1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sao nước Việt chúng ta ko có ai đoạt giải Nobel nhỉ?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi smile_candy, 19/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. smile_candy

    smile_candy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Sao nước Việt chúng ta ko có ai đoạt giải Nobel nhỉ?

    Thập niên 2000
    Năm Tác giả Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ
    2006 Orhan Pamuk (Thổ Nhĩ Kỳ) Kar (Tuyết), Benim Adım Kırmızı (Tôi tên màu đỏ) Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
    2005 Harold Pinter (Anh) Viết hai mươi chín vở kịch (tính đến năm 2005) và đạo diễn nhiều vở kịch khác Tiếng Anh
    2004 Elfriede Jelinek (Áo) Die Liebhaberinnen (1975), Thầy giáo dạy piano (Die Klavierspielerin 1983), Die Kinder der Toten (1997) Tiếng Đức
    2003 John Maxwell Coetzee
    (Cộng hòa Nam Phi) Dusklands (1974); The Life & Times of Michael K (1983); Disgrace (1999), Elizabeth Costello (2005) Tiếng Anh
    2002 Imre Kertész (Hungary) Sorstalanság (1975), Kaddis a meg nem született gyermekért (1990) Tiếng Hungary
    2001 V.S. Naipaul (Anh) Miguel Street (1959), An Area of Darkness (1964), Guerillas (1975), The Enigma of Arrival (1987) Tiếng Anh
    2000 Cao Hành Kiện (~O健 Gao Xingjian) (Pháp/Trung Quốc) 'os"~Y辰 (1979 - Hàn dạ đích tinh thần), Trạm xe (kịch, 1983 - 车T), Mua cần câu cho ông (1986 - T^'?^买鱼竿 Cấp ngã lão gia mãi ngư can), Linh sơn (1990 - 灵山 Linh Sơn) Tiếng Hán
    [sửa]
    Thập niên 1990
    Năm Tác giả Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ
    1999 Günter Grass (Đức) Cái trống thiếc (Die Blechtrommel 1959), Katz und Maus (1961), Hundejahre (1963), Mein Jahrhundert (1999), Im Krebsgang (2002) Tiếng Đức
    1998 José Saramago (Bồ Đào Nha) Tiếng Bồ Đào Nha
    1997 Dario Fo (Ý) Tiếng Ý
    1996 Wis,awa Szymborska (Ba Lan) Tiếng Ba Lan
    1995 Seamus Heaney (Ireland) Tiếng Anh
    1994 Oe Kenzaburo (大Y 健?fZ)
    (Nhật Bản) Tiếng Nhật
    1993 Toni Morrison (Hoa Kỳ) Tiếng Anh
    1992 Derek Walcott (St. Lucia) Tiếng Anh
    1991 Nadine Gordimer (Cộng hòa Nam Phi) Tiếng Anh
    1990 Octavio Paz (Mexico) Tiếng Tây Ban Nha
    [sửa]
    Thập niên 1980
    Năm Tác giả Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ
    1989 Camilo José Cela (Tây Ban Nha) Tiếng Tây Ban Nha
    1988 Naguib Mahfouz (?جSب .حف^ظ) (Ai Cập) Tiếng Ả Rập
    1987 Joseph Brodsky (Liên Xô/Hoa Kỳ) Tiếng Nga, tiếng Anh
    1986 Wole Soyinka (Nigeria) Tiếng Anh
    1985 Claude Simon (Pháp) Tiếng Pháp
    1984 Jaroslav Seifert (Tiệp Khắc) Tiếng Séc
    1983 William G. Golding (Anh) Tiếng Anh
    1982 Gabriel García Márquez (Colombia) Trăm năm cô đơn (Cien años de soledad, 1967), Tình yêu thời thổ tả (El amor en los tiempos del cólera, 1985), Ngài đại tá chờ thư (El coronel no tiene quien le escriba, 1961), Mùa thu của vị trưởng lão (El otoño del patriarca, 1975), Tướng quân giữa mê hồn trận (El general en su laberinto, 1989) Tiếng Tây Ban Nha
