1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Saving Private Ryan (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi exorcist, 22/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. exorcist

    exorcist Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Saving Private Ryan

    A movie reviewed by exorcist. Allright reserved. Email: tuquyen@myrealbox.com

    [​IMG]

    Đánh giá của exorcist: [​IMG]


    Nói linh tinh ngoài lề bộ phim một tẹo cái đã. Saving Private Ryan được xuất xưởng vào ngày 24/7/1998, dài 2 giờ 50 phút (xem toét cả mắt, gần ba tiếng đồng hồ). Nhờ bộ phim này mà Steven Spielberg (my fav director) ẵm được quả Oscar dành cho đạo diễn xuất sắc nhất (best director). Phim này cũng ghi nhận sự thành công của bộ đôi nổi tiếng: Tom Hanks (my fav actor) (còn gọi là Tôm He , để phân biệt với Tôm Cua là Tom Cruise) và Steven Spielberg, sau này còn được những người yêu thích điện ảnh biết đến qua serie phim nhiều tập về chiến tranh Band of Brothers và gần đây nhất là Catch Me If You Can. Khuyến cáo là đừng có lôi kéo các cháu U13 xem phim này, bắn nhau máu me be bét hơi nhiều .

    Saving Private Ryan đáng được gọi là một kiệt tác của Steven Spielberg sau bộ phim Bản danh sách của Schindler (Schindler?Ts List). Điện ảnh bây giờ ít phim gây được xúc động mạnh như thế. Chắc là ai đã xem phim này rồi thì khó có thể quên được, especially exorcist.Một bằng chứng rất cụ thể về ấn tượng của bộ phim đối với người xem là phim được phát hành vào tháng bảy, không phải là tháng thích hợp cho việc nhận được những đề cử cho các giải thưởng lớn. Thông thường các bộ phim muốn nhận được giải thì hay phát hành vào cuối năm, khi đó các nhà phê bình sẽ có ấn tượng mới, hehe, đó là mẹo của mấy bác producer. (Cam đoan là nếu Saving Private Ryan phát hành vào cuối năm, nó sẽ flood giải Oscar với khoảng gần 20 đề cử, nhận xét hơi cá nhân chút )Tuy phát hành vào tháng bảy nhưng Saving Private Ryan cũng giành được tới 5 giải Oscar, một thành công được ghi nhận.

    Ba mươi phút đầu tiên của bộ phim được thực hiện một cách xuất sắc. Cuộc đổ bộ của quân đồng minh lên Normandy được dàn dựng dưới con mắt của một người lính trực tiếp tham gia chiến trận. Đây đúng là một trong những cảnh phim chiến tranh chết chóc và bạo lực nhất exorcist đã từng xem (Đồng chí nào thích xem những cảnh kiểu như thế có thể tìm xem thêm Enemy At The Gates). Mọi người sẽ được chứng kiến những hình ảnh khó quên về cuộc đổ bộ lên bãi biển Omaha ngày ấy: máu chảy, cảnh bom đạn xé nát thân thể những binh lính (có cả cảnh ruột gan lòng thòng nữa, thế mới kinh ), sự hỗn loạn của một trận chiến. Khi thủy triều lên, cuốn những gì gọi là sản phẩm của cuộc chiến ấy theo sóng ra ngoài khơi, nước biển chuyển sang màu máu...


    Hầu như các bộ phim nói về chiến tranh thế giới lần thứ hai đều sa vào kiểu ?oanh hùng chủ nghĩa?, trong phim kiểu gì chả có một bác anh hùng siêu nhân với tính cách tuyệt vời .... Nhưng Saving Private Ryan thì không. Bộ phim lên án cuộc chiến tranh vô nghĩa, ca ngợi sự dũng cảm và sự hy sinh của con người. Xét một cách toàn diện , bộ phim này hơn đứt bộ phim ?oTrung đội? (Platoon) của Oliver Stone, bộ phim vẫn được mệnh danh là bộ phim phản chiến hay nhất của Hollywood. Hehe, có lẽ không nên bình luận thêm mấy câu kiểu ?ochiến tranh là vô nghĩa, chẳng có gì ngoài việc gây đau thương tang tóc cho mọi người...? kẻo mình lại thành người chuyên hô khẩu hiệu thì bỏ mịa. Nói thêm một tí nữa, mặc dầu bộ phim này dựa trên một câu chuyện có thật, nhưng chắc các đặc điểm của nhân vật trong phim thì chắc là không giống với ngoài đời đâu, khó tin lắm .

