1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sao ko thấy topic về luyện Vocal nhỉ ! tại sao ko?

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi Rockme82, 02/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. playmusic

    playmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2005
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Up cho Topic Vocal lên nào, khoái topic này quá mà ko ai quan tâm à.Chán
  2. izzy_gtr

    izzy_gtr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề là phải có nguời hỏi , thắc mắc về 1 vấn đề cụ thể nào đó khi hát hò thì topic mới xôm đc chứ .
    Tớ muốn hỏi cậu tập bao lâu thì nhận thấy mình tiến bộ ?
    Được izzy_gtr sửa chữa / chuyển vào 15:51 ngày 26/11/2005
  3. izzy_gtr

    izzy_gtr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Thấy mọi người có vẻ thờ ơ quá . Xin phép đc mở đầu vậy .
    to rockme82 : thưa bác , muốn hát cao hơn , bền hơn hay "mịn" hơn đều phải tập . Vấn đề là tập như thế nào . Bạn playmusic nói chính xác ghê , học nhạc viện hay CĐNT thì tốt cho phần basic , tuy nhiên ko vì thế mà ko phải học basic .
    Nhưng mà nỗ lực = kinh nghiệm của người khác ( tức là ko trường lớp ) vẫn có thể hát tốt được . Tớ có chút kinh nghiệm amateur qua mấy năm hát hò thôi :
    Các bước luyện tập :
    + Mở thanh quản : Nói lý thuyết ra thì lâu la lắm , đại khái là bác nên tập trước gương khi hát . Vừa hát vừa nhìn vào cái mồm mình : Nếu lên 1 " âm " nào đó mà nhìn thấy cái hột gà và cái cuống lưỡi nó cong hình lòng chảo thì tức là bác hát đúng .
    + Khẩu hình : Bác cố gắng hát cho tròn vành rõ chữ , há rộn miệng khi rống . Nếu thấy nhiều từ "khó" thì để ý các pro-singer như Lan Anh hay Trọng Tấn hát ( hix , còn mỗi cách này ) nhiều là ok .
    + 1 vài chú ý :
    -Khi ngân nga 1 đoạn nào đó thì ngân cho hết hơi , tránh để thừa .
    -Khi hất hàm dưới phải mềm , tránh "cương cứng" .
    -Lấy hơi thế nào cho hợp lý ( cái này bác sẽ biết khi tập ) . Mà khi lấy hơi , người ta hình như ko hít = bụng hẳn hay = ngực hẳn mà = phần giữa bụng và ngực thì phải.
    + Tập theo cách này , bác phải cảm thấy mình ko bị đau họng khi hát nhiều . Mà lúc đầu nên chọn những bài dễ để tập trước rồi mới khó dần lên .
    + Khi bác hát dần dần gặp những bài nó hơi quá cái âm vực của mình 1 chút thì bác phải tập thật nhiều bài đấy , dần dần bác sẽ hát cao hơn .
    Đại khái thế , bác thử tập xem , chúc bác hát cao hơn .
  4. playmusic

    playmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2005
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Bác izzy_gtr nói hay quá, chúng ta nên tập một số bài dễ hẵng, theo kinh nghiệm của mình thì tập một số bài hát sôi động ví dụ bước đầu bắt chước theo cách hát của Lam Trường hơi giựt giựt một chút nhưng khá tốt cho hơi và dễ hát lên cao, tuy mình ko thích cách hát của Lam truong lắm nhưng mà cách hát của ca sĩ này giúp các bạn mở họng và lấy hơi khá tốt.Bây giờ minh hơi bận nên ko có thời gian post, chắc vài ngày nữa mới rảnh hi vọng sẽ post đc nhieu hơn, Mong các bác ủng hộ topic Vocal
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tập hát ban đầu thì chỉ tập theo những nốt nhạc thôi .
    Khi khá rồi, thì mới tập bài hát dễ . Bài hát ViệtNam như các
    tác phẩm Trịnh Công Sơn thuộc loại dễ: không cao quá,
    không thấp quá, không giật, không nhanh.
    Những bài khó về giọng là những bài có nốt cao quá hay
    thấp quá, và những nối đó lại ngân dài, hoặc có nhữn nốt
    nhảy cóc rất nhanh đến những nốt trầm quá hoặc cao quá.
    Bài khó về miệng lưỡi là những bài có âm khó như chữ "kích"
    trong "du kích" chẳng hạn.
    Vì vậy, trước hết bạn nên luyện giọng đã .
    Nếu không nhìn vào gương, bạn có biết là bạn đã ngân đúng
    giọng không ? Có thể . Tập nhiều thì bạn cảm giác được bạn
    đã mở họng được hay không: họng phải mở hết cỡ theo mọi
    chiều . Đương nhiên chiều sau gáy thì khó mở, nên họng nên
    mở nhiều nhất theo chiều xuống, rồi chiều hai bên họng. Bạn
    có thể sờ tay vào họng xem nó có hạ xuống và bành ra không ?
    Những âm dễ luyện là: a, e, o, ê, ô, ơ . Những âm khó là u, ư
    và khó nữa là âm i.
    Bài dễ là: Đô Rê Mi; Rê Mi Fa, Mi Fa Sol, Fa Sol La, Sol La Si,
    La Si Đo, Si Đo Re. Rồi tập ngược lại từ cao Rê xuống đến Đô.
    Như vậy khoảng âm thanh là 8 đến 9 nốt. Nếu giọng bạn trầm
    hơn thì từ Sì đến Đố, nếu giọng cao thì từ Mì đến Mí. Bài tập trên
    giúp bạn luyện giây phát âm và họng kêu lên những tiếng to và
    thay đổi độ cao cho quen, nhanh, và dễ dàng.
    Bài khó hơn thì tập nhảy cóc, như: Đô Mi Sol, Mi Sol Đô, Sol Đo
    Mí chẳng hạn.
    Khó hơn nữa thì nhảy quãng 8, và hơn quãng 8, ví dụ như nốt
    cao nhất giọng mình hát được là Fá chẳng hạn, thì tập nhảy
    từ Mì lên Fá, ví dụ: Fà Fá, Mì Fá, Sòl Fá, vân vân.
    Sau khi thấy có tiến bộ, hát dễ dàng và vang to, thì mở rộng âm
    vực ra, và ngân dài hơn nữa. Khi chọn bài hát, thì chọn bài hát
    dễ hơn bài luyện giọng của mình.
  6. playmusic

    playmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2005
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    minh cũng rất đồng ý với bạn Codep một số vấn đề, nhưng theo mình nghĩ thì hát ko phải toang hoắc mồm đâu vì càng mở lớn bên ngoài thì bên trong càng dễ đóng, bác nhìn thử Trong Tấn hát xem, mặc dù rất cao nhưng anh ấy vẫn mở vừa phải đấy chứ, khi đó thì âm thanh sẽ đc cộng hưởng và ém hơi, hát sẽ rất có uy lực,trừ khi các bạn hát rock thì minh ko nói, nhưng luc dau ko nen hat rong mieng quá nên hát giống như là minh chuẩn bị ngáp hay ngạc nhien ấy, cảm giác thỏai mái khi đó hơi sẽ ra thỏai mái, và thanh đới sẽ rung tự nhiên, còn nhieu vấn đề lắm anh em cứ mang ra thảo luận nhá, minh bận quá nen ko có thời gian viết nhieu dc
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi nói "Mở rộng họng" chứ không nói mở rộng miêng.
    Miệng lưỡi là để uốn nắn lời, chứ không phải giọng .
    Họng là để kêu lên giọng chứ không nói thành lời.
    Xin phân biệt giọng và lời, cũng như họng và miệng lưỡi.
    Muốn hát to vang mà không đau họng, thì phải mở họng to .
    Muốn hát thành lời, thì miệng lưỡi phải nắn cho ra cho rõ lời.
    Ví dụ hát âm A thì phải há miệng như cười, hai mép phải nhếch
    lên, và hàm không hạ thấp quá .
    Hát âm O thì phải há miệng thành chữ O .
    Hát âm U thì phải chúm môi lại . Vì thế tôi mới nói âm U và Ư
    thì khó hơn các âm A O E Ô Ơ .
    Hát âm I thì khó nhất, vì nếu rõ âm thì họng không hạ xuống thấp
    để mở to được, mà nếu mở rộng họng cho to tiếng, thì không ra
    được âm i . Ngoài ra, chữ "kích" thì càng khó hơn, vì nguyên âm
    đã là i rồi, mà phụ âm cuối lại đóng lại, không thể ngân được.
  8. adida

    adida Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    hay đấy, có nhiều thông tin mới thú vị, đúng là nghề chơi nào cũng lắm công phu nhỉ.
    codep và playmusic có thể bàn về một số khía cạnh cơ bản hơn không. Ví dụ như
    - thế nào là mở to họng (tưởng chỉ mở to được mồm )
    - làm sao hát liên tục một câu dài mà không bị đuối, mất tiếng,.... có lẽ đây là vấn đề cơ bản nhất đối với dân không chuyên
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Mở to họng là việc khó nhất . Tôi mất mấy năm mới hiểu
    được điều này, và mấy năm nữa mới làm được hầu hết
    các âm ViệtNam . Nhờ thế tôi có thể nói và hát to hơn trước .
    Thời còn nhỏ, tôi chỉ biết thét lên thôi, nhưng nói và hát thì
    không to tiếng được. Vì sao tôi phải mất mấy năm mới hiếu
    và mới làm được ? Vì tôi không để ý tập hát và luyện giọng .
    Chẳng qua gần gũi mấy anh trong đội hát nhà thờ mà dần
    dần học được thôi. (Thường gọi là Ca Đoàn). Nếu bạn chú
    ý và may mắn, thì mở to được họng ngay, trước khi học hát.
    Việc hát những câu dài thì tuỳ theo bạn có khoẻ không, và
    có chơi thể thao không . Thời tôi còn trẻ, chạy 10 km chỉ có
    40 phút thôi, và bơi 100 mét mất 1 phút 30 giây (chậm hơn
    người trong đội bơi của nhà nước). Ca sỹ thì không cần bơi
    và chạy như vậy, nhưng cần biết lấy hơi thật nhiều và nhanh.
    Sau đó, chuyện xài hơi thở vào hát thì chỉ cần tập luyện thôi.
  10. izzy_gtr

    izzy_gtr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ tập thể hình cũng có tác dụng nhất định cho việc ca hát , đúng không nhỉ ? Theo tớ cách đó khá hay vì khi bạn tập thể hình , huấn luyện viên sẽ dạy bạn cách hít thở thế nào cho sâu và đúng .
    Theo các bác thì luyện giọng vào khi nào trong ngày là tốt nhất ? Em thấy nhiều người tập vào sáng sớm . Bật bài nào đó lên và hát theo .
    Ngoài ra , theo dân gian ta thì nên uống nhiều ... chanh muối vì nó tốt cho họng hehehe . Giờ đi đâu mình cũng gọi chanh muối .
    :D

Chia sẻ trang này