1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sao không mở topic về chứng khoán cho miền Tây nhỉ?

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi lyenson, 09/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    CÁC CHỈ SỐ THƯỜNG DÙNG TRONG
    THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HOA KỲ​
    CHỈ SỐ DOW JONES
    Năm 1882, Charles Dow và Edward Jones thành lập công ty Dow Jones nhằm mục đích cung cấp thông tin tài chánh liên quan đến thị trường chứng khoán cho giới đầu tư. Hơn 100 năm sau, chữ ?o Dow Jones ? trở thành nổi tiếng và là chỉ số (index) quan trọng được theo dõi nhiều nhất trong tất cả các thị trường chứng khoán của toàn thế giới. Công ty Dow Jones còn nổi tiếng vì làm chủ tờ báo Wall Street là một trong những tờ báo hàng đầu của giới tài chánh.
    Ngay hai năm sau từ lúc thành lập công ty (1884), Charles Dow đã nghĩ ra một phương pháp lấy trung bình cộng của 11 công ty hoả xa và tạo ra chỉ số của kỹ nghệ hoả xa vào thời điểm đó là ngành kỹ nghệ lớn nhất của nước Mỹ. Đến năm 1897, con số này được nâng lên là 20 công ty hoả xa. Cùng năm, Charles Dow đặt ra thêm chỉ số kỹ nghệ (industrial index) bao gồm 12 công ty kỹ nghệ khác ngoài ngành hỏa xa.
    Ngày nay, các chỉ số của Dow Jones gồm 3 nhóm khác nhau là chỉ số kỹ nghệ (industrial) gồm 30 công ty vào hàng đầu của nước Mỹ, chỉ số chuyên chở (transportation) gồm 20 công ty và chỉ số tiện ích (utilities) với 15 công ty.
    Tuy nhiên chỉ số kỹ nghệ với 30 công ty vẫn thường được nhắc nhở nhiều hơn hết và được gọi nôm na là Dow Jones.
    Danh sách Dow Jones hiện nay gồm có:
    1. ALCOA INC. AA
    2. AMERICAN EXPRESS CO AXP
    3. AT & T T
    4. BOEING CO BA
    5. CATERPILLAR, INC. CAT
    6. CITIGROUP INC. C
    7. COCA COLA CO KO
    8. DUPONT DD
    9. EASTMAN KODAK CO EK
    10.EXXON MOBIL CORP XOM
    11.GENERAL ELECTRICS CO GE
    12.GENERAL MOTORS GM
    13.HEWLETT PACKARD CO HWP
    14.HOME DEPOT, INC. HD
    15.HONEYWELL INT?TL. INC. HON
    16.INTEL CORP INTC
    17.INTERNATIONAL BUS. MACH. IBM
    18.INTERNATIONAL PAPER CO IP
    19.J.P. MORGAN & CO. JPM
    20.JOHNSON & JOHNSON JNJ
    21.MCDONALD CORP MCD
    22.MERCK & CO. INC. MRK
    23.MICROSOFT CORP MSFT
    24.MINNESOTA MINING & MFG. MMM
    25.PHILIP MORRIS MO
    26.PROCTOR & GAMBLE CO PG
    27.SBC COMMUNICATIONS, INC. SBC
    28.UNITED TECHNOLOGIES CORP. UTX
    29.WALMART STORES, INC. WMT
    30.WALT DISNEY CO. DIS
    Tuy đã có rất nhiều sự cố gắng cải thiện chỉ số Dow Jones, như tạo ra các hệ số phụ khi tính toán, mhằm mục đích bảo đảm được sự liên tục về giá trị qua cac thời kỳ, nhưng ngày nay chỉ số Dow Jones bị chỉ trích khá nhiều. Khuyết điểm lớn nhất là chỉ số này được tính toán dựa trên giá tiền của cổ phiếu liên quan đến tổng số giá tiền của cả 30 công ty trong Dow Jones. Ví dụ một công ty đang được trao đổi ở giá $20, so sánh với tổng giá tiền của chỉ số ví dụ là $1,000, như vậy sẽ chiếm 2% của chỉ số này.
    Phương pháp này được gọi là price-based weighting và có nhiều nhà phân tích cho rằng không còn chính xác nữa bởi vì khi giá cổ phiếu một công ty được chia ra (split), vô hình chung sự tác động của công ty này bị giảm đi đáng kể đối với chỉ số Dow Jones. Do đó, chỉ số Dow Jones lại phải được tính toán lại khá rắc rối để giữ được tính chất liên tục.