    Mở đầu phim là cảnh một người đàn ông trung niên đến thăm một ngôi mộ ở một nghĩa trang ven biển nước Pháp. Nghĩa trang này là nơi chôn cất những binh lính đã teo trong chiến tranh thế giới thứ hai (đang ghét Mỹ đây). Sau đó, bộ phim đưa người xem tới những năm 40, chính xác hơn là ngày 6/6/1944 (trong lịch sử gọi ngày này là D-Day (Dog Day) tại bãi biển Omaha đẫm máu). Theo dòng của bộ phim, trong khoảng một tiếng rưỡi, người xem biết rằng hai trong số bốn anh em nhà Ryan đã hy sinh trên chiến trường, người thứ ba cũng không biết bỏ mạng ở đâu. Bà mẹ nhận được ba tin dữ trong cùng một ngày. Tổng chỉ huy quân đội Hoa Kỳ, tướng George C. Marshall (do Harve Presnell đóng) nhận thấy hoàn cảnh khốn khổ của người mẹ, bèn ra lệnh cho một toán lính lên đường tới Pháp tìm kiếm và giải cứu đồng chí lính dù Ryan (Matt Damon đóng).

    Đại úy John Miller (Tom Hanks đóng), một người anh hùng sống sót sau trận chiến trên bãi biển Omaha, cùng với bảy binh lính khác để thi hành một nhiệm vụ mà theo lời của Miller là ?ođáy biển mò kim? (finding ?oa needle in a stack of needles?). Anh chọn sáu người cộng sự thân thiết đã từng vào sinh ra tử cùng với một anh chàng phiên dịch Anh/Pháp/Đức là Upham (Jeremy Davies đóng), chỉ có điều là Upham chuyên làm bản đồ và chưa từng phải tham gia một trận chiến nào cả (cụ tỉ hơn một chút thì anh chàng này cực kỳ nhát gan, sợ súng đạn vãi cả linh hồn). Họ cùng nhau băng qua các làng quê nước Pháp, hướng về vùng Cherbourg để tìm kiếm và giải cứu Ryan. Dọc đường, sau vài trận đánh lẻ tẻ giáp lá cà với quân phục kích cũng khiến vài bác ngã xuống, nguy hiểm chẳng kém gì trận Omaha Beach.


    Có thể nói rằng đây không phải là vai diễn xuất sắc nhất của Tom Hanks, nhưng chắc chắn đây là một trong những vai diễn xuất sắc nhất. Tom Hanks đã lột tả thành công một đại úy John Miller tuy e ngại chiến tranh nhưng lại rất nhẫn nhục và luôn luôn hết mình hoàn thành nhiệm vụ được giao (Năm 98, căn bản là Tom Hanks gặp phải một đối thủ quá nặng ký trong việc tranh giành Oscar cho Best Actor là Roberto Benigni trong phim Life Is Beautiful nên đành tay không.). Viên đại úy này xuất thân là một thầy giáo, vượt qua khỏi những nỗi ám ảnh khiếp sợ trong cuộc chiến bằng cách luôn gợi lại các hình ảnh của người vợ khi chăm sóc hoa hồng, trong khi vẫn lo ngại không biết rằng vợ có nhận ra mình khi mình trở về nhà hay không, bởi vì theo cách nghĩ của Miller thì: ?oMỗi lần tôi giết một người, tôi lại cảm đường về nhà của tôi xa hơn? (With everyman I killed, the farther away from home I feel).

