1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sao ta không khai thác du lịch Thác Bản Giốc ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi CoDep, 02/01/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Sao ta không khai thác du lịch Thác Bản Giốc ?

    Kết quả việc chia thác Bản Giốc là phía TQ làm du lịch thành công,
    các bè mảng TQ được ngược xuôi thả cửa dưới thác, trong khi đó phía
    VN thì chẳng có gì ngoài mấy tấm ảnh cũ làm kỷ niệm.

    http://www.youtube.com/watch?v=jhriEYCQG80

    http://www.youtube.com/watch?v=6X1ay4VxnG8&feature=related

    Thác Bản Giốc trong mưa:

    http://www.youtube.com/watch?v=Qkg2EpnqNgU&feature=related

    Bè mảng ở đây thì đã có mái đẹp hơn:

    http://www.youtube.com/watch?v=015lbqZXUS8&feature=related

    Bè mảng Trung Quốc đậu bến cả 2 bên bờ thác Bản Giốc:

    http://www.youtube.com/watch?v=ZNhQckqRfWM&feature=related

    Đây công nghệ du lịch Thác Bản Giốc của Trung Quốc:

    http://www.youtube.com/watch?v=WqGw3o-CaCg&feature=related
  2. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Bác CoDep mang xiền về đầu tư làm đi ạ!
  3. mltr_sg

    mltr_sg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    @HongVeBinh: vấn đề bác CODEP đặt ra hết sức thiết thực. Hơn nữa, việc bị cắt ODA lại không ảnh hưởng gì đến việc chúng ta tiến hành khai thác lợi ích kinh tế cũng như quảng bá các giá trị văn hóa vật thể cũng như phi vật thể cho đất nước qua các tour du lịch cả. Trong Hiệp định phân giới trên bộ giữa VN và TQ cũng không cấm việc này.
    Vì thế tôi mở khoá để chúng ta cùng nghiên cứu.
  4. Raisomoon

    Raisomoon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    1.942
    Đã được thích:
    1
    Thôi vấn đề cắm mốc chia thác BG với khựa tại đây coi như xong khỏi bàn ra tán vào nữa.
    Vấn đề em thấy là dù VN được 1 thác phụ và 1/2 thác chính nhưng view ngắm thác từ phía khựa lại toàn cảnh và đẹp hơn từ phía VN rất nhiều. Giải pháp cho việc này là gì? Có bác nào đi lên đây rồi có ý kiến gì về tổ chức tham quan BG như thế nào để khai thác hết cái đẹp ở đây ko nhỉ?
  5. assasin_of_love

    assasin_of_love Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    48
    Topic bác Codep làm là rất hay, về việc du lịch ở Thác Bản Giốc, ngay từ năm 2007, chính phủ đã có lộ trình khai thác du lịch tồi, dự án hẳn hoi nhé, bao gồm cụm du lịch Hang Ngườm Ngao, Khu sinh thái nghỉ ngơi và thác Bản Giốc.
    Em được may mắn thăm Thác Bản Giốc hồi tháng 10/2008 vừa rồi, cũng được đi đò sát bờ Trung Quốc ( nhưng không đc nhảy lên) Vừa vào sát bờ ( Khựa ) là có ngay 01 chú ở trên bờ đi theo ngay, như là mật vụ. Được nói chuyện với ngưòi dân tộc Tày, Choang bờ bên mình và dân TQ nữa. Được tắm bên Thác phụ
    Nước Thác Bản GIốc rất đẹp, hùng vĩ, có màu xanh ngọc. Hang Ngườm Ngao thì phải nói là amazing, Bác nào đã đi thăm hang Sửng sốt ở Hạ Long rồi thì khi thăm Hang Ngườm Ngao sẽ nhận xét ngay: " Ngườm Ngao còn đẹp hơn cả Sửng sốt>
    Nói về du lịch, TQ đã khai thác nhanh, tốt hơn mình nhiều lần, Từ bên này có thể nhìn thấy Đồi Vọng cảnh, khu nghỉ mát của TQ.
    Em làm bên du lịch nên cũng đc đi đây đi đó,
    Có ít pics xin gưỉ cho các bác sau, em đang ở công ty
    Kính các bác
  6. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Tỏur TBG chắc là sẽ đắt khách đây. Cty nào sẽ khai thác đầu tiên nhỉ?
  7. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Em tự hỏi rằng liệu bác codep đã tận mắt đặt chân tới địa danh thác Bản giốc chưa mà nói là ta không khai thác du lịch. Em đã định không viết, nhưng rồi cũng không thể không viết.
    Em thì đã tới tận nơi, và chụp ảnh dịch vụ du lịch tại thác này rồi. Đã phát triển du lịch rồi, nhưng chưa xứng với tiềm năng thôi.
    Còn tại sao chưa phát triển du lịch ở thác này, xin thưa là có các lý do sau đây, theo cảm nhận của tôi:
    1. Đường vào tới thác rất xa và xóc, đi lại khá khó khăn, đường nhỏ.
    2. Du lịch không thể nói là làm thì làm được ngay. Bản thân tỉnh Cao Bằng cũng còn ít khách du lịch lên, thị xã buổi tối vắng tanh thì sao nói tới chuyện khách còn tới Bản Giốc nữa. Tóm lại: rất khó khăn.
    3. Hiện tại phát triển du lịch Bản Giốc gặp phải một vấn đề muôn thủa là cơ sở hạ tầng chưa tương xứng với một địa danh đẹp như vậy. Tiềm năng đã có, còn để phát triển tương xứng với tiềm năng ấy thì phải đầu tư đồng bộ. Đầu tư đồng bộ thì rất tốn kém.
    4. Không thể nói như thánh phán là "tại sao không phát triển nhỉ" -> Tư duy nặng phong cách chỉ trích, không xây dựng
  8. rongdenvn

    rongdenvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    tóm lại ODA chưa có, mấy khu kia chưa biết thu vốn về chưa mà lo khu đất không đồi trọc ấy
  9. rongdenvn

    rongdenvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    í nhộn, nhỡ nhảy vô box dulịch hay TL nhỉ
  10. buxton

    buxton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0

    (Theo lichsuvn.info/forum)Từ xưa nước An-Nam thông giao với TQ, thời vua Chuyên-Húc, phía bắc đi tới U-Lăng,phía nam đi tới Giao-Chỉ. Vua Đế-Nghiêu sai Hy Hoà qua ở đất Nam-Giao, vua Thuấn sai Vũ qua Nam yên-vỗ Giao-Chỉ. Qua đời Chu-Thành-Vương (1115-1079 tcn), họ Việt-Thường qua chín lần thông-ngôn, tới cống-hiến mà nói rằng: "Trời không có gió bảo, không mưa dầm, ngoài biển không nổi sóng dữ đã ba năm nay, có lẽ ở TQ có đấng thánh-nhân trị-vì, sao chẳng tới chầu?". Lúc bấy giờ, Chu-Công đặt bài ca, đánh đàn thuật chuyện họ Việt-Thường tới chầu: "Ô hi ta ta! Phi Đán chi lực, Văn-Vương chi đức", nghĩa là: ôi ôi! vui thay, cảnh-tượng thái-bình không phải nhờ sức của Đán (tên của Chu-Công) mà là nhờ đức của vua Văn-Vương. Nước Việt-Thường, tức đất Cửa-Châu, ở phía nam Giao-Chỉ
    Quyển Hán-Quan-Nghi của Ứng-Thiện chép rằng: "trước tiên TQ mở mang từ "sóc" (phương bắc), rồi sau tiến sang phương nam lấy làm "cơ chỉ". Hiện nay, các sách viết chữ "chỉ" (cái nền) là viết sai
    Nhà Tần (246-207 tcn) lấy Giao Chỉ làm Tượng-Quận; đến khi nhà Tần loạn thì Đô-uý quận Nam-hải là Triệu-Đà nổi binh đánh lấy hết các quận quốc, rồi tự lập làm vua. Khi ấy, Hán-Cao-Tổ sai Lục-Giả qua lập Đà làm Việt-Vương. Sau khi Cao-Tổ băng, Cao-Hậu cấm Nam-Việt mua đồ sắt của TQ, Đà tiếm hiệu xưng đế, rồi phát quân đi đánh Trường-Sa. Văn-đế lại sai người đưa thư qua trách Đà. Đà có ý sợ, bèn bỏ hiệu đế, nguyện làm tôi và cống hiến phẩm vật
    Năm Kiến-Nguyên thứ 3, (vua Võ-đế, 142 tcn) Đà mất, con cháu họ Triệu truyền xuống bốn đời, kể được hơn 90 năm
    Võ-đế sai Chung-Quân đi sứ qua Nam-Việt để dụ vua Việt tên là Hưng vào chầu, Hưng muốn đi, nhưng bị tướng Lữ-Gia can ngăn, vua ko nghe, Gia làm phản, nổi binh đánh giết vua và cả sứ-gả nhà Hán, lập Kiến-Đức là anh khác mẹ lên làm vua Nam-Việt
    Năm Nguyên-Đinh thứ 5 (112 tcn), Vệ-Uý là Lộ-Bác-Đức xuất 10 vạn quân qua đánh Nam-Việt, năm thứ 6, mới đánh bại người Việt, lấy đất đó chia làm các quận: Nam-Hải, Thương-Ngô, Uất-Lâm, Hợp-Phố, Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam, Châu-Nhai và Đam-Nhỉ, mỗi quận đặt Thái-thú để cai trị
    Qua nguyên-niên Sơ-nguyên của Nguyễn-Đế (48-33 tcn), bãi bỏ 2 quận Châu-Nhai và Đam-Nhỉ, còn lại bảy quận, kể cả Giao-Chỉ. Khi đầu, Giả-Quyên-Chi tâu rằng: Châu-Nhai, Đam Nhỉ, đều ở hải ngoại; xứ ấy thường cậy thế hiểm trở mà làm phản, đến lúc dụng binh tới dẹp, thì chỉ có miếng đất vô dụng mà thôi, nếu bỏ đi cũng không đáng tiếc. Vua Hán bèn hạ lời chiếu bãi bỏ
