1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sau khi đăng quang Hoa hậu Việt Nam, ngoài tiền thưởng, hoa hậu Việt Nam sẽ được gì nữa?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi BatKhaTuNghi, 28/08/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Mình cũng hãi lắm khi nói cụt lủn rằng "Đạo đức xã hội là công bằng xã hội", nghe như đập bỏ bàn thờ tổ tiên vậy. Đạo đức xã hội yêu cầu phải có một khoa học như là khoa học về pháp quyền (Chính trị học). Ở Việt Nam từ xưa đã tồn tại Nho giáo như là một học thuyết chung cho cả Đạo đức học và Chính trị học. Nho giáo tồn tại khá lâu ở Châu Á và nó có giá trị khá lớn về mặt Đạo đức, các giá trị này tồn tại cho đến tận ngày nay - trong các gia đình của ta vẫn có nét Nho giáo.

    Có lẽ là mình nói bậy :-ssNhưng chắc chắn cái này là đúng : Công bằng là nền tảng của đạo đức xã hội. Như vậy thôi thì ổn.

    Cũng may là chưa có bác nào nhảy vào phạng cho một cái vào mặt vì tội nói láo :">
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Mình cũng hãi lắm khi nói cụt lủn rằng "Đạo đức xã hội là công bằng xã hội", nghe như đập bỏ bàn thờ tổ tiên vậy. Đạo đức xã hội yêu cầu phải có một khoa học như là khoa học về pháp quyền (Chính trị học). Ở Việt Nam từ xưa đã tồn tại Nho giáo như là một học thuyết chung cho cả Đạo đức học và Chính trị học. Nho giáo tồn tại khá lâu ở Châu Á và nó có giá trị khá lớn về mặt Đạo đức, các giá trị này tồn tại cho đến tận ngày nay - trong các gia đình của ta vẫn có nét Nho giáo.

    Có lẽ là mình nói bậy :-ssNhưng chắc chắn cái này là đúng : Công bằng là nền tảng của đạo đức xã hội. Như vậy thôi thì ổn.

    Cũng may là chưa có bác nào nhảy vào phạng cho một cái vào mặt vì tội nói láo :">
  2. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Tiếp nối các ý của post trước về khoa học nghiên cứu pháp quyền. Tuy có liên quan đến chính trị nhưng mình mong mọi người hãy nhìn nó như một môn khoa học. Theo đó, vuhuynh sẽ tránh nói đến vấn đề nhạy cảm là chính trị.

    Chính trị học, với tư cách là một bộ môn khoa học, thì nhiệm vụ đầu tiên nó là phải định nghĩa rõ ràng khái niệm Pháp luật. Vậy ta hãy thử xem người ta (ở Việt Nam) định nghĩa Pháp luật như thế nào?

    Là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

    Bằng cả tuy duy hình học và tuy duy ngôn ngữ, tôi chỉ công nhận rằng định nghĩa trên mới chỉ mô tả được diện mạo của Pháp luật. Xuất phát từ yêu cầu gắt gao của thái độ khoa học là phải chạm được vào lõi của mọi thứ. Vì vậy để đảm bảo rằng Pháp luật phải được vận hành trơn tru và tinh vi, cụ thể là phải thể hiện được yếu tố quan trọng là đạo đức xã hội - mà đạo đức xã hội - thì bắt buộc phải mang yêu tố văn hóa, nên dưới đây là luận giải sơ khởi của tôi để tìm ra bản thể của Pháp luật.

