1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sao không mở topic về chứng khoán cho miền Tây nhỉ?

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi lyenson, 09/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Có ai biết tí gì về Ngân hàng Rạch Kiến ở Vĩnh Long không nhỉ?
  2. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Hơ...! Hổng ai biết cái này để trả lời cho bác wildman 1979 à? Hỏi Á châu bank hay Đông Á...thì còn biết chút chút, chứ Ngân hàng Rạch Kiến...mình ko có database!!![​IMG][​IMG][​IMG]
  3. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    tiếp theo bài viết trước nhé các bác...
    14. Không phải cổ phiếu nào cũng nhảy sóng được
    Những cổ phiếu nên tránh khi nhảy sóng :
    + Cổ phiếu được coi là giữ nhịp cho thị trường
    + Cổ phiếu tính thanh khoản kém
    + Cổ phiếu có rủi ro về ngành nghề cao
    Cháu trai tôi còn đề cập tới những sai lầm tâm lý và sai lầm kỹ thuật khi nhảy sóng
    Những sai lầm tâm lý phổ biến trong nhảy sóng
    15. Tâm lý ngày nào cũng nhảy (ngày nào cũng nhăm nhe mua mua - bán bán)
    Đã bước vào thị trường chứng khoán
    là phải có đức tính kiên nhẫn bác ạ, cháu chưa nói tới chuyện kiên nhẫn
    của ông W.B chờ đợi suốt giai đoạn 1969 - 1974 và chỉ chấp nhận quay
    lại thị trường vào đúng giai đoạn bắt đầu của một xu thế cấp 1 tăng
    trưởng. Chờ đợi xu thế cấp 2 đòi hỏi phải kiên nhẫn là đương nhiên rồi.
    Nhưng nhảy sóng cũng phải kiên nhẫn bác ạ.
    Bác chỉ nên nhảy sóng
    khi xuất hiện tín hiệu (cháu sẽ trao đổi kỹ về tín hiệu mua - bán với
    bác trong phần những sai lầm kỹ thuật phổ biến). Có thể vài ngày mới
    xuất hiện tín hiệu, có thể trong ngày xuất hiện tín hiệu tại vài cổ
    phiếu liền. Nhưng bác phải ghi nhớ thật kỹ : nhảy sóng vào - ra theo
    tín hiệu chứ không phải bắt buộc ngày nào cũng nhảy một cái gì đó.
    16. Nhảy bị kẹp chân - chấp nhận chuyển thành nắm giữ lâu dài
    Bác để ý nhé : cháu dùng từ nắm giữ lâu dài chứ không dùng từ đầu tư lâu dài
    Khi
    bác đầu tư lâu dài là bác đã có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, còn bác nhảy
    sóng đó là biện pháp tình thế. Thông thường mọi người hay nhảy sóng với
    chính cổ phiếu mình còn giữ lại trong tài khoản (tận dụng lợi thế T+0,
    T+1, T+2). Nhưng có hai nhược điểm với cách nhảy sóng nửa vời này :
    +
    Cổ phiếu đang nắm giữ chưa xuất hiện tín hiệu nhảy sóng thích hợp hoặc
    tín hiệu không rõ ràng, chờ đợi lâu bác không đủ kiên nhẫn, nhảy liều
    rất dễ bị kẹp chân
    + Trong một xu hướng cấp 2 đi xuống thì giai đoạn
    tích lũy động là giai đoạn nhảy sóng tốt nhất, nhưng bản thân giai đoạn
    tích lũy động này cũng có xu hướng đi xuống, nếu nhảy không khéo rất dễ
    bị kẹt lại và dẫn đến tâm lý khắc phục bằng cách mua bình quân giá giảm
    (một quan niệm sai lầm khi thị trường đi xuống - cháu sẽ nói kỹ hơn khi
    trao đổi với bác về việc có nên mua bình quân giá giảm - các nhà đầu cơ
    lớn luôn vứt bỏ ngay ý nghĩ này ra khỏi đầu)
    17. Nhảy theo kiểu khôn lỏi - một nét đặc trưng rất riêng của người Việt chúng ta, hì hì hì
    Khi
    cổ phiếu của bác nắm giữ mãi vẫn chưa thấy cơ hội thích hợp, giá cứ
    giảm dù không nhiều, bác cảm thấy khá sốt ruột. Kiểm tra lại các số
    liệu trong quá khứ của cổ phiếu mình nắm giữ bác phát hiện ra một điều
    : khi cổ phiếu này giảm mạnh xuống sàn là hôm sau hồi lại ngay thậm chí
    hồi lại mức kịch trần.
    Một ý nghĩ lóe lên trong đầu, vậy thì hôm
    nào mình cũng sẽ đặt mua giá sàn hoặc trên giá sàn tý ti. Nếu mua được
    là hôm sau canh me bán ra ngay. Nói chung bác cứ thử nhảy theo kiểu này
    đi, sau đó bác sẽ vỡ ra một điều : thế này mình thà bán quách cổ phiếu
    đi rồi mua lại sau còn hay hơn.
    Những sai lầm kỹ thuật phổ biến trong nhảy sóng
    18. Xác định mức giá đáy hỗ trợ và mức cản trên một cách quá thô sơ và đơn giản
    Nhiều
    người nhận thấy khi giá cổ phiếu đi xuống một mức nào đó thì nó quay
    giật lên và trên đường đi lên nó không thể vượt qua một mức giá nào đó,
    rồi quay giật xuống
    Một vài lần như vậy xảy ra, họ bắt đầu xem
    xét các cổ phiếu khác cũng có tình trạng tuơng tự, một kết quả ngoại
    suy chóng vánh được đưa ra : thế này thì cứ tới mức giá aaa ta sẽ mua
    vào, giá lên tới mức bbb ta sẽ bán ra.
    Có thể mua vào bán ra thành công một vài lần, nhưng rồi tình hình chợt thay đổi :
    +
    Vừa mua vào ở mức giá được coi là đáy aaa thì giá cổ phiếu bắt đầu tuột
    dốc không phanh (thực sự luống cuống và không biết làm gì tiếp theo)
    +
    Vừa bán xong ở mức giá bbb thì giá cổ phiếu bắt đầu tăng phi mã (chùn
    tay không dám mua lại ngay - hóa ra mình vừa bán rẻ mua đắt à ?, vừa
    ngồi tiếc của vừa tự trách bản thân, nhưng nguy hiểm nhất là thấy giá
    tăng mãi dường như không ngừng, thế là lao vào mua lại, mua xong giá
    bổng nhiên quay ngoắt xuống)
    Lợi nhuận của mấy lần nhảy sóng thành công trước đây tan thành mây khói.