    Nói thêm một chút về dàn diễn viên phụ. Binh nhì Reiben (Edward Burns) tuy hay giễu cợt nhưng ẩn giấu bên trong bề ngoài ấy là một con người dũng cảm, đồng đội luôn luôn có thể tin cậy được. Như mọi người trong nhóm, anh luôn hoài nghi về việc ?ocó đáng không khi hy sinh 8 sinh mạng khác chỉ để giải cứu cho một người ?? Jeremy Davies nhập vai anh chàng Upham nhát gan, Matt Damon sau phim Good Will Hunting thành công cũng diễn tả Ryan khá tốt. Tất nhiên, exorcist thích nhất là vai của Tom Hanks; vai Sergant Michael Hovarth, do Tom Sizemore đóng cũng được (cũng vẫn gặp lại bác này trong phim The Green Mile, cùng với Tom Hanks). Ngoài ra, vai anh chàng bắn tỉa Daniel Jackson cũng hay, đứa em gái của exorcist thì thích anh chàng này cực kỳ, chỉ tiếc là Jackson sau này bị nguyên một quả đạn cà nông, làm nó mất bao nhiêu nước mắt

    Cùng với Schindler?Ts List, Steven Spielberg đã cống hiến cho điện ảnh hai bộ phim về đề tài chiến tranh hay nhất trong thập kỷ 90. Schindler?Ts List là một trong những bộ phim ấn tượng nhất mà exorcist đã từng xem, có lẽ Saving Private cũng vậy. Cả hai bộ phim cùng nói về một thời kỳ song các ý tưởng thì hoàn toàn khác nhau. Câu hỏi đặt ra trong bộ phim Saving Private Ryan là: ?oKhi nào thì một mạng sống lại quan trọng hơn một mạng sống khác? (When is one life more important than another ?) cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Đối với những ai yêu thích phim chiến tranh, yêu thích những hình ảnh khó quên và ấn tượng thì có lẽ Saving Private Ryan là một sự lựa chọn thích hợp. Một trong những bộ phim hay nhất của thập kỷ 90!



    ================================================
    The hills are alive with the sound of music
    With songs they have sung for a thousand years...



    Được exorcist sửa chữa / chuyển vào 04:48 ngày 22/03/2003
  2. Sean

    Sean Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    2.899
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài viết này của bác Exorcist khi đang nghe The Sins of thy beloved tự nhiên cảm hứng tràn trề vào đây tranh luận với bác cái.
    a - Tôi thực sự rất thích Saving Private Ryan,chưa một phim nào diễn tả chiến tranh tàn khốc và thật như phim này.Khi thưởng thức nó ta vừa cảm thấy sướng mãt vừa cảm thấy ghê sợ chiến tranh (hờ tự nhiên bác viết bài này đúng dịp phản chiến - Anti War trên toàn thế giới).Ấn tượng nhất với tôi là Cinematography,phim được quay bởi những thước phim của quân đội,và Camera như một người lính làm cho ta có cảm giác như đang trong chiến trận vậy.Về sau có game 3D Action phỏng theo Saving là ... gì ,cũng có cảnh đổ bộ quân lên bãi biển Ohama,thuộc bờ biển Normandy.
    Đạn bãn thì vèo vèo,rít bên tai,có quả loa vòm 5.1 thì phê lãm đây.
    Tom Hanks đóng trong phim này tuyệt,nhất là mấy trường đoạn tạy bị run run,cả lúc cuối ngồi dựa vào cầu cầm khẩu súng lục,mãt như vô cảm (bị trúng đạn,và ù tai do đạn pháo nổ sát người).
    Nói chung phim này tôi thích
    b - Nhưng lại có những ý kiến khác với bác:
    Ờ công nhận là nó cũng lên án chiến tranh,nhưng cái kiểu làm của người Mỹ cũng đểu lãm.Thực chất cuộc đổ bộ của quân đồng minh lên bờ biển Normandy theo như lịch sử đã ghi lại công lao của Mỹ không nhiều và số thương vong cũng rất ít.Hầu như bãi biển đã bị quan Anh và Úc đánh chiếm gần hết rồi mới đến quân Mỹ.Chỉ đúng là bãi biển Ohama là quan Mỹ bị cầm chân ở đấy rất lâu,mãi về sau mới đánh chiếm được.Nếu các xem The Longest Day sẽ thấy lịch sử tái hiện rõ hơn Saving Private Ryan.Công lao giải phóng đánh dẹp bờ biển Pháp ,Mỹ có rất ít.
    Thứ đến bác bảo phim này phản chiến hơn Platoon là nhầm mất rồi.Việc so sánh phim nào hay hơn là rất kho,vì hai phim cách nhau đến cả thập kỷ,nhưng việc so sánh phim nào phản chiến hơn thì có thể so sánh được,tôi khãng định như vậy.Điều này cần phải xét trên lịch sử mới thấy được cái nào giá trị Anti War hơn.Vào nãm 1986,khi nước Mỹ vẫn còn âm ỉ tức vì đã thua cuộc trong chiến tranh ở nước ta,mà Oliver Stone đã dám cho ra lò một phim lên án chiến tranh,nhưng dày vò nội tâm,diễn tả những lục đục,bất hoà ngay trong hàng ngũ binh lính nước họ thì quả thật dũng cảm.Trong khi đó Saving Private Ryan chỉ là một trận chiến nhỏ trong bờ biển Ohama,và quân Mỹ cũng không có công nhiều trong chiến tranh thế giới lần 2 (ghi nhận Nga ngố là nước tổn thất nhiều nhất),lính Mỹ vì vậy cũng không bỏ mạng nhiều tại đây.Quay lại chiến tranh ở Platoon,quân đội của Mẽo thực sự đã hoàn toàn thua cuộc,chết khá nhiều,nên nỗi đau còn xót hơn.Thế mà Oliver Stone lại dám làm phim về điều đó đánh trúng vào nỗi đau đó để lên án chiến tranhphi nghĩa,thực quả là to lớn hơn Saving nhiều.
  3. Sean