    Xã hội là thứ khả biến chứa nhiều yếu tố. Vì vậy điều kiện để tồn tại xã hội là Pháp luật đóng một vai trò quan trọng : ràng buộc các cá nhân trong một khu vực thành một thực thể gọi là xã hội thì chính nó phải hàm chứa những yếu tố của xã hội, ít nhất là ngang bằng về mặt số lượng. Ở ngay đó, ta thấy ngay, về chất, để thỏa mãn yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội thì ngay chính bản thân Pháp luật phải thông tuệ mọi yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn tiêu chí tối thượng - là đảm bảo xã hội vận hành một cách công bằng. Điều đó dẫn tới :

    Tư duy ngôn ngữ:
    Pháp luật được hình thành bởi tất cả các môn khoa học xã hội. Nói chính xác thì tất cả các môn khoa học xã hội vận hành trên cùng một chủ đề, cùng một mục tiêu. Chủ đề là hướng tới sự công bằng cho các chủ thể mang yếu tố xã hội. Mục tiêu là đảm bảo cho xã hội phát triển theo đúng chủ để đã nêu.

    Tư duy hình học :
    Pháp luật mang hình chóp nón với đỉnh là sự công bằng. Phần loe (như hình cái váy) là các hình chóp nón khác (các môn khoa học xã hội) nhìn như một chồng những cái phễu ***g vào nhau.

    Mọi thứ, mọi vật kể cả các khaí niệm trừ tượng, vật thể hay phi vật thể, dưới bàn tay và trí óc con người được nhào nặn từ trạng thái này sang trạng thái khác một cách biện chứng. Khi hình thành xã hội, các sự vật, sự việc (mang tính con người, thuộc về con người) đã được chính con người chuyển hóa một cách biện chứng theo một chủ để nhất định, nhằm đáp ứng một mục đích nhất định. Pháp luật cũng không là ngoại lệ.

    Nếu chỉ thấy Pháp luật đơn thuần như một quy tắc - dùng khái niệm công bằng như một tiêu chí để quy định mối quan hệ giữa các khái niệm khác có được từ các môn khoa học khác thì có khả năng dẫn tới : Pháp luật chỉ na ná như là một sự thật khách quan mà các môn khoa học khác bắt buộc phải tuân thủ. Nếu như thế, Pháp luật chỉ có thể phát triển theo chiều rộng, không thể phát triển theo chiều sâu. Pháp luật mất đi tính khoa học của nó. Thực tế cho thấy rằng với cách nhìn cũ thì Pháp luật luôn đi chậm hơn các ngành khoa học khác, nó liên tục phải điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của xã hội theo cả chiều sâu và chiều rộng.

    Mọi sản phẩm (cả vật chất và tinh thần) đều được tạo ra nhờ sự tổng hợp của các ngành khoa học (các khoa học có liên quan vận động trên một chủ đề), không gì là ngoại lệ.

    Khả năng ngôn ngữ của mình còn quá kém, khó trình bày vấn đề một cách sáng rõ. :((
  3. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Mình thấy rằng : hóa ra chặng đường dài hay ngắn lại phụ thuộc hoàn toàn vào tri thức chứ không phụ thuộc vào không gian hay thời gian. Để nhìn rõ bản thể của Pháp luật thì bắt buộc phải quan sát cái hàm chứa nó là : xã hội.

    Quy tắc chi phối vạn vật là quy tắc biện chứng. Xã hội được hình thành một cách biện chứng : Các cá thể người tập hợp lại thành xã hội người. Câu hỏi về tính biện chứng của xã hội ở đây là tập hợp lại thành như thế nào? Dĩ nhiên là có rất nhiều nhân tố (tâm lý, sinh lý, vật lý....) khiến các cá thể người tập hợp lại thành một quần thể, cả hữu hình và vô hình. Ở cấp độ gia đình thì có các nhân tố tâm lý và sinh lý là nhân tố chủ đạo. Ở cấp độ xã hội thì nhân tố vật lý (nguyên tắc, quy tắc) làm chủ đạo. Vậy thì xã hội có hình thành một cách biện chứng hay không (một cách khoa học hay không) thì chính là ở nhân tố vật lý (những thứ thuộc về thế giới lý tính của con người). Thể chế chính trị là một tồn tại khoa học biện chứng, nó thể hiện rõ nét nhất ở Pháp luật. Một thực thể xã hội thể hiện quan điểm của nó về cái Đúng; Sai; Lợi; Hại; như thế nào ở chính/trong/tổng thể Pháp luật của thực thể xã hội đó. Như vậy, nếu Pháp luật không được hình thành một cách biện chứng, thì xã hội đó dựa nhiều vào các nhân tố tâm lý và sinh lý (giống như một gia đình).