    Nếu giá đáy hỗ trợ và mức cản trên xác định quá đơn giản như vậy thì bất kể ai cũng trở thành chuyên gia trên thị trường chứng khoán rồi.
    Nên
    lưu ý giai đoạn giá cổ phiếu dao động một cách ổn định và dễ nhận thấy
    như trên luôn nằm giữa các giai đoạn biến động phức tạp, cần phải xem
    xét trước đó giá cổ phiếu đã biến động ra sao, theo khuôn mẫu nào, giai
    đoạn ổn định tạm thời hiện nay có thể kéo dài trong bao lâu ? (yếu tố
    thời gian rất quan trọng cho việc nhảy sóng) sau đó giá cổ phiếu có thể
    biến động tiếp như thế nào ?
    Một số khuôn mẫu biến động của giá cổ phiếu và những giai đoạn nào có thể nhảy sóng khá an toàn ?
  4. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    19. Khuôn mẫu ngọn đồi cao
    Khuôn
    mẫu ngọn đồi cao thường xảy ra trong một thời kỳ tăng trưởng mạnh của
    một xu thế cấp 1 tăng trưởng. Khuôn mẫu này thường xảy ra khi toàn thị
    trường nói chung tăng trưởng rất mạnh (như giai đoạn sau tết âm lịch
    tới đầu tháng 3/2007 vừa qua).
    Khuôn mẫu này bắt đầu hình thành
    bằng một cuộc tăng giá cổ phiếu từ 50% đến 150% hoặc cao hơn nữa trong
    một thời gian rất ngắn (khoảng 1 - 2 tháng). Giá cổ phiếu dường như
    tăng không thể có điểm dừng (bạn nào nắm giữ PS, trong thời gian sau
    tết sẽ có cảm giác này, giá tăng như máy bay lên thẳng, mỗi ngày ngủ
    dậy là có từ 5 - 10% lợi nhuận)
    Cháu sẽ tìm kiếm ví dụ minh họa
    cho bác thấy (ví dụ chỉ có tính chất minh họa, không có ý ám chỉ cổ
    phiếu đó là tốt hay xấu, nên mua hay nên bán)
    (hình minh hoạ không thể hiện được)
    Khi tình huống này xảy ra, bạn nên đánh giá ngay tình hình để không bỏ lỡ cơ hội :
    +
    Ở một cố phiếu cụ thể đây là kỳ đầu hay là kỳ cuối của quá trình tăng ?
    Nếu là kỳ đầu (mới tăng được 10 - 15%) thì nên cân nhắc có vào thị
    trường hay không ?
    + Nếu là kỳ cuối thì có hình thành giai đoạn tạo nền vững chắc không ?
    Nếu
    bạn quan sát kỹ và có kinh nghiệm thì trong giai đoạn sau tết âm lịch
    đến đầu tháng 3/2007 sẽ có hai sự lựa chọn khá an toàn :
    + Xông vào tranh mua PS (kỳ đầu của khuôn mẫu ngọn đồi cao)
    + Nhảy sóng với BCs (kỳ cuối của khuôn mẫu ngọn đồi cao)(nhiều BCs dao động ổn định, giản đơn và rất dễ nhận thấy)
    Đó
    là chuyện của quá khứ rồi, biết để mà tận dụng cơ hội cho lần sau,
    không nên nuối tiếc (không nhận ra cơ hội) hay hoang mang (trót mua
    trên đỉnh đồi), nên quan sát và suy ngẫm xem khuôn mẫu ngọn đồi cao có
    thể chuyển dịch thành những khuôn mẫu nào trong tương lai
  5. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    20. Khuôn mẫu vai - đầu - vai : chớ nên mua hay nhảy sóng khi bờ vai bên phải chưa hình thành

    phía trên cháu tôi đang nói về quá khứ, nhưng từ bây giờ có thể có lúc
    sẽ đề cập đến tương lai, nên khi đưa ví dụ minh họa, tôi sẽ xóa đi tên
    của cổ phiếu đó cho khách quan
    Trong
    trường hợp này, nếu bác nôn nóng nhảy sóng, bác sẽ thành công 1 lần khi
    mua 62 và bán 66, nhưng khoản lãi của bác và một phần vốn không nhỏ sẽ
    tan theo dòng nước khi giá cổ phiếu tiếp tục đi xuống để hình thành bờ
    vai bên phải. Giá xuống 62 bác lại ôm tiếp (thậm chí ôm nhiều hơn cả
    lần trước) bây giờ xuống tới 45 thì ... ôi thôi.
    Bác có thể thấy kể cả khi đã hình thành bờ vai bên phải thì cũng chưa có gì chắc chắn là giá cố phiếu sẽ không giảm tiếp.
    Thế mình cứ học thuộc các loại khuôn mẫu là mua - bán ngon lành đúng không cháu ?
    Đó
    mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ bác ạ, thị trường là một quá trình
    vận động không ngừng, đồ thị luôn chuyển biến từ hình thái khuôn mẫu
    này sang hình thái khuôn mẫu khác, cái tương lai mới là cái quan trọng,
    điều đó đòi hỏi tư duy của bác phải luôn vận động cùng với sự vận động
    của thị trường.
    Bác đừng cứng nhắc trong suy nghĩ về chuyện cứu giá này nọ. Điều tiết về mặt vĩ mô là chuyện đương nhiên (không có thị trường chứng khoán nước nào nằm ngoài sự điều tiết vĩ mô của nhà nước) nhưng đó là chuyện
    tác động, định hướng trong dài hạn. Bác cũng đừng suy nghĩ cứng nhắc về
    chuyện giá nó không lên vì đại gia, khoai tây gì gì đó làm giá. Họ là
    một thành tố của thị trường, hành động của họ cũng phải tuân theo quy
    luật của thị trường.
    Chẳng hạn với ví dụ vai - đầu - vai trên,
    khi bác mua lại lần 2 với giá 62, giá cứ giảm xuống 45 như hiện tại.
    Bác kiên quyết cho rằng khoai tây, đại gia nó làm giá nên giá mới giảm
    thê thảm như vậy. Thiệt hại sẽ thuộc về bác trước tiên.
