1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SAO KIM? SAO HÔM? SAO MAI?

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi ricarica, 23/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. firefly

    firefly Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2002
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    0
    Xin nói trước đây không phải kiến thức của em mà là một bài viết lấy từ cuốn "Tìm hiểu Hệ mặt trời" của Nguyễn Hữu Danh. Vì em thấy bác ricarica có vẻ rất thích SAO KIM nên em mới post lên đây để mọi người cùng xem. Đừng có vote cho em đấy, không thì em lại thành đứa khoe chữ mất. (Mạn phép bác Attheng, mấy cái hình của bác đẹp lắm, mà hình như bác cũng có quyển này)
    SAO KIM - Nữ thần sắc đẹp hay hành tinh của thần chết.
    SAO KIM (còn gọi là SAO HÔM, SAO MAI) là hành tinh thứ hai, nằm cách Mặt Trời 108,2 triệu km, có kích thước gần xấp xỉ Trái Đất chúng ta. SAO KIM là thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm, chỉ kém ánh sáng Mặt Trăng nên một người tinh mắt vẫn có thể đọc sách dưới ánh sáng của SAO KIM (em thì chẳng tin vào vụ này). SAO KIM rất dễ nhìn thấy vào bầu trời đêm, có lúc ở phía Tây sau khi Mặt Trời lặn một lúc rồi biến mất (ta gọi là SAO HÔM), có lúc ở phía Đông trước khi Mặt Trời mọc (ta gọi là SAO MAI).
    SAO KIM là hành tinh gần Trái Đất nhất, chỉ cách ta hơn 41 triệu km. SAO KIM có lớp mây trắng dày đặc bao phủ bên ngoài, với những vùng xoáy lốc ở trên cao. Lớp mây này đã phản chiếu phần lớn ánh sáng Mặt Trời làm cho SAO KIM sáng hơn các hành tinh khác.
    Từ nhiều thế kỉ, người ta cứ nghĩ rằng với bầu trời mây dày đặc, chắc SAO KIM có điều kiện thuận lợi cho sự sống phát triển. Thật ra, môi trường sống trên SAO KIM rất khắc nghiệt, khác hoàn toàn với môi trường sống trên Trái Đất.
    Tàu thăm dò Venera của Nga đã đo được nhiệt độ trên bè mặt của SAO KIM là 475oC. Tình trạng này là do hiệu ứng nhà kính của lớp mây dày giữ không cho nhiệt Mặt Trời thoát ra ngoài không gian và không khí trên Trái Đất.
    Áp lực không khí của SAO KIM cũng cao gấp 90 lần áp lực không khí trên Trái Đất.
    Thành phần khí quyển của SAO KIM gồm có 96% khí CO2, 3,5% khí N2 và 0,5% các khí SO2, argon, CO và không tìm thấy ôxi. Không khí này chứa đầy khí độc CO2 xen lẫn các luồng khí xoáy chứa H2SO4.
    Bầu khí quyển của SAO KIM có chiều dày khoảng 200 km (trong khi của Trái Đất là 800 triệu km), gồm có 3 tầng: trên cùng là tầng sương mù dày khoảng 100 km, kế đó là tầng mây dày dặc khoảng 20 km và sát mặt đất là lớp CO2.
    Do có lớp mây dày đặc bao phủ, người ta không thể nhìn thấy được bề mặt SAO KIM. Năm 1082, tàu thăm dò Venera 13 của Nga đã đáp xuống SAO KIM chụp ảnh gửi về Trái Đất cùng các số liệu đo đạc nhưng chỉ hoạt động được hơn 2 giờ trong điều kiện nóng bỏng đó. Từ năm 1990 đên 1993, tàu thăm dò Magienlăng đã vén được tấm màn mây dày đặc của SAO KIM, bằng cách dùng rađa đo vẽ toàn bộ bề mặt SAO KIM. Kết quả cho thấy bề mặt SAO KIM gồm vài đỉnh núi cao, nhiều thung lũng rộng lớn và một ít hố thiên thạch mới có như ở trên Trái Đất. Có hai vùng đất cao mà các nhà khoa học đặt tên là lục địa Aphro***e (Aphro***e Terra) lớn bằng châu Phi và lục địa Ischtar (Ischtar Terra) rộng lớn hơn nhiều.
