1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sau khi đăng quang Hoa hậu Việt Nam, ngoài tiền thưởng, hoa hậu Việt Nam sẽ được gì nữa?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi BatKhaTuNghi, 28/08/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TuDienThanhNgu.com

    TuDienThanhNgu.com Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2012
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0

    Vậy sao lại ta từ "xây chừng" không có trong từ điển, có phải là từ mới của dân nhậu miền Nam không bác?
  2. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    đó là phương ngữ của người miền nam. Từ này xuất phát không phải là từ dân nhậu mà là dân uống cà phê. Xây chừng là ly cà phê đen, xây cá nại là ly cà phê sửa nhỏ
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    quà tặng cho bất khả tự nghĩ đây:
    http://docbao.vn/News.aspx?cid=31&id=149892&d=13092012
    http://docbao.vn/News.aspx?cid=31&id=149862&d=13092012
    nhớ đến chuyện em hoa hậu này nói: sẽ tập trung lo việc học, không tham gia showbiz, sẽ khiến mọi người thay đổi định kiến gái miền tây. Đúng là biết cách diễn
    đúng như các cụ nói: cây càng cao thì gió càng lay. Bây giờ thì chúng ta chuẩn bị đón nhận ối chuyện hay từ cô hoa hậu này nhé. Mong là Bất khả tự nghĩ nên bình tĩnh. mai mốt có chuyện hay ho về em hoa hậu này mong rằng Bất khả tự nghĩ đừng có vì sụp đổ thần tượng đi thù đàn bà mà tự hoạn thì khổ lắm
  3. thubayonline

    thubayonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2010
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    1
    Tự nhiên mình có cảm giác đ/c BKTN vốn rất akay, chim cú em hoa hậu TT, nên chơi bài ngược lại, tán dương em lên để bà con vào ném đá. Kiểu, anh rất ghét uống rượu. Lát nữa chú rót cho anh ít ít thôi nhé, đây, anh tặng tú 100K (tiền giả). Nếu thế thì BKTN đã đạt được mục đích. Quả thật là Bất khả tư nghì.
  4. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Quy trình : Hiện tượng - Luận - Bản chất

    Quy trình trên là quy trình chi phối nhận thức của con người đối với thế giới thực tại khách quan (chỉ có một và duy nhất). Vậy thì, Hiện tượng được thừa nhận chắc chắn rằng nó là thế giới thực tại khách quan và chỉ có một và duy nhất. Tôi nhìn thấy cái ghế, tôi hỏi bạn có nhìn thấy cái ghế không? Bạn trả lời rằng có nhìn thấy cái ghế. Cả tôi và bạn đi đến kết luận rằng cái ghế là khách quan đối với tôi và bạn. Nhưng bản chất cuối cùng của cái ghế lại phụ thuộc vào việc tôi luận cái ghế thế nào và bạn luận cái ghế đó thế nào?

    Để nhận ra bản chất thật của Đặng Thu Thảo thì bắt buộc phải có việc Đặng Thu Thảo tự luận về bản thân mình. Diễn giải sự việc ra thì : Bản chất của Đặng Thu Thảo do hoàn cảnh sống của cô ta luận ra. Cô ta nghèo thì cô ta có suy nghĩ của người ngèo. Cô ta giàu thì cô ta có suy nghĩ của người giàu. Nhưng nếu xuất hiện việc cô ta là một bên đối thoại nghiêm chỉnh với chính cô ta theo một cách khách quan nhất (cô ta tuân thủ quy luật biện chứng) thì lúc đó sẽ xuất hiện bản chất thật của Đặng Thu Thảo.

