1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sắp triển lãm cuốn sách Thư pháp Tuyên Ngôn Độc Lập

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi CTTTQT, 08/06/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CTTTQT

    CTTTQT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2007
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    VĂN HÓA VĂN NGHỆ
    Hoàn thành bộ Thư pháp ?oTuyên ngôn Độc lập?
    SGGP:: Cập nhật ngày 16/06/2007 lúc 04:45''(GMT+7)
    ________________________________________
    Khai bút từ ngày 25-5, hôm nay (16-6), nhà thư pháp trẻ Trịnh Tuấn (SN 1981) sẽ hoàn thành Bộ thư pháp chữ Việt ?oTuyên ngôn Độc lập?, thể hiện dưới hình thức một cuốn sách gỗ kích thước 2,04 x 0,84 m, nặng gần 400 kg.
    [​IMG]
    Trịnh Tuấn chọn 3 tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc Việt Nam: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn Độc lập (Chủ tịch Hồ Chí Minh), đánh dấu 3 bước ngoặt lịch sử đấu tranh hào hùng chống ngoại xâm của dân tộc.
    Bìa 1 và 4 dày 4 cm, nặng hơn 1 tạ, được làm bằng gỗ Vàng Rè, một loại gỗ quý. 39 trang ruột được viết trên loại giấy Xuyến Chỉ cỡ lớn, dày 0,5 cm bồi trên fomech. Chi phí để thực hiện tác phẩm là gần 500 triệu đồng.
    Sau khi ra mắt tại Trung tâm triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Vân Hồ, Hà Nội) vào ngày 27-7 - kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh ?" Liệt sĩ và đăng ký kỷ lục Việt Nam, tác phẩm sẽ hội ngộ công chúng TPHCM vào dịp Quốc khánh 2-9. Sau đó, tác giả dự kiến tặng công trình nghệ thuật đầy ý nghĩa này cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
    Đ.Q.T.H.
  2. nhuocthuy

    nhuocthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Bài thơ không có đầu đề, nhóm biên soạn Thơ văn Lí Trần tạm đặt tên là "Nam quốc sơn hà" vốn không rõ tác giả, nên để là Khuyết danh, chớ bảo của Lí Thường Kiệt mà thức giả cười cho.
  3. CTTTQT

    CTTTQT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2007
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    ( Wikipedia): Từ trước, bài thơ được cho là sáng tác của Lý Thường Kiệt trong lần chống quân xâm lược Tống tại sông Cầu năm 1077. Tuy nhiên mới đây, trong cuốn sách "Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn" do Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản năm 2006, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định bài thơ này ra đời từ thời Tiền Lê và cũng được sử dụng trong trận đánh chống quân Tống, nhưng là lần đầu vào năm 981.
    Các tác giả cho rằng: Sử sách đều chép Lý Thường Kiệt sai người vào đền thờ anh em Trương Hống, Trương Hát (tướng của Triệu Việt Vương) ngâm bài thơ này nhưng không nói ông là tác giả. Như vậy, các tác giả kết luận: Lý Thường Kiệt chỉ là người vận dụng bài thơ này để đuổi quân Tống.
    Bằng nhiều dẫn chứng [cần chú thích], các tác giả khẳng định bài thơ được sáng tác thời Tiền Lê và cũng được Lê Hoàn vận dụng, trong đó bài thơ có một vài chữ sai khác với văn bản mọi người thường biết.
    Nguyên bản tiếng Hán:
    -o
    , . ?? To ? 侵 S
    汝 ? O o

    Bản phiên âm Hán-Việt:
    Nam quốc sơn hà
    Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