    Khi giá
    down tiếp xuống dưới 55, nếu bác suy nghĩ khách quan thì ý nghĩ đầu
    tiên hiện ra : giá đã xuống dưới vòng cổ 55 (neckline) tức là đồ thị
    đang chuyển sang một khuôn mẫu khác, cần phải bán ở giá 55 và theo dõi
    tiếp, hiển nhiên thiệt hại của bác đã giảm từ 27% xuống còn 11% và cơ
    hội lấy lại 11% đó đang xuất hiện khi đồ thị cho thấy giá có thể đi lên
    sau khi chạm mức 45. Hình thái mới của đồ thị tuy chưa rõ, nhưng cơ hội
    là rất lớn.
    Cháu xin phép được quay lại để nói kỹ về khuôn mẫu
    vai - đầu - vai này vì đây là hình mẫu hình thành khi có những biến cố
    quan trọng, nó là dấu hiệu quan trọng cho thấy xu thế thị trường đã
    chuyển từ xu thế giá tăng sang xu thế giá giảm. Khuôn mẫu vai - đầu -
    vai là sự mô phỏng theo hình dáng đầu và hai vai con người. Con người
    thì hai vai bằng nhau (không tính các bác vai bị lệch, hì hì hì) nhưng
    khuôn mẫu này thì không nhất thiết đỉnh của hai vai phải bằng nhau. Cái
    quan trọng của khuôn mẫu này là cái vòng cổ (neckline) ở ví dụ trên
    vòng cổ dao động trong khoảng 53 - 55. Khi giá tiếp tục giảm xuống dưới
    vòng cổ thì có thể khẳng định xu thế giảm chắc chắn đã xuất hiện, mô
    hình khuôn mẫu vai - đầu - vai đã bị phá vỡ, cần chuyển sang dự báo mô
    hình khuôn mẫu tiếp theo.
    Một ví dụ minh họa nữa cho khuôn mẫu
    vai - đầu - vai (một cổ phiếu thực tế của sàn HoSTC), khuôn mẫu này đẹp
    cứ như lấy từ sách giáo khoa ra
  6. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    21.Khuôn mẫu cờ chữ nhật - cơ hội rất tốt của những người chuyên nghiệp,
    nhưng cũng là cái bẫy với những người mới nếu lòng tham trỗi dậy
    Khuôn
    mẫu cờ chữ nhật là một mô hình tiếp tục của xu thế thị trường trong
    ngắn hạn. Giá cổ phiếu dao động với ngưỡng hỗ trợ và cản trên rất dễ
    nhận thấy.
    Ví dụ dưới đây thuộc về một bluechip, sau khi từ khuôn mẫu ngọn đồi cao chuyển sang khuôn mẫu cờ chữ nhật.
    Khi bác nhận ra khuôn mẫu này và muốn nhảy sóng với nó, bác nên hết sức chú ý một số điểm sau :
    + Độ dài của cờ, điều này là quan trọng nhất với những người chưa có kinh nghiệm
    +
    Xu thế trước đó của cờ và xu thế sau đó của cờ. Nếu giá cổ phiếu đang
    tăng rất cao rồi chuyển sang hình mẫu này, xu hướng chung của thị
    trường lại có chiều hướng giảm, bác nên suy tính đến việc giá cổ phiếu
    sẽ rớt xuống dưới mức hỗ trợ. Cái bẫy ở đây đối với những người mới đó
    là sự dễ dàng của khuôn mẫu và lòng tham, bác có thể thành công 1 lần,
    2 lần nhưng có thế đến lần thứ 3 khi bác quyết định xuống tiền mạnh tay
    thì giá nó rớt cái rầm xuống dưới mức hỗ trợ.
    22. Khuôn mẫu cờ đuôi nheo - biết cho vui chứ người mới không nên nhao vào
    Đây
    là một khuôn mẫu rất phổ biến trong thực tế, nhưng rất khó xử lý. Nó
    đòi hỏi việc xử lý tình huống cần có thêm rất nhiều thông tin và công
    cụ hỗ trợ. Nếu cháu là bác thì cháu sẽ tránh xa khuôn mẫu này.
    Cháu sẽ tìm một số ví dụ bác xem cho vui
    23. Khuôn mẫu cái nêm hướng xuống (Falling Wedge) - cân nhắc khi thị trường đi xuống, nên chớp lấy khi thị trường đi lên
    Khuôn
    mẫu FW là một khuôn mẫu kỹ thuật có khuynh hướng chỉ báo giá sẽ tăng,
    khi khuôn mẫu mới được hình thành thì khoảng cách giữa hai đường xu thế
    rộng, sau đó độ rộng giảm dần khi giá chứng khoán giảm. Sự biến động của giá hình thành một chóp nón (hình cái nêm) hướng xuống dưới do đỉnh và đáy dần hội tụ.
    Khi giá vượt ra khỏi đường kênh bên trên là dấu hiệu đảo chiều xu thế giá cấp 3 của cổ phiếu.
    Lý thuyết thì như vậy, nhưng khi thực hành vì bác là người mới chưa có kinh nghiệm, bác cần hết sức lưu ý :
    + Xu hướng chung của thị trường thời điểm đó là gì ? thị trường đang lên hay xuống ?
    + Giá cổ phiếu vào thời điểm xem xét có mức cản tâm lý nào không ? (giá tâm lý ở trong trường hợp này là 500)
    + Có biểu hiện nào về câu cá tại đáy không ? (Bottom Fishing)
    Cháu
    xin giải thích một chút thế nào gọi là câu cá tại đáy, thực chất chính
    là ôm vào để nhảy sóng đấy. Khi thị trường đi xuống, khi giá tâm lý ở
    đây là 500, thì sẽ có những người tới mức giá 500 là họ ôm vào, nhưng
    chỉ cần có lời 5 - 10% là họ nhảy ra ngay.
    Theo lý thuyết thì
    khi giá vượt ra khỏi đường kênh bên trên là có thể mua được, nhưng với
    tình hình thị trường đi xuống + giá tâm lý 500 thì bác nên chờ đợi T+3
    xem giá có quay xuống tiếp không rồi hãy có quyết định.
    Nếu gặp trường hợp khuôn mẫu FW trong các điều kiện sau :
    + Thị trường đang lên
    + Cổ phiếu nghiên cứu là một bluechip
    + Giá cổ phiếu đứng giá một thời gian dài
    Bác nên mua ngay khi giá cổ phiếu vượt qua đường kênh bên trên mà không cần phải suy tính gì hết.