    Người ngoài, là chúng ta, thông thường, luận ra bản chất của Đặng Thu Thảo qua phép quy chiếu, là phương pháp dựa trên tính phổ biến. Thật ra để được coi là đúng thì một sự việc ít nhất phải là phổ quát. Ví dụ : Con người [ chỉ sống cho bản thân mình] đã trở thành phổ biến. Và từ đó, chúng ta kết luận rằng mọi hành động, lời nói của Đặng Thu Thảo là để nhằm phục vụ cho chính cô ta và chỉ cô ta mà thôi. Nhưng trong thực tế lại cũng có những người chỉ sống cho người khác (số ít), dẫn tới [chỉ sống cho bản thân mình] mới là phổ biến chứ chưa phổ quát [:D]. Vậy thì chỉ suất hiện bản chất thật của Đặng Thu Thảo khi và chỉ khi Đặng Thu Thảo tiến hành luận ra bản thể của mình một cách khách quan nhất. Tức là tư duy của Đặng Thu Thảo cũng phải tuân thủ : Hiện tượng - Luận - Bản chất - với điều kiện [Luận] không bị Bản ngã của chính ĐTT chi phối.

    Rắc rối ở chỗ chúng ta [Luận] bản thân mình theo cách mà Bản ngã của chúng ta quy định. Người khác [Luận] ra chúng ta qua cách mà Bản ngã của người ta chi phối; hoặc là dùng phương pháp quy chiếu qua những sự việc phổ biến (thực chất là vẫn bị Bản ngã chỉ phối).

    Thật ra nếu dùng đến Thông diễn ngôn (một dạng của Thông diễn học) hoặc [Freud] là đã luận ra được Đặng Thu Thảo ngay từ khi cô ta trả lời phỏng vấn của Vnexpress rồi.

    Vuhuynh đồ rằng, ở trên kia, trong số hàng ngàn người đang vào f_69, chắc chắn là có người đang vận dụng [Freud] hoặc Thông diễn học để nhìn thấu cái tâm của tất cả chúng ta.

    Là tín đồ của Triết học, vuhuynh ưa thích Thông diễn ngôn hơn Freud [:D]

    Mây đâu rồi [r23)]
  5. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Ngất Dồi! [:D] Mấy hum nay ngọc thể ở trong trạng thái bất an. Đợi khi nào bình thường, em vào nói chuyện tiếp với anh nhé!:-"[:P]:x
  6. esc_force

    esc_force Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2007
    Bài viết:
    2.835
    Đã được thích:
    0
    Được cả làng soi. Kênh 14 soi nè.
    http://kenh14.vn/star/ban-cung-lop-to-hh-thu-thao-khong-la-sinh-vien-20120913030012928.chn
  7. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Đọc đi!

    http://vnexpress.net/gl/van-hoa/2012/09/hoa-hau-thu-thao-tiep-tuc-bi-to-gian-lan-bang-cap/

    "Ban tổ chức khẳng định đã được Đại học Tây Đô thông báo, trước khi tham dự cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, Đặng Thu Thảo làm đơn xin đặc cách thi tốt nghiệp sớm hơn các bạn cùng lớp nhằm tránh trùng thời gian với cuộc thi nhan sắc. Nhà trường chấp nhận đơn này và tổ chức hội đồng thi riêng cho cô, nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất để người đẹp yên tâm đến với cuộc thi."
  8. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Đỏ: Người thì ốm mà tâm trí vẫn cứ nhảy tanh tách, vẫn đùa được. Mây tài nhỉ [r23)]

