1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sắp tổ chức Lễ hội Du lịch Hạ long 2002

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi ghost2k1, 13/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Sắp tổ chức Lễ hội Du lịch Hạ long 2002

    Từ ngày 29 tháng 4 đến 1 tháng 5 năm 2002, tại Quảng Ninh sẽ diễn ra Lễ hội Du lịch Hạ Long năm 2002. Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh, Lễ hội này được coi là bước chuẩn bị điều kiện cần thiết cho việc tổ chức Năm Du lịch Hạ Long 2003, đồng thời nhằm tại dựng hình ảnh về du lịch biển đảo - du lịch sinh thái du lịch văn hóa của Hạ Long. Lễ hội sẽ bao gồm các hoạt động như ẩm thực, hội chợ, văn hóa văn nghệ, đêm hoa đăng trên biển...

    Ðược biết, trong 3 tháng đầu năm nay, tỉnh quảng Ninh đã đón được 750.000 lượt khách, tăng 25% so với cùng kỳ năm 200 1. Dự kiến trong cả năm 2002, toàn tỉnh sẽ đón khoảng 2,5 triệu lượt khách trong và ngoài nước




    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  2. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Những lễ hội ở Quảng Ninh
    Từ xưa Quảng Ninh đã có nhiều lễ hội nổi tiếng. Tháng giêng hai: Hội đền Cửa Ông, tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc, vị tướng biên phòng đầu tiên ở cửa ngõ đông bắc của Tổ quốc Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, con trai thứ ba của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn ở thời Trần, hội chùa Yên Tử, kéo dài từ 15- 1 đến hết tháng; từ đầu tháng ba là lễ hội chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều), hội ó Pò của người Sán Chỉ ở huyện Bình Liêu, v.v... Cũng như các địa phương khác, các lễ hội đều tưng bừng, mang đậm màu sắc văn hoá dân gian, có ý nghĩa sâu sắc về chủ nghĩa yêu nước và truyền thống nhân nghĩa của dân tộc.
    Ở đây chỉ nói tới những lễ hội có màu sắc riêng, không giống hoặc ít giống với các nơi khác.
    1. Lễ hội làng Quan Lạn
    Quan Lạn (nay thuộc huyện Vân Đồn) là trung tâm của trấn Vân Đồn xưa. Trấn này đi vào lịch sử cùng với thương cảng nhà Trần, Lê, đặc biệt với chiến thắng quân Nguyên trong trận thuỷ chiến lớn lần đầu tiên mở ra trên mặt biển, do phó tướng Vân Đồn Trần Khánh Dư chỉ huy. Lễ hội làng Quan Lạn được tổ chức hàng năm là để tưởng nhớ ông và đội quân thủy chiến anh hùng của ông. Do đó bên cạnh việc dâng hương, tưởng niệm mà ta thường thấy ở các ngôi đền thờ danh tướng hoặc các vị vua hiền khác, ở đây đã diễn ra một hoạt động trở thành trung tâm của lễ hội với nghi lễ tương đương như một hội độc lập, đó là hội bơi trải. Do đó dân gian gọi đơn giản hội bơi và sắp đến tháng 6 âm, người ta thường hỏi: Năm nay có dự hội bơi không?
    Hội bơi trải diễn ra từ đêm 17 đến hết chiều ngày 18- 6, âm lịch, chia làm ba buổi, rực rỡ tưng bừng nhất vẫn là buổi đầu vào đêm 17- 6. Trong ánh đuốc, những thuyền viên đội nón, mặc quần áo như ở thời Trần, có điều màu sắc sặc sỡ hơn. Tiếng chiêng trống và tiếng hò reo, gợi lên không khí chiến trận làm ta nghĩ đến một thời anh hùng đã diễn ra ở đây. Còn các chi tiết khác về hình thức tổ chức, nhịp điệu tiết tấu, quá trình diễn ra, cách chấm giải đều giống với hội bơi trải ở Đồ Sơn (Hải Phòng), vùng Thiên Trường (Nam Hà) thậm chí cả vùng Thái Bình và đồng bằng Bắc Bộ.
    2. Hội Tiên Công