    24. Các khuôn mẫu khác - đọc thật kỹ - chưa hiểu thấu đáo thì đừng sử dụng
    Nói chung cháu khuyên bác :
    +
    Nếu may mắn bước vào thị trường đúng vào giai đoạn bắt đầu của một xu
    thế cấp 1 tăng trưởng : đầu tư lâu dài theo phương pháp của W.B
    +
    Nếu bước vào thị trường vào giai đoạn nóng của một xu thế cấp 1 tăng
    trưởng : nên cố gắng chờ đợi xu thế cấp 2 (giảm) xuất hiện và tiến
    triển đến giai đoạn cuối, khi xu thế cấp 2 (giảm) chấm dứt, thị trường
    bắt nhịp trở lại xu thế cấp 1 tăng trưởng thì có thể đầu tư lâu dài
    theo phương pháp W.B hoặc đầu tư trung hạn theo phương pháp W.J.O
    +
    Nếu bước vào thị trường vào giai đoạn nóng của một xu thế cấp 1 tăng
    trưởng và nếu bác muốn mạo hiểm một chút thì có thể đầu cơ ngắn hạn
    theo 3 khuôn mẫu : ngọn đồi cao, cờ chữ nhật, cái nêm hướng xuống
    Các khuôn mẫu sau đây tuyệt đối chưa hiểu thấu đáo thì chưa sử dụng :
    + Vai - đầu - vai : xuất hiện khuôn mẫu này là phải cảnh giác ngay, thị trường nói chung, cổ phiếu nói riêng giá sẽ đảo chiều
    + Cờ đuôi nheo
    + Cốc và tay cầm
    + Tam giác hướng lên, tam giác hướng xuống, tam giác cân
    + Hai đáy, ba đáy
    + Hai đỉnh, ba đỉnh
    vân vân và vân vân
    Lằng
    nhằng phết cháu nhỉ, hình như giá đi xuống bác thấy có một cách đơn
    giản mà ai cũng sử dụng được : đó là mua bình quân giá giảm, cháu thấy
    có ổn không ?
  7. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    25. Mua bình quân giá giảm - mất chi phí cơ hội nếu thị trường điều chỉnh sâu - cái chết cầm chắc nếu suy thoái thật sự
    Cháu tôi hỏi ngược lại tôi : Bác hình dung thế này nhé, bác đang đi xe trên
    đường, gặp một con dốc đi xuống, sương mù dày đặc không rõ đường đi
    phía trước, xe lao ngày càng nhanh. Bác sẽ dừng xe lại hay cứ lao xuống
    hy vọng đầu bên kia sẽ có con dốc vòng lên ?
    Tôi trả lời ngay không suy nghĩ : dừng lại chứ đi tiếp có mà chết à.
    Bác đi hỏi thêm nhiều người nữa xem câu trả lời thế nào nhé.
    Mấy hôm sau tôi gọi điện cho cháu trai : Ai cũng trả lời là sẽ dừng xe lại cháu ạ
    Vậy tại sao khi bắt đầu lỗ mà chưa biết thị trường sẽ đi xuống tới đâu, bác không dừng lại (stop loss) ?
    Vì bác thấy những người chịu đựng kiên cường rồi vẫn có lãi cả đấy thôi
    Vâng, thực tế diễn ra như vậy. Nhưng có điều này mọi người khi đã lỗ rồi luôn cố tình đánh lừa mình và cố tình không hiểu :
    + Khi thị trường điều chỉnh sâu : những người stop loss đúng lúc, sau đó
    quay lại khi thị trường phục hồi thật sự luôn lãi gấp nhiều lần những
    người cắn răng chịu lỗ
    + Khi thị trường suy thoái : những người stop
    loss đúng lúc là những người còn tồn tại, những người cắn răng chịu lỗ
    là những người đi về nơi xa lắm.
    Tôi vẫn cố tình không hiểu : Sao tây vẫn mua vào ? Sao nó không bán hết đi ?
    26. Các định chế tài chính hành động khác biệt đôi chút so với nhà
    đầu tư cá nhân do quy mô vốn quá lớn - nhưng vẫn tuân thủ quy tắc stop loss
    Họ vẫn tuân thủ quy tắc stop loss đấy bác ạ. Vì bác không hiểu quy trình của họ nên nghĩ thế thôi. Cháu sẽ nói rõ cho bác đây.

    họ quy mô vốn rất lớn nên họ sẽ stop trước khi loss, còn chúng ta thì
    sao ? loss rồi mới chịu stop, thậm chí còn không chịu stop.
    Khi
    thị trường theo đánh giá của họ là đã rất nóng, họ sẽ điều tiết giảm
    mua vào, và điều tiết bán ra theo cả hai phía của đỉnh tăng trưởng.
    Khác với chúng ta đúng không bác ? Càng thấy giá cao càng thích, thậm
    chí giá đã trượt khỏi đỉnh tăng trưởng từ lâu mà vẫn luyến tiếc.
    Những
    ví dụ khác cháu không dám đề cập, chỉ riêng ví dụ về BHS cháu sẽ lấy
    làm minh họa và nói kỹ (do họ thực hiện một cách quá lộ liễu, vì tình
    thế quá cấp bách và quy mô của BHS nhỏ, không đủ che dấu hành động của họ)
    Khi giá của BHS bắt đầu vượt qua vạch đỏ là họ bắt đầu quá trình stop của
    mình, bắt đầu bán ra, thủ thuật này gọi là : phân phối (bán ra) ngay
    trong quá trình tăng trưởng. Khi giá đạt đỉnh (cháu đánh dấu bằng chữ
    thập đỏ) nhiều người trong chúng ta vẫn chưa chịu tin là đỉnh đúng
    không ạ ? Nhưng họ đã dự đoán được từ lâu (cháu thấy có người trên diễn
    đàn này đã nói trước về cái đỉnh 70 của BHS đấy), khi giá đã trượt khỏi
    đỉnh tăng trưởng thì họ sẽ bán khéo léo hơn, sao cho khi giá trôi xuống
    dưới vạch đỏ thì quá trình stop hoàn thành. Bác có thể kiểm tra lại và
    thấy rõ khối lượng cổ phiếu bán ra tăng vọt ở 2 vòng tròn đen cháu đánh
    dấu bến dưới.
