Ngay cả nếu thị giá là 22 thì cũng không mua, vì BĐAT chỉ bằng 0. ĐỪNG CÓ MUA NHE CHƯA! ?" Tôi BUZZ mấy phát qua Yahoo Messenger.
    Nhiều người, mặc dù trình độ rất cao và cho rằng mình hiểu về phân tích đầu tư, lại không biết gì về BĐAT. Xem ví dụ ở trên báo Tuổi Trẻ, bài viết vừa khó hiểu vừa gây hiểu lầm cho người đọc ở chỗ: không nói rõ sai số có thể có trong tính toán và BĐAT thế nào là phù hợp. Nếu tác giả có thể cho rằng BĐAT của mình bằng 0 và tính toán của mình chính xác 100% thì có lẽ tác giả đó sẽ sớm trở thành người giàu nhất Việt Nam trong nay mai.
    Hãy ghi nhớ: BĐAT càng lớn thì vụ đầu tư càng hấp dẫn. Nghe đơn giản quá phải không? Ai lại chẳng biết vậy? Thế thì bạn hãy quan sát những người xung quanh đang chơi cổ phiếu. Thay vì trông đợi BĐAT dương, họ sẵn sàng chấp nhận BĐAT âm, giống như anh bạn của tôi. Nghĩ rằng BĐAT là 0 đã hoàn toàn là điên rồ, chứ đừng nói đến BĐAT âm!!!
    Và nếu tuần sau cổ phiếu X tăng giá từ 32 lên thành 40, BĐAT của anh ta sẽ giảm từ -10 (= 22 ?" 32) xuống còn -18 (= 22 ?" 40). Tôi dám chắc anh ta sẽ càng phấn khích muốn mua và cho rằng cổ phiếu X đang cực kỳ hấp dẫn! Vâng, X rất hấp dẫn, nhưng hấp dẫn để cho làm anh ta thua lỗ, chứ không phải hấp dẫn để đầu tư.
    Có thể bạn sẽ phản bác lại rằng ở thời điểm hiện tại, rất khó tìm được cổ phiếu có BĐAT dương, vì giá cổ phiếu đang tăng lên chóng mặt mà. Nếu chỉ nhìn vào thị giá thì chẳng bao giờ biết được BĐAT cả. Cần phải chịu khó tìm ra giá trị của nó nữa.
    Tôi xin kể lại kinh nghiệm của mình. Rất nhiều người có thể sẽ chê cười tôi vì cái sự cứng đầu lúc nào cũng đòi hỏi BĐAT cao của tôi đã làm tôi bỏ lỡ bao nhiêu là cơ hội kiếm lời. Vâng, tôi xin thành thật kể những pha bỏ lỡ cơ hội của tôi. Tôi đã bỏ lỡ không mua FPT khi giá của nó đang ở loanh quanh mức 80-90 ngàn (điều chỉnh lại theo mệnh giá 10 ngàn) để rồi đến giờ FPT leo lên giá trên 600 ngàn (tăng gần 700%). Tôi cũng bỏ lỡ không mua TDH khi giá nó còn 70, để rồi chứng kiến TDH chào sàn với giá 300. Chưa hết. Tôi giữ SAM trong suốt thời gian dài, để rồi quyết định bán đi, và chứng kiến SAM tăng gần gấp 3 lần sau đó. Tôi thậm chí còn nắm giữ VF1 khi nó trên 40, để rồi chứng kiến nó giảm xuống còn 16, nhưng tôi vẫn không bán và nắm giữ cho đến bây giờ. Tất cả những pha bỏ lỡ cơ hội đó đều là vì tôi cứng đầu đòi hỏi BĐAT cao.
    Một số người thậm chí còn cho rằng không ai có thể ngốc hơn tôi nữa. Vâng, tôi thừa nhận mình rất ngốc, nhưng may mắn là tôi không để cho mình ngốc hơn nữa. Thế nào là ngốc hơn? Ngốc hơn là khi tôi bán hết những cổ phiếu của mình để ùa theo mua những cổ phiếu mà tôi tin rằng BĐAT là không có, thậm chí là âm. Cho đến thời điểm này, ngoại trừ những pha hỏng ăn ở trên, những cổ phiếu mà tôi đòi hỏi BĐAT cao đều đem lại kết quả rất thỏa đáng.
    Sở dĩ hầu hết các học trò của Graham đều thành công là vì họ hiểu được BĐAT. Sau khi bước ra từ ?olò luyện? của Graham, mỗi người học trò đều tìm ra phương pháp định giá doanh nghiệp riêng phù hợp với mình. Có người sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu. Có người xác định giá trị bằng cách đánh giá toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp. Có người thì tính luôn giá trị vô hình (thương hiệu của doanh nghiệp) khi định giá. Trong đó nổi bật có Buffett là đặc biệt thành công vì kết hợp được 2 trường phái đầu tư giá trị và đầu tư tăng trưởng (vốn dĩ theo mọi người là hoàn toàn trái ngược nhau, có dịp tôi sẽ trình bày về đầu tư tăng trưởng sau). Ngay cả Graham cũng giới thiệu một số phương pháp cụ thể trong cuốn sách ?oNhà đầu tư thông minh?. Mỗi người học trò sở hữu một ?ochiêu thức? định giá riêng, sao cho phù hợp với thế mạnh của chính mình và tăng độ chính xác khi định giá. Dù dùng chiêu thức nào thì cuối cùng họ cũng tuân theo một nguyên tắc: đòi hỏi BĐAT phải cao.
    Lần sắp tới khi ai đó định dạy bạn về phân tích chứng khoán theo trường phái giá trị (hoặc phân tích cơ bản), nếu họ chỉ dạy bạn về PE, PEG, PB, DCF... mà không nói gì đến BĐAT, thì đừng nên tin họ. Nếu chỉ biết chiêu thức mà không biết tâm pháp, bạn chỉ có thể làm Sơn Đông Mãi Võ kiếm bạc cắc qua ngày thôi.
    Warren Buffett có nêu một hình tượng rất lý thú. Nếu bạn cần xây một cây cầu để xe có trọng tải 10 tấn đi qua, bạn phải thiết kế và thi công cây cầu chịu được 15 tấn. Phần 5 tấn đó chính là BĐAT. Dù bạn có thông minh đến đâu thì cũng không thể lường trước được những biến cố trong tương lai: thời tiết bất thường, một số xe ăn gian tải trọng,... Nếu bạn ngoan cố xây cây cầu tải trọng 10 tấn hoặc thấp hơn, không sớm thì muộn cây cầu sẽ sập tan tành. Trường hợp này đặc biệt đúng khi bạn ở Việt Nam.
    Thậm chí bà Năm bán phở cũng biết điều đó khi trả giá mấy người bán thách. Nếu người nói thách giá món đồ là 200 ngàn, trong khi bà Năm tin rằng nó chỉ đáng giá 30 ngàn, thì bà Năm sẽ đưa ra cái giá ban đầu là 5 ngàn! Nhưng người không biết trả giá thì sẽ đưa ra mức giá ban đầu đúng bằng 30 ngàn. Giá mua cuối cùng khi đó chắn chắn sẽ lớn hơn 30 ngàn.
    Benjamin Graham luôn nhắc nhở học trò về BĐAT, còn bà Năm thì luôn nhắc nhỏ tôi rằng: ?ocháu phải biết cầm đằng cán?.
    Ông Thị Trường (Mr. Market)
    Tôi vẫn thường nghe nhiều người than phiền rằng phân tích cơ bản không có đất dụng võ ở thị trường Việt Nam. Họ cho rằng đi học mấy lớp về phân tích chứng khoán xong rồi chẳng áp dụng được gì. Chẳng hạn: tại sao cổ phiếu Z có các chỉ số cơ bản đẹp vậy mà giá cứ thấp lè tè? Họ cho rằng bây giờ người ta chỉ quan tâm đến thị giá thôi, có ai đầu tư dựa vào giá trị thực đâu mà mình phân tích giá trị làm chi cho mệt.
    Một lần nữa, những người đó chỉ học chiêu thức mà chưa thuộc tâm pháp. Ngoài BĐAT, Graham còn đề ra một nguyên tắc nữa: ông Thị Trường (Mr. Market).
    Để hiểu được nguyên tắc này, thay vì sở hữu cổ phiếu, bạn hãy tưởng tượng mình đang sở hữu một miếng đất do cha ông để lại. Dĩ nhiên là bạn dễ dàng biết được giá trị thực sự của miếng đất hơn là so với giá trị của cổ phiếu. Ngoài ra, hãy tưởng tượng thị trường chứng khoán là một ông hàng xóm ?" tên là ông Thị Trường - người cũng có một mảnh đất ở bên cạnh mảnh đất của bạn.
    Hằng ngày, ông Thị Trường sẽ đến trước cửa nhà bạn để đưa ra một mức giá để mua mảnh đất của bạn, hoặc ngược lại bạn có thể mua miếng đất của ông ta nếu thấy giá đó hợp lý. Mặc dù cả hai miếng đất đều giống nhau về diện tích và địa thế, nhưng mức giá mà ông Thị Trường đưa ra luôn biến động theo từng ngày.
    Chỉ có điều, ông Thị Trường có tâm lý rất bất ổn định. Trong một số ngày ông ta chỉ thấy toàn khía cạnh tích cực của miếng đất và vô cùng phấn khích, khi đó ông ta chào một mức giá vô cùng cao. Lại có một số ngày, ông ta rơi vào trạng thái vô cùng hoang mang và chỉ nhìn thấy toàn khía cạnh tiêu cực, khi đó ông ta sẽ đưa ra mức giá vô cùng thấp.
    Ngoài ra, ông Thị Trường còn rất lì. Nếu hôm nay bạn từ chối giao dịch, thì ngay ngày hôm sau ông ta lại đến gõ cửa để chào mức giá khác, cao hơn hoặc thấp hơn tùy theo tậm trạng của ông ta ngày hôm đó. Ông ta không bao giờ quan tâm đến giá trị thực sự của miếng đất cả.
    Nếu bạn cũng không hiểu rõ giá của miếng đất, bạn phải cẩn thận với ông Thị Trường. Rất có thể chứng tâm lý bất ổn định sẽ lây từ ông qua sang bạn. Khi đó bạn có thể sẽ mua phải miếng đất của ông ta hoặc bán miếng đất của mình với cái giá sai lầm.
    Warren Buffet có lời khuyên như sau: ông Thị Trường ở trước cửa là để phục vụ bạn, chứ không phải để hướng dẫn bạn; cái mà bạn cần là túi tiền của ông ta, chứ không phải sự ngôn ngoan của ông ta. Nếu bạn tin rằng cái giá mà ông ta đưa ra quá cao so với giá trị thực của miếng đất, bạn có thể thản nhiên từ chối giao dịch, hoặc thậm chí có thể bán ngay miếng đất của mình. Tương tự, khi ông ta hoang mang cực độ, bạn có thể tận dụng cơ hội để mua miếng đất của ông ta ngay lập tức.
    Graham cho rằng bạn nên tập trung tìm ra sự khác biệt giữa thị giá và giá trị, và khi có được BĐAT tương đối lớn thì thực hiện đầu tư ngay. Sau đó, bạn không được để sự biến động hằng ngày của thị giá ảnh hưởng đến quyết định mua/bán của mình. Thậm chí bạn cần phải trông đợi sự biến động đó. Về ngắn hạn, sự khác biệt giữa thị giá và giá trị luôn tồn tại, nhưng về lâu dài thì chúng sẽ tiến lại gần nhau. Bạn có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn mức trung bình của thị trường nếu biết tận dụng những lúc có sự khác biệt đó. Muốn làm được điều đó thì bạn phải biết cách tránh xa những ảnh hưởng tâm lý của ông Thị Trường.