    Ngoài ra, trong giá trị các công ty trong Dow Jones không đồng đều nên có khi giá cả cổ phiếu một công ty nhỏ trong Dow Jones có thể làm biến động không trung thực cả một chỉ số.
    CHỈ SỐ S&P 500
    Chỉ số S&P500 do Ban Biên Tập Standard & Poor?Ts, thuộc nhà xuất bản Mcgraw Hill, soạn thảo và đề ra từ năm 1923 nhằm mục đích theo dõi giá trị của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ một cách khoa học hơn là chỉ số Dow Jones.
    S&P 500 bao gồm 500 công ty thuộc loại lớn nhất tại Mỹ và được đánh giá tùy theo giá trị thị trường (market capitalization) chứ không đơn thuần là giá trị của cổ phiếu. Giá trị thị trường của một công ty là tổng giá trị của công ty đó, có thể được tính bằng cách nhân giá cổ phiếu với tổng số lượng cổ phiếu. Như vậy những công ty lớn như GE, Boeing hoặc Microsoft, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với sự biến động của toàn bộ chỉ số. Chỉ số S&P 500 được điều chỉnh mỗi quý, một số công ty không đủ tiêu chuẩn sẽ bị loại ra và thay thế bằng một số công ty khác.
    Do phương pháp tính toán khá chính xác, chỉ số S&P 500 được nhiều nhà phân tích cho là thước đo của thị trường nói chung. Mỗi khi đánh giá thành tích của một mutual fund hay của bất cứ một quỹ đầu tư nào, người ta vẫn so sánh thành tích của quỹ đầu tư đó với S&P 500 như thế nào.
    Nói chung, hàng năm khi đánh giá thành tích cuả các quỹ đầu tư, người ta nhận thấy chỉ vào khoảng 5% quỹ đầu tư là có khả năng vượt trội hơn S&P 500. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng chẳng thà đầu tư vào quỹ Vanguard S&P 500 là chắc ăn nhất. Vanguard S&P 500 là một mutual fund chỉ đầu tư vào 500 công ty của S&P 500 và không bao giờ thay đổi trừ phi có công ty nào được đưa vào thêm thì mua, hoặc bị ra khỏi thì bán đi mà thôi. Lệ phí duy trì cũng hết sức thấp vì fund manager không phải làm gì cả. Thuế lợi tức cũng không đáng kể vì chưa bán thì chưa có capital gains thành thử phương pháp đầu tư này mặc nhiên được lợi điểm hoãn đóng thuế (tax deferred).
    Vì danh sách 500 công ty này khá dài nên những bạn nào muốn tìm hiểu có thể tham khảo trên website www.spglobal.com.
    CHỈ SỐ NASDAQ
    Điều cần phân biệt đầu tiên, NASDAQ là một thị trường chứng khoán như NYSE hoặc AMEX, đồng thời cũng là một chỉ số. Dow Jones hoặc S&P 500 đơn thuần là những chỉ số mà thôi. Một công ty có thể được trao đổi tại Nasdaq (và ảnh hưởng đến chỉ số Nasdaq) nhưng vẫn có thể đồng thời được liệt kê trong Dow Jones và S&P 500, chẳng hạn như các công ty MSFT và INTC. Tuy nhiên nếu đang trao đổi buôn bán trong Nasdaq thì không thể có trong NYSE hoặc một thị trường nào khác được.
    Chỉ số Nasdaq là con số trung bình của giá trị các cổ phiếu được liệt kê trong Nasdaq bao gồm hơn 4,400 công ty thuộc loại lớn và trung bình tại Mỹ. Nasdaq còn có thêm 440 công ty ngoại quốc mà cổ phiếu cũng được trao đổi buôn bán tại Mỹ.
    Phương pháp tính toán chỉ số Nasdaq cũng đựa vào giá trị thị trường của từng công ty như cách tính toán chỉ số S&P 500.
    Vì thị trường Nasdaq ra đời sau NYSE và AMEX nên vào thời đó, chỉ có những công ty nào bị các thị trường lớn ?ochê? mới hợp thành một thị trường mới, tự động hóa và hoạt động hoàn toàn thông qua máy điện toán mà không cần một chỗ ?otụ họp? nào cả. Không ngờ đa số các công ty mới thành lập vào thời đó đa số là các công ty điện tử như MSFT, DELL hoặc INTC nên với sự bùng nổ của thời đại thông tin điện toán, những công ty này lớn mạnh hết sức mau chóng và người ta đánh giá không sai rằng thị trường Nasdaq chính là thị trường của tương lai. Ngày nay con số tổng giá trị các công ty thuộc Nasdaq đã vượt con số $3,000 tỉ.