    Nhan-Sư-Cổ nói: bảy quận đều thuộc về Giao-Châu, theo chế độ nhà Hán, các quận thuộc châu, nên đặt Thứ-sử Giao-Châu để cai-trị chung.
    Năm Kiến-Võ thứ 16 (40 sau công nguyên), đời vua Hán Quang-Võ, có người đàn bà Giao-Chỉ tên là Trưng-Trắc làm phản, năm thứ 19 (43), sai Mã-Viện qua đánh dẹp yên, rồi dựng trụ đồng để làm giới hạn nhà Hán.
    Năm Kiến-An thứ 15 (210), Hiến-Đế dời chỗ cai trị qua quận Nam-Hải.
    Vương-Phạm nói: chỗ quận trị của quan Thứ-sử ở đất Giao-Châu, cuối đời Hán, đổi qua Nam-Hải, khi Tôn-Quyền mới được ấn mạng của nước Nguỵ, cũng cầm cờ mao tiết làm tổng-đốc Giao-Châu và kiêm lĩnh Kinh-Châu. Tôn-Tư làm Giao-Chỉ Thái-thú quá tham bạo, bị quận lại Lữ-Hưng giết, các quận Cửu-Chân và Nhật-Nam đều phản, và hàng nhà Tấn.
    Tôn-Quyền thấy Giao-Chỉ ở xa, bèn chia Giao-Châu đặt Quảng-Châu và dời quận trị của Giao-Châu qua Long-Biên.
    Nguyên niên Kiến-Hoành (269), vua nước Ngô là Tôn-Hạo sai các tướng là Tiết-Hủ, Đào-Hoàng qua thu phục Giao-Chỉ, giết các tướng do nhà Tấn đặt ra, như vậy đất Cửu-Chân lại thuộc về Ngô. Đến lúc nước Ngô mất, Giao-Châu trở về nhà Tấn, trải qua các triều: Tống, Tề, Lương, Trần, Tuỳ, Đường đều để y như cũ, chỉ cải tên Cửu-Chân làm Ái-Châu, Nhật-Nam làm Hoan-Châu, đều thiết Thứ-Sử, hoặc đặt Giao-Châu tổng-quản hoặc An-Nam đô-đốc để thống trị. Qua đời Đờng mới chia Lĩnh-Nam làm đông tây đạo, đều đặt Tiết Độ-Sứ, lại đặt ra năm quận: Quế, Quản, Ung, Dung và An-nam, đều thống thuộc Đông-đạo, về phận Tây-đạo, thì đặt An-nam đô-hộ kiêm cả ngũ quản. Kinh-Lược-Chiêu-Thảo-Sứ là Trương-Bá-Nghi đắp La-Thành tại An-nam, công trình chưa xong, đến năm Nguyên-Hoà thứ 3 (808), đô hộ là Trương-Chu đắp tiếp thêm mới hoàn công. Lâm-Tư nói rằng: La-Thành chu-vi 2000 bước, tốn hết 25 vạn công.
    Đến đời vua Tuyên-Tông, niên hiệu Đại-Trung (847-859) có viên đô-hộ cai trị không được đứng đắn, đãi dân bằng lối bạo ngược, họ bèn liên-kết với rợ Nam-Chiếu, trở lại đánh phủ An-nam, cuộc rối loạn chém giết kéo dài luôn mấy năm không thôi. Năm Hàm-Thông thứ 3 của vua Y-Tông, (682), nước Nam-Chiếu đánh hãm La-Thành; viên Kính-Lược-Sử Thái-Tập bị chết, vua sai Cao-Biền làm chức đô-hộ, đem quân đánh khôi phục phủ thành, chém tướng mọi là Đoàn-Tù-Thiên và bọn quân mọi hơn 30.000 cái đầu; rồi tu bổ La-Thành lại, cải xưng đô-hộ-phủ Tịnh-Hải-Quân. Biền được trao cho làm chức Tiết-Độ-Sứ.
    Kịp dời Ngũ-Đại, các người thố hào ở các Châu Giao, Ái là Khúc-Hạo, Dương-Diên-Nghệ, Kiều-Công-Tiện, v.v... thay nhau dùng võ lực cướp quyền.
    Tướng cũ của Nghệ là Ngô-Quyền bèn giết Công-Tiện mà tự lập làm vua, truyền được vài đời, đến khi Ngô-Xương-Văn chết, thì có bộ thuộc là Ngô-Bình (tức Lữ-Xữ-Bình), dành làm vua; Đinh-Bộ-Lĩnh giết Ngô-Bình, lãnh nước Giao-Chỉ, tự xưng là Vạn-Thắng-Vương, lại tự ý cho con Liễn làm Tiết-Độ-Sứ.