    Câu chuyện trên còn cho thấy vì sao phần lớn mọi người đều thành công khi đầu tư vào căn nhà hoặc miếng đất cho tương lai lâu dài của mình (Như bà nội của tôi chẳng hạn, bà chưa hề học qua lớp phân tích đầu tư nào hết nhưng vẫn có thể chọn ra căn nhà có giá trị cao). Thực tế thì họ không bị ông Thị Trường quấy rầy mỗi ngày khi sở hữu căn nhà. Chẳng may nếu họ có thể giao dịch căn nhà qua mỗi ngày, hoặc tệ hơn nữa, họ có thể chia căn nhà ra thành nhiều phần thay vì phải giao dịch cả nguyên căn, có lẽ phần lớn trong số họ sẽ gặp thất bại khi đầu tư vào nhà đất.
    Khi bạn mua cổ phiếu nào đó, hãy viết ra giấy cách thức tính toán giá trị của bạn. Nếu thị giá của cổ phiếu đó giảm chỉ còn phân nửa, đừng hoang mang. Hãy nhìn lại tờ giấy đó, xem cách tính toán đó còn đúng không. Nếu vẫn tin rằng nó đúng, bạn có thể có 2 lựa chọn:
    1. Không quan tâm đến thị giá hiện tại. Theo cách này thì về lâu dài bạn sẽ có được mức lợi nhuận thỏa đáng (như trong bài viết trước).
    2. Lấy tiền mua thêm cổ phiếu đó.
    Phần 2 này đã giới thiệu thêm 2 nguyên tắc cơ bản khi đầu tư giá trị. Dựa vào đó, bạn có thể tự đi tìm ra phương pháp xác định giá trị riêng cho phù hợp với bản thân mình. Ở phần cuối cùng, tôi sẽ trình bày một số sai lầm thường thấy trong suy nghĩ của mọi người về thị giá và giá trị của cổ phiếu.
    Mời xem tiếp phần 3.
  3. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Những suy nghĩ rất buồn cười về giá trị cổ phiếu ở Việt Nam
    Hằng ngày, khi đọc báo, theo dõi diễn đàn trên mạng, nghe những người xung quanh nói chuyện về chứng khoán, tôi không khỏi thấy buồn cười về một số ngộ nhận liên quan đến thị giá và giá trị của cổ phiếu. Ở đây tôi xin nêu ra một số trường hợp vui nhất.
    Ngộ nhận 1: giá trị không có ý nghĩa gì hết
    Phần trước tôi đã nói sơ về ngộ nhận này, bây giờ xin lấy ví dụ hài hước nhất mà tôi từng được biết.
    Khi mua một món hàng nào đó, người Việt mình sẽ ào vào mua nếu như thị giá nó đột ngột giảm (chẳng hạn như nhờ khuyến mãi), ngoài ra không cần tìm hiểu gì thêm.
    Nhưng đối với cổ phiếu (và đô la, vàng) thì hơi khác. Đầu tiên, mọi người sẽ lao vào mua khi thị giá nó tăng (chẳng phải đồng nghiệp của bạn từng thúc giục bạn nhanh nhanh mua cổ phiếu vì giá cổ phiếu đang lên đó sao?). Đến khi phần lớn cổ phiếu đã có giá cao và khó mua, mọi người sẽ lao đi tìm mua những cổ phiếu mới (thường là trên thị trường OTC) có giá còn thấp. Ngoài ra không cần tìm hiểu gì thêm. Cứ có ai nhanh chân mua trước thì được gọi là nhà đầu tư lão luyện.
    Ví dụ tiêu biểu nhất cho trường hợp một (giá cao) là cổ phiếu PVD, cho trường hợp hai (giá thấp) là BBT.
    Để hiểu điều hài hước ở 2 cổ phiếu này, trước tiên bạn cần biết về chỉ số PE. Chỉ số PE của một cổ phiếu chính là tỉ số giữa thị giá và lợi nhuận của công ty phát hành cổ phiếu trong 1 năm. Ví dụ, trong năm vừa qua công ty X thu được lợi nhuận là 1 ngàn đồng trên mỗi cổ phiếu, hiện nay trên thị trường thì cổ phiếu X có thị giá là 12 ngàn đồng, khi đó ta nói PE của X là 12 (=12 ngàn/1 ngàn).
    Hay nói cách khác, bạn bỏ ra 12 đồng để có được 1 đồng lợi nhuận mỗi năm khi sở hữu cổ phiếu X. Nếu công ty X vẫn giữ vững tốc độ lợi nhuận như hiện nay, thì sau 12 năm xem như bạn thu hồi lại được số tiền ban đầu.
    Cổ phiếu PVD từng có thời điểm có PE=328. Tôi không thể nào hiểu nổi tại sao lại có người chịu bỏ tiền ra mua cổ phiếu có PE=328. Ngay cả cổ phiếu của Google, dù được rất nhiều người săn đón và nhiều người đánh giá rằng đã bị kỳ vọng quá cao, cũng chỉ có PE khoảng 60. Nếu bạn mua PVD với PE=328, và nếu vẫn giữ mức lợi nhuận hằng năm như hiện nay, PVD cần kinh doanh khoảng 328 năm nữa để bạn có thể xem như gỡ lại vốn. Ba trăm hai mươi tám năm! Nếu bạn chưa thể hình dung nổi nó dài thế nào, thì cứ nghĩ thế này: cách đây 328 năm thì ngay cả đất Sài Gòn cũng chưa được hình thành!
    Còn BBT (Bông Bạch Tuyết) thì sao? Cách đây gần một năm, thị giá của BBT chỉ có khoảng mười mấy ngàn đồng. Bạn thấy rẻ quá rồi phải không? Nhưng nếu đem lợi nhuận còm cõi của BBT mà đem chia cho thị giá đó, thì PE của BBT ở mức trên 100. Vâng, cần trên 100 năm để BBT gỡ lại vốn cho bạn.
    Chỉ có cách duy nhất lý giải cho mức PE > 100 một cách hợp lý là về lâu dài lợi nhuận của BBT phải tăng trưởng mạnh mẽ hơn hiện tại. Khi đó quãng thời gian 100 năm có thể chỉ còn rút xuống còn 10-20 năm (lúc đó thị giá của BBT chắc chắn sẽ cao hơn). Làm thế nào BBT tăng lợi nhuận mạnh mẽ? Bằng cách bán nhiều băng vệ sinh hơn? Để tìm hiểu khả năng đó, thay vì bỏ hết thời gian đọc các bản báo cáo tài chính, bạn nên dành ít thời gian quý báu chạy đến các siêu thị, cửa hàng tạp hóa ở Sài Gòn. Thử đếm xem bạn tìm được bao nhiêu điểm bán sản phẩm của BBT. Theo tôi được biết thì băng vệ sinh của BBT ngày càng trôi dạt ra xa Sài Gòn, muốn tìm thấy thì phải đến các điểm bán ở tỉnh khác. Cứ mỗi năm thì chúng lại trôi dạt ra xa hơn, và ít điểm bán hơn. Tôi đoán rằng những người mua BBT (mua cổ phiếu, chứ không phải mua băng vệ sinh) khi PE>100 đều là những người đàn ông khờ khạo. Phần lớn phụ nữ ở Sài Gòn đều không mua cả cổ phiếu lẫn băng vệ sinh của BBT.
    Ngộ nhận 2: Mệnh giá chính là giá trị của cổ phiếu
    Rất nhiều báo chí thường hay đựa tin về chứng khoán như sau:
    ?oCổ phiếu X (mệnh giá 10 ngàn đông/cổ phiếu) hiện nay đã có thị giá là 200,000 đồng/cổ phiếu, tức là gấp 20 mệnh giá. Ông Z, chuyên gia chứng khoán của công ty Y. cho rằng thị giá của X đã vượt quá giá trị thực. Nhà đầu tư nên cẩn thận...?
    Đọc xong đúng là tôi thấy mình cần phải cẩn thận. Nhưng không phải cẩn thận với cổ phiếu X, mà là cẩn thận với ông Z gì đó. Theo như cách nói của ông Z thì mệnh giá chính là giá trị của cổ phiếu, có phải vậy không?
    Tôi sẽ lấy một ví dụ đơn giản. Giả sử hồi đầu năm tôi thành lập công ty cổ phần HAVILO (Hột Vịt Lộn) với số vốn 100 triệu đồng. Để có được số tiền đó, tôi vay ngân hàng 40 triệu, đồng thời huy động từ người quen được 60 triệu đồng còn lại bằng hình thức phát hành 6,000 cổ phiếu với mệnh giá 10,000 đồng (60 triệu = 6,000 x 10,000). Giả sử những cổ đông đó đồng ý gốp vốn đúng bằng mệnh giá.
    Như vậy ở thời điểm thành lập bản cân đối kế toán của HAVILO như sau:
    Tài sản : 100
    + Tiền mặt : 100
    ---------------------------------
    Nợ phải trả : 40
    + Vay ngân hàng : 40
    Vốn chủ sở hữu : 60
    + Vốn đầu tư : 60
    Bảng 1 (Đơn vị: 1 triệu đồng)
    Rất dễ hiểu phải không: Tài sản = Nợ + Vốn.
    Vì bản tính rất lười biếng, tôi quyết định không dùng 100 triệu tiền mặt kinh doanh gì cả, mà đem hết đi mua cổ phiếu SJS lúc nó có thị giá là 100,000 đồng/cổ phiếu. May mắn thay, chỉ vài tháng sau thị giá của SJS tăng lên 1,600,000 đồng/cổ phiếu (đã điều chỉnh sau khi chia tách), và tôi bán hết cổ phiếu SJS của mình. Như vậy 100 triệu ban đầu của tôi đã biến thành 1.6 tỉ, tức là tôi kiếm lời được thêm 1.5 tỉ. Giả sử như công ty HAVILO được ưu đãi không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm nay.
    Khi đó cân đối kế toán của HAVILO sẽ là thế này:
    Tài sản : 1,600
    + Tiền mặt : 1,600
    -----------------------------------
    Nợ phải trả : 40
    + Vay ngân hàng : 40
    Vốn chủ sở hữu : 1,560
    + Vốn đầu tư : 60
    + Lợi nhuận giữ lại : 1,500
    Bảng 2 (Đơn vị: 1 triệu đồng)
    Bây giờ tôi đố bạn: Mệnh giá của HAVILO bây giờ là bao nhiêu?
    Trả lời: vẫn là 10 ngàn đồng/ cổ phiếu (vì Vốn đầu tư vẫn là 60 triệu).
    Câu hỏi kế tiếp: Tôi muốn bán cổ phiếu HAVILO cho bạn với giá 50 ngàn đồng/cổ phiếu (gấp 5 lần mệnh giá), bạn có mua không?
    Lẽ dĩ nhiên bạn sẽ mua ngay vì cái giá 50 ngàn là quá hời. Với 1,6 tỉ tiền mặt, cho dù HAVILO có phải ngừng kinh doanh ngay lập tức, trả 40 triệu tiền nợ, thì nó vẫn còn đến hơn 1,5 tỉ để trả lại cho các cổ đông. Nghĩa là mỗi cổ phiếu của HAVILO sẽ là 1.56 tỉ / 6,000 cổ phiếu = 260 ngàn đồng.
    Bỏ ra 50 ngàn đồng để sở hữu 260 ngàn đồng tiền mặt, đối với người bình thường thì đó là vụ đầu tư quá hời, nhưng đối với ông Z gì đó thì không hẳn vậy!
    Mệnh giá của cổ phiếu đơn giản chỉ là một con số được ấn định lúc góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu ra bên ngoài. Theo thời gian, mệnh giá sẽ khác hẳn so với tình hình thực tế về tài sản và lợi nhuận của công ty đó. Thị giá cao gấp 20 lần mệnh giá không có nghĩa là đắt, mà thị giá chỉ còn bằng 1/10 mệnh giá cũng không có nghĩa là rẻ.
    Nếu muốn hiểu rõ hơn giá trị của một công ty, bạn phải nhìn vào cân đối kế toán. Chỉ một con số mệnh giá không thể nói lên được điều gì cả.