    PHÂN BIỆT GIỮA CHỈ SỐ ( INDEX ) VÀ THỊ TRƯỜNG ( MARKET EXCHANGE )
    Đôi khi chúng ta có thể lầm lẫn chỉ số (index) và thị trường (market exchange). NYSE, AMEX, NASDAQ là những thị trường (exchange) mà các chứng khoán của các công ty được buôn bán. Các công ty chỉ được liệt kê danh sách trong một thị trường và cổ phiếu được trao đổi trong thị trường đó mà thôi. Nói chung NYSE là một thị trường tương đối lớn nhất, hoàn chỉnh và nổi tiếng nhất thế giới. Công ty nào muốn cổ phiếu mình được buôn bán trong NYSE phải hội đủ một số đìêu kiện không phải là dễ dàng. Tổng số các công ty nằm trong NYSE hiện nay hơn 2,800 công ty trị giá vào khoảng hơn $16 ngàn tỉ (trillion).
    AMEX là thị trường lớn thứ hai tại Hoa Kỳ. Trứơc kia AMEX chính là thị trừơng ?ovỉa hè? (The Curb market) buôn bán các loại cổ phiếu mà NYSE chê. Từ năm 1921, AMEX được dọn vào địa chỉ hiện nay vẫn còn tại đường Trinity, downtown New York. Tuy hoàn chỉnh sau NYSE, nhưng AMEX nổi tiếng là nơi sử dụng đầu tiên kỹ thuật touch screen technology để tiến hành các thủ tục buôn bán cổ phiếu nhanh chóng hơn và cũng là nơi đang đi hàng đầu trong kỹ thuật wireless trading (buôn bán qua đường vô tuyến) nhờ hệ thống vệ tinh nhân tạo. Điểm khác biệt căn bản giữa NYSE và AMEX là về phương thức mua bán cổ phiếu. NYSE xử dụng hệ thống chuyên viên định giá (specialists). Giá cả cổ phiếu do các chuyên viên này làm và áp đặt ra. NYSE là nơi duy nhất sử dụng hệ thống specialist vơí mục đích nhằm ổn định giá cả cổ phiếu. Trên nguyên tắc, các chuyên viên (specialists) với số vốn khổng lồ chỉ có quyền mua vào khi giá cổ phiếu đang tụt (nhằm nâng giá lên) và bán ra khi giá cổ phiếu đang tăng (nhằm hạ giá cổ phiếu xuống). AMEX ngược lại xử dụng phương cách đấu giá (auction market). Giá cả do mọi người đưa ra. Thuận người mua, vừa người bán. Ai muốn mua, bán giá nào cứ việc đưa ra qua các brokers hoặc dealers của mình. Phương cách này có vẻ thực tế và công bằng nhưng có khuyết điểm lớn là giá cả cổ phiếu có thể bị khống chế và biến động mạnh một cách giả tạo. Các market makers cùng các dân chuyên nghiệp (professionals) khác phải nhường quyền ưu tiên cho công chúng được mua bán trước.
    Khác với hai thị trường trên, NASDAQ không có một nơi hay địa chỉ nhất định. Gọi tắt từ National Association of Securities Dealers Automated Quotation System, NASDAQ là một hệ thống điện toán tự động nối liền các dealers trên khắp Hoa Kỳ (và thế giới) lại với nhau. Các dealers đưa giá cả của mình vào hệ thống này và truyền đi khắp nơi. Cũng thuận lòng người mua, vừa lòng người bán. Ra đời muộn hơn NYSE và AMEX (1971), nhưng NASDAQ nổi tiếng là thị trường cuả tương lai vì xử dụng các phương tiện tối tân nhất và vì các công ty được liệt kê hầu hết thuộc các ngành kỹ thuật (technology) mới. Hiện nay có vào khoảng 5 ngàn công ty thuộc danh sách NASDAQ.