    Đầu nhà Tống, Liễn khiến Sứ nhập cống, Thái-tổ phong Bộ-Lĩnh làm Giao-chỉ Quận-Vương và hạ chiếu cho Liễn làm Tiết-Độ-Sứ An-nam đô-hộ. Sau Liễn và cha đều mất, em là Triền kế lập thì bị Thái-Hiệu Lê-Hoàn phế bỏ và cướp ngôi. Lê-Hoàn giả làm tờ biểu dâng vua nhà Tống, nói rằng:
    Triền khiến Hoàn thay làm vua. Thái-Tông nhà Tống bèn phong Hoàn làm vua. Nhà Lê truyền được ba đời, cộng ba mươi năm, bị Lý-Công-Uẩn cướp ngôi. Vua Chân-Tông lại phong Công-Uẩn làm Giao-Chỉ Quận-Vương.
    Năm Long-Hưng thứ 2 của Hiếu-Tông (1164), Lý-Thiên-Tộ sai sứ nhập cống, được vua Tống phong làm An-nam quốc-vương, tên nớc An-nam bắt đầu từ đó.
    Họ Lý truyền ngôi được tám đời, không có con trai, do con gái là Chiêu-Thánh nối ngôi. Trong năm Canh-Dần niên hiệu Thiệu-Định nhà Tống (1230), Chiêu-Thánh nhường ngôi cho chồng là Trần-Nhật-Cự (tức Trần-Cảnh), vua Tống lại phong Nhật-Cự làm An-nam Quốc-Vương.
    Năm Quý-Sửu (1253), Đại-Nguyên đã dẹp yên Vân-Nam, đến mùa đông năm Đinh-Tỵ (1257), sai Đại-Soái là Ngột-Lương Hợp-Đãi đem quân qua biên-giới An-nam, do đường Quảng-Tây để hội binh đánh nhà Tống; quân-đội nhà Trần chống cự, không được thắng, bèn nạp khoản xưng thần, rồi khiến bồi-thần dâng lời biểu và thường năm qua cống hiến phẩm vật
    Đến năm Tân-Dậu niên-hiệu Trung-Thống (1261), vua Thế-Tổ Hoàng-Đế lại phong họ Trần làm vua An-nam; qua năm Đinh-Sửu, hiệu Chí-Nguyên (1277), vua Trần mất, Thế-Tử (tức Nhật-Hoảng), không xin sắc-mạng, mà tự lập làm vua, nên vua sai Thượng-Thư bộ Lễ là Sài-Thung sang mời nhập triều; vua Trần mượn cớ có tật không đi. Qua năm sau, lại lấy cớ có tật không đi, sai quốc-thúc là Trần-Di-Ái sang triều-kiến. Thế-Tổ viện cớ vua có bịnh, bèn lập Di-Ái làm vua
    Năm Tây-Tỵ (1281), sai Sài-Thung nhận chức An-nam-Hành Tuyên-Uý-Sứ Đô-Nguyên-Soái, xuất binh 1000 người, đưa Di-Ái về nước, đi đến địa-giới Vĩnh-Bình, An-nam không chịu nhìn nhận, Dị-Ái sợ, ban đêm trốn về, chỉ sai bồi-thần thay mặt tiếp rước Sài-Công vào nước, tuyên lời dụ chỉ của vua rồi trở về
    Năm Nhâm-Ngọ, hiệu Chí-Nguyên (1282), quan Hữu-Thừa là Toa-Đô cầm quân qua đánh thâu Chiêm-Thành, triều-đình sai sứ yêu-cầu vua An-nam cho mượn đường tiến binh, và giúp quân lương, Thế-Tử (tức vua Trần) không chịu. Đến mùa đông năm Giáp-Thân, hiệu Chí-Nguyên (1284), vua sai Trấn-Nam-Vương Thoát-Hoan và quan Bình-Chương là A-Lý-Hải-Nha tiến tới biên giới, Thế-Tử kháng cự, thua chạy, em là Ích-Tắc, quy thuận vào chầu, vua thương tình, phong Ích-Tắc làm An-nam quốc-vương, lại phong cận-thần là Trần-Tú-Viên làm Phụ-Nghĩa-Công, các quan lại đi theo cũng đều cho tước-vị.

Chia sẻ trang này