    Sean Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    2.899
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục phát:
    Thứ đến Saving Private Ryan không nhiều thì ít vẫn có một chút gì đó chủ nghĩa anh hùng kiểu Mỹ dính vào đó.Thực sự trong chiến tranh khó có thể vì một người mà cả nhóm 8 người (bỏ mạng 7) đi cứu vào tận sâu trong lòng địch,Chiến tranh tàn ác khốc liệt như vậy ai hơi đâu đi cứu người lúc nước sôi lửa bỏng như vậy.Cái lí do đưa ra có vẻ rất hợp lí và nhân đạo nhưng xét lại cho cùng thì nó vẫn hơi mang tính nhân đạo kiểu khiên cưỡng.Rốt cục lại thì Saving là bộ phim đã diễn tả được cái tàn khốc của chiến tranh thông qua việc tả thực.Nhưng nói về Anti War film thực sự thì phải là Platoon (Tôi đang đứng trên quan điểm của người dân Mỹ để đánh giá,chứ không đứng trên quan điểm người yêu thích phim ảnh).Trong thời điểm sôi sùng sục những nãm 80 đấy ,khi nỗi đau trong bản thân nước Mỹ còn đang âm ỉ (đấy là nói về sự thua trận của chính quyền Mỹ) vậy àm có phim lên án cuộc chiến tranh ngu ngốc,vô nghĩa thật đúng là phản chiến quá rồi còn gì.Kế đến cách làm phim trong Platoon khác hản Saving,thời đó không thể làm thật như bây giờ,mà nó làm theo nội tâm nhân vật nhiều hơn,những dãn vạt,những khó khãn,đau khổ,những bấn loạn,ngay trong quân đội của nước Mỹ.Đây là cách thể hiện Anti War cho người dân hiểu dễ nhất.
    =========
    Ờ lúc nãy khen và nói về phim ít quá,bi giờ nói tiếp về phim.Hề hề cái Saving Private Ryan này mà khen chiến trận thì khen cả ngày.Cái đoạn trong thành phố mới hay và kịch tính,lúc quan Mỹ và quân Đức cách nhau có một bức tường ấy.Tâm lí bị dồn nén cực điểm,chỉ cần một tiếng động là phát ra là cả hai bên đều khai hoả chết toi cả lũ.
    Chuối nhất là mấy chú bạn xem không hiểu cái đoạn cuối cứ hỏi mình.Chuối không chịu được,ai đời lại đi hỏi tại sao Miller (Tom Hanks) lại dùng súng lục mà có thể bãn được nổ tung cái xe tãng lên.Chuối vật,xem chả kĩ mà cứ hỏi lung tung,lần sau **** dám bật lên xem cùng nữa.Xem một mình sướng hơn.
    Ờ bây giờ mới nhớ ra cái Game 3D action lúc nãy là Man of Hornor,trong trò chơi này bãt chước i hệt Saving ở mấy Mission,cũng có đổ bộ vào Ohama,cũng có giải cứu binh nhì,cũng có cả một Mission riêng dùng Sniper,sướng vật.Phần 2 của Game này đã có ,oạch nhưng 3CD lận => 3K,mà đòi hỏi cấu hình phải như trâu,he he hỏng mua.
  4. exorcist

    exorcist Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Tranh luận thì cứ từ từ cái đã, pốt ít ảnh trong phim trước
    [​IMG]