    Các công ty còn lại không hội đủ điều kiện để gia nhập 3 thị trường kể trên vẫn có thể trao đổi cổ phiếu của mình qua cách đạng đăng ký (subscribe) vào hệ thống OTC Bulletin Board (OTCBB) quotation system. Trước kia, các tin tức về giá cả các công ty OTC chỉ được dán lên bảng bằng những tờ giấy mầu hồng nên các công ty này có tên gọi là ?opink sheets? stocks. Từ năm 1971, NASD cũng quản lý OTC stocks luôn nên ngoài phương cách niêm yết giá cả tại National Quotation Bureau, hàng ngày đều có được cập nhật hoá và phổ biến đi các nơi qua hệ thống điện toán.
    Qua kinh nghiệm cuả nhiều nhà đầu tư,, mua bán cổ phiếu OTC là một điều hết sức nguy hiểm và nên tránh. Tuy hãn hữu có những công ty OTC đột nhiên trở thành lớn mạnh và mang lại giàu sang cho ngươì có gan đầu tư nhưng điều này rất it xảy ra. Những sự thật cần biết về OTC stocks như sau:
    -Thống kê cho thấy 99.9% OTC stocks sau 5 năm sẽ vẫn là OTC stocks. Một số rất lớn thậm chí bị phá sản.
    -OTC stocks không có hệ thống market makers nên giá cả biến động rất nhanh và mạnh.
    -Giá cả OTC stocks rất dễ bị thao túng (manipulated). Một tin tức giả mạo được tung ra, có người niêm yết sẵn giá hoang đường vào rồi, bạn nhảy vào là ?otrúng mánh? họ ngay. Đến khi muốn bán, không ai mua cả, bạn phải bán tống bán tháo có khi chỉ còn lại 1% vốn liếng là may rồi.
    Nói chung có 4 thị trường chính buôn bán cổ phiếu tại Hoa Kỳ là NYSE, AMEX, NASDAQ và OTCBB. Một công ty chỉ nằm trong một trong 4 thị trường trên mà thôi. Không thể vùâ nằm trong thị trường naỳ lại còn được liệt kê vào thị trường kia được. Các công ty nào đủ điều kiện để được nâng lên từ OTCBB vào NASDAQ thừơng tự cho mình đã đạt được một bước tiến bộ vĩ đại rồi.
  2. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    chán cái server ttvnol này quá! Bài viết hay mà chỉ vì một vài từ dính líu đến chế độ là bị chặn lại. Vậy mà nói diễn đàn phi chính phủ...?
    Nhất định ko rảnh đâu mà đi phổ biến kiến thức nữa...
    Đúng là...luôn bị xem như...MỌI mà.
    Được lyenson sửa chữa / chuyển vào 17:24 ngày 23/08/2007
  3. ngtoithuong

    ngtoithuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2007
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA NỀN KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
    Nói chung, nền kinh tế của một quốc gia được đánh giá bởi Tổng Sản Lượng Quốc Dân (Gross Domestic Product) là tổng hợp tính ra thành tiền (thường là $USD) của các mặt hoạt động tiêu thụ, đầu tư của các công ty, tiêu xài của nhà nước và hiệu quả xuất nhập cảng trong một năm. Công thức viết tắt là:
    GDP : C (Consumption) + I (Investment) + G (Government spending) + NX (Net Import-Export).
    C còn gọi là Private Consumption (tiêu thụ cuả khu vực tư nhân) bao gồm sự tiêu xài của các hộ cho các sinh hoạt thường ngày như ăn mặc, nhà cửa, y tế, vui chơi v.v...
    I được định nghĩa là mức đầu tư vốn mới của các công ty chẳng hạn như mua sắm thiết bị, mở mang nhà máy, v.v..
    G là tổng giá trị sự tiêu xài của nhà nước như trả lương công nhân viên, duy trì đội ngũ quân đội, công an, xây dựng công trình công cộng v.v...
    NX là hiệu quả xuất nhập cảng hoặc cán cân thương mãi. Nếu thặng dư thì cộng vào GDP và thâm thủng thì trừ đi.
    Chú ý là phần I không nói gì về giá trị hàng sản xuất ra của các công ty vì các hàng hóa bán được đã được tính vào các phần kia rồi. Ví dụ: một khách hàng mua một cái TV, giá của cái TV này được tính vào phần C, không tính vào thu nhập của công ty sản xuất ra cái TV đó nữa.
    Ngoại trừ nhà nước là bộ phận không sản xuất, chỉ biết tiêu tiền thuế của dân, các mặt hoạt động khác được thực hiện phần lớn bởi các công ty (sản xuất và dịch vụ). Cá thể có tham gia phần nào tạo ra của cải nhưng thường không đáng kể, nhất là tại các quốc gia phát triển.