    Ngộ nhận 3: Giá sổ sách chính là giá trị của cổ phiếu
    Trong kế toán, người ta tính giá sổ sách (Book value ?" BV) bằng cách:
    BV = Vốn chủ sở hữu / số cổ phiếu phát hành
    Áp dụng cho bảng 2:
    BV = 1.560 tỉ / 6,000 cổ phiếu = 260,000 đồng
    Sau phần trình bày ở Ngộ nhận 2, có thể bạn cũng nảy ra ý nghĩ: nếu thị giá thấp hơn so với BV thì có phải cổ phiếu đang rẻ không? Rất nhiều người phân tích giá trị cũng mắc phải sai lầm đó. Thực tế thì BV cũng như mệnh giá, chẳng thể nói lên điều gì về giá trị thực của cổ phiếu cả.
    Trong ví dụ ở Bảng 2 thì đúng là khoản đầu tư rất hời, nhưng có trường hợp hoàn toàn ngược lại. Hãy xem ví dụ sau.
    Khi đã có 1.6 tỉ tiền mặt, tôi quyết định làm một cú đầu tư điên rồ: chạy ra chợ Nhật Tảo mua vô số máy vi tính siêu cũ (máy XT, màn hình 2 màu đen-xanh, không ổ cứng... chẳng hạn). Vâng, tôi thích chơi ngông như vậy đó. Sau khi mua thì tôi chỉ còn lại 10 triệu đồng tiền mặt.
    Cân đối kế toán của HAVILO lúc này sẽ như sau:
    Tài sản : 1,600
    + Tiền mặt : 10
    + Máy móc thiết bị : 1,590
    -----------------------------------------
    Nợ phải trả : 40
    + Vay ngân hàng : 40
    Vốn chủ sở hữu : 1,560
    + Vốn đầu tư : 60
    + Lợi nhuận giữ lại : 1,500
    Bảng 3 (Đơn vị: 1 triệu đồng)
    Lúc này, nợ và vốn chủ sở hữu không hề thay đổi, chỉ có điều cơ cấu tài sản đã có sự khác biệt. Tài sản được chia ra làm 2 phần: tiền mặt 10 triệu và phần ?omáy móc thiết bị? là 1,590 triệu.
    PV vẫn là 260 ngàn đồng. Nhưng trong mỗi 260 ngàn đồng, phần lớn đã đi vào cái khoản ?omáy móc thiết bị? hết rồi. Bạn thấy đấy, nếu nhắm mắt dựa vào BV, bạn sẽ nhầm rằng máy cái máy vi tính đời XT là giá trị! Thực tế thì ai cũng biết, mấy cái máy XT đó có cho thì cũng chẳng ai thèm nhận về nhà cho chật chỗ.
    Đó cũng là lý do vì sao người ta gọi BV là ?ogiá trị trên sổ sách?. Trên sổ sách thì cái máy XT hay là Core2duo đời mới nhất đều có thể như nhau cả.
    Và với chỉ 10 triệu đồng tiền mặt, HAVILO chắc chắn sẽ gặp rắc rồi lớn khi khoản nợ 40 triệu đến hạn phải trả. Nguy cơ phá sản là khó thể tránh khỏi. Nhưng ngay cả lúc đó, trên sổ sách thì giá trị của HAVILO vẫn là 260 ngàn đồng/cổ phiếu! Vẫn sẽ có người lao vào mua HAVILO vì thấy rằng cái giá trị sổ sách 260 ngàn là quá hấp dẫn. Dĩ nhiên là không có tôi trong đó! Trên thực tế thì giá trị của HAVILO là con số 0 tròn trĩnh, có cho không tôi cũng không thèm.
    Nếu bạn dựa vào BV để định giá doanh nghiệp, bạn phải cất công tìm hiểu xem cái BV thực chất là gì. Nó là Core2duo hay là XT, nó là mảnh đất ngay trung tâm thành phố hay là một bãi bồi vô giá trị ngoài biển, nó là máy móc có thể giúp sinh ra nhiều đồng lợi nhuận hay là một cái máy xay tiền không thương tiếc. Muốn vậy, bạn phải trực tiếp đến tìm hiểu ở công ty; rủ nhân viên trong đó đi uống bia hơi; phỏng vấn đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh của công ty; thậm chí bạn có thể hack vào trong mạng nội bộ của công ty đó để moi thông tin (tôi nói đùa thôi, đừng dại mà làm vậy!).
    Ngộ nhận 4: Chỉ số PE nói lên giá trị của cổ phiếu
    Bạn còn nhớ chỉ số PE là gì chứ? Ok. Chúng ta tiếp tục.
    Rất nhiều chuyên gia cũng hay đưa ra nhận định cổ phiếu đang vượt quá giá trị thật vì PE quá cao, hoặc thấp hơn giá trị thật khi PE quá thấp. Điều này thực sự là rất buồn cười.
    Chữ P trong PE là Price (thị giá), còn chữ E là Earning (lợi nhuận). Trong kế toán, có lợi nhuận không có nghĩa là có tiền đâu, có khi ngược lại là khác. Chúng ta tiếp tục ví dụ từ Bảng 3 nhé.
    Với bản tính mánh mung, tôi cố gắng xoay chuyển tình thế cho HAVILO. Với một đống máy XT thì chắc chắn tôi không thể vận hành chúng để sinh ra lợi nhuận được. Tôi liền lên Internet tìm đại một phần mềm mã nguồn mở nào đó, sửa lại một chút rồi biến nó thành phần mềm riêng của mình (dĩ nhiên là phải giấu đi xuất xứ mã nguồn mở của nó). Sau đó tôi đến kêu gọi sinh viên ở các trường Đại học mua phần mềm của tôi với điều khoản đặc biệt: cứ xài thoải mái, sau 1 năm mới trả tiền cũng được (trong kế toán gọi là cre*** cho khách hàng 1 năm mới thu tiền). Tôi hiểu rõ sinh viên thì làm gì có tiền mà trả cho mình, ngay cả mấy đứa sinh viên cũng biết điều đó, nhưng có sao, cứ xài thôi, đến hẹn thì quỵt luôn có sao.
    Và thế là HAVILO có thêm 60 triệu đồng lợi nhuận, sinh viên có phần mềm để xài, còn tôi thì hứng khởi chuẩn bị nhìn giá cổ phiếu của HAVILO tăng lên. Tất cả mọi người đều vui vẻ ai về nhà nấy.
    HAVILO có thêm 60 triệu đồng từ lợi nhuận, nhưng muốn có được số tiền mặt tương ứng thì phải đợi 1 năm nữa. Chẳng sao cả, những nhà đầu tư háo hức không cần phải đợi lâu đến vậy, họ bắt đầu tính:
    Tổng lợi nhuận là 60 triệu. HAVILO phát hành 6 ngàn cổ phiếu.
    Vậy mỗi cổ phiếu lãi 60 triệu / 6 ngàn = 10 ngàn đồng/cổ phiếu.
    Thị giá ngày hôm nay của HAVILO là 50 ngàn đồng/cổ phiếu.
    Suy ra: PE = 50 ngàn/10 ngàn = 5
    BÀ CON ƠI! MUA CỔ PHIẾU SIÊU RẺ ĐÊ!!!!!
    PE của HAVILO chỉ có 5, trong khi trung bình thị trường hiện nay là 40. Giá sổ sách của HAVILO đến 260 ngàn, trong khi thị giá chỉ có 50 ngàn. Còn dại gì mà không mua?
    Nếu bạn mua HAVILO, bạn và những cổ đông khác sẽ phải gánh số nợ 40 triệu khi HAVILO phá sản. Ồ, hy vọng rằng sang năm sau bạn sẽ tìm lại được những sinh viên kia để đòi thanh toán lại tiền sử dụng phần mềm nhé! Chúc may mắn! Còn tôi thì ôm số tiền nhờ bán cổ phiếu HAVILO cho bạn để đi chơi đảo Tuần Châu đây.
    Dĩ nhiên có ví dụ trên là vì giám đốc lừa đảo. Nhưng ngay cả giám đốc thành thật, thì chỉ dựa vào duy nhất chỉ số PE cũng không nói lên được giá trị thực tế của doanh nghiệp:
    - lợi nhuận trong năm nay có thể cao vì đột biến. Ví dụ công ty T sản xuất mì ăn liền với lợi nhuận èo uột qua bao nhiêu năm, do đó thị giá cổ phiếu T cũng rất thấp. Đột nhiên năm nay có thiên tai lớn, ban lãnh đạo của T đục nước béo cò bán mì ăn liền cho nhân dân gặp nạn với giá cắt cổ. Lợi nhuận trong năm nay sẽ cao đột biến, nhưng đến năm sau thì chắc chắn sẽ có vấn đề lớn, thậm chí muốn duy trì lợi nhuận như xưa cũng đã khó rồi. Vì vậy, bạn phải xem xét PE qua nhiều năm.
    - Phải xét đến yếu tố tăng trưởng. Công ty A có PE=50 so với công ty B có PE=10 thì thế nào? Bạn nghĩ rằng B hấp dẫn hơn? Hãy nhìn về tương lai. Nếu A tăng trưởng 50%/năm, trong khi B tăng trưởng -5%/năm (nghĩa là lợi nhuận trong tương lai sẽ càng ngày càng kém) thì công ty A mới đáng để đầu tư. Muốn biết tình hình tương lai của một công ty trên thực tế không phải quá khó. Cứ tập trung vào công ty nào mà bạn hiểu rõ. Chẳng hạn, nếu bạn là dân IT thì một công ty chỉ sản xuất dĩa mềm với PE=5 có hấp dẫn không? Dĩ nhiên là không, vì chỉ vài năm nữa thôi là nó sẽ đóng cửa.
    Ngộ nhận 5: Chỉ chuyên gia mới có thể phân tích giá trị
    Chuyên gia ở đây là ai? Đó là những người làm trong các quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán, ngân hàng, giáo sự đại học,...
    Bạn nghĩ rằng chỉ những người đó mới có thể phân tích tài chính, phân tích công ty,... Còn mình thì đâu có lợi thế bằng họ.
    Bạn nghĩ gì về những ví dụ đã nêu ở Ngộ nhận 2, 3, 4? Có phải đó là lỗi do kế toán, kiểm tốt không chính xác, lừa lọc? Thông tin không minh bạch?
  4. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Chẳng có lỗi gì ở đây cả. Hầu hết các ví dụ đó để hợp lệ về mặt kế toán và kiểm toán. Gọi máy vi tính XT là tài sản là hoàn toàn đúng đắn. Chẳng có cơ chế dù minh bạch cỡ nào có thể giúp bạn tìm ra những ?osơ hở? đó cả. Chính bạn, nhà đầu tư, phải tự thực hiện điều đó.
    Vậy những ?ochuyên gia? đó có lợi thế gì khi tìm ra những ?osơ hở? đó? Chẳng có lợi thế nào hết. Ngược lại, chính họ mới bị bất lợi. Peter Lynch, người được xem là nhà quản lý quỹ xuất sắc nhất nước Mỹ, có viết trong cuốn sách ?oOne up on Wall Street? rằng: bất kỳ người bình thường nào, nếu biết tận dụng những gì mình hiểu rõ, đều có thể đánh bại các chuyên gia ở Wall Street. Khi nào có thời gian tôi sẽ tóm tắt lại nội dung cuốn sách này.
    Cách dễ nhất để đánh bại hầu hết chuyên gia là dựa vào Index Fund (đã nói ở bài trước). Điều này đã được chứng minh bởi lý luận của giới nghiên cứu lẫn kết quả thực tế từ ngành tài chính.
    Cách thứ hai là tận dụng cái bạn đã biết sẵn.
    Hãy tưởng tượng, nếu một chuyên gia chỉ biết ngồi đọc các bản báo cáo tài chính, liệu ông ta có thể định giá chính xác doanh nghiệp đó không? Những phần trên của bài viết đã cho câu trả lời.