    Bản dịch thơ:
    Sông núi nước Nam
    Sông núi nước Nam vua Nam ở,
    Rành rành định phận tại sách trời.
    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
    Dị bản khác:
    Phiên âm Hán - Việt:
    Nam quốc sơn hà
    Nam quốc sơn hà nam đế cư
    Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư
    Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm
    Bạch nhận thiên hành phá trúc dư
    Bản dịch thơ:
    Sông núi nước Nam
    Sông núi nước Nam, nam đế ngự
    Sách trời định phận rõ non sông
    Cớ sao giặc Bắc sang xâm phạm
    Bay hãy chờ coi chuốc bại vong
    Theo giả thiết thứ nhất
    Năm 1077, hơn 30 vạn quân nhà Tống (Trung Quốc) do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt (tên nước Việt Nam thời đó). Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn địch. Quân của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn. Nhiều trận quyết chiến ác liệt đã xảy ra tại đây nhưng quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ trên. Nhờ thế tinh thần binh sĩ lên rất cao. Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến, đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã hơn quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hòa, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giành lại giang sơn, giữ vững bờ cõi nước Việt Nam.
    Theo giả thiết thứ hai
    Năm 981, nhân khi cha con vua Đinh Tiên Hoàng vừa bị hại, vua mới là Đinh Toàn còn nhỏ, trong nước Đại Cồ Việt có nội loạn (Đinh Điền, Nguyễn Bặc nổi dậy chống Lê Hoàn), nhà Tống phát quân xâm lược. Lê Hoàn đã sai người ngâm bài thơ trên để khích lệ tướng sĩ và uy hiếp tinh thần quân Tống. Bằng những trận đánh quyết định ở sông Bạch Đằng, Tây Kết, Lê Hoàn chém được tướng nhà Tống là Hầu Nhân Bảo, bắt sống Triệu Phụng Huân, quân Tống thua to chạy về nước.
  4. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Bác chớ nói vậy, một là vì rằng trong số anh em Dĩ Trà Hội Hữu còn nhiều anh em hơn tôi lắm; hai là chuyện thi thố thi thiếc gì đấy tôi thấy chẳng cần thiết, trong khi thực tài mới là cái quan trọng. Tài tôi chưa đủ chín, nên tôi cũng chả muốn huyênh hoang khua múa lung tung làm gì, càng khoe mẽ sớm lại càng sớm thui chột. Còn các bác như bác họ Trịnh tự thấy đủ tài đủ sức rồi, thì cứ việc thôi, tôi cũng lấy làm hoan hỷ lắm. Nhưng tôi thiết nghĩ cái món này nó chẳng dễ dàng gì, có thêm chục năm đèn sách nữa cũng chẳng thấm vào đâu, vả lại với thư pháp thì "hư tâm" quan trọng lắm. Lòng còn bộn bề, mải miết với danh hão thì chẳng thể đạt được điều gì, thế nên tôi và một số anh em tôi biết vẫn đang miệt mài thôi, chưa đến lúc mà thậm chí chưa cần thiết để làm cái việc mà như bác bảo là "thi thố". Dù sao cảm ơn bác đã có lời!
    Have a nice day!
    Được vinhaihong sửa chữa / chuyển vào 08:26 ngày 21/06/2007
  5. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Ừ,chú nói cũng đúng! Nhưng tôi chỉ bảo làm cuộc cách mạng thôi chứ không phải là để làm cái gì đó giật giải! Tóm lại là làm mới mình và chia sẻ được với mọi người. Tôi không thấy có gì là danh hão ở đây cả bởi mỗi người 1 số phận, một suy nghĩ. Thành nghiệp rồi thì phải đi theo nó là cái tất yếu. Có người ẩn mình, có người muốn đem ra phục vụ cuộc sống. Người thực tài thì ở đâu cũng vậy, như Gia Cát Lượng dù sống 1 đời ở Long Trung hay ra phục Hán thì vẫn là nhân tài thôi.
    Đời cho ta thế hãy cứ sống như mọi ai
    Mặc dòng sông kia cứ cuốn đất cát ra biển khơi...
    (TCS)
  6. CTTTQT

    CTTTQT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2007
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Em đọc được cái này trong Blog của bác Quản:
    "CÓ ĐÂU THIÊN VỊ NGƯỜI NÀO*..."