    Giá trị thị trường chứng khoán là tổng giá trị của các công ty. Như vậy, khi nền kinh tế tăng trưởng cao lên, hẳn nhiên sẽ kéo theo sự tăng mạnh của thị trường chứng khoán. Nhiều nhà kinh tế học cho rằng hai vấn đề này song song với nhau và sự suy thoái hoặc thịnh vượng của một phía sẽ dứt khoát lôi kéo theo sự suy thoái và thịnh vượng của phía bên kia. Điều này hoàn toàn đúng nhưng thực tế cần phải hiểu rõ là hoạt động của các công ty và hoạt động của thị trường chứng khoán là hai vấn đề riêng biệt nhau. Một bên (các công ty) hoạt động rõ ràng, có những con số cụ thể, tiền ra tiền vô minh bạch, có hoạch định và dự án ngắn hạn cũng như dài hạn. Phiá bên kia (thị trường chứng khoán) do cảm tính của con người, tâm lý, lòng tham và nỗi sợ hãi tác động vào nên tăng giảm bất thường, nhiều khi có vẻ như không liên quan gì đến hoạt động của các công ty. Tuy nhiên, nếu khảo sát trong một thời gian dài vừa đủ thì lại nhận ra sự tương quan mật thiết giữa hai vấn đề này. Có thể nói là thị trường chứng khoán thường đi trước hoạt động kinh tế một thời gian ít nhất là sáu tháng và được dùng làm một trong những thước đo ?osức khỏe? của nền kinh tế.
  4. ngtoithuong

    ngtoithuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2007
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Chu trình phát triển kinh tế
    Nền kinh tế của một quốc gia thường phát triển theo một chu trình nhất định với những thời kỳ khác nhau. Sự hiểu biết về kinh tế kể ra còn khá mới mẻ, nên vẫn còn rất nhiều khiếm khuyết và tranh luận vì chưa đủ thời gian để kiểm chứng lý thuyết nào đúng đắn hơn cả.
    Kể từ cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ vào giữa thế kỷ thứ 19 tại Anh Quốc đến nay, các nhà kinh tế học thường đồng ý là sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia trải qua những giai đoạn như sau:
    -Thời kỳ lạc hậu.
    -Thời kỳ tích lũy.Tích lũy về tư bản, xây dựng thể chế luật pháp hợp lý, xây dựng hạ tầng cơ sở. Mở mang dân trí.
    -Thời kỳ cất cánh. Biểu hiện bằng mức phát triển trên dưới 10% hàng năm.
    -Thời kỳ bình phi. Mức phát triển chậm lại ngang hoặc hơn tỉ lệ lạm phát một chút, xen kẽ với những thời kỳ phát triển mạnh trên 5% và những thời kỳ suy thoái.
    Đối chiếu với lý thuyết kể trên, chúng ta thấy là Việt Nam hiện nay đang ở cuối giai đoạn tích luỹ và sửa soạn qua thời kỳ cất cánh. Đáng buồn là vì một số các lý do mà chúng ta ngầm hiểu, khả năng cất cánh bị trì hoãn vì các lực cản khá mạnh mẽ. Chung quanh Việt Nam trong khu vực Tây Thái Bình Dương có các con rồng Châu Á như Nam Hàn, Singapore, Trung Hoa Quốc Gia, Thái Lan, đang bước dần qua thành phần các quốc gia phát triển như Tây Âu. Indonesia và Malaysia ngày nay cũng vừa hoàn thành xong giai đoạn cất cánh. Trung Quốc cũng là một trường hợp đặc biệt chỉ cần 20 năm là vượt qua giai đoạn cất cánh, nay qua mặt Nhật Bản về GDP, đứng hàng thứ hai trên thế giới.
    Trong phần tích lũy tư bản, ngoài đầu tư nước ngoài là phương cách nhanh nhất, còn cần phải chú ý đến việc xây dựng một thị trường chứng khoán lành mạnh trong nước để huy động vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước nhằm xoay nhanh hoạt động kinh tế. Ngày nay, chúng ta có thể khẳng định là sự phát triển kinh tế rất cần sự hỗ trợ của một thị trường chứng khoán mạnh mẽ.
  5. ngtoithuong

    ngtoithuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2007
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Đại khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ 1929 và những hệ quả Cho đến năm 1929, không ai có thể ngờ rằng sản xuất quá nhiều (hoặc nói cách khác là kinh tế quá thịnh vượng) lại có thể là mầm mống của sự đổ vỡ do hiện tượng lạm phát (inflation) gây ra.