    Phân tích tài chính chỉ là một phần của phân tích giá trị doanh nghiệp, nhưng chưa đủ. Phần còn lại, bạn phải tìm hiểu thực tế về tình hình kinh doanh, sản phẩm, khách hàng, thị trường, triển vọng của doanh nghiệp đó.
    Hãy lấy tôi làm ví dụ. Chuyên môn của tôi là viết phần mềm. Chuyên môn của anh A nào đó là tài chính. Vậy ai có lợi thế hơn khi phân tích giá trị?
    Trả lời: chính là tôi. Bởi vì trước tiên tôi sẽ chỉ tập trung phân tích những công ty mà tôi hiểu rõ. Tôi có thể dùng chuyên môn của mình để phân tích các công ty sản xuất phần mềm, khi có kinh nghiệm thì tôi có thể phân tích các công ty có ứng dụng phần mềm mạnh mẽ để phục vụ kinh doanh sản xuất.
    Chuyên môn phần mềm chính là cái vốn quý nhất của tôi. Anh A không thể nào có nó trong một sớm một chiều được. Mà nếu không hiểu rõ về ngành phần mềm thì làm sao phân tích được các công ty đó? Đối với những người không có chuyên môn thì họ rất dễ nghĩ rằng máy XT và Core2duo đều có giá trị như nhau.
    Có chuyên môn phần mềm rồi, muốn học thêm cơ bản về tài chính để biết cách đầu tư thì dễ hơn rất nhiều so với cách làm ngược lại. Chẳng hạn, tôi thấy nhiều người sau khi nghỉ làm IT, chỉ mất vài tháng, thậm chí là có thể vào làm việc ngay trong ngành tài chính, ngân hàng (làm chuyên viên phân tích, tư vấn hẳn hoi), mặc dù trước đó chưa hề có chuyên môn và kinh nghiệm gì trong lĩnh vực mới. Ngược lại, tôi chưa bao giờ thấy ai từ ngành tài chính, nghỉ làm, rồi chỉ trong vài tháng ngắn ngủi đi học cấp tốc có thể vào làm phần mềm được.
    Dĩ nhiên tôi không có ý so sánh và hạ thấp ngành nào cả. Ý của tôi rất đơn giản: hãy sử dụng thế mạnh sẵn có của bạn để chiến thắng. Nếu còn thiếu điều gì đó thì hãy tìm cách nào tốt nhất để bổ sung hay khỏa lấp. Đừng đánh mất thế mạnh của mình để nhắm mắt lao vào lĩnh vực mà bạn không có khả năng dành thắng lợi, chỉ vì nghe đồn rằng người nào đó giỏi lắm và có ưu thế hơn.
    Vừa rồi tôi có nghe tin nhiều chú Hai Lúa ở ĐBSCL trúng đậm nhờ nuôi cá, đem tiền đi mua xe hơi đời mới. Cầm số tiền còn dư, các chú quyết tâm lên Sài Gòn săn lùng cổ phiếu của công ty trong lĩnh vực giàn khoan, công nghệ, ngân hàng, dược phẩm...
    Ở hướng ngược lại, rất nhiều nhân viên trong các công ty công nghệ, ngân hàng... đang đổ xô về ĐBSCL săn lùng cổ phiếu của các công ty xuất khẩu thủy sản mới vì giá còn rất thấp (vì cách công ty thủy sản trên sàn giá đã cao).
    Lẽ ra các chú Hai Lúa nhà ta, nếu thực sự tự mình muốn đầu tư thì nên bỏ thời gian ra phân tích tình hình kinh doanh của các công ty thủy sản quanh mình.
    Trao đổi kiến thức lấy phở
    Tôi đang thèm ăn phở (nghĩa đen, không phải nghĩa bóng). Đúng là người Việt Nam mà lâu ngày không ăn phở thì trong người thấy hỏng hóc thế nào ấy.
    Tôi cũng còn rất nhiều điều thú vị để nói về chứng khoán, về đầu tư, về kiếm tiền... Hay là khi nào về Việt Nam tôi sẽ mở lớp dạy chứng khoán kiểu Lê Nam (đơn giản, dễ hiểu, thẳng thắn, và hài hước)? Tôi sẽ ưu tiên lớp có số lượng đông học viên.
    Học phí sẽ là 1 tô phở/1 học viên/1 buổi học. Chú ý: không nhận tiền mặt, chỉ nhận phở không có formol.
    Có ai muốn tham gia không vậy? Đem cho tôi một tô phở đi.
    ====================================================
    Bản quyền của Lê Đình Lĩnh Nam.
    Ghi rõ nguồn "Nam Le''s Blog" khi bạn phát hành lại thông tin từ blog này.

  5. SeeTrocKD

    SeeTrocKD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2007
    Bài viết:
    2.048
    Đã được thích:
    0
    Oài kiếm tiền ở TTCK khó lắm các pác ợ ... không ngon ăn như báo viết đâu hô hô
  6. tiengiangquetui

    tiengiangquetui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    1.163
    Đã được thích:
    0
    Nông dan len " xa`n" roi ba con oi, ve ban ruong moi dc!!!!
    Cam on ban da dua thong tin len mang!
  7. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Sưu tầm từ ttvnol.com
    Tôi là một cán bộ hưu trí, dành dụm cả đời được 100 triệu, cũng định
    gửi tiết kiệm để dưỡng già. Nhưng theo trào lưu chung, tôi đã mang số
    tiền trên đầu tư vào một số loại cổ phiếu, thời điểm tôi mua vào là gần
    đỉnh VNI 1.170
    Đến hôm nay, số tiền trên còn lại theo giá thị trường là hơn 75 triệu. Dường như thị trường đã đúng, còn tôi đã sai.
    Bằng cách tìm đọc và nghiền ngẫm các cuốn sách về chứng khoán, tôi thấy mình
    đã phạm rất nhiều sai lầm mà hình như đã là nhà đầu tư mới thì hầu như
    không thể tránh khỏi.
    Viết ra những sai lầm của mình cũng là một cách chia sẻ và rút kinh nghiệm. Theo bảng liệt kê, tôi đã phạm phải khoảng 80 loại sai lầm. Tôi sẽ viết ra dần những sai lầm của mình.
    1. Không có phương pháp đầu tư ( đầu cơ ) rõ ràng :
    Cũng giống như nhiều người, tôi suy nghĩ rất đơn giản : cứ cố gắng mua được giá thấp thì sẽ bán được giá cao
    Nhưng thế nào gọi là thấp thì tôi không hình dung ra được, tôi luôn có cảm
    giác mua các cổ phiếu giá 40 - 50 nghìn sẽ an toàn hơn các cổ phiếu giá
    400 - 500 nghìn. Nhưng đến giờ thì các cổ phiếu mà tôi coi là giá rất
    cao lại có vẻ giảm ít hơn các cổ phiếu tôi coi là giá thấp.
    Tôi nghĩ rằng mình đã rất khôn ngoan khi mua hàng nghìn cổ phiếu giá thấp
    thay cho hàng chục hay hàng trăm cổ phiếu giá cao, khi mua các cổ phiếu
    giá thấp tôi có cảm giác đang mua được nhiều hơn với cùng một số tiền.
    Nhưng hóa ra không phải vậy : không nên suy nghĩ theo số lượng cổ phiếu
    mua được, mà nên suy nghĩ theo giá trị số tiền đầu tư. Nên mua mặt hàng
    tốt nhất có thể chứ không phải mặt hàng rẻ nhất.
    Khi đã lỗ tới 25% số vốn ban đầu thì tôi không biết phải tiếp tục như thế nào nữa,
    ngoài việc ôm chặt số cổ phiếu giảm giá qua từng ngày và tự an ủi bằng
    câu nói của W.B : Nếu bạn không đủ can đảm nhìn cổ phiếu của mình mất
    đi 40% giá trị thì bạn đừng nên đầu tư.
    Nhưng khi đọc lại chăm chú từng dòng chữ cuốn tiểu sử của W.B thì tôi té ngửa vì lâu nay đã có bao người hiểu sai câu nói của ông. Rà soát lại hầu hết các thương vụ
    đầu tư mà W.B đã thực hiện thì chưa có thương vụ đầu tư nào của W.B
    phải trải qua giai đoạn thua lỗ trên 10%. Vậy thì con số 40% thua lỗ mà
    W.B nói tới là khả năng chịu đựng của ông chứ không phải thực tế đã xảy
    ra. Còn tôi và bao nhiêu người khác thì lỗ lã đã xảy ra thật.
    Vậy mà tôi cũng như bao người cứ chắc mẩm : đến W.B còn thua lỗ tới 40% thì mình lỗ lã như vậy cũng là thường tình
    Một câu hỏi lóe lên trong tôi : tại sao W.B làm được vậy mà mình không làm được ?
    Tại sao những khoản đầu tư mà W.B đã thực hiện đều sinh lời lớn và ít phải
    trải qua những giai đoạn lỗ lã nặng ? Bởi vì ông mua vào chọn lọc, thận
    trọng, kiên nhẫn, còn tôi thì mua ào ào. Tôi tưởng tượng W.B sẽ làm gì
    nếu ông bắt đầu với 100 triệu giống như tôi ?
    Ông sẽ đặt ra tiêu chuẩn mua vào :
    + P/E < 20
    + G>20% trong 5 năm qua và 5 năm tới
    + P/E/G < 1
    + P/B < bình quân chung
    + ROE, ROA > 20%
    và ông kiên nhẫn tìm kiếm, nếu chưa tìm được thì ông sẽ kiên quyết chờ đợi
    những cổ phiếu đang có giá khá cao giảm dần về tiêu chuẩn ông mong đợi.
    Nếu tôi lựa chọn phương pháp của W.B để làm lại, tôi cũng kiên nhẫn chờ
    đợi.
    Nhưng ngoài W.B vẫn có những nhà đầu tư ( đầu cơ ) vĩ đại
    khác ? Tôi tiếp tục tìm kiếm các phương pháp đã được kiểm nghiệm qua
    thời gian, sắp xếp theo thứ tự từ mới đến cũ :
    William J.O''neil và phương pháp CAN SLIM
    Tiêu chuẩn mua vào của W.J.O
    C = Current Quarterly Earning per Share (lợi tức trên cổ phần quý hiện
    tại) phải càng cao càng tốt và nếu vốn đầu tư không nhiều thì nên chọn
    cổ phiếu có lợi tức trên cổ phần quý hiện tại cao nhất - nhì - ba thị
    trường. Cổ phiếu được chọn phải cho thấy sự tăng trưởng với tỷ lệ lớn
    của lợi tức quý hiện tại khi so với cùng kỳ năm trước. Nếu cổ phiếu có
    mức lợi nhuận hàng quý tăng đột biến thì phải cho ngay vào tầm ngắm.
    Nhưng lợi nhuận tăng đột biến này phải loại bỏ lợi tức một lần bất
    thường. Sở dĩ W.J.O đưa tiêu chuẩn này lên hàng đầu vì lợi nhuận hàng
    quý tăng đột biến luôn cho thấy công ty đã và đang có sự phát triển đột
    phá một cách thần kỳ. Nếu cẩn thận hơn nữa thì chọn cổ phiếu có lợi
    nhuận tăng đột biến trong hai quý gần nhất.
    A = Annual Earnings Increases (tỷ lệ tăng trưởng lợi tức hàng năm) tìm sự gia tăng đột
    biến. Lý do W.J.O đưa tiêu chuẩn này vào sự tìm kiếm cổ phiếu để đầu tư
    bởi vì có thể các công ty hoàn toàn có khả năng đưa ra một báo cáo quý
    có lợi cho công ty vào thời điểm thích hợp, việc xem xét tỷ lệ tăng
    trưởng hàng năm sẽ đảm bảo lựa chọn được cổ phiếu có chất lượng. Cách
    tìm kiếm và đánh giá A tương tự như C.