    Tôi xin phép mô phỏng Pháp luật theo từ ngữ dễ hiểu nhất. Lấy cấp độ gia đình cho chắc ăn, vì gia đình là tế bào của xã hội mà. Không thì amateur lại không hiểu, rồi đi từ hiện tượng đến bản chất qua một luận điệu của "ai đó", và lấy "ai đó" là biện chứng thì không đảm bảo khách quan.

    1. Điều gì tốt cho gia đình mình thì sẽ tốt cho gia đình người khác là cái ĐÚNG. Sai! nói thế thì hỏng bét. Gia đình mình mà đi cướp của gia đình người khác thì chắc chắn là tốt cho gia đình mình rồi, đồng thời chắc chắn là không tốt cho gia đình người bị cướp. Gia đình người bị cướp là bị mất mát thì làm sao mà nói là tốt cho gia đình anh ta được.

    2. Điều gì tốt cho cả gia đình mình và tốt cho cả gia đình người khác là ĐÚNG. Đúng!!!! Nếu có sự đảm bảo cho một quy tắc như thế thì các gia đình riêng lẽ sẽ tụ tập lại thành một xã hội.

    Lựa chọn số 2 gọi là lựa chọn Nhân văn. Lựa chọn số 1 là lựa chọn của Nature (Ở đây vuhuynh xin phép dùng tiếng Anh. Vì tự nhiên, thiên nhiên trong tiếng Anh là nature, phân biệt rõ ràng với Vũ trụ là universal. Với vuhuynh thì thế giới hệ mặt trời là khác biệt lớn so với phần còn lại của vũ trụ).

    Đến đây, những người tôn thờ Mark-Lenin vào Mao Ịt đã thấy họ dùng thứ Pháp luật gì chưa?

    Đi vào bản thể của Pháp luật đòi hỏi cái tâm phải vững, vì có khác gì làm chính trị đâu. Nói chuyện chính trị với chính bản thân mình thì là nói chuyện chính trị. Nói chuyện chính trị với người khác thì đích thực là làm chính trị. Nói đúng thì có lợi cho xã hội. Nói sai là có hại cho xã hội. Trừng phạt kẻ nói sai chuyện chính trị là trừng phạt một cách biện chứng : chặt đầu.

    Việc chấp nhận lý do tồn tại sự bất công trong xã hội là do xã hội không biện chứng thì là chấp nhận cái Nhân văn. Chấp nhận lý do tồn tại bất công trong xã hội là do bất công thì là chấp nhận Luật rừng. Đi sửa cái bất công trong xã hội bằng biện chứng thì là nhân văn. Đi sửa bất công trong xã hội bằng một sự bất công khác là Nature.

    Chắc viết như trên thì lã dễ hiểu phải không? Viết thế thì vuhuynh có lẽ bị chặt đầu. Vậy câu hỏi đặt ra tiếp :

    3. Điều gì tốt cho xã hội mà lại không tốt cho bản thân mình thì là tốt. Câu này đúng hay sai?

    Bản thể của Pháp luật là gì? vuhuynh sẽ tiếp tục luận giải với chính mình trước. Nhưng chắc chắn nó là khoa học. Pháp luật và Giáo dục là một. Pháp luật & Giáo dục chứ không phải Giáo dục & Đào tạo

    Khoa học Giáo dục chính là Khoa học pháp lý
  4. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    BKTN ngất rồi phải? [:D]
    Công nhận khả năng ngôn ngữ kém! Anh nói sao mà phải để bà đồng nát hiểu được thì mới đáng khen=D> chứ còn nói cao siêu thế kia thì nên gửi đăng tạp chí khoa học chuyên ngành về Triết học hoặc Luật học thôi (hình như Việt Nam chưa có Tạp chí Triết học Pháp quyền nên không thể gửi được:)) ).
  5. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Thì anh biết vậy mà! Việc nói vòng vo là do cái tâm nó không vững thôi. Không vững tâm thì viết cũng run lẩy bẩy + với khả năng ngôn ngữ kém. Vậy em Mây đọc post 103 vậy, coi như post 102 của anh cũng mới chỉ là bước sơ khai.
  6. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Vẫn thế! Hoa hết cả mắt! @-)