    Trước năm 1929, nền kinh tế tại Hoa Kỳ thực sự là một nền kinh tế đúng nghĩa tự do theo chủ thuyết ?olaisser-faire? (để tự nhiên). Nhờ cuộc cách mạng kỹ nghệ từ thế kỷ 19, mức sản xuất của các công ty được đẩy mạnh, hàng hóa tràn lan, buôn bán thịnh vượng, mọi người hoan hỉ và thị trường chứng khoán tăng vọt theo.
    Đến một lúc bỗng nhiên vật giá leo thang dần lên (inflation) hàng hóa bán chậm lại và trở thành dư thừa. Để sống còn, các công ty buộc lòng phải hạ giá bán hàng xuống dần nhằm thu hút người mua. Đây là giai đoạn vật giá xuống thang (deflation). Một mặt vì bộ máy sản xuất cứ tiếp tục cho ra của cải, mặt khác thì hàng hóa vẫn không tiêu thụ được, các công ty bấm bụng chịu lỗ đến mức không nổi nữa đành phải khai phá sản. Dĩ nhiên là thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng và sụp đổ một cách thê thảm.
    Ngoài sự tác hại làm một số lớn giới đầu tư mất hết tiền của còn sự tác hại trầm trọng hơn nữa là kinh tế bị khựng lại, tỉ lệ thất gia tăng và nạn đói đã xảy ra tại nhiều thành phố. Sự suy thoái của thị trường chứng khoán kéo dài đến gần 20 năm sau mới trở lại được mức trước năm 1929.
    Có thể nói là cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 của Hoa kỳ nói riêng và của thế giới nói chung đã phần nào cổ vũ cho chủ nghĩa cộng sản lan tràn khắp nơi vào thời kỳ đó. Nhiều người tin rằng kinh tế không thể để tự do được mà phải có được sự chỉ huy chặt chẽ của nhà nước. Đối với phe cộng sản, thị trường chứng khoán không cần thiết nữa và nhà nước nắm hết quyền chỉ huy kinh tế.
    Sơ đồ diễn tiến đưa đến khủng hoảng kinh tế:
    Hãng Thị trường chứng khoán--> Lợi nhuận tăng --> xưởng phát triển (phát triển kinh tế) Tranh giành thuê mướn nhân công--> Hãng xưởng phát triển thêm --> Nhu cầu tăng -->tăng --> Giá thành sản xuất tăng -->công vật giá leo thang (inflation) Nhu cầu--> vật--> Nhu cầu giảm thêm --> Thị trường chứng khoán giảm --> Lợi nhuận giảm -->giảm Thị trường chứng khoán--> Hãng xưởng lỗ lã và phá sản-->giá xuống thang (deflation) Khủng hoảng kinh tế.-->sụp đổ
    Kinh tế sẽ bị suy thoái cho đến lúc một sự quân bình mới ở mức độ thấp hơn được tạo ra giữa cung và cầu. Ta có thể hiểu cung ở đây là mức sản xuất của các hãng xưởng và cầu là mức tiêu thụ của xã hội. Khi cung và cầu đã quân bình trở lại, một chu kỳ phát triển mới lại bắt đầu cho đến lúc có thể lại suy thoái nữa nếu không có cách nào ngăn chận lại đừng để xảy ra.
    Như vậy, một trong những yếu tố quan trọng nhất báo hiệu khủng hoảng kinh tế là lạm phát. Khi lạm phát tăng đến một mức độ nào đó sẽ làm sụp đổ kinh tế và điều đáng nói là diễn tiến suy sụp rất nhanh chóng, không có cách nào chống đỡ kịp.
    Hai yếu tố quan trọng khác là:
    . Tốc độ phát triển kinh tế
    . Thị trường lao động
    Đối với Hoa Kỳ, tốc độ phát triển kinh tế tối ưu không gây khủng hoảng trung bình vào khỏang 3 - 4 %. Ở tốc độ phát triển này, nền kinh tế sẽ không có nguy cơ gây ra lạm phát.
    Thị trường lao động cũng phải rộng rãi đủ cho các hãng xưởng thoải mái thuê mướn nhân công, không bị bó buộc phải tranh giành nhau và trả lương bổng quá cao. Thị trường lao động được thể hiện qua con số khai thất nghiệp từng thời kỳ gọi là tỉ lệ thất nghiệp. Con số tốt nhất nằm vào khoảng 5 - 7%.

Chia sẻ trang này