    1981 Elias Canetti (Anh) Tiếng Đức
    1980 Czes,aw Mi,osz (Ba Lan/Hoa Kỳ) Tiếng Ba Lan
    [sửa]
    Thập niên 1970
    Năm Tác giả Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ
    1979 Odysseus Elytis (Yδ.ffέα, .λύ"η,) (Hy Lạp) Tiếng Hy Lạp
    1978 Isaac Bashevis Singer
    (Tצ-ק 'אַשעװTס -Tנ'ער) (Hoa Kỳ) Tiếng Yiddish
    1977 Vicente Aleixandre (Tây Ban Nha) Tiếng Tây Ban Nha
    1976 Saul Bellow (Canada/Hoa Kỳ) Tiếng Anh
    1975 Eugenio Montale (Ý) Tiếng Ý
    1974 Eyvind Johnson (Thụy Điển) Tiếng Thụy Điển
    Harry Martinson (Thụy Điển) Tiếng Thụy Điển
    1973 Patrick White (Úc Tiếng Anh
    1972 Heinrich Böll (Đức) Tiếng Đức
    1971 Pablo Neruda (Chile) Tiếng Tây Ban Nha
    1970 Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn (Алекса́нд? ~са́еви? Солжени́?А", 3 tập, 1973-78) Tiếng Nga
    Thập niên 1960
    Năm Tác giả Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ
    1969 Samuel Beckett (Ireland) Chờ Godot (En attendant Godot, 1952, Waiting for Godot, 1956) Tiếng Anh, tiếng Pháp
    1968 Kawabata Yasunari (川端 康^)
    (Nhật Bản) Xứ tuyết (>> Yukiguni, 1935-37, 1947), Ngàn cánh hạc (f羽鶴 Sembazuru, 1949-52), Danh thủ cờ vây (名人 Meijin, 1951-54), Cố đô (古f Koto, 1962) Tiếng Nhật
    1967 Miguel Ángel Asturias (Guatemala) Ngài Tổng thống (El señor Presidente, 1946) Tiếng Tây Ban Nha
    1966 Shmuel Yosef Agnon (שz.אo T.סף ע'נ.Y) (Israel) Tiếng Hebrew
    Nelly Sachs (Đức) Tiếng Đức
    1965 Mikhail Aleksandrovich Sholokhov (oи.аи́л Алекса́нд?ови? Шо́ло.ов) (Nga) Sông Đông êm đềm (Ти.ий "он, 4 tập, 1927-1940) Tiếng Nga
    1964 Jean-Paul Sartre (Pháp) - từ chối giải Buồn nôn Tiếng Pháp
    1963 Giorgos Seferis ("ιZργο, Σε?έρη,) (Hy Lạp) Tiếng Hy Lạp
    1962 John Steinbeck (Hoa Kỳ) Của chuột và người (Of Mice and Men, 1937) Chùm nho uất hận (The Grapes of Wrath, 1939), Tiếng Anh
    1961 Ivo Andri? (~во Анд?и>) (Nam Tư) Tiếng Serbia
    1960 Saint-John Perse (Pháp) Tiếng Pháp
    [sửa]
    Thập niên 1950
    Năm Tác giả Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ
    1959 Salvatore Quasimodo (Ý) Tiếng Ý
    1958 Boris Leonidovich Pasternak
    ('о?ис >еонидови? Yас,е?нак) (Liên Xô) - từ chối giải Thơ trữ tình, tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago ("ок,о? -иваго, 1957) Tiếng Nga
    1957 Albert Camus (Pháp) Kẻ xa lạ (L''Etranger, 1942), Dịch hạch (La Peste, 1947), Sa đọa (La Chute, 1956) Tiếng Pháp
    1956 Juan Ramón Jiménez (Tây Ban Nha) Tiếng Tây Ban Nha
    1955 Halldór Laxness (Iceland) Tiếng Iceland
    1954 Ernest Hemingway (Hoa Kỳ) Mặt trời vẫn mọc (The Sun Also Rises, 1926), Giã từ vũ khí (A Farewell to Arms, 1929), Chuông nguyện hồn ai (For Whom the Bell Tolls, 1940), Ông già và biển cả (The Old Man and the Sea, 1952) Tiếng Anh
    1953 Sir Winston Churchill (Anh) Hồi ức về Đệ nhị thế chiến (The Second World War, 6 tập, 1948-1953) Tiếng Anh
    1952 François Mauriac (Pháp) Tiếng Pháp
    1951 Pär Lagerkvist (Thụy Điển) Tiếng Thụy Điển
    1950 Bertrand Russell (Anh) Tiếng Anh
    [sửa]