    N = New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, lãnh đạo mới, đỉnh giá mới) côngty mà tôi đang tìm kiếm theo phương pháp của W.J.O phải vừa phát triển
    thành công những sản phẩm mới, hoặc những dịch vụ mới, hoặc chí ít cũng
    phải là những dự án mới. Nếu bộ máy quản lý của công ty được thay mới,
    trong bộ máy lãnh đạo mới đó lại có người của công chúng thì quá tuyệt.
    Sau tất cả những sự thay đổi trên thì W.J.O khuyên tôi nên chờ đợi, lúc
    nào giá cổ phiếu của công ty vừa đột phá ra khỏi khu vực giá ổn định
    thì mua ngay vào. Mới nghe thì có vẻ nghịch lý, tại sao không mua ngay
    mà phải chờ ? Bạn hãy thử tưởng tượng : giả sử những điều kiện thuận
    lợi trên của công ty xảy ra trong tình hình thị trường nguội lạnh chứ
    không phải sốt giật như vừa qua ? Lúc đó chúng ta cần phải chờ đợi sự
    công nhận thật sự của công chúng, nếu không ta sẽ bị chôn vốn. Tất
    nhiên đó là W.J.O quá cẩn thận, còn chúng ta có thể tùy tình hình cụ
    thể mà mua ngay vào khi thích hợp.
    S = Supply and Demand (cung và cầu) W.J.O khuyên nên lựa chọn cổ phiếu tốt cộng với nhu cầu lớn,
    đầu tiên tôi cũng không hiểu lắm W.J.O khuyên như vậy có nghĩa gì (già
    rồi nên suy nghĩ hơi chậm), nhưng qua trao đổi với các bạn trẻ thì chữ
    S ở đấy là để chỉ các bluechips.
    L = Leader (dẫn đầu) W.J.O khuyên nên chọn các cổ phiếu đứng đầu một ngành, trong bất kỳ tình
    huống nào thì cổ phiếu của công ty đầu ngành luôn có những lợi thế trội
    hơn hẳn những công ty cùng ngành, trong một số trường hợp đặc biệt thì
    công ty đầu ngành thậm chí có một tầm cao hơn rất nhiều so với công ty
    thứ hai trong ngành.
    I = Institutional Sponsorship (sự bảo trợ của các tổ chức) điều này thì quá đúng rồi, mua cổ phiếu của công ty mà
    có nhiều cổ đông là các ông lớn thì thực sự được đảm bảo bằng vàng khối.
    M = Market Direction (xu hướng thị trường) W.J.O muốn nhắc đến sự quan
    trọng của xu hướng thị trường tới từng cổ phiếu, xu hướng thị trường có
    tác động tới tất cả các cổ phiếu mà không hề có ngoại lệ. Dù một cổ
    phiếu có đủ cả C A N S L I nhưng M đi xuống thì cổ phiếu đó cũng không
    nằm ngoài quy luật. Đây là quan điểm rất khác biệt với W.B. W.J.O cho
    rằng dù một cổ phiếu có tốt đến mấy thì nhà đầu tư vẫn nên có thời điểm
    để vào - ra khỏi nó một cách hợp lý. Tôi chỉ là một người hưu trí bình
    thường, nhưng nếu đầu tư theo phương pháp của W.J.O thì tôi sẽ tuân thủ
    điều này.
    Sau khi nghiền ngẫm kỹ phương pháp của W.J.O, tôi thấy đây là kim chỉ nam và phải tuân thủ triệt để nếu thị trường tôi tham gia là một thị trường rộng lớn cỡ như thị trường Mỹ, nơi có tới hàng trăm ngàn công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng. Khi đó phương pháp CAN SLIM thực sự như một cỗ máy đãi vàng, tìm ra những hạt vàng trong
    cát. Nhưng nếu áp dụng vào Việt Nam thì tôi sẽ giảm bớt mức độ yêu cầu
    để không bỏ lỡ những cơ hội tốt.
    Tôi cũng đã đọc thêm một số phương pháp khác áp dụng cho trung và dài hạn nhưng về cơ bản cũng khá giống phương pháp của W.B và W.J.O và không xuất sắc hơn. Nên tôi quyết định nếu đầu tư cho trung và dài hạn tôi sẽ làm theo W.B và W.J.O
    Nếu tôi trẻ hơn 30 tuổi, có thể tôi sẽ mạo hiểm hơn trong đầu tư cũng như
    đầu cơ ? Và để không lạc hậu với thời cuộc tôi cũng tìm đọc thêm một số
    phương pháp đầu cơ trong ngắn hạn
    Phương pháp đầu cơ trong ngắn hạn và trung hạn của Nicolas Darvas, Gernald M.Loeb, Bernard Baruch (còn nhiều huyền thoại khác nhưng tôi chỉ tập trung nghiền ngẫm phương pháp của những huyền thoại trong vòng 30 - 40 năm trở lại đây, trường
    hợp nhà đầu cơ của mọi thời đại G. Soros tôi xếp thành một mục nghiên
    cứu riêng)
    Đặc điểm chung của những nhà đầu cơ lớn :
    + Nguyên tắc hàng đầu : biết cắt giảm thua lỗ
    + Ngừng giao dịch khi không xác định được xu hướng của thị trường
    + Chỉ mua cổ phiếu khi nó đạt một mức giá cao mới
    + Mua trung bình tăng (chứ không phải trung bình giảm)
    + Giữ lại cổ phiếu tăng giá, bán đi cổ phiếu giảm giá
    Khi đọc lướt qua, thực sự tôi không hiểu gì cả, tất cả những điều họ làm
    đều trái với suy nghĩ thông thường của tôi. Nhưng càng ngẫm ngợi, càng
    đào sâu và so sánh với kinh nghiệm thương đau của mình, tôi thấy những
    điều họ làm mới thực sự là chân lý. Đến lúc đó tôi mới thấm thía câu
    nói : muốn thành công trên thị trường chứng khoán, hãy làm ngược với
    đám đông (ngược ở đây là ngược về phương pháp chứ không phải hành động
    cụ thể)
    Vì tôi chỉ là một người hưu trí, không thể một lúc áp dụng hiệu quả và sáng tạo được ngay những nguyên tắc trên, nên tôi sẽ vừa học, vừa làm, vừa tìm hiểu dần để khắc phục khoản thua lỗ 25% trongthời gian qua.
    2. Hoang mang, dao động tìm mọi cách gỡ gạc ngay thay vì bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua lỗ :
    Giờ đây tôi đã bị lỗ 25% rồi, thực sự tôi bối rối kinh khủng, không biết
    làm gì cả ngoài một ý nghĩ nung nấu trong đầu : làm thế nào để gỡ lại
    ngay khoản thua lỗ. Ngày nào tôi cũng có mặt trên sàn giao dịch của
    công ty chứng khoán để dò là tin tức, lang thang trên internet để tìm sự đồng cảm, vồ lấy
    mọi thông tin có tính an ủi : thị trường sẽ đảo chiều lên ngay trong
    ngắn hạn.
    Quá trình dò hỏi tôi nhận được nhiều lời khuyên lắm, tập trung vào một số hướng chính như sau :
    + Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại
    + Bán ngay để giảm lỗ
    + Mua thêm vào để giá bình quân giảm xuống
    + Tìm cách nhảy sóng, hay nhảy sạp gì đó mà các bạn trẻ hay nhắc tới
    Khi
    chưa học được thói quen bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua
    lỗ thì có lẽ tôi đã làm ngay theo một trong những hướng trên. Nhưng khi
    đã học được thói quen bình tĩnh, tôi bắt đầu xem xét kỹ từng hướng một.
    3. Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại
    Những người khuyên tôi như trên thường dựa vào một số lập luận chính :
    + Giá giảm rồi giá sẽ tăng trở lại, trong quá khứ đã xảy ra như vậy và những người kiên quyết giữ đều lãi lớn
    + W.B đã nói giảm tới 40% chưa vấn đề gì
    + Nền kinh tế tăng trưởng cực tốt
    + v.v... và v.v...
    Nếu tôi nghe theo lời khuyên trên thì tôi phải làm gì ? Tôi được gì ? Tôi sẽ gặp rủi ro gì ?
    Tôi phải làm gì ? Dễ lắm, tôi không cần phải làm gì cả, chỉ việc để số cổ
    phiếu nằm im. Chỉ yêu cầu một điều duy nhất : trong suốt thời gian tới
    tôi không được phép nghĩ tới nó, không được nghe đài, đọc báo, xem
    tivi, lướt net, không được bàn tán về nó. Tóm lại coi nó không hề tồn
    tại.
    Tôi được gì ?
    + Tôi sẽ được một số cổ phiếu quy ra tiền vẫn y nguyên nếu tình hình vẫn như hiện nay
    + Tôi sẽ được ... hòa vốn nếu thời gian tới có nhiều người bước vào thị trường mà cũng ngây thơ như tôi
    + Tôi sẽ được lãi lớn nếu thời gian tới lại có rất, rất nhiều người bước vào thị trường mà ngây thơ ... còn hơn tôi
    Tôi sẽ gặp rủi ro gì ?
    4. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty đang làm ăn thua lỗ
    Trong số cổ phiếu tôi đang nắm giữ, có cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua
    lỗ. Lẽ thông thường thì tôi đã phải bán ngay khi chúng bắt đầu giảm giá
    và làm tôi thua lỗ, nhưng vì tôi là một ông già lẩm cẩm, bị tình cảm
    chi phối và nhận thức chậm nên tôi cứ chờ đợi và hy vọng. Bây giờ thì
    tôi đã hiểu một điều rất đơn giản : tất cả mọi cổ phiếu đều ẩn chứa
    tính đầu cơ cao và bao hàm các rủi ro và rủi ro cao nhất luôn thuộc về
    các công ty làm ăn thua lỗ.
    5. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty mà khả năng rất thấp trong việc phục hồi lại và vượt qua giá vốn đã mua vào
    Tức là khi bạn mua vào tại đỉnh cơn sốt này, giá cổ phiếu giảm, bạn lỗ và
    chờ đợi, mãi rồi cũng xảy ra cơn sốt tiếp theo nhưng giá vẫn không thể
    vượt qua được giá vốn bạn mua vào.
    Trường hợp này ít rủi ro hơn khi nắm giữ các cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Nhưng mệt mỏi và vô vọng thì hơn rất nhiều. Trên thế giới thì có vô vàn dẫn chứng,
    còn tại thị trường non trẻ của chúng ta thì có không dưới 10 trường hợp
    như vậy đâu (tôi không muốn nói rõ tên các cổ phiếu đó, các bạn hãy tự
    tìm hiểu nhé) và thật bất hạnh cho nhà đầu tư nào nếu cứ giữ mãi cổ
    phiếu đó với niềm tin nó sẽ phục hồi.
  8. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    6. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của công ty bị rơi vào tầm ngắm của bầy thú điện tử
    Thu gom, dìm giá, ép giá, kich giá - từ trước tới giờ tôi cứ nghĩ chúng tệ
    đến thế là cùng, nhưng hóa ra tất cả còn phải chào thua khi những con
    kên kên chuyên ăn xác chết xuất hiện. Ở một thị trường mới nổi thì
    những cổ phiếu ban đầu bao giờ cũng là những cổ phiếu thực sự tốt, khả
    năng phá sản hầu như không có, chỉ có mạnh yếu, thịnh suy,mỗi lúc mỗi
    khác. Nhưng qua quá trình phát triển của thị trường khả năng phá sản sẽ
    xuất hiện (2 - 3 năm tới Việt Nam vẫn chưa xuất hiện khả năng đó)
    Nhưng trong tiến trình hội nhập, với lộ trình mở room thì việc nhà đầu tư
    nước ngoài nắm quyền kiểm soát công ty là chuyện hết sức bình thường.
    Nếu họ là những nhà đầu tư chân chính,với khả năng quản lý tốt, doanh
    nghiệp từ chỗ yếu kém sẽ có thể hồi phục. Nhưng nếu là những con kên
    kên thì thật tai họa.