    Khác nhau về tư duy bác ạ, với nhà đầu cơ nhỏ của chúng ta thì cứ phải đạt đỉnh, qua đỉnh rồi mới gọi là loss
    Còn họ thì giá bán ra mới là quan trọng, giá 65 nghìn thì bên này đỉnh hay bên kia đỉnh cũng vẫn là 65 nghìn.
    Cái
    này cháu tôi giải thích rõ ràng quá, đành phải chịu vậy. Nhưng đầu óc
    bảo thủ của tôi vẫn chưa chịu tin là mình đã loss : Thế bây giờ họ đã
    lỗ đúng không ? Họ phải tìm cách giảm lỗ chứ, phải cứu thị trường chứ ?
    Cháu tôi lắc đầu, thôi cháu lại phải giải thích vậy.
    27. Quan điểm về lỗ - lãi của các định chế tài chính
    Họ là những định chế được tổ chức chặt trẽ, nên tiêu chí lỗ - lãi của họ có tiêu chuẩn rõ ràng bác ạ.
    + Chỉ đánh giá sau khi đã kết thúc năm tài chính
    + Kế hoạch trong năm tài chính được xây dựng rõ ràng. Hoàn thành kế hoạch là cơ sở quan trọng để đánh giá năng lực của CEO.
    Các tiêu chí phụ để đánh giá năng lực của CEO
    +Thị trường có tăng thì có giảm (họ không duy ý chí như mình, cứ phải
    tăng mãi cơ). Có năm thị trường tăng trưởng cực tốt, có năm suy thoái.
    Năng lực của CEO đánh giá qua việc : khi thị trường tăng trưởng thì mức
    tăng trưởng của định chế tài chính phải cao hơn (càng cao hơn càng tốt)
    mức tăng trưởng bình quân chung của thị trường, cao hơn mức tăng trưởng
    của các định chế tài chính khác cùng đẳng cấp. Ngược lại cũng thế : khi
    thị trường suy thoái thì mức suy giảm của định chế tài chính
    phải thấp hơn (càng thấp hơn càng tốt) mức suy thoái bình quân chung
    của thị trường, thấp hơn mức suy thoái của các định chế tài chính khác
    cùng đẳng cấp.
    + Khả năng xử lý tình hình của CEO để đạt kết
    quả tốt nhất trong tình hình thực tế của thị trường (thị trường tăng
    trưởng thì tối ưu hóa lợi nhuận, thị trường suy thoái thì giảm đến mức
    thấp nhất tổn thất)
    Thấy tôi đăm chiêu, cháu trai tôi nói : thôi để cháu lấy ví dụ cụ thể vậy
    Bác đọc kỹ tiểu sử của W.B rồi phải không ạ ? Bác có để ý một số mốc quan trọng trong cuộc đời lừng lẫy của ông không ?
    1962 - Kiếm được những triệu đô la đầu tiên
    1970 - Kiếm được 25 triệu USD và rút khỏi thị trường đến năm 1974
    Hiện nay tài sản ước đạt trên 40 tỷ USD
    Bác thấy có gì đặc biệt không ? Bác đọc kỹ rồi, ông ý cứ mua rồi để đó thế là lãi to.
    Trời, bác bảo là đọc kỹ mà nhận xét thế thì chết rồi.
    Bác để ý nhé từ 1962 đến 1970 là 8 năm
    Ông W.B tăng tài sản của mình lên khoảng 10 lần
    Từ 1974 đến nay là 33 năm
    Ông
    W.B tăng tài sản của mình lên khoảng ... 1.600 lần. Nói một cách đơn
    giản là ông W.B đầu tư lâu dài vào cổ phiếu, cổ phiếu tăng giá trị thì
    tài sản của ông tăng đúng không ạ ? Rổ cố phiếu của ông phải tăng 1.600
    lần, cái tăng nhiều bù cái tăng ít, tức là phải có cổ phiếu tăng 2 -
    3.000 lần. Bác xem trong suốt thời gian 1974 đến nay có cổ phiếu nào
    tăng tới 300 lần không ? Kể cả trong cơn sốt bong bóng dot.com cũng
    không có cổ phiếu nào tăng nổi quá 300 lần.
    Ờ lạ hén, không có cái gì tăng quá 300 lần mà ông ý tăng được 1.600 lần.
    Vâng,
    từ 1962 - 1970 tuy là một nhà đầu tư giỏi nhưng W.B chưa thực sự thu
    hút được sự chú ý của giới tài chính. Chỉ sau khi rút lui khỏi thị
    trường tài chính, bảo toàn nguồn vốn trong cuộc khủng hoảng 1970 -
    1973, quay lại đầu tư năm 1974 và gặt hái thành công rực rỡ bắt đầu từ
    năm 1976 thì W.B mới mở được cánh cửa nguồn vốn của thị trường tài
    chính Mỹ (W.B rút lui năm 1970, quay lại đầu tư 1974 với việc mua vào
    cổ phiếu các công ty rất tốt với giá rẻ bằng 1/2 năm 1970 thậm chí có
    nhiều cổ phiếu rẻ 1/6 - 1/8)
    Từ năm 1962 - 1970 ông chỉ tự đầu tư bằng vốn của mình nên chỉ tăng tài sản từ vài triệu USD lên 25 triệu
    Nhưng
    từ 1976 trở đi, giới tài chính coi W.B là Midas, chạm vào đâu là ở đó
    chính là mỏ vàng, nên mọi cánh cửa nguồn vốn đều mở ra trước mắt ông.

    Việt Nam cũng vậy, những cách xử trí tình huống khéo léo của CEO sẽ
    được đánh giá rất cao và có khả năng mở được hầu bao của những nguồn
    vốn lớn. Bác đừng nên nhìn quá gần vào mấy chuyện lỗ lãi trong vài ba
    tháng.
    Ờ, thì bác già rồi, chỉ nghĩ được đến tiền chợ cho bác
    gái ở nhà thôi. Nhưng bác vẫn không thể hiểu nổi, sao các định chế tài
    chính hiện nay cứ mua vào, sao không chờ giá rẻ hơn mà mua ?
  8. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin kéo dài thêm topic về chứng khoán này thêm..., vì có lẻ bà con miền Tây mình ít có hứng thú chuyện mần ăn; hoặc giả, do không hiểu thị trường chứng khoán nó...như thế nào!
    Thôi thì trông người rồi hảy nghĩ đến ta, tôi có xin phép bạn tôi là bác DuyAnh bên diển đàn X-cafe, lấy một số bài viết về TTCK Hoa Kỳ post lên đây. Các bạn tham khảo nhé!