    Thập niên 1940
    Năm Tác giả Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ
    1949 William Faulkner (Hoa Kỳ) Âm thanh và cuồng nộ (The Sound and the Fury, 1929) Tiếng Anh
    1948 T.S. Eliot (Hoa Kỳ/Anh) The Waste Land Tiếng Anh
    1947 André Gide (Pháp) Tiếng Pháp
    1946 Hermann Hesse (Thụy Sĩ) Tiếng Đức
    1945 Gabriela Mistral (Chile) Tiếng Tây Ban Nha
    1944 Johannes Vilhelm Jensen (Đan Mạch) Tiếng Đan Mạch
    1943
    1942
    1941
    1940
    [sửa]
    Thập niên 1930
    Năm Tác giả Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ
    1939 Frans Eemil Sillanpää (Phần Lan) Tiếng Phần Lan)
    1938 Pearl Buck (Hoa Kỳ) The Good Earth Tiếng Anh
    1937 Roger Martin du Gard (Pháp) Tiếng Pháp)
    1936 Eugene O''Neill (Hoa Kỳ) Tiếng Anh
    1935
    1934 Luigi Pirandello (Ý) Tiếng Ý
    1933 Ivan Alekseyevich Bunin
    (~ва́н Алексе́еви? 'f́нин) (Nga) Tiếng Nga
    1932 John Galsworthy (Anh) Tiếng Anh
    1931 Erik Axel Karlfeldt (Thụy Điển) Tiếng Thụy Điển
    1930 Sinclair Lewis (Hoa Kỳ) Tiếng Anh
    [sửa]
    Thập niên 1920
    Năm Tác giả Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ
    1929 Thomas Mann (Đức) Tiếng Đức
    1928 Sigrid Undset (Na Uy) Tiếng Na Uy
    1927 Henri Bergson (Pháp) Tiếng Pháp
    1926 Grazia Deledda (Ý) Tiếng Ý
    1925 George Bernard Shaw (Ireland) Tiếng Anh
    1924 W,adys,aw Reymont (Ba Lan) Tiếng Ba Lan
    1923 William Butler Yeats (Ireland) Tiếng Anh
    1922 Jacinto Benavente y Martínez (Tây Ban Nha) Tiếng Tây Ban Nha
    1921 Anatole France (Pháp) Đảo chim cánh cụt (L?Tîle des pingouins, 1908) Tiếng Pháp
    1920 Knut Hamsun (Na Uy) Tiếng Na Uy
    [sửa]
    Thập niên 1910
    Năm Tác giả Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ
    1919 Carl Spitteler (Thụy Sĩ) Tiếng Đức
    1918
    1917 Karl Adolph Gjellerup (Đan Mạch) Tiếng Đan Mạch
    Henrik Pontoppidan (Đan Mạch) Tiếng Đan Mạch
    1916 Verner von Heidenstam (Thụy Điển) Tiếng Thụy Điển
    1915 Romain Rolland (Pháp) Tiếng Pháp
    1914
    1913 Rabindranath Tagore (Ấn Độ) Thơ Dâng (Gitanjali, 1910) Tiếng Bengal
    1912 Gerhart Hauptmann (Đức) Tiếng Đức
    1911 Maurice Maeterlinck (Bỉ) Tiếng Pháp
    1910 Paul Heyse (Đức) Tiếng Đức
    [sửa]
    Thập niên 1900
    Năm Tác giả Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ
    1909 Selma Lagerlöf (Thụy Điển) Cuộc du hành kỳ diệu của Nils Holgersson qua suốt nước Thụy Điển (Nils Holgerssons underbara resa genom Sverige, 2 phần, 1906 và 1907) Tiếng Thụy Điển
    1908 Rudolf Christoph Eucken (Đức) Tiếng Đức
    1907 Rudyard Kipling (Anh) Rừng rậm (The Jungle Book, 1894), Rừng rậm II (The Second Jungle Book, 1895) Tiếng Anh
    1906 Giosuè Carducci (Ý) Tiếng Ý
    1905 Henryk Sienkiewicz (Ba Lan) Tiếng Ba Lan
    1904 Frédéric Mistral (Pháp) Tiếng Pháp
    José Echegaray y Eizaguirre (Tây Ban Nha) Tiếng Tây Ban Nha
    1903 Bjørnstjerne Bjørnson (Na Uy) Tiếng Na Uy
    1902 Theodor Mommsen (Đức) Tiếng Đức
    1901 Sully Prudhomme (Pháp)
  2. giothu25