    ================================================
    The hills are alive with the sound of music
    With songs they have sung for a thousand years...

    Được exorcist sửa chữa / chuyển vào 13:49 ngày 22/03/2003
    Được exorcist sửa chữa / chuyển vào 13:51 ngày 22/03/2003
  5. robbger

    robbger Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    1.094
    Đã được thích:
    0
    Hình ảnh đẹp, diễn viên tốt, không hề có diễn viên nữ nhưng vẫn hấp dẫn người xem.He he.
    Điều đầu tiên mà robbger cảm thấy khi xem phim này chính là âm thanh . Cái hồi robbger còn đi xem phim này ở Fansland thì âm thanh còn chuối lắm, thế mà đã thấy phê phê như đang ở giữa cuộc chiến vậy, hì tuy chưa từng ra trận.Không hiểu bây giờ được xem lại thì sẽ thây mình ở đâu, ở nòng súng chăng.
    Tuy nhiên cái không được ở phim nay thì nói chung cũng như các phim khác của Mỹ thôi, phô trương và bóc phét. Robbger hoàn toàn đồng ý với ý kiến của anh Sean . Trận đánh Normandy không thể coi là trận đánh lớn, mất mát lớn của quân đồng minh Mỹ. 6-6-1944, đợt tấn công ồ ạt trên các bờ biển vùng Normandy của các đạo quân Anh, Canada, Mỹ ..... do tưóng Mỹ Eisenhower vạch kế hoạch và điều khiển. Giao chiến ác liệt nhưng chủ yếu là lính Anh và các nước khác tử nạn. Còn quân Mỹ chỉ có việc đến cuối cùng mà dọn nốt phần thừa. Cái này thì phải phục Mỹ vì biết chọn thời cơ vừa được miếng vừa được tiếng . Vậy mà khi xem phim ta thấy lính Mỹ chết như rạ. Người thì mất tay đi tìm tay, người thì bụng lòi cả ruột, đó chính là cái tài của các nhà làm Phim Mỹ mà các nước khác chưa làm được. Nếu dựng lên phim nói về hồng quân Liên Xô thì ta mới thấy sự khủng khiếp của chết tróc. 20 triệu người LX chết, chiếm đến 1/10 dân số nước này. Nước có công trong CTTG II phải là LX, hè hè, quên mất lạc đề, đang phim mà
    Cái mà nhà làm phim tâng bốc tinh thần nhân đạo nước Mỹ với thực tế của nước Mỹ mới thật buồn cười. 8 ngưòi đi cứu 1 ngưòi. 6 người chết ( 6 chứ không phải 7 anh Sean ạ, hì , ngoài tên phiên dịch còn có cái anh đẹp zai gì đó, xem phim lâu nên cũng không nhớ tên ) Làm gì có chuyện như thế xảy ra trên đất Mỹ.
    Cũng có cảnh gây cười như đoạn thằng lính Đức hát quốc ca Mỹ và chửi ?o **** Hitler ?, thật là hay. Đoạn heo bột này xúc động nhất là lúc tên Đức kia dùng dao đâm từ từ một gã trong đội giải cứu, hic. Nhân vật ưa thích nhất là anh chàng bắn tỉa đó. Nè Exorcist ơi cho làm quen em gái đi. Cùng thích một ngưòi he.
    Nhưng dù sao thì đó cũng là phim ảnh, mà phim ảnh thì cũng chỉ là giải trí (đứng trên góc nào đó ) Chúng ta thấy hay là được, nhưng mà đổi tên các nhân vật thành Ivanốp, maxanhốp,, ốp ốp nghe có vẻ Nga Nga thì mới hay,hê hê.
    Goodbye to you, goodbye to everything I thought I knew. You were the one I loved, the one thing that I tried to hold onto
  6. Sean