    Sự tự quay của SAO KIM cũng đã gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học.
    Thứ nhất là SAO KIM quay quanh một trục gần như thẳng đứng với mặt phẳng xích đạo, chỉ nghiêng có 2o1' và quay theo chiều từ Đông sang Tây ngược lại so với chiều quay của tất cả các hành tinh khác, và ngược cả với chiều quay của SAO KIM quanh Mặt Trời (còn theo Hiệp hội Thiên văn quốc tế - IAU - thì điều này là không đúng).
    Thứ hai là nếu quan sát từ bên ngoài đám mây có thể thấy rằng thời gian để SAO KIM tự quay một vòng là chỉ có 4 ngày, nhưng nếu dùng sóng vô tuyến quan sát mặt đất SAO KIM thì thời gian đó là 224,7 ngày. Sự nhầm lẫn ấy là do các luồng gió cực mạnh đã làm chuyển động lớp mây trên cùng với vận tốc cực nhanh, khoảng hơn 100 km/s, nên chỉ cần 4 ngày lớp mây đó đã quay được một vòng, trong khi thật ra SAO KIM phải mất 224,7 ngày mới tự quay được một vòng.
    SAO KIM quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, với vận tốc khá nhanh 35km/s (vận tốc của sao Thuỷ là 50 km/s, của Trái Đất là 29,8km/s, của sao Mộc là 13,1 km/s, của sao Thổ là 9,6km/s, của Thiên Vương là 6,8 km/s, của Hải Vương là 5,4 km/s), một vòng mất 243 ngày nên một "năm" trên SAO KIM chỉ dài hơn một "ngày" không bao nhiêu. Nếu dùng ống nhòm quan sát SAO KIM, chúng ta thấy bề mặt SAO KIM cũng diễn ra giống như một tuần trăng, cso lúc chỉ thấy SAO KIM chư trăng lưỡi liềm, có lúc thấy như trăng tròn, có lúc không nhìn thấy như đêm không trăng.
    Về cấu tạo bên trong, SAO KIM có lớp vỏ mỏng silicát, một lớp bao bằng đá và một lớp nhân đặc trong cùng gồm có sắt và niken (em không có scanner nên chưa quét được hình).
    SAO KIM có nhiều nét gần giống với Trái Đất: đó là có kích thước và khối lượng, khoảng cách đến Mặt Trời, cso bầu khí quyển dày đặc và có cấu tạo bên trong giống như nhau. Nhưng SAO KIM lại có sự khác biệt với Trái Đất ở các diểm sau: SAO KIM nhỏ hơn và gần Mặt Trời hơn, bầu khí quyển chứa đầy khí cacbonic không thở được còn mây thì chứa các giọt axit sunfuric độc hại; áp lực không khí trên SAO KIM tương đương với áp lực dưới đại dương của Trái Đất ở độ sâu 1000m, và cuối cùng là lớp vỏ của SAO KIM dày hơn và liền một khối (trong khi lớp vỏ Trái Đất lại mỏng hơn và gồm nhiều mảnh ghép lại). Với ánh sáng rực rỡ avfo ban đêm, các nhà thiên văn phương Tây đã đặt cho SAO KIM cái tên "ngối sao của thần Vệ nữ", nữ thần sắc đẹp, nhưng với bầu khí quyển độc hại và nhiệt độ nóng cháy, SAO KIM nưh là một địa ngục của thần chết hơn là một ngôi sao của nữ thần sắc đẹp."
    Phù, mỏi tay wá, bác nào có tài liệu thì post lên đây cho bọn em xem với nhá!!
  2. ricarica