    1. Ý đỏ (Post 102 - em thấy anh tô đậm nên bắt mắt ngay [:P]):
    Post này anh có mục đích định nghĩa lại khái niệm pháp luật, nhưng có vẻ như anh mới đang đặt các cục gạch ban đầu cho nó.

    Bình luận ý đỏ: anh chỉ có thể khẳng định như vậy khi xem xét nó dưới góc độ coi pháp luật với tư cách là một môn hoặc ngành khoa học.
    Như vậy, ở đây, việc đầu tiên cần xác định "pháp luật" của "anh" (trong bài post) là "gì" (ngành khoa học, hay môn học hay một lĩnh vực đời sống...).

    Ý màu sienna (màu mận thì phải): đúng nhưng chưa đủ. Pháp luật là thước đo chuẩn mực xã hội và mang tính phổ quát. Như vậy, pháp luật không chỉ thể hiện đạo đức xã hội, văn hóa... mà còn thể hiện rất nhiều yếu tố khác làm nên cơ sở xã hội cho pháp luật ấy. Tất nhiên, Mây hiểu ý anh vuhuynh, rằng trước hết, pháp luật phải thể hiện được đạo đức xã hội, nhưng vẫn cứ phải vặn cái đã. ;))
    Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng không phải mọi chuẩn mực về đạo đức xã hội đều được thể hiện trong pháp luật. Ví dụ: pháp luật không thể trừng phạt con cái không chăm sóc cha mẹ khi họ về già hoặc nghiêm cấm người chồng bỏ người vợ đã từng chung lưng đấu cật với mình thuở hàn vi để cưới 1 em chân dài trẻ đẹp 1 tuổi được... Mà, như đã nói, pháp luật chỉ thừa nhận và bảo vệ những chuẩn mực chung nhất, có tính phổ quát đối với toàn xã hội mà thôi.

    Do xuất phát điểm của anh: chưa làm rõ sự khác biệt giữa pháp luật đang bàn tới (1 lĩnh vực xã hội) với pháp luật là một môn khoa học (mà người ta gọi là luật học) nên Mây cho rằng nhận định trên chưa chuẩn xác.
    Thứ nhất, pháp luật (một lĩnh vực xã hội) không thể là một quy tắc cho sự phát triển khách quan của các môn khoa học khác, bởi chúng không thuộc một hệ quy chiếu với nhau.
    Thứ hai, định nghĩa "pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung", theo Mây, là chính xác. Bởi vì nó có tính bắt buộc và tất cả đều phải tuân theo, nếu không, sẽ bị cưỡng chế thi hành bởi một bộ máy cưỡng chế của nhà nước. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa pháp luật với đạo đức và các quy phạm khác trong xã hội. Và việc pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung không ảnh hưởng đến việc pháp luật phải thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.
  7. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Mây!!! post của em có đánh số 1 nhỏ, nhưng sao lại không có đánh số 2 nhỏ [r23)]

    Về 1 nhỏ : Câu này : "Mọi sản phẩm (cả vật chất và tinh thần) đều được tạo ra nhờ sự tổng hợp của các ngành khoa học (các khoa học có liên quan vận động trên một chủ đề), không gì là ngoại lệ" là câu chính để diễn tả ý chính của post 102.