    giothu25 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    Thế mà đợt nọ đồn ầm là thằng Muraki nào đó của Nhật sẽ đoạt giải Nobel. Thiên hạ xô nhau đi tìm đọc Rừng Na Uy của nó
    Viết như cư..ts. Mấy con dở hơi hâm hâm tự tử. Phim Hàn cũng khai thác kiệt quệ cái chi tiết tâm thần của mấy đứa con gái ra cái điều lắm tâm trạng này rồi.
    Giả Nobel á ! Chắc lại giống Tàu thôi, kiểu Cao Hanh Kiện ý
    Nếu như vậy may ra có mấy thằng nhà văn Việt Nam đang sinh sống ở hải ngoại, có ngòi bút phán đoán trước diễn biến của cuộc sống, có trình độ cao, tính nhân văn sâu sắc mới mang về được cho Việt Nam ta.
  3. BLOODHUNTER

    BLOODHUNTER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Khiếp bạn giothu gì to thế ! Nhà văn mà cứ thằng này thằng nó đến sợ !
    Hay bạn ý là chủ nhân nobel tương lai !
  4. bomarito

    bomarito Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2006
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Thế phải gọi bọn nhà văn là gì thế anh? Cụ, Ông Nội, Ông Ngoại hay Ông, Bà Tổ??????? Thế phải gọi Em Xinh Không là Bà Cố chắc? Khẹc khẹc.......
    Ku Kon
  5. stormtrooperofdeath

    stormtrooperofdeath Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Mày cứ quan trọng hoá vấn đề, chưa nghe câu Văn mình vợ người ah, quay lại box MFC đê, lang thang đây làm giề
  6. Ban_Ki_Moon