    ricarica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    0
    ok. Tạm ổn. Vote cho Attheng một sao. Và xin đính chính thêm em yêu sao Hoả chứ không phải là sao kim.Thế nhé. Ai có thêm tư liệu vè sao Hoả thì nói cho em biết thêm nha.
    [rosemary]
    BABYBYEBYEBYE
    [/rosemary][/size=7]
  3. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Vụ sao Hôm và sao Mai thì em không rõ lắm. Nhưng mà theo cái quyển English 12 mà em đang học thì có 1 bài nói là Mercury còn gọi là Morning/Evening Star. Thế chả lẽ sách nó viết sai à. Nhục quá nhỉ !

    CLASSIC FOREVER​
  4. ricarica

    ricarica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    0
    Chắc chắn là sai rồi. Sao hôm , sao mai đều là sao kim. Điều này ko thể phủ nhận.
    [rosemary]
    BABYBYEBYEBYE
    [/rosemary][/size=7]
  5. Attheng

    Attheng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    ê có thấy gì đâu ? đề nghị xem lại !
    sao hoả hả ! vote cho em rùi post lên cho ! hé hé !
    Attheng
  6. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái về Thái Dương hệ nói nhiều rồi , nói nhiều rồi . Mí lị ai chẳng tìm được tài liệu về nó , dễ mừ . Nói về những cái gì là lạ tý đi các bác !
    Khi người yêu tôi
    Mặc áo trắng đi ngang qua đồi
    Vương vào lá
    Chắc áo sẽ ngả vàng
    Vì đang là mùa thu ...
  7. ricarica

    ricarica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    0
    Tham ăn vừa thôi nhé Attheng không thì bội thực đấy!
    Chủ đề mới đây!!!!!!!!

    Vào đêm mùa hè, ta thấy một sao rất sáng trên đỉnh đầu, đó là sao Chức Nữ. Bên cạnh sao Chức Nữ có bốn sao nhỏ khác trông giống như bốn chiếc thoi dệt vải. Bên kia dải Ngân Hà có một sao trông như đang hướng về sao Chức Nữ, đó là sao Ngưu Lang( còn gọi là sao Khiên Ngưu), bên cạnh sao Ngưu Lang có hai sao nhỏ khác.
    Trong dân gian truyền tụng một câu chuyện về chúng: cứ đến ngày 7-7 âm lịch hàng năm, hai sao này lại vượt dải Ngân Hà để gặp nhau. Trên thực tế, hai sao này cách nhau rất xa và chuyện chúng gặp nhau mỗi năm một lần là không thể. Vậy tại sao ông bà ta lai nói như vậy?
    [rosemary]
    BABYBYEBYEBYE
    [/rosemary][/size=7]
  8. Attheng

    Attheng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    à cực kì đơn giản ! do 2 sao này nhìn = mắt thường thì 2 ngôi sao sáng này đến gần nhau theo cách đo đạc= mắt thường nên gần nhau !!!! đó chẳng wa là do quan sát = mắt thường mà thôi ! thậm chí 2 ngôi sao trông thì gần nhau đến đọ chỉ cách có 1 cm theo cách đo giữa 2 sao của dân gian củng có thể là 1 ngôi sao rất xa nhau như 2 thiên hà vậy !
    Attheng
  9. Marcus_aurelius

    Marcus_aurelius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2002
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    ê sai bét nhè rùi ! làm sao lại có chuyện đó ! 2 ngôi sao này cùng trong thiên hà của chúng ta mà ? Attheng ơi là Attheng ! tội ghê hổng bít khi nào mới hết lú !

    Marcus_aurelius
  10. Marcus_aurelius

    Marcus_aurelius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2002
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    ngơ thật

    Marcus_aurelius

    Được sửa chữa bởi - Marcus_aurelius vào 05/05/2002 17:30

Chia sẻ trang này