    Với một số người, có cả vuhuynh, Đạo đức không phải là các chuẩn mực như quan niệm chung của xã hội chúng ta. Cách nhìn nhận này cũng không có gì độc đáo hay gọi là cao siêu gì cả, chẳng qua mọi người ít quan tâm đến nó mà thôi. Chuẩn mực đạo đức, hiểu một cách chính xác, chỉ là cái thể hiện/diễn ngôn/chi tiết hóa các mệnh đề "lõi" diễn ra trong qua trình tương tác hai chiều của tư duy con người bằng tư duy ngôn ngữ và tư duy hình tượng. Tư duy con người hoạt động/giao tiếp liên tục theo hai chiều - chiều thứ nhất: tiếp nhận thông tin từ bên ngoài qua tri giác; chiều thứ hai: truy vấn bộ nhớ để đối chiếu, so sánh. Phân biệt hai chiều như vậy không có nghĩa là tư duy chỉ hoạt động theo hai chiều một cách riêng biệt, tách rời. Thực tế hoạt động của tư duy là liền lạc và không đứt quãng theo mô hình: tiếp nhận - truy vấn (từ bộ nhớ) - xử lý - lưu giữ - tiếp nhận..... lặp đi lặp lại suốt quãng thời gian có hoạt động của tri giác. Tư duy không thể ngừng giao tiếp/tương tác, chúng ta cũng không thể ngừng giao tiếp/tương tác. Con người khi ở một mình tưởng rằng không có giao tiếp, nhưng thực ra tư duy đã tự động quay ngược lại lục lọi dữ liệu từ bộ nhớ và hoạt động nối tiếp theo mô hình vừa nêu. Mọi người đều biết rằng ý chí dẫn dắt mọi hoạt động của con người, bao gồm cả tư duy. Trong trạng thái được ý chí dẫn dắt, thì tư duy hoạt động có hướng. Trong trái thái không được ý chí dẫn dắt, tư duy hoạt động vô hướng, nhưng vẫn được coi là có hoạt động.

    Tóm lại là từ trong tâm trí vô thức, con người luôn có nhu cầu giao tiếp/nói chuyện với ai đó, với một cái gì nó, trong nhiều trường hợp là giao tiếp/nói chuyện với chính nó. Những người liên tục lên mạng có thể được hiểu là đang ở trong trạng thái "cô đơn". [:D] [Cô đơn] được hiểu là việc giao tiếp của tư duy với các đối tác ở chừng mực nào đó đã không được thỏa mãn. Nói ngắn gọn là : Cần nói chuyện, chứ không phải là không có ai để nói chuyện.

    Như vậy, con người có tự vấn, tự vấn liên tục mà nó không hề biết. Hành động thể hiện ra bên ngoài của con người có biểu hiện ra sao phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình tra cứu, tự vấn của tư duy. Từ đó vuhuynh có cùng/ lấy Đạo đức học của I. Kant làm nền tảng - cho rằng : Cái lõi của Pháp luật là Đạo đức, Đạo đức có lõi là các mệnh đề, được chia ra gần tương tự như chính đề và phản đề.

    Vuhuynh thừa nhận lấy I. Kant làm nền tảng để lập luận. Nhưng khác với mô hình của Kant - mô hình Kant quan niệm cả đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội đều là một nền đạo đức chung Duy nghĩa vụ, phụ thuộc hoàn toàn vào cái phải là, còn bản thân vuhuynh thì cho rằng chỉ có đạo đức xã hội mới phụ thuộc vào cái phải là, đạo đức cá nhân lại có nguồn gốc từ sự tự trị của ý chí - Ý chí tự do. Cách hiểu về đạo đức xã hội của vuhuynh gần tương tự như của J. Rawls. Nếu chấp nhận Nền đạo đức Duy nghĩa vụ của Kant như là mô hình chung cho cả đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội, thì không khác gì chấp nhận rằng Đạo đức chỉ xuất hiện khi có ngôn ngữ và chữ viết. Nếu không có ngôn ngữ và chữ viết thì con người phản biện (ở phương diện đạo đức Kant gọi là phản tư) lại chính nó bằng cách nào? Hay nói cách khác, ở thời điểm ngôn ngữ chưa phát triển, con người có thể dùng tư duy hình tượng để phản biện lại nó không? Vuhuynh chỉ hơi khác chứ không phải có gì mới mẻ so với I. Kant.