    Hội diễn ra tại bảy xã vùng nam sông Bạch Đằng, ở đây quen gọi là tổng Hà Nam thuộc huyện Yên Hưng. Có thể trước ngày diễn ra trận đại thắng Bạch Đằng tháng 4 năm 1288, 17 vị tiên công đã có mặt ở đây. Ca dao địa phương có câu: Tổng Hà Nam là bãi chiến trường. Hiện xã Trung Bản trong vùng có đền thờ Trần Hưng Đạo, trong đền có bức tượng rất độc đáo: ông xõa tóc ra gội đầu. Dân gian bảo sau chiến thắng, ông đã gội đầu ở đây. 17 vị tiên công này có người học đến tam trường, một đêm đi thuyền qua đây (chắc là đi đánh cá) bỗng nghe thấy tiếng ếch kêu, biết là có nước ngọt và có thể sinh sống được, bèn dừng thuyền ở lại sinh cơ lập nghiệp. Theo cách hiểu bây giờ là định cư trên đảo hoang rồi làm thuỷ lợi, quai đê lấn biển xung quanh, đào mương tiêu nước, lập nên một vùng trù phú. Hội Tiên Công là một nghi lễ để ghi nhớ công ơn 17 vị sáng nghiệp ấy, được tổ chức và duy trì đến nay là khoảng trên 500 năm. Phần độc đáo nhất của hội là lễ rước người thọ 80 tuổi. Hình như trên đất nước ta, hiện nay chỉ còn vùng Hà Nam Yên Hưng là duy trì được loại lễ hội này.
    Theo quan niệm xưa, ngày mồng 7 Tết âm lịch là ngày ứng với người và khi các cụ đã 80 tuổi thì không phân biệt cụ ông với cụ bà nữa, vì các cụ đều bảy vía như nhau. Các cụ được tắm lá thơm, mặc quần áo lụa điều hay màu vàng. Suốt đêm mùng 6 cụ ngồi trên ghế đệm phủ vải vàng hay hồng điều để con cháu xa gần về chúc thọ, bên cạnh cụ là bàn thờ tổ tiên có bài vị năm đời.
    Sáng mồng 7 Tết, từ 7 giờ đến 9 giờ con cháu rước cụ thượng ra đình Tổng. Cụ có thể ngồi kiệu hay nằm võng. Dọc đường, nếu có nhà của con cháu thì mỗi nhà làm một trạm đón tiếp để chúc thọ cụ khi cụ ghé qua. Lễ nghi rước thực trọng thể và âm hưởng thực tưng bừng. Đi đầu là đội tiền vệ, mỗi bên bốn chàng trai tượng trưng cho bốn mùa tám tiết, mặt son phấn như lên sân khấu, đầu quấn khăn rìu, áo xanh dài nẹp đỏ, lưng thắt dải điều vừa bước những bước cách điệu vừa múa gậy sơn từng khúc xanh đỏ để dẹp đường, đuổi ma tà. Sau là đội kèn rước, nay được thay bằng băng nhạc cổ phát qua loa, rồi đến biểu tượng chúc thọ, thường là bức tranh lớn do bốn người khiêng, vẽ hình một cụ già quắc thước, phúc hậu theo trí tưởng tượng của dân gian ngồi giữa các cháu nhỏ béo mũm mĩm hay chùm quả chín tròn căng tượng trưng cho sự phồn thực. Rồi đến một cô, được coi là hoa hậu của dòng họ trong trang phục đẹp đẽ thướt tha, đội một mâm xôi trắng, trên có thủ lợn luộc, cỡ lợn phải từ 80kg trở lên. Rồi đến họ hàng con cháu, gái trẻ thì áo dài quần trắng tay cầm hoa, trai trẻ thì mặc lễ phục, các vị đứng tuổi thì quần áo tự nhiên gọn gàng lịch sự, người đội mâm bánh dầy, bánh chưng tượng trưng cho trời đất, người mang hoa quả, kẹo bánh, khay trầu, hộp thuốc, gặp ai xem ở hai bên đường cũng mời. Đường cái chật ních người. Trẻ con leo lên cả mái nhà, bình phẩm đám nào to hơn, sang trọng hơn.
    Ở sân đình, cụ trưởng lễ (do đại biểu các cụ bảy xã lựa chọn cho từng năm theo các tiêu chuẩn chặt chẽ) mời các cụ thượng vào bái đường, ngồi nghỉ, có các vị vừa lên lão 50 tuổi trải chiếu hoa. Khi đã đủ các cụ thượng của bảy xã theo danh sách được công bố, trưởng lễ cho nổi một hồi trống đình để các cụ thượng làm lễ tưởng nhớ 17 vị tiên công, thay mặt cho các thế hệ cháu con. Sau đó là các trò vui giống các nơi khác: thi hát xướng, đánh đu, chơi cờ, vật.v.v...
    All for you
  3. Ghost_Killer

    Ghost_Killer Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
    Em ở Quảng Ninh mà chẳng biết gì cả..hic..hic..các bác làm em mắc cỡ quá...
    Tiền không phải là tất cả nhưng chẳng làm được cái quái gì cả nếu thiếu tiền.

Chia sẻ trang này