    Anh xin giải thích thêm đã là "mọi sản phẩm" (sản phẩm của con người) diễn ngôn ra thì kể cả sản phẩm là các môn khoa học đều phải tuân thủ quy tắc đã nêu ở trong post. Vấn đề còn lại, theo em thắc mắc, là Pháp luật là một đối tượng nghiên cứu của Khoa học Pháp lý? Hay chính bản thân Pháp luật là một bộ môn khoa học?. Không có gì phải bàn cãi, Luật học là một môn khoa học. Nếu Mây cố tình coi Pháp luật là các văn bản pháp luật (nội dung của Luật) là khái niệm anh đang nhắc tới thì chết anh. Một là do anh trình bày kém, hai là do em cố tình hiểu sai [r23)] Mối quan hệ giữa các thành phần của xã hội là đối tượng nghiên cứu chính của khoa học pháp lý. Như vậy, để phân biệt với các môn khoa học xã hội khác, thì khoa học pháp lý nghiên cứu xã hội dưới giác độ pháp lý. Tóm lại là xin Mây hiểu rằng Pháp luật mà anh đang nhắc tới là khoa học pháp lý.

    Về cái đỏ đỏ 1: Sẽ phải mất một bài dài, nhưng vuhuynh sẽ cố gắng viết ngắn.

    Vuhuynh đã nói về sự nhập nhèm giữa đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội ở một post trang trước. Sự nhập nhèm đó được thể hiện trong cách hình thành pháp luật (cái này mới thật sự to chuyện) chứ không phải trong nội dung pháp luật.

    Thứ nhất: Đạo đức cá nhân là thuộc về cá nhân quản lý. Có thể hình dung ra đạo đức cá nhân như một quy tắc phân biệt đúng/sai; tốt/xấu của riêng một cá thể trong xã hội. Đạo đức cá nhân do cá nhân tự quản lý thể hiện rõ nhất ở trạng thái khi cá nhân đó ở trong hoàn cảnh không có tương tác với xã hội. Về bản chất, đạo đức cá nhân là thứ khả biến. Một người quá đói sẽ măm măm tất cả những gì anh ta gặp, cái đúng/sai; tốt/xấu không còn ý nghĩa gì hết. Ở trong hoàn cảnh xã hội, đạo đức cá nhân được thể hiện qua :
    [Cái gì tốt cho mình mà không tốt cũng không xấu cho người khác] là đúng

    Thứ hai: Đạo đức xã hội là thuộc về xã hội quản lý. Có thể hình dung ra đạo đức xã hội như một quy tắc đảm bảo sự công bằng cho các cá nhân trong xã hội.
    [Cái gì tốt cho mình đồng thời cũng tốt cho người khác] là đúng.

    Có thể thấy rõ đạo đức cá nhân về bản chất là khả biến và mang tính chủ quan, còn đạo đức xã hội phải là bất biến và mang tính khách quan

    Sự nhập nhèm trong đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội thể hiện ngay trong định nghĩa Pháp luật :

    Là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

    Tại sao những người thuộc giai cấp này lại quyết định cái gì đúng, cái gì sai cho cả những người thuộc giai cấp khác? Cho dù nói giai cấp là không phải nói đến cá nhân, nhưng khi một người thuộc giai cấp này tương tác với một người thuộc giai cấp khác thì tính khách quan ở đâu? Pháp quyền có vấn đề hay không?. Trọng tâm của vấn đề này nó nằm ở định nghĩa đạo đức.

    Tiếp tới là em Mây nhắc tới việc chăm sóc cha mẹ và quan hệ hôn nhân không được Pháp luật thể hiện đầy đủ. Đây chính là sự phân biệt giữa đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội. Nó như là : Cái gì tốt cho mình mà không tốt cũng không xấu cho người khác là mệnh đề mà Pháp luật không quan tâm. Ở phương diện cá nhân, một người này được quyền quyết định nuôi hay không nuôi bất cứ một người nào khác, hay chung sống với người này hay người kia. Đạo đức cá nhân tiếp quản vấn đề đó. Nội dung của Luật về đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội là không sai, nó lý giải tại sao thực tế xã hội Việt Nam vẫn tồn tại. Nhưng vì cách định nghĩa đạo đức, nên Pháp luật đã hình thành một cách không có biện chứng.