    Xuất phát từ lập luận nêu trên, vuhuynh cho rằng tầm quan trọng của tư duy ngôn ngữ đối với đạo đức con người - hay cũng chính là Pháp luật - là rất to lớn. Quay lại vấn đề cụ thể của xã hội hiện đại Việt Nam, bằng các ví dụ mini, vuhuynh nhận thấy người dân biết đến Pháp luật chủ yếu qua tư duy hình tượng. Ví dụ : Một người sẽ/thường vi phạm luật giao thông khi người đó không nhìn thấy CSGT. Ngược lại, nếu có bóng dáng của CSGT thì luật giao thông thường được tuân thủ tốt hơn. Hoặc, một ví dụ nữa, ngay cả những người thuộc làu Pháp luật, vẫn cứ vi phạm pháp luật. Cách giải thích đơn giản rằng, con người luôn bị Bản ngã chi phối, luôn tự cho phép mình đi vượt giới hạn để đạt được mục đích. Vậy thì xuất hiện vấn đề là sự vượt giới hạn đó có phụ thuộc vào khả năng đánh giá mức độ thiệt hại khi con người làm các việc trái đạo đức hay không. Ngay cả nói như vậy, vẫn phải có ai đó chỉ ra được [giới hạn của việc đánh giá mức độ thiệt hại] là gì. Cũng từ việc tạm thời/buộc phải chấp nhận rằng cái chủ yếu của việc vi phạm pháp luật là [giới hạn của việc đánh giá mức độ thiệt hại], vuhuynh kết luận rằng đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội ở Việt Nam là quá nhập nhèm. Con người ở Việt Nam chỉ tuân thủ đạo đức xã hội theo cách mà họ cho rằng đạo đức xã hội chính là đạo đức cá nhân. Vấn đề còn lại không phải là thay đổi cách hiểu của người Việt Nam, vì không thể nhét hàng triệu trang văn bản vào đầu một học sinh cấp III, mà là thay đổi nhận thức của họ một cách căn bản và hiểu quả rằng : đối với môi trường tập thể, môi trường xã hội : [Cái gì tốt cho mình phải là cái tốt cho mọi người] là cái đúng đắn nhất. Đây chính là bản thể của đạo đức xã hội. Bản thể của Pháp luật lại liên quan đến chính trị và pháp quyền, theo luật, vuhuynh không được quyền bàn.

    Như Kant, ước mơ theo Kant, không phải là ép buộc con người gia tăng tần suất việc phản tư lại chính mình, mà là xây dựng một quy trình tư duy có sự xuất hiện đồng đều giữa cái gần như là chính đề và phản đề. Nghĩa là, ngay từ trong tâm thức, khi bạn định làm một điều gì, lập tức xuất hiện câu hỏi : [Mình làm thế liệu có tốt cho người ta hay không]. Có ai hình dung ra được rằng : mệnh đề vừa nêu kia được vận hành qua tư duy hình tượng không?? Không, dứt khoát là không, nó bắt buộc phải vận hành qua tư duy ngôn ngữ. Nói như một bài báo Văn nghê số 1/9 : "Luân lý và Đạo đức không phải lúc nào cũng xuất hiện" là chính xác nhất. Khi con người ở Việt Nam đã quá phụ thuộc vào tư duy hình tượng - "Xã hội đã mang đậm tính biểu tượng" - thì nhiều người trong số họ vi phạm đạo đức là chuyện đương nhiên.
  9. AnhCaPhom

    AnhCaPhom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2011
    Bài viết:
    2.111
    Đã được thích:
    0
    Chết cười với BKTN, cũng cao đàm nghị luận, hóng hót thông tin báo đài rồi phát ngôn bừa, chả khác gì đứa bị thuốc>:) Sự đã rồi người ta làm mọi cách để đẹp lòng dư luận, một chiêu bài thôi, không biết chú hiểu không?