    Trịnh Tuấn
    Thỉnh thoảng, tôi lại buột miệng ngâm nga vài câu Kiều của chàng trai họ Nguyễn, rồi tự chuốc cho mình dăm ba chén rượu để nghĩ ngợi mông lung. Không biết cái thói ấy trở nên quen thuộc với tôi tự lúc nào, chỉ biết bây giờ uống rượu mà chẳng ngâm Kiều thì buồn chán lắm. Tối qua ngồi lướt web, đọc được mấy bài viết của người bạn, thấy nhắc đến Kiều với một vài liên tưởng, kìm lòng chẳng đặng, nên xin thưa thốt vài dòng, trước cũng để tự răn mình, sau là để nói với Ai Kia...
    Từ một câu thơ trong Truyện Kiều của nhà thơ họ Nguyễn...
    Đại thi hào Nguyễn Du từng viết: "Có đâu thiên vị người nào/ Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai/ Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài đi với chữ tai một vần." Vâng, cứ cho là như vậy, và nếu là như vậy thì quả là buồn thật! Chả biết họ Nguyễn đúc kết từ cái kinh nghiệm nào, rút ra từ cái triết thuyết nào khi viết những câu ấy, nhưng thiết nghĩ, cái điều mà Nguyễn Du khẳng định là "Chữ tài đi với chữ tai một vần" vô tình làm cho con người ta trở nên rụt rè, cân nhắc, và nghĩ ngợi nhiều hơn nếu ai đó cũng tự thấy mình là "có tài". Nhưng nói gì thì nói, lý thuyết là thế, còn thực tế thì lại không thiếu những minh chứng về chuyện chữ Tài kết nghĩa sinh tử với chữ Tai. Thành ra, người ta tin cũng phải!?
    Song, tôi cứ thấy bực bực khi đọc bốn câu thơ ấy. Cụ Nguyễn nói "Có tài mà cậy chi tài" có khác chi khuyên con người ta quẳng bỏ cái tài của họ đi ư? Có tài thì phải cậy vào cái tài ấy chứ! Mà đã có tài thì ắt sẽ có phương pháp để chống đỡ cái Tai, hay chí ít cũng phải biết chuẩn bị về tất cả để đối phó với cái tai khi nó diễn ra. Tôi chưa thấy ai có tài mà chẳng dùng đến, họa chăng là họ chẳng nhận thức được cái tài của họ, mới dẫn đến việc lãng phí tuổi trẻ, lãng phí tài năng. Xin đồng ý với cụ Nguyễn là, trời kia chẳng thiên vị người nào cả. Người này có tài này thì người kia có tài khác. Chẳng cái tài nào giống cái tài nào. Ai cũng có trong mình một năng khiếu, một tài năng thiên bẩm, điều quan trọng là phải tự nhận biết, phát hiện ra năng khiếu ấy để đầu tư và phát triển nó trở thành đỉnh cao nhất. Mỗi con người đều có một Cái-Bục-Danh-Dự của mình ở đâu đó trong cuộc đời, nhưng không phải ai cũng leo lên đó được. Nhưng tôi tin rằng, nếu như chúng ta tìm ra được cái thực tài của mình, và rèn luyện nó trở thành một bảo kiếm, thì chắc chắn sẽ chinh phục được bản thân và vươn tới cái bục danh dự kia. Ngược lại, có tài mà không biết dùng nó vào việc có ích, hoặc chẳng dùng đến, thì có lẽ, Tài cùng vần với cái chữ Tai kia.
    Đến câu nói của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Lê Đức Thuý.
    Trong một bài phỏng vấn trên tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệu, số đặc biệt Xuân Đinh Hợi, trang 48, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thuý đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Mạnh Kha, có câu: "Ai dám chấp nhận rủi ro và biết cách quản lý rủi ro thì người đó sẽ thành công". Mặc dù, câu nói trên của ông Thống đốc ngân hàng chỉ đề đề cập tới vấn đề giải quyết những lí do khiến khối ngân hàng tỏ ra thận trọng với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán khi khả năng rủi ro do thị trường lên-xuống đột biến, nhưng tôi lại liên tưởng đến một vài hàm nghĩa khác. Cuộc sống thời đại số hôm nay, ngoài việc phải có tài, có tâm, có tầm và biết tập trung, thì người làm doanh nghiệp còn phải dám chấp nhận rủi ro và biết cách quản lí rủi ro nữa, mới mong trụ vững trong cơn lốc của thị trường. Dám chấp nhận rủi ro là hành động của người dũng cảm có đủ khôn ngoan để nhận biết rủi ro mà mình dám chấp nhận. Còn biết cách quản lý rủi ro là biểu hiện của trí tuệ đã được trang bị đầy đủ một cách chuyên nghiệp cho việc đối phó với rủi ro. Quay lại cái chữ Tài của họ Nguyễn, thì thấy rằng, chữ tài ở thời đại này chỉ tròn trịa khi nó có thêm câu nói trên của ông Thống đốc ngân hàng Lê Đức Thuý.
    Và câu chuyện về ba cái bát hương...
    Có lần, ngồi uống bia với mấy người bạn học cũ, trong câu chuyện tầm phào, mấy đứa huyên thuyên về cái lẽ ghét-thương, mà ngày xưa cụ Đồ Chiểu đã từng thưa thốt. Đại loại thế này: Chúng tôi thì thầm với nhau rằng, khi nào chúng tôi được "nghỉ hưu", sẽ làm một cái bàn thờ, trên đó đặt ba cái bát hương. Bát hương to nhất dành thờ những người ghét mình, bát hương nhỏ hơn dành thờ những kẻ thương mình, và bát hương nhỏ nhất dành thời chuỗi ngày phải trải qua của cuộc đời mình. Cái lẽ dễ hiểu là, chính những người ghét mình lại là những người giúp đỡ mình nhiều nhất. Họ cho mình động lực để làm, cho mình sự hối thúc chứng minh công việc bằng kết quả ngược lại sự ghét của họ. Vậy thì những người ghét mình chính là ân nhân của mình vậy. Tuy nhiên, không thể tránh được một loại người ghen ăn tức ở, số này không nhiều và cũng không đáng phải thờ. Còn người thương mình thì chắc chắn phải thờ rồi và không có gì để phải nói cả. Nhưng cần có thêm một cái bát hương thứ ba kia để thờ cái chuỗi ngày đã-phải trải qua để đến được hôm nay. Đó là những ngày tháng chứa đựng những thành công và thất bại, chứa đựng những đớn đau và hạnh phúc, chứa đựng những nỗi vui - niềm buồn...mà bất kì ai cũng không thể có biện pháp gì can thiệp vào cái biểu đồ lên xuống ấy.
    Riêng tôi, khi có điều kiện, không những tôi sẽ làm ba cái bát hương kia, mà còn làm thêm cái nữa, dành để thờ một số người. Trong đó, có một vài người đáng tuổi anh tôi, em tôi và cả bạn tôi. Họ là số ít, ví khoảng 5% trong tổng số các mối quan hệ. Họ đứng đằng sau tôi âm thầm thương và ghét, âm thầm ủng hộ và đố kị, âm thầm cảm thông và nhạo báng...họ cũng đáng được thờ!
    P/S: Bài viết này có lẽ tôi viết ra không dành cho tất cả những ai vào đây để đọc, mà chỉ mong gửi nó đến với một số người. Hy vọng sẽ không làm phiền ai cả.
  7. nhuocthuy

    nhuocthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Thời buổi đảo điên, không biết đâu mà lần. Chú Quản sáng tác ra gần 400 cân thư pháp, khiếp! Nghệ thuật kiểu này đè chết người chứ chả chơi. NHìn qua thì cái bìa đã sai rồi. Lõi thì chắc là lại chép mấy cái bản dịch... Không rõ nghệ thuật của nó nằm ở chỗ nào, hay lại là thứ đại để gọi "tung tăng lên", thế thôi. Chả hiểu nổi xu hướng nghệ thuật thời nay nó nhắng nhít thế nào, và cái "tầm đón đợi" của bà con mình nó thảm ra làm sao nữa.
    Có chăng thì anh ghi nhận cái sự mạnh dạn của nhà chú Quản và cái mong muốn chuyên nghiệp hóa công việc viết chữ Quốc ngữ của nhà chú mà thôi. Còn như cuốn 4 tạ tuyên ngôn kia thì không nên đem ra khoe hàng ở đây, bởi chưng nó rất vớ vẩn và khôi hài.

  8. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Hôm qua nhân một ngày đại hỉ của một anh bạn trong chốn "sa đoạ" , có dịp được nghe một nhân vật khá thân với ông chủ bữa tiệc , cơm rượu thuốc phiện đã đủ đầy , anh ta nói và cười khoe đầy đủ hàm răng truyền thống: Tôi là người .... tôi ửng hộ việc , tôi hành động vậy thì tôi tồn tại ... Tôi đố ông nào dám làm những việc như người chúng tôi đấy , năm trước là 300 mét Thư pháp , năm nay là 400 kg Thư pháp .... Tôi xin cảm tài phi hành mỡ của người chúng tôi !!! Nào chúng ta hãy nâng li vì một công trình Thư pháp mới - Vẫn nhân vật nọ khởi đầu cho một lần cạn li
    @ Nhân câu chuyện bác Nhuocthuy, dỗi hơi thì phải
  9. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Dạ, hồi chiều có đọc qua bài của bác Khánh, chẳng kịp trả lời, chỉ vội úp cái li bia giả lên hành lễ. Xin thứ lỗi bác nhé.
    Bác bận bịu thế mà còn quan tâm tới thằng nhà quê này, thật không biết phải cảm tạ bác thế nào. Kiếp này, chắc là có rộng lượng đến đâu thì cũng khó mà đền ơn bác được. Thôi, nếu có kiếp sau, dù làm trâu ngựa cũng xin đền ơn bác vậy!
    Chúc bác sức khoẻ, và luôn đạt được cái bác mong muốn!
    Được Quan_Di_Ngo sửa chữa / chuyển vào 01:45 ngày 28/06/2007
  10. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Dạ, trước tiên Quả có lời cảm ơn Bác, vì chắc là Quản không biết bác, nhưng bác lại biết đến Quản, thật là vô cùng xúc động! Nhân gian được thế quả là có phúc!
    Dạ, bác dạy phải lắm! Mấy đứa lăng xăng không may bị đè thì chắc là cũng chết thật chứ chẳng chơi. Bác dạy quả cũng không sai.
    Dạ, bác phán cũng đúng nữa, Quản chép "mấy cái bản dịch" thôi. Còn "nghệ thuật của nó nằm ở chỗ nào" chắc Quản phải nhờ bác phán nốt.
    Dạ, mà bác tài thật, cái gì cũng biết: Từ xu hướng nghệ thuật nhăng nhít, đến tầm đón đợi của bà con nó nhảm...bác cũng biết. Cứ như bác nằm trong ruột cái nhăng nhít ấy bác nhỉ?
    Dạ, em có đâu khoe gì với bác, bác nói thế, hóa ra bác làm nhục mấy vị tư vẽ chân dung cho mình đủ thứ tước hiệu thư pháp gia à?
    Dạ, em xin cảm thông với bác!

Chia sẻ trang này