    Về cái đỏ đỏ 2 : Vuhuynh sẽ phải xem xét lại vấn đề này. Có vẻ vuhuynh sai vì vi phạm chính logic của mình.

    Về cái xanh xanh1 : Khi nhìn Pháp luật như là một quy tắc xử sự chung, thì sẽ dẫn tới việc Luật học chỉ đơn giản là một nhu cầu mở rộng các quy tắc đó, nhằm đáp ứng những phát sinh trong quá trình phát triển của xã hội. Nói cách khác Luật học còn trơ khấc với việc vùi đầu vào các nội dung luật. Đây chính là vấn đề vuhuynh đang làm [:D] Bản thể của Pháp luật là gì, theo vuhuynh, phải đi mổ thật sâu vào quy trình nhận thức, cách vận hành tư duy của con người. Xuất phát từ việc: những người ở trạng thái phạm pháp không bao giờ nhìn/hình dung/biết đến cái gọi là Pháp luật. Khi nhìn nhận Pháp luật như là một quy tắc xử sự chung, với vuhuynh, là chưa đúng với bản thể của nó. Quy trình nhận thức và tư duy của con người (Việt Nam) dựa nhiều trên tư duy hình tượng, một thứ có biểu tượng mờ nhạt như Pháp luật, sẽ không có sức ảnh hưởng đến quy trình tư duy của người Việt Nam. Cho đến bây giờ, vuhuynh vẫn tin rằng đó là nguyên nhân khiến người ta vi phạm đạo đức xã hội một cách nghiêm trọng. Những cái mang tính quy tắc, nguyên tắc phải được tiếp nhận và thể hiện bằng tư duy ngôn ngữ. Ở những người chăm sử dụng tư duy ngôn ngữ, tức là người ta đang tuân thủ nguyên tắc hành ngôn, thì sẽ có xu hướng ít vi phạm nguyên tắc, quy tắc hơn người thiên nhiều về tư duy hình tượng. Như vậy, có sự khác biệt về bản thể của Pháp luật như nó vốn tồn tại trong thực tế với bản thể Pháp luật tồn tại trong tâm trí con người.

    Về cái xanh xanh 2 : Có vẻ Mây chưa phân biệt rõ đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội nên mới có nhận định như vậy. Đạo đức xã hội đã được thể hiện trong Pháp luật rồi Mây ạ. Phân biệt đạo đức với Pháp luật thì chỉ có thể có ý nghĩa khi phân biệt đạo đức cá nhân với Pháp luật. Hóa ra, việc nhập nhèm giữa đạo đức cá nhân với pháp luật, hay với đạo đức xã hội lại được thể hiện ngay trong nhận thức của Mây? Hay là tại chính Pháp luật?

    Khi nào giải quyết xong với Mây thì vuhuynh sẽ mổ vào quy trình nhận thức và quy trình tư duy để thấy sự trùng nhau của Pháp luật và Giáo dục.
  8. Reddman4ever

    Reddman4ever Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2003
    Bài viết:
    10.486
    Đã được thích:
    1.163
    Đọc xong bài này mà khiếp các chị em gái miền Tây luôn ^:)^

    Khi đàn bà miền Tây...nhậu

    Mà đúng là đàn bà con gái đã không rượu thì thôi chứ đã uống được là chấp tụi đàn ông 1 mắt ? tại sao lại thế nhỉ ?
  9. TuDienThanhNgu.com

    TuDienThanhNgu.com Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2012
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Chiếc ly "xây chừng" nghĩa là gì thế bác?
  10. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    cũng không rõ lắm: hình như xây chừng là một cái ly cà phe đen nhỏ không bỏ sửa hay đá cở như chiếc tách uống cà phê đen nóng của Hà Nội.
    Một ly xây chừng là một ly rượu cở bằng cái tách uống cà phê. Mỗi ly xây chừng chứa khoảng 100ml rượu.
    [​IMG]
    Cà phê đá pha vợt, ly xây chừng, bình trà nhôm

Chia sẻ trang này