    Về em Thảo, chú có phong là Thánh cô thánh tăng.., gì gì đó mặc xác chú, chú có động cơ gì mà lập topic chắc ít ai quan tâm. Nhưng cái cách chú đặc tả nhân vật thì rõ ràng chú học văn hạng bét, muốn người khác đồng tình thì cũng tả cho ra hồn tý chứ, tả lại đi. Tả mắt không nổi tả chỗ khác đi, hoa hậu thiếu gì chỗ để tả. Tả đi rồi mọi người e*** cho[r23)]
  10. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Đỏ 1:
    "Chết cười với BKTN"
    Câu này chủ ngữ phải được hiểu là người post bài, nhưng người post đã không viết rõ chủ ngữ nên anh ta sai ngữ pháp. Cách viết thiếu chủ ngữ được hình thành qua thói quen dùng văn nói thay cho văn viết. Trong giao tiếp bằng lời nói, theo cơ chế tự vệ, người ta có thường có tâm lý đặt mình cao hơn người tham gia đối thoại - dùng hành động hất hàm thay cho chủ ngữ.

    Xanh 1: Chủ ngữ ở Đỏ 1 bắt buộc phải là người post bài, nhưng ở câu Xanh 1 này thì nội dung lại cho thấy chủ ngữ là BKTN, nên không thể coi Đỏ 1 và Xanh 1 là một câu hoàn chỉnh. Vì vậy, câu này cũng không có chủ ngữ. Lý do của việc sai ngữ pháp này có thể người viết tưởng rằng đã nêu chủ ngữ của câu ở Đỏ 1. Đây là sự thiếu liền lạc khi chuyển từ tư duy hình tượng sang tư duy ngôn ngữ (ở câu Đỏ 1 là tư duy hình tượng vận hành). Tư duy lý tính vận hành có sự chuyển bật qua lại giữ tư duy ngôn ngữ và tư duy hình tượng. Ở những người ít vận dụng tư duy có chủ đích một cách thường xuyên và liên tục, sẽ xuất hiện quãng ngắt gây vấp.

    Đỏ 2 : Câu gốc như sau : "Sự đã rồi người ta làm mọi cách để đẹp lòng dư luận, một chiêu bài thôi", nên được sửa lại cho đúng là : [Sự đã rồi, người ta luôn làm mọi cách để đẹp lòng dư lận, nó như là một chiêu bài thôi]. Thực tế theo báo đăng thì "người ta" mới chỉ làm có một cách, nếu muốn nhấn mạnh rằng "người ta" sẽ làm mọi cách thì câu gốc chưa đảm bảo đúng ý của người viết.


    Xanh 2 : Câu gốc : "Về em Thảo, chú có phong là Thánh cô thánh tăng.., gì gì đó mặc xác chú, chú có động cơ gì mà lập topic chắc ít ai quan tâm"

    Người viết đã có sự chuyển đoạn, Xanh 2 là câu đầu tiên của đoạn 2, có khởi đầu bằng :"Về em Thảo". Xét thấy đoạn 1 cũng nói về "em Thảo" rồi, nên đoạn 2 người viết phải viết về việc khác nếu muốn việc chuyển đoạn có ý nghĩa. Câu này cũng nên được tách làm hai như sau : [Về em Thảo, chú có phong là thành cô thánh tăng..., gì gì đó thì mặc xác chú. Ngoài ra, chú có động có gì mà lập topic chắc ít ai quan tâm]. Câu gốc nên được tách làm hai câu vì hai ý là hoàn toàn khác nhau. Ý một là cảm nghĩ của BKNT về Đặng Thu Thảo. Ý hai là động cơ lập topic của BKTN.

    Thôi, mình chỉ sửa sơ qua vậy thôi. Nếu bạn thật tình muốn BKTN "tả" lại cái gì đó thì trước hết phải viết sao cho anh ta hiểu đúng cái đã. Việc viết sai, viết hỏng là chuyện bình thường và không có gì to tát cả, bản thân mình cũng viết sai be bét. Nhưng nó sẽ trở thành không hay khi chính bạn viết sai mà lại muốn làm người nhận xét và đi sửa văn của người khác.

    Cuối cùng, không hiểu bạn yêu cầu BKTN tả cái gì chứ? Tôi chưa thấy anh ta có hành động tả về cái gì cả. Tôi có thể khẳng định 100% rằng bạn nhận định về chủ topic là sai hoàn toàn.

Chia sẻ trang này