    Hãy thử tưởng tượng khi tôi mua vào một cổ phiếu với giá cao, nhưng sau đó doanh nghiệp làm ăn kém, giá cổ phiếu giảm dần, khi giá giảm tới mức thuận lợi, những con kên kên sẽ nhảy vào thâu tóm và xẻ thịt doanh nghiệp ra để bán. Vậy là khoản thua lỗ của
    tôi sẽ một đi không trở lại. Đó là thì tương lai, nhưng nếu vẫn giữ nếp
    suy nghĩ cũ, không sớm thì muộn tôi có thể sẽ rơi vào tình huống này.
    Vậy nếu cổ phiếu tôi đang nắm giữ rơi vào một trong ba trường hợp trên, tôi sẽ bán ngay lập tức mà không nắm giữ chặt nữa.
    Thế là tôi đã có hướng giải quyết cho 30 - 40% các khoản đầu tư của mình.
    Số cổ phiếu còn lại là những cổ phiếu tốt, nhưng giá vẫn cứ giảm, nếu
    xử trí không khéo léo tôi sẽ phạm sai lầm. Đó là những sai lầm gì ?
    7. Không xác định nổi xu hướng thị trường hiện tại
    Sau khi thanh lý 40% số cổ phiếu thực sự không tốt, hiện nay tôi có 40%
    tiền mặt và 60% cổ phiếu được coi là tốt. Tôi không biết phải làm tiếp
    gì cả vì không xác định nổi xu hướng thị trường hiện tại.
    Hình như không xác định được xu hướng thị trường hiện tại là một sai lầm khá phổ
    biến (tôi tự an ủi bản thân như vậy), lúc thị trường đi lên tôi nghĩ nó
    lên mãi, lúc nó bắt đầu xuống tôi lại hoảng hốt cho là nó xuống mãi,
    tới lúc mới đi ngang nhè nhẹ tôi lại mơ đến lúc nó giật đùng đùng.
    Tóm lại là tôi không hiểu ra làm sao cả. Vậy có cách nào xác định được
    tương đối xu hướng thị trường ? (tôi già rồi, không nhanh bằng lớp trẻ,
    thôi thì chấp nhận ăn ít no lâu)
    Sau khi lân la tìm hiểu thế nào xu hướng thị trường, tôi nghe loáng thoáng muốn biết được xu hướng là phải có chen (ah thì ra là thế, chen lấn ý mà, chen lấn nhiều trên sàn
    thì thị trường sẽ tăng, chen lấn ít, thậm chí chả ai thèm chen lấn với
    mình tất thị trường giảm) sau tôi mới biết là nhầm, không phải chen
    (lấn) mà là trend. Nhưng dù sao cái vụ chen lấn kia cũng khá chính xác
    đấy.
    Làm thế nào để xác định trend ?
    Chợt nhớ ra đứa cháu trai đang làm việc tại một tổ chức tài chính, tôi bèn lặn lội đèn sách
    đến nhờ vả, mặc dù được cháu tận tình chỉ bảo nhưng sau 3 ngày đánh vật
    với nào là MACD, BB, Momenturn, RSI, MFI, Aroon, CCI vân vân và vân vân
    - tóm lại tôi vẫn chưa hiểu gì cả.
    Cháu trai của tôi rất thông cảm nhưng chỉ biết an ủi : TA là một môn học khó bác ạ và cần có năng
    khiếu nữa, bác biết chút chút về làm vườn thì trồng cây chắc là nó vẫn
    sống tươi tốt, chứ bác biết chút chút về TA mà đầu tư cổ phiếu theo
    kiểu ngày nào, tuần nào cũng mua mua bán bán là mất tiền oan đó.
    Chợt nhớ ra điều gì đó, cháu trai hỏi tôi : vậy bác đầu tư cổ phiếu ngẫu
    hứng hay có phương pháp ? Tôi trả lời : trước thì lung tung nhưng giờ
    thì bác đang lựa chọn hai ông W.B và W.J.O làm thày dạy.
    Vậy thì tốt rồi, bác nên nghiên cứu kỹ phương pháp đầu tư và tuân thủ, còn việc
    tham khảo bằng TA chủ yếu để cân nhắc vào - ra thị trường cho hợp lý.
    Một trend hình thành và phát triển đều cần có thời gian, đủ để bác suy
    tính chứ không trồi sụt chóng mặt như giá cả khớp lệnh đợt một đợt ba
    đâu, nếu bác chấp nhận được việc không tranh mua đáy, không tranh bán
    đỉnh thì có thể kết hợp phương pháp đầu tư mà bác chọn và tín hiệu phát
    ra từ MACD là tạm ổn. Sau đó dần dần bác sẽ có kinh nghiệm hơn.
    Thế này bác nhé có đường MACD (26,12) thường được biểu hiện bằng màu xanh
    và đường EXP (9) thường được biểu hiện bằng màu hồng. Mỗi đường đều có
    số liệu cụ thể, hiệu số của hai số liệu đó gọi là Divergence. Bác có
    thể đọc kỹ hơn tại :
    http://www.dautuchungkhoan.com/Kinh-Nghiem/2005/03/3813.OTC
    Nói chung tín hiệu phát ra từ MACD không quá nhạy với thực tế thị trường nhưng nó cho bác một cái nhìn ổn định trong trung hạn.
    Sau khi ngắm nghía kỹ MACD tôi thấy mình đúng là khờ thật. MACD cho thấy
    thị trường bắt đầu đi xuống từ sau tết mà đúng lúc đó tôi lại mua vào.
    Cháutôi còn dặn kỹ, vì MACD không quá nhạy với thực tế thị trường nên bác
    cần lưu ý : Nếu thị trường đang trong thời kỳ tăng trưởng thì cần xét
    kỹ đang là giai đoạn đầu hay là giai đoạn cuối (bây giờ tôi thấy thấm
    thía cái đoạn đầu hay cuối này lắm rồi). Nếu thị trường giảm xuống thì
    nó vận động thế nào ? Nó yếu ớt và vận động kém ? hay chỉ đơn thuần là
    vừa trải qua một đợt điều chỉnh bình thường (nếu giảm < 10% là điều
    chỉnh bình thường, > 10% cần phải nghiên cứu kỹ hơn). Thị trường
    đang vận hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế hay nó đang vận
    động một cách quá mạnh mẽ, hoặc quá yếu ớt với nền kinh tế ?
    Cháu tôi dặn thêm : trong tình hiện nay bác nên thận trọng khi chưa biết thị
    trường đi tiếp ra sao, nếu không bác sẽ rơi tiếp vào sai lầm (khi bác
    đã chuyển một phần cổ phiếu thành tiền và đã lỗ thì hay mắc phải lỗi
    này)
    8. Bảo toàn vốn hay mua mua bán bán gỡ lại
    Sau khi đã bán bớt các cổ phiếu đang ngày càng giảm giá tôi thu về được một
    số tiền mặt, việc làm này hầu như có tính bản năng sinh tồn thôi, nhưng
    bây giờ ngồi nghĩ lại những kiến thức đã đọc được và đối chiếu với thực
    tế thị trường, tôi thấy mình đang thực hiện một cách vô thức những việc
    mà nhiều nhà đầu cơ lớn đã làm : cắt giảm thua lỗ.
    Nếu tôi giữ nguyên số tiền mặt này trong túi, thì một lần nữa tôi lại vô thức thực
    hiện đúng những việc mà các nhà đầu cơ lớn sẽ làm : ngừng giao dịch khi
    xu hướng chưa rõ ràng (chưa rõ thị trường sẽ lên hay xuống trong tương
    lai gần)
    Nhưng tôi còn trăn trở lắm với những cổ phiếu còn lại :
    bán tiếp thu tiền về (cũng là một dạng cắt giảm lỗ nếu giá tiếp tục
    giảm) ? để nguyên số cổ phiếu đó (coi như ngừng giao dịch) ? hay mua
    mua bán bán, theo cách nhiều người nói là nhảy sóng ? hay lấy chính số
    tiền vừa có mua từ từ vào các loại cổ phiếu tôi đang nắm giữ ?
    Tôi sẽ thử suy nghĩ xem trong mỗi cách đó tôi sẽ phạm phải những sai lầm nào làm cho đồng vốn của tôi ngày một teo lại ?
    9. Bán tiếp thu tiền về và nỗi niềm đau đáu mong muốn quay lại thị trường sớm
    Saukhi bán nốt chỗ cổ phiếu còn lại, tôi thu được tiền mặt, thị trường mỗi
    ngày giảm thêm chút ít, vì tôi đã bán hết rồi nên thấy mình không bị lỗ
    thêm nữa (tâm lý vừa mừng) nhưng một sự thật đáng buồn là số tiền chỉ
    còn lại 75 triệu (tâm lý vừa buồn)
    Đầu óc tôi lúc nào cũng quẩn quanh với suy nghĩ : sao tự nhiên mình dại vậy, đang yên đang lành lại
    để mất 25% tài sản. Lúc này tôi lại càng bám sát nghe ngóng tình hình
    thị trường chứng khoán hơn nữa, vì tôi thấy muốn lấy lại 25% tài sản đã mất - chỉ có cách duy nhất là tiếp tục chơi chứng khoán.
    Tâm trạng của tôi lúc này rất kỳ lạ : thị trường hôm nào mà xuống là tôi hỉ
    hả - nhưng lên một chút thôi là tôi nóng hết cả ruột, chỉ sợ đây là đáy
    rồi, mua vào không kịp sẽ bị người khác tranh mất.
    Tôi gọi điện cho cháu trai khẩn khoản : cháu ơi, mua vào được chưa ? bác sốt ruột quá
    Cháu tôi hỏi lại : thế có cổ phiếu nào giảm giá về gần sát tiêu chuẩn W.B chưa ạ ? Chưa có
    - tôi trả lời
    - thế có cổ phiếu nào mua vào được theo phương pháp CAN SLIM ? Cũng chưa


    - thế các nhà đầu cơ lớn có mua khi giá vẫn đang
    giảm không ?
    - Không, họ chỉ bắt đầu mua vào khi thị trường tăng thật sự
    Cháu tôi hỏi tiếp : Vậy sao bác mua vào làm gì ? Tại bác nóng ruột, tại bác
    thấy thị trường có lúc xanh được 1 - 2 hôm tăng hẳn mấy chục điểm (tất
    nhiên là tôi không nói tới nguyên nhân chính : bác muốn mua lại ngay để
    gỡ gạc 25% bị lỗ)
    Cháu tôi giải thích : bác biết vì sao thị
    trường thỉnh thoảng xanh được 1 - 2 phiên không ? bác biết vì sao thị
    trường mặc dù đang đi xuống nhưng thỉnh thoảng vẫn hồi lại không ? lúc
    đầu hồi mạnh được 2 - 3 phiên lên năm bẩy chục điểm, sau nay hồi nhẹ
    lên một hai chục điểm, sau nữa hồi được 5 - 7 điểm rồi lại đi xuống ?
    Trạng thái thị trường hiện nay (đi xuống nhưng vẫn có những đợt hồi phục nhẹ
    - đi xuống tiếp - hồi phục nhẹ nữa - đi xuống ...) gọi là trạng thái
    những nỗ lực hồi phục bất thành trong một xu thế thị trường đi xuống.
    Những tổ chức lớn hầu như án binh bất động, những tay chơi lớn rút khỏi
    thị trường (giá trị giao dịch giảm mạnh), chỉ còn những người như bác
    vẫn đang mong mỏi sớm quay lại thị trường, chỉ cần thị trường chững lại
    không xuống nữa là nhiều người nhao vào, thị trường lên một chút nhưng
    hết lực đẩy (sức cầu yếu quá) lại đi xuống, thêm một số người tiếp tục
    stop loss, thị trường giảm tiếp, chững lại là một số người không kiềm
    chế được lại nhao vào (nhưng đã ít hơn đợt trước) cứ thế ... tiếp diễn
    Nói thật lòng tôi thấy cháu tôi nói rất đúng, nhưng muốn tiền nằm im ở
    trong túi chờ thị trường hồi phục hẳn cũng khó khăn không kém việc giữ
    cổ phiếu mà ngày nào cũng thấy lỗ. Tôi phải cố quên hẳn chuyện tôi đã
    lỗ 25%.
