1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sao Thái Bình lại có đường mang tên Trần Thị Dung?

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi But_thep, 21/12/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. But_thep

    But_thep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Sao Thái Bình lại có đường mang tên Trần Thị Dung?

    Hôm trước có tạt qua Thái Bình, chui vào khu CN PK bỗng thấy một con đường nhỏ mang tên Trần Thị Dung.

    Bác nào tường tận cho biết với: Trần Thị Dung là ai mà được đặt tên đường?
  2. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0

    Connector search được tài liệu này, không biết có phải Hoàng thái hậu Trần Thị Dung là người mà bạn Bút Thép đề cập ở trên không?
    Cụm di tích An Phụ và Tượng đài Trần Hưng Đạo

    Cụm di tích An Phụ hiện nay thuộc xã An Sinh, huyện Kinh Môn. Đỉnh núi chia làm hai ngọn nhỏ: Ngọn phía nam có đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, tục gọi là Đền Cao, còn văn bia gọi là An Phụ Sơn từ. Trần Liễu sinh năm kiến Gia thứ nhất (1211) là anh ruột của Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông (1218-1277) ông vua đầu tiên triều Trần (1225-14000), nguyên quán tại hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay thuộc tỉnh Nam Định.

    Sau những trận mưa đầu mùa hạ, trời trong sáng lạ thường. Vào những ngày ấy, từ miền đồng bằng châu thổ xanh ngắt lúa ngô, nhìn về phía đông bắc, dãy An Phụ như gần lại, cao lên, kéo dài từ tây sang đông như một bức tường thành kỳ vĩ, ngăn cách miền núi và đồng bằng. Trên dãy núi xanh tươi hùng vĩ ấy nổi lên một đỉnh cao như chiếc nón chóp khổng lồ, xanh đậm một rừng cây, mờ ảo vài công trình kiến trúc. Đó là đỉnh An Phụ cao tới 246 mét. Cụm di tích An Phụ hiện nay thuộc xã An Sinh, huyện Kinh Môn.
    Đỉnh núi chia làm hai ngọn nhỏ: Ngọn phía nam có đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, tục gọi là Đền Cao, còn văn bia gọi là An Phụ Sơn từ. Trần Liễu sinh năm kiến Gia thứ nhất (1211) là anh ruột của Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông (1218-1277) ông vua đầu tiên triều Trần (1225-1400), nguyên quán tại hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay thuộc tỉnh Nam Định.
    Thái tử Sam nhà Lý lấy Trần Thị Dung hay còn gọi là cô Ngừ-một người con gái có nhan sắc và mưu lược, người có nhiều công lao sáng lập nhà Trần. Tháng 10 năm 1210, vua Lý Cao Tông qua đời, Hoàng tử Sam lên ngôi, tức Lý Huệ Tông. Năm sau Trần Thị Dung được phong làm nguyên phi. Sau một thời gian bị nguyên hoàng hậu làm nhục, tháng 1 năm 1217 bà lại được phong làm hoàng hậu. Kể từ đó, họ Trần có thế lực mạnh nhất trong triều đình nhà Lý buổi mạt kỳ. Hoàng thái hậu Trần thị Dung chỉ có hai con gái là: Công chúa Thuận Thiên, sinh năm 1216, lấy Trần Liễu; con gái thứ công chúa Chiêu Thánh, sinh năm 1218 lấy Trần Cảnh. Lý Huệ Tông không có con trai. Năm 1224 do sức ép của Trần Thủ Độ và có sự thuyết phục của Phùng Tá Chu, Lý Huệ Tông buộc phải nhường ngôi cho con gái thứ là Chiêu Thánh, tức Lý Chiêu Hoàng. Năm sau, năm 1225 Trần Thủ Độ lại ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông. Triều Trần bắt đầu từ đây.
    Công chúa Chiêu Thánh không có con. Bấy giờ công chúa Thuận Thiên đã có mang ba tháng (sau này sinh ra Trần Quốc Khang). Năm 1237, Trần Thủ Độ lại ép Trần Liễu phải nhường vợ cho em để duy trì hoàng tộc Nhà Trần. Trần Liễu căm giận, chiêu tập quân sĩ, lấy Phùng Tá Chu làm quân sư, tiến về kinh sư, chống Trần Thủ Độ. Nhờ Hoàng Thái Hậu Trần thị Dung và cũng là mẹ vợ của Trần Liễu dàn xếp, mọi việc ổn thoả.
    Trần Liễu là thân phụ của hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn (1228-1300); người con trung hiếu, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn, lập chiến công hiểu hách trong 3 lần chống Nguyên-Mông. Trần Liễu cùng bà vợ là Thiên Đạo Quốc Mẫu là người góp phần tạo nên thiên tài Trần Quốc Tuấn. Tháng tư năm nguyên phông thứ nhất (5-1251) An Sinh Vương, Trần Liễu mất, thọ 41 tuổi. Sau khi mất ông được lập đền thờ Trên núi An Phụ, kỷ niệm ngày mất của ông (1-4 âm lịch) trở thành ngày hội của đền Cao.

Chia sẻ trang này