    (tôi ko up link vì đây là một 4R chính trị, sợ bị...phản cảm )
  9. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    SỰ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI HOA KỲ​
    LỊCH SỬ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HOA KỲ
    Cách đây khoảng 250 năm, Wall Street chỉ là một con đường mòn bụi bặm trải dài từ đỉnh đồi nhà thờ Trinity xuống đến bến cảng Manhattan?Ts East River. Tại đây, ?othị trường chứng khoán? đầu tiên của Hoa Kỳ được hình thành trên những cầu tầu. Thời kỳ phôi thai đó, những chứng khoán (securities) đơn thuần là những mảnh giấy xác nhận chủ sở hữu hoặc những tờ hoá đơn giao hàng hoá từ những chuyến tàu cặp bến từ bên kia Đại Tây Dương đến. Lúc đó tiền giấy còn mới mẻ nên chẳng ai tin tưởng mà sử dụng cả. Đơn vị quốc tế để giao dịch là những thỏi bạc, có lẽ vàng khá hiếm hoi vào lúc đó. Khi cần thiết, thỏi bạc được cắt ra thành một nửa, một phần tư, hoặc 1/8 gọi là ?o doubloons? để mua hàng. Đó là lý do tại sao thông lệ buôn bán chứng khoán theo lối lẻ 1/2, 1/4, 1/8, 1/16 v.v được lưu truyền mãi cho đến tận năm 2001 mới được chứng thức đổi theo hệ thống thập phân như bây giờ.
    Mùa xuân năm 1792, 24 nhân vật ?ođầu nậu? tại bến cảng ngồi lại với nhau để ký kết một bản thoả ước đầu tiên làm nền tảng cho New York Stock Exchange (NYSE) sau này. Bản thoả ước này được hình thành dưới một gốc cây bồ đào tại địa chỉ sau này là số 68 Wall Street. Để tránh xáo trộn và đôi khi tranh chấp có thể bùng nổ làm nguy hại cho hoạt động làm ăn chung, họ đồng ý ấn định một hình thức giá cả lệ phí trao đổi chung và cố định, một chính sách đã được áp dụng mãi tận 1975, khi lệ phí trở nên có thể uyển chuyển hơn và các nhà buôn chứng khoán có thể thương lượng riêng với nhau được.
    Năm 1800, nhóm NYSE này dọn vào địa chỉ số 40 Wall Street, cho đến năm 1963 thì dọn về địa điểm hiện nay tại số 11 đường Wall Street, New York.
    Năm 1971, NYSE được cổ phần hóa (incorporated) thành một công ty vô vụ lợi (not-for-profit corporation) và hoạt động nhằm mục đích vì lợi ích của các nhà đầu tư (investors) nói chung và để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế Hoa Kỳ nói riêng.
    Vào thời kỳ Cách Mạng Kỹ Nghệ, hoạt động Wall Street bùng nổ với đủ loại các chứng khoán của các ngành nghề khác nhau. Đến một lúc, hoạt động của NYSE bị quá tải, không thể bao thầu tất cả các loại chứng khoán khác nhau được nữa. Nhóm NYSE do đó chỉ chọn lấy những chứng khoán nào tốt nhất mà thôi. Họ đặt ra các điều kiện khó khăn và chỉ nhận các cổ phiếu công ty nào thích hợp với họ mà thôi. Phần còn lại bị chê thì có các con buôn khác chộp lấy ngay ngoài đường phố và thậm chí trao đổi ngay trên vỉa hè. Các con buôn này được gọi là ?ocurbstone brokers? và chợ trời vỉa hè được mệnh danh là ?oThe Curb?. Vào đầu thế kỷ 20, chợ trời ?oThe Curb? phát triển quá mạnh đến nỗi các nhà buôn phải thuê mướn văn phòng tại ngay con đường đó luôn. Để có thể thông tin giá cả với nhau mau chóng, ám hiệu bằng ngón tay được phát triển và người ta trao đổi bằng cách ra hiệu từ trên ban công xuống dưới người đứng trên vỉa hè. Ta thấy cho đến nay, kỹ thuật này vẫn còn được áp dụng trong hầu hết các Exchanges là vì vậy. Vào đầu thập niên 1920, thị trường ?oThe Curb? được dời hẳn vào trong ở một chỗ tốt hơn là số 86 Trinity Place, Manhattan. Địa chỉ này vẫn được giữ cho tới ngày nay và trụ sở được đổi tên thành là American Stock Exchange (AMEX) là thị trường lớn thứ hai của Hoa Kỳ sau NYSE.
    Ngày nay, thị trường chứng khoán phát triển lan rộng, ngoài NYSE và AMEX còn có các thị trường chứng khoán vùng trên khắp nước Mỹ như Chicago, San Francisco v.v. Trên toàn thế giới, ngoài các thị trường chứng khoán lâu đời như Paris (Bourse Parisienne, còn xưa hơn cả NYSE), London, Frankfurt? còn mọc liên tiếp các trung tâm mới như Tokyo, Hongkong, Taipei v.v. Nói chung nơi nào kinh tế phát triển, nơi đó nhất thiết phải xây dựng thành lập một thị trường chứng khoán để yểm trợ cho sự phát triển kinh tế vùng đó.
    Ngày nay NYSE chiếm vị trí độc tôn lớn nhất thế giới với khoảng 2,800 công ty trị giá tổng cộng trên $16 ngàn tỉ ($16 trillion) thời giá năm 2003. Một vài con số để so sánh:
    -Tổng giá trị các công ty trong Nasdaq: $2 trillion
    -Tổng giá trị thị trường chứng khoán Tokyo: $2.1 trillion
    -Tổng giá trị thị trường chứng khoán London: $1.8 trillion
    -Tổng giá trị thị trường chứng khoán Germany: $0.7 trillion
    Như chúng ta đã thấy, dần dà rồi các thị trường (market places or exchanges) cũng không đủ sức đáp ứng nổi hoạt động kinh tế ngày một phát triển thêm nữa. Sự tất yếu phải xảy ra là sự phát sinh cuả hoat động ?obán chính thức?. Song song với hoạt động chính thức của các exchanges là hoạt động của OTC (over the counter stocks).
    Ngẫm cho cùng, các exchanges thực chất là những ngôi chợ như các ngôi chợ khác với đủ loại thành phần như Ban Quản Trị chợ, các chủ sạp, các ?ođầu nậu?, các lái buôn, ?ocò mồi? v.v. Điểm khác biệt duy nhất là mặt hàng trao đổi buôn bán là các loại chứng khoán khác nhau.
