1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sao Mộc - Hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời

Chủ đề trong 'PR' bởi thanhthuy14101994, 23/10/2017.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thanhthuy14101994

    thanhthuy14101994 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2016
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    "Jupiter" là chúa tể của những vị thần trong thần thoại La Mã - một cái tên xứng đáng cho hành tinh to lớn nhất. Đồng thời, người Hi Lap cổ đại cũng đặt tên các hành tinh trọng hệ mặt trời cho hành tinh này là Zeus - vua của những ngôi đền Hi Lạp.
    Sao Mộc đã giúp con người tạo nên một cuộc cách mạng về cách chúng ta quan sát vũ trụ. Năm 1610, khi Galileo khám phá ra 4 vệ tinh lớn của Sao Mộc là Io, Europa, Ganymade và Callisto, được biết đến là những vệ tinh Galilean. Đó là lần đầu tiên con người quan sát thấy một thiên thể không quay quanh Trái Đất. Điều này là một sự hổ trợ rất lớn cho Copernian để ông nhìn nhận rằng Trái Đất không phải là trung tâm vũ trụ.
    Những đặc tính vật lý của Sao Mộc.

    Sao Mộc là hành tinh có kích thước to lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, gấp hai lần tất cả các hành tinh khác cộng lại. Và nếu nó to thêm 80 lần nữa, nó sẽ trở thanh một ngôi sao thay vì một hành tinh như hiện nay. Bầu khí quyển có Sao Mộc khá giống với bầu khí quyển của Mặt Trời, được cấu tạo chủ yếu bởi Hidro và Heli. Và với 4 vệ tinh lớn cùng rất nhiều vệ tinh nhỏ quay xung quanh, Sao Mộc đã tự nó "xây dựng" nên một Hệ Mặt Trời thu nhỏ. Với kích thước to lớn của Sao Mộc, nó có thể chứa hơn 1300 Trái Đất.


    [​IMG]
    Những màu sắc rực rỡ trên Sao Mộc là sự trung hòa giữa những những vành đai tối và những vùng sáng được tạo ra bởi những cơn gió mạnh mẽ thổi từ Đông sang Tây với vận tốc hơn 640km/h ở phần trên của bầu khí quyển. Những đám mây trắng được cấu tạo bởi những tinh thể amoniac đóng băng, trong khi những đám mây tối hơn được cấu tạo từ những nguyên tố khác trong vành đai. Những đám mây màu xanh nằm trong vùng sâu nhất của ánh sáng mà con người có thể thấy được.
    Điều đáng chú ý nhất trên Sao Mộc chắn chắn là Đốm Đỏ Lớn, một cơn bão khổng lồ, đã được nhìn thấy từ hơn 300 năm nay. Đốm Đỏ Lớn rộng hơn 3 lần kích thước của Trái Đất. Rìa của cơn bão này xoay với vận tốc khoảng 360km/h ngược chiều kim đồng hồ so với trung tâm. Màu sắc của cơn bão, thường là từ màu đỏ gạch đến nâu sáng, có thể là do một lượng nhỏ lưu huỳnh và photpho trong những tinh thể amoniac trong những đám mây của Sao Mộc. Đốm Đỏ Lớn dường như đã và đang tan biến dần dần.
    Vùng từ trường của Sao Mộc mạnh mẽ nhất trong tất cả các hành tinh trong hệ với gần 20.000 lần mạnh hơn so với từ trường của Trái Đất. Nó có thể "tóm" các điện tích trong một vành đai của các electron và những hạt mang điện khác, tác động lên những vệ tinh và những vành đai với mức độ 1000 lần vượt quá sức chịu đựng của con người. Thậm chí có thể gây thiệt hại đến những tàu thăm dò được bảo vệ kỹ càng như tàu thăm dò Galileo của NASA. Từ quyển của Sao Mộc, bao gồm vùng từ trường và các điện tích, kéo dài từ 1 đến 3 triệu km về phía Mặt trời và hơn 1 triệu km về hướng ngược lại.
    Sao Mộc tự quay nhanh hơn bất cứ hành tinh nào khác, nó mất chưa đến 10 giờ đển hoàn thành 1 vòng quay. Điều này làm cho Sao Mộc bị "dẹp" đi ở 2 cực. Thực tế là vùng xích đạo của Sao Mộc rộng hơn khoảng 7% so với ở các cực.
    Sao Mộc phát ra sóng radio đủ mạnh để ở tận Trái Đất cũng có thể bắt được. Chúng đến theo 2 hình thức. Một là khi vệ tinh Io đi qua vùng trung tâm của từ trường Sao Mộc làm "bùng nổ" sóng radio. Hai là những bức xạ phát ra một cách liên tục từ bề mặt Sao Mộc
    bài 24:

Chia sẻ trang này