    Ban_Ki_Moon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0

    Tại vì không học tập nước tớ. Đi Bình nhưỡng thử hạt nhân đây.
  7. slowwind

    slowwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Có người nói rằng nếu Việt Nam là một nước lớn thì chắc chắn Vũ Trọng Phụng đã đoạt giải Nobel rồi. Tôi thấy là nhận xét này cũng không phải là quá lời lắm( tất nhiên đây chỉ là ý kiến chủ quan).
    Lần sau đề nghị các bạn nói chuyện lịch sự hơn, đừng để người ta chê box văn học là mất vệ sinh nữa.
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Hà hà
    Phần Lan, Séc, Arập có phải là nước lớn đâu...
    Tại hạ là người không thuộc mảng văn chương, trình độ văn học nói một cách hơi ba hoa là tốt nghiệp PTTH (vì ngày đó học trong lớp toán), cứ nghĩ đến văn nhân ai ai cũng nho nhã tuấn tú như Kim Trọng, hào hoa phong nhã như văn Nguyễn Tuân hoặc là khí phách ngang trời như các cụ Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát nhà ta chứ, đằng này vào đây thỉnh thoảng gặp mấy kẻ ăn nói thô lỗ, cục cằn, chẳng khác gì dân võ biền như tại hạ. Thất vọng lắm thay! Những người đầu lưỡi luôn nhăm nhắm câu:" Văn học là nhân học", kiểu nhân học thế này thì bao giờ mới có giả Nobel...
    Văn học cũng là một mảng trong đời sống tinh thần xã hội, các bác thử nhìn xem, từ thập niên 80 trở lại đây chũng ta có tác phẩm nào phản ánh được chính xác thực trạng xã hội không, có nhà văn nào dám hi sinh bản thân mình để viết lên những tiếng nói chung của nhân dân không? Chúng ta có tác phẩm nào ngang tầm với truyện Kiều, hay ít ra là các tác giả ngang tầm với Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố... ngày xưa?
    Nền văn học chúng ta là do nhân dân ta dựng nên, tại sao cứ phải trông chờ vào mấy ông bỏ Tổ quốc ra ngoài học, phải sống trong quần chúng, hiểu được những trăn trở của quần chúng thì tác phẩm mới có giá trị hiện thực chứ? Hồ Chí Minh đã dạy thế còn gì? Có ai thấy nhà văn Hoàng của Nam Cao đoạt giải Nobel chưa?
    Hỡi ôi, Trong văn học không ai dám như Bruno, sẵn sàng bị thiêu sống để bảo vệ chân lí, có lẽ cũng nên thông cảm cho họ, họ còn sự nghiệp, vợ con, bạn bè, họ phải sống để viết tiếp những tác phẩm mà dù có hay đến mấy, dù được công nghệ thông tin quảng cáo đến mấy cũng chỉ nằm bẹp trên giá sách, không thể xuất bản nổi lần thứ 2. Họ thà viết một bài văn vừa vừa mà còn được lòng lãnh đạo, còn được nhuận bút, cò có cơ hội thăng tiến còn hơn là bị mất việc, thất nghiệp, hay hơn thế nữa vì trót phản ánh đúng xã hội!
    Dân tộc Việt Nam ta có thiếu gì trí tuệ đâu, có thiếu lòng nhân ái đâu, có thiếu nhân tài đâu, thế mà vẫn trì trệ thế này đây! Tại ai, do ai, vì ai? Chắc các bác văn nhân cũng hiểu.
    Chúng ta là thế hệ có trách nhiệm đẩy bánh xe lịch sử đi lên, mong các bác đừng than vãn, hãy biết chấp nhận sự thật để mà phấn đấu, chúng ta là người cải biến xã hội, đừng để xã hội cải biến chúng ta, các bác nhé!
    Mong được đọc những tác phẩm mang tầm giải Nobel của các bác!
    Thân ái!!!
  9. slowwind

    slowwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tôi không có ý định đổ thừa cho việc nước ta không có ai đoạt giải Nobel văn học bằng cái lý lẽ chúng ta chỉ là một nước nhỏ, hay những người xét duyệt tác phẩm đoạt giải Nobel thiếu công bắng. Có điều tôi đọc "Số đỏ" thì cảm thấy tầm vóc của tác phẩm có lẽ cung chỉ kém "Tấn trò đời" một chút( Tất nhiên phải nhấn mạnh lại rằng đây chỉ là ý kiến cá nhân, và ý kiến này sẽ khiến nhiều người không đồng tình), nhưng "Số đỏ" lại không được độc giả thế giới biết đến . 1 trong những lý do có lẽ là tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nền văn học nước ta khi đó gần như bị "bế quan toả cảng", ít có điều kiện được tiếp xúc với thế giới và càng ít được độc giả thế giới để mắt đến. Dù sao vị thế 1 nước nhỏ cũng nhiều lần đẩy chúng ta vào vị thế kém thua, điều này không chỉ xảy ra ở lĩnh vực văn chương thôi đâu.
    To dangiaothong: Bạn chỉ trích văn học Việt Nam những năm gần đây cũng phải thôi. Đúng là bây giờ chúng ta khó tìm ra một cái tên nào có thể để lại dấu ấn đặc biệt trên văn đàn như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng ngày xưa, song những tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội 1 cách chân thực không phải là không có.Và nói là trong văn học không ai dám như Brunô , sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chân lý thì bất công đối với các nhà văn quá.Nhà văn sẵn sàng nói lên tiếng nói chân thật nhất xuất phát từ tận đáy lòng mình, song vấn đề là làm thế nào để tiếng nói ấy đủ sức thuyết phục đối với người đọc , bởi vì không phải lời nói thẳng thắn nào cũng có tác dụng cả đâu. Trong văn chương không thiếu những người thẳng thắn và những người dũng cảm, nhưng không cần thiết phải "tử vì đạo" thì mới giúp ích được cho đời , phải không?
    Về câu hỏi của bạn:"Dân tộc Việt Nam ta có thiếu gì trí tuệ đâu, có thiếu lòng nhân ái đâu, có thiếu nhân tài đâu, thế mà vẫn trì trệ thế này đây! Tại ai, do ai, vì ai?" . Câu hỏi này trả lời vừa dễ mà vừa khó. Dễ vì ai được hỏi cũng bật ra tắp lự mấy câu trả lời: Tại thế hệ trẻ Việt Nam chưa khẳng đinh được mình , chưa theo kịp với bạn bè thế giới, tại cơ chế quản lý, cơ chế giáo dục...Nhưng khó chính vì nó không chỉ có một nguyên nhân, một luận cứ để có thể trả lời. Hơn nữa, tôi không thích cách dùng từ "trì trệ" cho đất nước mình, đây không phải chỉ vì lòng tự tôn dân tộc mà nói thế.
    Thôi, cầm theo 2000 VND ra quán net nên không đủ thời gian và tiền bạc để nói dài, hẹn bạn khi khác nếu còn muốn tranh luận với tôi về đề tài này.
    Cảm ơn bạn vì những lời thẳng thắn.
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Gửi bác Gió nhẹ!
    Chuyện nhà văn có dám nói thật không, có dám nói thẳng không, có lẽ chúng ta không nên phán xét, mà hãy để XH xét xem, trong hoàn cảnh hiện tại, các tác phẩm văn học có phản ánh đúng thực trạng của nó không. Còn nhà văn nói thế nào cho công chúng hiểu, công chúng tin, nói thế nào để đi vào lòng công chúng... thì đó lại là chuyện khác. Tôi tin rằng trình độ XH bây giờ cao hơn cái thời 30-45 nhiều lắm rồi, ắt hẳn một cái gì đó, dù xa xôi bóng gió đến mấy cũng đủ làm người ta suy nghĩ. Vấn đề là ở chỗ: Công chúng phải tìm tác phẩm ấy ở đâu?
    Có lẽ theo như bác viết, tình trạng bế tắc hiện tại là do các nhà văn chưa tìm được cách nói thuyết phục công chúng. Thế thì ắt là coi nhẹ các nhà văn của chúng ta quá. Văn học cũng như các khoa học khác, nó cũng tích luỹ và phát triển qua thời gian. Chúng ta đã từng có một nền VH khá rực rỡ, bây giờ còn được ưu ái quan tâm phát triển nữa, không tìm được lí do nhỉ?
    Còn lòng tự tôn, tự hào dân tộc ư? Tôi cũng có đấy chứ bác, tôi vừa khen dân tộc ta đấy còn gì? Nhưng bây giờ chúng ta tự hào về cái gì đây? Quá khứ thì đã qua, qua lâu lắm rồi. Còn Hiện tại? Tự hào vì đông dân thứ 13 thế giới ư? Về một nước đang phát triển ư? Về thu nhập chỉ bằng 1% các nước giàu ư... Cái đó thì tôi không thể! Nguyên nhân ư, chắc tôi và bác đều biết rõ, nhưng cũng đều không ai nói cả. Viết ra đây khó lắm
    Có dịp gặp bác sẽ nói chuyện nhiều hơn, chuyện đời thôi, văn tôi kém lắm, và cũng không có ý định học thêm để làm người giỏi, sợ lắm, buồn lắm...

Chia sẻ trang này