    Nếu bạn lúc nào cũng nghĩ đến khoản tiền đã lỗ và mong
    ngóng quay lại thị trường thì e rằng sớm hay muộn bạn cũng rơi vào một
    đợt nỗ lực hồi phục bất thành
    10. Giữ nguyên tiền thu được từ việc stop loss và giữ nguyên cổ phiếu có thể phạm sai lầm gì ?
    Nếu
    tôi vẫn giữ nguyên trong tài khoản 40% tiền (vừa thu được từ việc bán
    những cổ phiếu yếu kém) và 60% là cổ phiếu mà tôi coi là tốt thì việc
    gì sẽ xảy ra ?
    (Lưu ý các bạn một chút : nếu có bạn trừ trước tới
    giờ chỉ đầu tư hoàn toàn vào những BCs đã được thị trường công nhận là
    BCs, và vẫn chưa bán đi chút nào, tôi nghĩ các bạn nên đặc biệt chú ý
    tới sai lầm số 10 này)
    Sau khi quyết định như trên, tâm lý của
    tôi thư thái hơn trước nhiều, tôi nhìn thị trường với con mắt bình tĩnh
    hơn. Thị trường hồi phục một chút tôi vui một chút vì thấy tổng tiền
    trong tài khoản tăng lên một chút. Thị trường giảm nhẹ tôi cũng không
    quá buồn vì thấy sô tiền đang nắm giữ sẽ mua được nhiều cổ phiếu hơn.
    Nhưng sau một thời gian tôi bắt đầu cảm thấy có điều gì đó không ổn ?
    Tôi lại gọi điện cho cháu trai để hỏi về thắc mắc của mình.
    Cháu ơi, bác đang nắm giữ cổ phiếu, toàn là BCs thôi. Nhưng bác thấy hình như BCs đang phân hóa thành 3 loại.
    +Loại thứ nhất : là lên xuống giá cùng với thị trường, thị trường lên
    thì cổ phiếu này lên, thị trường xuống thì cổ phiếu này xuống
    + Loại thứ hai : thị trường lên cổ phiếu này lên theo, thị trường xuống cổ
    phiếu này cũng xuống nhưng không đáng kể, hoặc đứng giá
    + Loại thứ ba : thị trường lên cổ phiếu này lên theo nhưng tăng giá rất ít, thị trường xuống thì cổ phiếu này xuống theo mạnh
    Cháu tôi cười trả lời : đó là chuyện bình thường mà bác, bọn cháu trong nghề
    gọi là giai đoạn thị trường đánh giá lại giá trị của các BCs
    Vậy bác nên làm thế nào ? vẫn giữ nguyên 40% tiền và 60% cổ phiếu hay có cần hành động gì không ?
    Câu trả lời của cháu tôi sẽ có ở phần sau, còn nếu tôi tạm dừng quá trình
    mua mua - bán bán ở đây (thấy mấy ông ở quỹ Tây gọi một cách hoa mỹ là
    dừng quá trình Tái cơ cấu ) và giữ nguyên 40% tiền và 60% cổ phiếu thì
    cũng đòi hỏi bình tĩnh và kiên nhẫn.
    Nếu tôi tiếp tục mua mua - bán bán (không phải nhảy sóng nhé, đơn giản chỉ là cân đối tỷ lệ tiền -
    cổ phiếu trong tài khoản) thì tôi có thể phạm sai lầm gì ?
  9. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    11. Chưa nắm vững nguyên tắc tái cơ cấu mà đã mua mua - bán bán
    Thị trường có trí nhớ - tôi vừa học được khái niệm này đấy
    Thị
    trường là một tập hợp các nhà đầu tư, đầu cơ, cũ có, mới có, có quá
    trình thu nạp người mới, có quá trình đào thải người cũ. Nhưng bản chất
    của các nhà đầu cơ, đầu tư hầu như không thay đổi theo thời gian (bản
    chất con người mà - khó thay đổi lắm) nên quá trình vận hành của thị
    trường là một sự lặp lại. Tuy được lặp lại (do bản chất nhà đầu tư, đầu
    cơ hầu như không thay đổi): nhưng biến số đầu vào thay đổi liên tục dẫn
    tới cường độ đầu ra thay đổi theo.
    Cháu trai tôi còn nói nhiều lắm, nhưng tựu trung tôi gút lại được mấy ý này :
    + BCs nào giảm ít nhất trong đợt suy giảm thì sẽ phục hồi nhanh nhất khi thị trường hồi phục
    +
    Khi thị trường hồi phục thì BCs hồi phục nhanh chậm khác nhau, có nhiều
    loại hồi phục chậm tới mức làm nản lòng rất nhiều nhà đầu tư (năm 2006
    có một BC như vậy đấy - đấy là tôi nói để ví dụ thôi, không có ý ám chỉ
    gì cả)
    Vấn đề của bác là phải nghiên cứu quá khứ để dự đoán được
    BCs nào giảm ít, BCs nào sẽ giảm nhiều, BCs nào sẽ hồi phục nhanh, BCs
    nào sẽ hồi phục chậm nếu bác có ý định tái cơ cấu danh mục, nếu không
    cẩn thận bác sẽ tái cơ cấu nhầm
    Sau khi vỡ vạc ra một số kiến thức, tôi bắt đầu ngồi ngắm nghía danh mục của mình (40% tiền mặt và 60% cổ phiếu tôi cho là tốt)
    +
    Nếu 60% cổ phiếu của tôi chủ yếu là BCs thuộc loại số 2 (may mắn quá,
    hì hì) vậy là tôi có thể yên tâm chờ đợi, (nhưng cháu tôi có dặn : bác
    đọc lại mục M trong phương pháp CAN SLIM của ông W.J.O : không một cổ
    phiếu nào có thể đứng ngoài xu hướng của thị trường, những BCs thuộc
    loại số 2 có thể trụ được trước hầu hết những giai đoạn điều chỉnh,
    nhưng nó sẽ phải đi theo thị trường khi thị trường bước vào đợt sóng
    suy giảm cuối cùng + nếu điều đó xảy ra bác đừng hốt hoảng vì đó là cơ
    hội giải ngân 40% tiền của bác đấy) Nói vậy chứ : khó bình tĩnh được
    lắm - trừ khi chuẩn bị tinh thần ngay từ bây giờ.
    + Nếu 60% cổ
    phiếu của tôi san đều cho cả 3 loại (cháu tôi bảo : bác hãy quên khái
    niệm tất cả chúng là BCs đi, hãy coi loại 2 là BCs, loại 1 là tầm nhỡ,
    loại 3 là trên đường trở thành PS, cháu tôi nó giải thích : dân mình
    chưa quen, cứ nghĩ là BCs mãi là BCs chứ khi thị trường phát triển lớn
    lên, thêm nhiều cổ phiếu tham gia thị trường thì BCs teo dần thành PS
    là chuyện thường - lại phải thay đổi tư duy một tý - mệt thật) Sau khi
    tư duy được đình hình như vậy thì bác quay về mục số 8. Bảo toàn vốn ... để suy nghĩ kỹ và quyết định tiếp
    +
    Nếu 60% cổ phiếu của tôi chủ yếu thuộc loại có giảm mà không có tăng ?
    Tôi không biết mọi người hành động ra sao, riêng tôi - tôi sẽ bán
    Sau
    khi cơ cấu lần 2 (lần 1 là thanh lý PS) tôi có thêm một ít tiền trong
    tài khoản, cháu tôi khuyên giữ lại tiền mặt, đừng mua vào vội, nếu
    không có thể phạm sai lầm ở mục 9.
  10. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    12. ặ rê ka - nhỏÊy sóng : có sai lỏ** không nhỏằ? ?
    GiỏÊ
    sỏằư 'ang chuỏân bỏằn lao cỏằĐa mơnh.
    Thỏ
    này nhâ, chĂu nhơn thỏƠy không ? cỏằ. phiỏu này giĂ chỏằ? xuỏằ'ng 'ỏn 'Ây là
    kỏằm có phỏÊi kiỏm bao nhiêu
    tiỏằn rỏằ"i không ?
    ChĂu tôi chỏằ? nhơn tôi và cặỏằi, tôi chỏằTt dỏĂ : bĂc nói không 'úng à ? nhỏÊy sóng là sai à ?
    Không
    bĂc ỏĂ, nhỏÊy sóng là mỏằTt viỏằ?c làm bơnh thặỏằng, nó chỏằ? sai khi bĂc không
    biỏt nhỏÊy mà ... cỏằâ nhỏÊy. Trặỏằ>c 'Ây bĂc 'Ê chót mua lung tung, sau 'ó
    lỏằ- nên chĂu giúp bĂc tơm cĂch giỏÊm lỏằ-, bÂy giỏằ bĂc lỏĂi 'ang bỏt 'ỏĐu tơm
    cĂch mua mua - bĂn bĂn 'ỏằf gỏằĂ gỏĂc trong khi thỏằc chỏƠt bĂc chặa hiỏằfu gơ
    cỏÊ.
    Vỏưy là nhỏÊy sóng khi chặa hiỏằfu hỏt vỏằ nó là mỏằTt sai lỏ** phỏằ.
    biỏn và khĂ tỏằ'n tiỏằn nỏu nhỏÊy sai. ChĂu tôi bỏt 'ỏĐu giỏÊng giỏÊi cho tôi
    : ai là ngặỏằi nhỏÊy sóng chuyên nghiỏằ?p.
    13. Ai là ngặỏằi nhỏÊy sóng ? Và tôi - mỏằTt ngặỏằi hặu trư có thỏằf nhỏÊy 'ặỏằÊc không ?
    ChĂu tôi bỏt 'ỏĐu bài giỏÊng ngỏn vỏằ xu thỏ 3 cỏƠp cỏằĐa thỏằi nhỏằng thỏằi nhỏằng thỏằi hơnh thành thặỏằng tỏằô 1
    - 3 nfm)
    Xu thỏ cỏƠp 1 'i lên (tfng trặỏằYng) là mỏằTt xu thỏ mà
    trong 'ó 'ỏằ?nh tfng trặỏằYng sau cao hặĂn 'ỏằ?nh tfng trặỏằYng trặỏằ>c, 'Ăy cỏằĐa
    mỏằ-i 'ỏằÊt phỏÊn ỏằâng giĂ sau cao hặĂn 'Ăy cỏằĐa mỏằ-i 'ỏằÊt phỏÊn ỏằâng giĂ trặỏằ>c. Xu
    thỏ cỏƠp 1 'i lên thặỏằng bỏt 'ỏĐu tỏằô mỏằTt trỏĂng thĂi 'i ngang tưch lây cỏằĐa
    thỏằi trỏĂng thĂi tưch lây 'i ngang lúc ban 'ỏĐu.