    Sau cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán năm 1929, Quốc Hội Mỹ thông qua đạo luật Securities Act 1933 thành lập bộ phận Securities & Exchange Commission (SEC) nhằm quản lý hoạt động của các thị trường chứng khoán. Năm 1934, tổ chức National Association of Securities Dealers (NASD) được thành lập nhằm tự quản chế hoạt động của OTC market ngày một lớn mạnh hơn.
    Năm 1971 đánh dấu một bước tiến quan trọng của OTC market với sự ra đời của hệ thống NASDAQ hoặc National Association of Securities Dealers Automated Quotation System. Từ thời điểm này, một số các chứng khoán OTC được lên danh sách và buôn bán qua hệ thống điện toán nối liền các brokers, traders và market makers mà không cần nằm trong một exchange nào hết.
    Nói nôm na, một số OTC stocks được ?ophong tước? và được ngồi vào một ?ochiếu riêng?. Điều hết sức bất ngờ là một số công ty trong NASDAQ sinh sau đẻ muộn như Microsoft, Intel, Dell v.v? trong thời đại mới của khoa học kỹ thuật lại phát triển vượt bực qua mặt luôn cả những công ty thuộc loại tiền bối lão thành như Disney, Ford, Coca cola v.v?. Họ vẫn trung thành với NASDAQ và không cần vào các exchanges dù dư điều kiện để gia nhập.
    NASDAQ ngày nay được chia thành hai thành phần chính: NASDAQ National Markets Issues bao gồm khoảng 2700 công ty lớn nhất và NASDAQ Small Cap Issues bao gồm khoảng 1500 công ty nhỏ hơn.
    Nói chung NASDAQ gồm đa số là các công ty kỹ thuật (technology) cho nên sự phát triển tuy không lâu đời bằng NYSE hoặc AMEX nhưng vẫn thường được gọi là thị trường của tương lai và là một bộ phận hết sức quan trọng của thị trường chứng khoán nói chung.
    Ngày nay, các công ty nào mà cổ phiếu được lên danh sách trao đổi trên NASDAQ cũng đã là một thành tích không nhỏ.
    Tuy nhiên vẫn còn sót lại một số rất lớn các công ty không thể đủ điều kiện để được vào danh sách các Exchanges hoặc Nasdaq. Họ đành phải buôn bán các chứng khoán qua hệ thống National Quotations Bureau và niêm yết trên những tờ giấy màu hồng nên thường được gọi là ?opink sheets? stocks. Hiện nay có vào khoảng 11,000 công ty thuộc dạng ?opink sheets? như vậy.
    Tất cả các cổ phiếu công ty được buôn bán, trao đổi trong các exchanges, Nasdaq và OTC hợp thành cái gọi là Thị Trường Thứ Nhì (Secondary market). Thị trường thứ nhất (Primary market) sẽ được trình bày tiếp sau đây.
  10. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    THỊ TRƯỜNG THỨ NHẤT (PRIMARY MARKET)
    Primary market nói về các cổ phiếu lần đầu tiên được lưu hành trên thị trường, còn gọi là IPO (Initial Public Offering).
    Muốn được phát hành stocks (cổ phiếu), việc đầu tiên phải làm là công ty phải được cổ phần hoá (incorporated).
    Lấy ví dụ bạn làm chủ một xưởng tư nhân nhỏ sản xuất đồ chơi có tính cách gia đình (trị giá vài chục hoặc vài trăm ngàn $). Về mặt pháp lý, bạn chỉ cần đăng ký lấy môn bài hoạt động thương vụ (business license) tại city bạn đang cư ngụ là đủ. Hằng năm, báo cáo lời lỗ và khai thuế với IRS (Internal Revenue Service) sòng phẳng.
    Sau một thời gian, công việc làm ăn phát triển tốt và món đồ chơi sản xuất ra được tiêu thụ quá nhanh một cách bất ngờ. Bạn bắt đầu nghĩ đến việc phát triển thêm thêm hoạt động sản xuất nhằm cung ứng thị trường. Khả năng vốn có hạn, bạn có các phương án sau đây để gầy dựng thêm vốn:
    - Kêu gọi người quen góp và chung vốn. Xưởng của bạn từ sole-proprietorship biến thành partnership.
    - Vay tiền ngân hàng thương mãi. Số tiền vay được thường không nhiều lắm và bạn sẽ bị ràng buộc trách nhiệm phải trả lời và vốn trong một thời gian nhất định. Nếu công ăn việc làm thất bại, bạn có thể phải khai phá sản và mất đi tài sản, thậm chí cả những tài sản riêng tư như nhà cửa hoặc những bất động sản khác. Vì vậy phương án này chỉ có tính cách tạm thời mà thôi.
    - Phương án khác nữa là mời một venture capital firm hợp tác làm ăn. Để được joint venture, bạn phải cổ phần hoá xưởng của bạn và thông thường bạn phải chia cho venture capital firm một số lớn cổ phiếu tuỳ theo thương lượng giữa hai bên với nhau. Nếu bạn không có nhiều tham vọng, khi được chấp thuận joint venture, bạn có thể được cấp ngay một số vốn khá lớn (vài triệu hoặc vài chục triệu dollars như chơi) tuỳ theo tầm cỡ business của bạn có khả thi hay không. Dĩ nhiên phía venture capital firm sẽ dành lấy một tỉ lệ cổ phiếu rất lớn (có khi 80% số cổ phiếu công ty của bạn không chừng). Ít ra bạn cũng còn 20% và nếu IPO thành công bạn vẫn có khả năng qua một đêm biến thành triệu phú được.
    - Phương án đặc sắc nhất và cũng là đặc điểm của kinh tế tự do là bạn gầy vốn bằng cách cổ phần hoá công ty và ra công khai bằng thủ tục IPO.
    Khi cổ phần hoá công ty (incorporated), công ty của bạn trở thành một tư cách pháp nhân riêng biệt, bạn chỉ có trách nhiệm hữu hạn và không chịu trách nhiệm về số vốn mà bạn đã gây được qua việc bán cổ phiếu. Cách tiến hành như sau:
    Sau vài năm hoạt động khấm khá, bạn cảm thấy mặt hàng của bạn được tiêu thụ quá sức tưởng tượng và bạn cảm thấy đã đến lúc phải phát triển hơn nữa. Sau khi đã làm xong các thủ tục cổ phần hoá và xưởng của bạn đả chính thức là một công ty (corporation). Bạn có thể mời một brokerage firm làm thủ tục IPO và bán cổ phiếu dùm bạn. Tuỳ theo tình hình cụ thể và lời khuyên của brokerage firm, bạn có thể định giá cổ phiếu và bán đi một số lượng lớn cổ phiếu của công ty. Thông thường bạn phải giữ lại cho riêng bạn ít nhất 12 % số cổ phiếu để giữ quyền điều hành công ty. Công ty cũng có thể giữ lại một tỉ lệ nào đó gọi là authorized but non issued shares để dành thưởng cho các nhân viên trọng yếu hầu giữ chân họ lại với công ty, hoặc sau này cần thêm vốn lại bán ra nữa qua thủ tục secondery offering. Một khi đã bán cổ phiếu xong, bạn không chịu trách nhiệm về số tiền mang về cho công ty vì cổ đông (stockholders) là những chủ nhân nhỏ của công ty. Bản thân bạn cũng chỉ là một trong những cổ đông mà thôi. Tuy nhiên, với trách nhiệm điều hành, bạn phải công khai hoá tài chánh và báo cáo mỗi tam cá nguyệt cho cổ đông biết, đồng thời cũng phải báo cáo cho SEC (Securities & Exchange Commision).
    Các stockholders hoàn toàn không có quyền tham gia vào công việc thường lệ của công ty. Trên nguyên tắc bạn vẫn là giám đốc công ty và toàn quyền chỉ huy công việc. Nhưng từ nay, tiền lãi công ty mang lại không còn là của riêng bạn nữa mà là tiền lời của công ty. Dĩ nhiên, với tư cách giám đốc và chủ tịch Ban Quản Trị, bạn vẫn có thể tự ấn định tiền lương của riêng bạn cũng như tiền thưởng mà vẫn hợp lệ. Thông thường tiền lãi mang về không chia cho cổ đông mà dùng để tái đầu tư sản xuất (retained earnings), trừ phi mặt hàng sản xuất đã bão hoà và không thể phát triển hơn nữa.
    Đó cũng chính là lý do tại sao những công ty như Microsoft hay Intel có thể phát triển nhanh chóng từ những công ty trị giá vài chục triệu đô la thành những tập đoàn khổng lồ hằng trăm tỉ $ chỉ trong vòng một vài thập niên. Tất cả tiền lời mang lại hàng quý đều được dùng để tái sản xuất nên sức phát triển thực tế là theo cấp số nhân.
    Như vậy các cổ đông trông mong điều gì khi mua cổ phiếu của bạn? Họ trông mong vào hai điều:
    Trông mong được chia lãi. Như đã nói, thông thường các công ty đang phát triển không hề và không bị bắt buộc phải chia lãi cho cổ đông nhưng đối với một số công ty lâu đời, cổ đông vẫn có thể được chia lãi gọi là dividends. Disney, Boeing? vẫn có chế độ chia dividends. Các công ty điện lực cũng vậy. Vì ngày nay điện lực gần như không còn phát triển được nữa nên thường chia dividends cho cổ đông nhiều khi với tỉ lệ không ngờ lên đến gần 10%! Tuy nhiên việc chia dividends này không bắt buộc như tiền lời bạn cho vay mà được ấn định và duyệt xét lại mỗi tam cá nguyệt bởi Ban Quản Trị công ty.
    Trông mong cổ phiếu lên giá. Đây là điều trông đợi thông thường nhất khi mua stocks. Trên lý thuyết, khi công ty phát triển, giá trị thặng dư thường được phản ảnh lên trên giá của cổ phiếu. Giả sử khi mua stock của công ty A, lúc đó công ty A chỉ trị giá 10 triệu đô la và tổng cộng có 1 triệu cổ phiếu, như vậy giá mỗi cổ phiếu là 10 đô la. Sau hai năm, công ty mang lời về thêm 10 triệu đô la nữa mà chưa chia cho cổ đông đồng lãi nào. Theo lý luận thông thường, công ty nay đã trị giá 20 triệu, vì vậy ai muốn mua cổ phiếu của bạn hẳn nhiên phải trả cho bạn ít nhất 20 đô la bạn mới chịu bán. Tuy nhiên thực tế ra giá trị cổ phiếu rất tương đối và việc mua bán cổ phiếu chịu hoàn toàn áp lực của định luật cung cầu. Nhiều người mua, cổ phiếu lên giá, nhiều người bán, cổ phiếu xuống giá, nhiều khi thất thường không liên quan gì trực tiếp đến hoạt động thương mãi của công ty mà tuỳ thuộc vào tâm lý của đám đông.
    Trên thực tế, các nhà đầu tư cổ phiếu rất nhạy bén và khi một công ty có vẻ làm ăn khá giả là họ đã đổ xô vào đẩy giá cổ phiếu lên cao rồi. Ngược lại cũng vậy, chỉ hơi biến động tin xấu một chút là họ bán thốc bán tháo ngay lập tức.
    THỊ TRƯỜNG THỨ HAI (SECONDARY MARKET)
    Khi một công ty đã làm xong thủ tục IPO, số tiền bán cổ phiếu sẽ trở thành vốn của công ty và được mang ra kinh doanh. Như vậy, ngoài một số lượng cổ phiếu của Ban Điều Hành và chưa phát hành của công ty, ngòai thị trường sẽ lưu hành một khối lượng cổ phiếu khá quan trọng gọi là ?ofloat? của công ty. Khối lượng ?otrôi nổi? này do các thị trường chứng khoán buôn bán, trao đổi với các nhà đầu tư lớn nhỏ và tạo thành thị trường thứ hai.
    MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
    - Có thể nói không ngoa là thị trường chứng khoán là cái xương sườn của kinh tế tự do và là động cơ phát triển chính của kinh tế Hoa Kỳ.
    - Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ phát triển một cách tự phát và tự nhiên vì nhu cầu trao đổi buôn bán. Các thể chế và luật pháp được đặt ra nhằm bảo đảm một một sự trong sáng và công bằng trong dịch vụ buôn bán cổ phiếu.
    - Các trường hợp vi phạm như có thông tin nội bộ (insider information), man trá sổ sách của các công ty, lời bất thường do buôn bán ngắn hạn cổ phiếu đều bị cơ quan SEC là một cơ quan độc lập điều tra và trừng phạt thích đáng nếu có tội.

Chia sẻ trang này