    Xu
    thỏ cỏƠp 1 'i xuỏằ'ng (suy thoĂi) là mỏằTt xu thỏ mà trong 'ó 'ỏằ?nh hỏằ"i phỏằƠc
    sau luôn thỏƠp hặĂn 'ỏằ?nh hỏằ"i phỏằƠc trặỏằ>c, 'Ăy cỏằĐa 'ỏằÊt suy giỏÊm sau luôn
    thỏƠp hặĂn 'Ăy cỏằĐa 'ỏằÊt suy giỏÊm trặỏằ>c. Xu thỏ cỏƠp 1 'i xuỏằ'ng thặỏằng bỏt
    'ỏĐu tỏằô mỏằTt 'ỏằÊt phỏÊn ỏằâng giĂ cỏằĐa mỏằTt 'ỏằ?nh tfng trặỏằYng rỏƠt cao và kỏt
    thúc tỏĂi mỏằTt trỏĂng thĂi không thỏằf xỏƠu hặĂn nỏằa cỏằĐa thỏằi nhỏằng nhà 'ỏĐu tặ dài
    hỏĂn bĂc ỏĂ, nỏu bĂc 'ỏĐu tặ ban 'ỏĐu theo phặặĂng phĂp cỏằĐa W.B thơ bĂc nên
    bỏt 'ỏĐu mua vào khi thỏằc ta 'ỏằf bĂc rà hặĂn :
    Sau khi thỏằi 'Ăy vào cuỏằ'i nfm 2003, sau 'ó thỏằi tỏưn cuỏằ'i 2005,
    nhỏằng nhà 'ỏĐu tặ dài hỏĂn sỏẵ 'ỏĐu tặ hoỏãc cặĂ cỏƠu danh mỏằƠc cỏằĐa mơnh trong
    thỏằi gian này. BĂc chú ẵ nhâ, thỏằi
    300 cuỏằ'i 2005 tfng lên trên 350 ('ỏằ?nh tfng trặỏằYng sỏằ' 1) sau 'ó phỏÊn ỏằâng
    giĂ giỏÊm nhỏạ xuỏằ'ng mỏằTt chút (phỏÊn ỏằâng giĂ sỏằ' 1)
    Thỏằi giai
    'oỏĂn tưch lây < 300 trặỏằ>c 'ó 'úng không ỏĂ ?
    Vỏưy thơ ta bỏt
    'ỏĐu phỏÊi 'ỏãt cÂu hỏằi : 'Ây là mỏằTt 'ỏằÊt phỏÊn ỏằâng giĂ thông thặỏằng hay
    chưnh là giai 'oỏĂn 'ỏĐu cỏằĐa quĂ trơnh suy thoĂi ?
    Muỏằ'n trỏÊ lỏằi
    'ặỏằÊc cÂu hỏằi 'ó thơ bĂc và chĂu cỏĐn tơm (mỏằTt 'ỏằ?nh tfng trặỏằYng) và (phỏÊn
    ỏằâng giĂ) nỏm giỏằa mỏằ'c VNI 630 và VNI 1.170 'ỏằf theo dài. Theo chĂu ta
    nên chỏằn ('ỏằ?nh tfng trặỏằYng VNI > 800) và (phỏÊn ỏằâng giĂ VNI ~ 740) 'ỏằf
    xem xât.
    BĂc mua vào gỏĐn 'ỏằ?nh 1.170, giỏÊm 'ỏn 800 có mà chỏt hỏÊ chĂu ? giỏÊm 1.000 rỏằ"i tfng lỏĂi 'i thôi.
    BĂc
    ặĂi, chúng ta 'ang xem xât dặỏằ>i con mỏt cỏằĐa mỏằTt nhà 'ỏĐu tặ dài hỏĂn mà
    bĂc. Vỏưy mỏằ>i khĂch quan 'ặỏằÊc. BĂc hÊy tỏĂm quên là bĂc 'ang lỏằ- 'i,
    chuyỏằ?n 'ó tưnh sau, bĂc sỏẵ hỏt lỏằ- và lÊi lỏằ>n vào xu thỏ cỏƠp 1 tfng
    trặỏằYng lỏĐn sau, 'ỏĐu tặ tài chưnh là chuyỏằ?n cỏÊ 'ỏằi mà bĂc.
    BÂy
    giỏằ bĂc và chĂu xem xât tiỏp nhâ, nỏu VNI giỏÊm tiỏp xuỏằ'ng < 800 thơ
    thỏằi
    900 rỏằ"i tỏằ hỏằ"i 'ặỏằÊc mà không cỏĐn hỏằ- trỏằÊ cỏằĐa market makers, chĂu chỏằ? nói
    là có thỏằf thôi vơ nó câng có thỏằf cỏằâ 'i mÊi xuỏằ'ng 800 lỏm chỏằâ, vơ chĂu
    'ang theo dài vỏằ>i con mỏt cỏằĐa mỏằTt nhà 'ỏĐu tặ vỏằ>i giĂ vỏằ'n mua vào lúc
    VNI < 300 nên chĂu rỏƠt khĂch quan.
    Thỏ khoai tÂy mua trong khoỏÊng 900 ~ 1000 sỏẵ lỏằ- hỏt à ? hỏằ sỏẵ phỏÊi làm gơ chỏằâ ?
    BĂc
    ặĂi, ta nghiên cỏằâu thỏằc gơ tôi mua cỏằ. phiỏu nfm 2003 -
    2004. BĂc không thỏằf 'i ngặỏằÊc thỏằi gian vỏằ lỏĂi thỏằi kỏằ tưch lây 2004
    'úng không ỏĂ ? Câng nhặ bĂc không thỏằf ngỏằ"i 'ó chỏằ 'ỏằÊi 'ỏn 'Ăy cỏằĐa xu
    thỏ cỏƠp 1 suy thoĂi sỏp tỏằ>i 'úng không bĂc ? Vơ thỏằc ra chặa ai có thỏằf
    nói 'ặỏằÊc bÂy giỏằ có thỏằf là suy thoĂi không ? và 'ỏằÊt suy thoĂi thỏưt sỏằ
    bao giỏằ sỏẵ tỏằ>i ?
    Nên nỏu bĂc là cĂc tỏằ. chỏằâc lỏằ>n, bĂc vỏôn bặỏằ>c
    vào thỏằi, mà nhỏằng ngặỏằi
    này không thỏằf lúc nào câng vào 'úng thỏằi 'iỏằfm bỏt 'ỏĐu cỏằĐa mỏằTt xu thỏ
    cỏƠp 1 tfng trặỏằYng, cho nên hỏằ phỏÊi hỏt sỏằâc lặu ẵ vỏưn dỏằƠng xu thỏ cỏƠp 2
    'ỏằf mang lỏĂi nhiỏằu lỏằÊi ưch nhỏƠt cho hỏằ)
    Xu thỏ cỏƠp 2 cỏằĐa thỏằi mỏằTt nfm 'ỏằ'i vỏằ>i nhỏằng thỏằi nhỏằng thỏằi hơnh thành.
    Xu thỏ cỏƠp 2
    - 'iỏằu chỏằ?nh giỏÊm là cĂc 'ỏằÊt giỏÊm giĂ trung gian xỏÊy ra trong khi thỏằi nỏằn kinh tỏ (bỏằYi vơ sỏằ kỏằ vỏằng cỏằĐa nhà 'ỏĐu
    tặ vào nỏằn kinh tỏ quĂ lỏằ>n) sỏẵ tỏĂo ra nhỏằng 'ỏằ?nh tfng trặỏằYng rỏƠt cao,
    nhặng khi sỏằ phĂt triỏằfn cỏằĐa nỏằn kinh tỏ (cỏằƠ thỏằf ỏằY 'Ây là sỏằ phĂt triỏằfn
    cỏằĐa cĂc doanh nghiỏằ?p) không theo kỏằi góc cỏĂnh : quĂ
    trơnh 'Ănh giĂ lỏĂi là mỏằTt tỏƠt yỏu cỏằĐa thỏằt 40% cỏằ. phiỏu yỏu kâm, vỏưy
    là bĂc có 30 triỏằ?u tiỏằn mỏãt và sỏằ' cỏằ. phiỏu BCs quy ra tiỏằn là 45 triỏằ?u.
    BĂc cặĂ cỏƠu tiỏp sỏằ' cỏằ. phiỏu BCs, vỏưy hiỏằ?n tỏĂi bĂc có 50 triỏằ?u tiỏằn mỏãt
    và sỏằ' cỏằ. phiỏu BCs quy ra tiỏằn là 20 triỏằ?u (sỏằ' cỏằ. phiỏu BCs này có khỏÊ
    nfng chỏằ'ng trỏÊ 'ặỏằÊc nhỏằng giai 'oỏĂn 'iỏằu chỏằ?nh giỏÊm cỏằĐa xu thỏ cỏƠp 2
    hiỏằ?n nay, trỏằô 'ỏằÊt sóng cuỏằ'i cạng - nỏu xỏÊy ra)
    BÂy giỏằ thỏằi thỏằi
    nhỏằng khoỏÊn thua lỏằ- (lỏằ- thơ 'Ê lỏằ- rỏằ"i 'úng không ỏĂ), bĂc câng 'ỏằông cỏằâng
    nhỏc 'oĂn 'ỏằi nhỏằng dỏƠu hiỏằ?u sau này chĂu sỏẵ trao 'ỏằ.i thêm vỏằ>i bĂc, tỏằ khỏc
    bĂc sỏẵ nhỏưn ra ngay.
    VỏƠn 'ỏằ cỏằĐa bĂc bÂy giỏằ là ôn lỏĂi thỏưt kỏằạ tỏằông 'iỏằfm cỏằĐa phặặĂng phĂp CAN SLIM cỏằĐa W.J.O
    PhặặĂng
    phĂp CAN SLIM có mỏằƠc 'ưch mỏƠu chỏằ't là tơm ra nhỏằng cỏằ. phiỏu có khỏÊ nfng
    tfng trặỏằYng cao hặĂn mỏằâc tfng chung cỏằĐa thỏằi P/E cỏằĐa cỏằ. phiỏu 'Âu ('iỏằu
    này rỏƠt khĂc ông W.B)
    BỏằYi vơ mỏằƠc 'ưch nhặ vỏưy (tơm kiỏm cỏằ. phiỏu có khỏÊ nfng bạng nỏằ. cao) nên CAN SLIM sỏẵ phĂt huy tĂc dỏằƠng cao nhỏƠt khi :
    + Thỏằi bĂc hai cÂu khỏâu quyỏt này, không sỏằÊ bĂc quên :
    + BCs nào giỏÊm ưt nhỏƠt trong 'ỏằÊt suy giỏÊm thơ sỏẵ phỏằƠc hỏằ"i nhanh nhỏƠt khi thỏằi 40 - 50%. Khi thỏằi tỏằ'c 'ỏằTc nhanh nhỏƠt, có khi chỏằ? 4 - 5 phiên là tfng trỏằY
    lỏĂi 20 - 25% sau 'ó nó có tfng tiỏp hay không thơ chặa biỏt. Cỏằ. phiỏu
    AAA khĂc câng là bluechip nhặng phỏằƠc hỏằ"i chỏưm hặĂn, có khi phỏÊi 6 - 8
    phiên mỏằ> tfng trỏằY lỏĂi 20 - 25%, cỏằ. phiỏu BBB câng là bluechip nhặng có
    khi thỏằi là 'ỏằÊt phỏằƠc hỏằ"i sau khi thỏằc kia nhiỏằu.
    ChỏằÊt nhỏằ> ra mỏằƠc 'ưch chưnh cuỏằTc gỏãp này vỏằ>i chĂu trai, tôi ỏƠp úng : thỏ còn nhỏÊy nhỏÊy nhót nhót thơ sao hỏÊ chĂu.
    VÂng, nỏu bĂc muỏằ'n làm 'ặỏằÊc 'iỏằu 'ó thơ cỏĐn tơm hiỏằfu tiỏp vỏằ xu thỏ cỏƠp 3 cỏằĐa thỏằi biên 'ỏằT dao 'ỏằTng hỏạp. Nhỏằng
    nhà 'ỏĐu cặĂ nhiỏằu kinh nghiỏằ?m, giỏằi vỏằ TA có thỏằf lỏằÊi dỏằƠng nhỏằng dao 'ỏằTng
    này 'ỏằf sinh lỏằÊi.
    Nghe chĂu tôi nói thỏ biỏt ngay là làm khó cho
    tôi rỏằ"i (kinh nghiỏằ?m chặa có mỏƠy, TA mạ tỏằ<t, lỏĂi thêm tÂm lẵ biỏn 'ỏằTng
    mỏĂnh trong thỏằi gian qua) Nhặng tôi vỏôn quyỏt 'ỏằ<nh hỏằi cỏãn kỏẵ vỏằ nhỏằng
    sai lỏ** có thỏằf mỏc phỏÊi khi nhỏÊy sóng

Chia sẻ trang này