    Sean Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    2.899
    Đã được thích:
    0
    Ừm còn mấy chi tiết chưa nói nốt,quên khuấy đi mất.
    Thãng cha Spielberg làm phim này ngoài việc lột tả cái ác liệt của chiến tranh ra (những chi tiết chân tay bay lia lịa,ruột gan phòi hết cả ra) còn mang lại cho chúng ta hiểu hơn về tâm lí của người lính trong chiến tranh.
    Liệu trong chiến tranh có việc bãn chết lính bên đối thủ khi đã đầu hàng không.Quả thực là có,mấy chú lính Mỹ nghe chả hiểu bọn Đức nói cái gì thế là đoàng đoàng,xong phim 2 tên lính,dù chúng đã dơ tay đầu hàng.
    Rồi sự hèn kém,nhút nhát,nhu nhược của một số binh lính cũng được thể hiện rất hay.Nhân vật phiên dịch ,quên bu nó tên,đấy ghét thí mồ,xời âi đời để đồng đội chết ngay trước mẹt mình,trong khi trong tay cầm quả súng mà chả dám làm gì,đơn giản vì chú sợ quá.Về sau chính chú lại hùng dũng đứng lên chạn một nhúm quân Đức rút chạy ,chúng đã đầu hàng,thua chạy nhưng đến lúc này anh lính Mỹ nhút nhát kia mới dám bóp cò trả thù cho bạn,cho Miller.Cách phát triển tâm lí rất đời thường sinh động,mỗi tội xem tức không chịu được.
    Hay cả tính nhân đạo trong chiến tranh qua trường đoạn Miller thả cho tên lính Đức chạy ở cánh đồng dù họ vừa mất một người,nhưng nghĩ lại thấy hơi vô lí.
    Được Sean sửa chữa / chuyển vào 02:43 ngày 23/03/2003
  7. notbad

    notbad Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.715
    Đã được thích:
    0
    Toàn thấy các chú khen thôi, phim này xem xong chả hiểu quái gì cả. Giải cứu vớ va vớ vẩn. Tóm lại là nên đọc các bài viết về phim này còn xem thì ..đừng.

    Tôi yêu nàng hơn tôi tưởng
    Nhưng tôi sẽ quên nàng khi online. Vậy thôi!
    Mật khẩu ơi, sao lại lộ mặt?!
    http://ttvnol.com/forum/t_138898

  8. xixo

    xixo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Hỏng biết các bác có nhớ từ FUBAR không? Nghe cũng hay hay . Chú Sean giả vờ quên à, cái trò game đấy tên là Medal of Hornor.Chắc viết ....đúng
    Cố vuốt nước mắt lặng cầm vài tê đi đánh đề....
  9. Sean

    Sean Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    2.899
    Đã được thích:
    0
    Topic hay như vậy mà có vài ông củ đậu vào tán phét ,chán nhỉ .Ờ mà phim này thuộc dạng phim dễ hiểu mà anh Notbad bảo không hiểu là sao ?Nếu mà đọc mà không xem phim thì ngứa ngáy lãm.Vả lại hầu hết người yêu phim nào đều xem Saving Private Ryan hết cả rồi.
    Còn cố vẫn kĩ thuật,đề nghị lần sau đọc lại kĩ các bài viết ở trên hãng phát biểu nhá ,chưa giề đã gân cổ lên tinh vi con chim ri rồi,nhà còn chửa có máy tình mà cũng Man of Hornor .
    Đoạn cuối của phim xem mới thấy cách đánh dụ địch vào các thành phố mà mình đã phục kích sãn có lợi như thế nào,quân đội Iraq đang triển khai cách đánh như trên và ngày hôm qua thãng được một trận .
  10. rena

    rena Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    755
    Đã được thích:
    0
    Cái phim này cũng bình thường thôi, hì tại ghét Mẽo nên thấy bọn nó tuyên truyền kinh quá. Chỉ vì một thằng ku mà loạn cả lên, tìm mãi chả thấy lúc tự nhiên lại gặp. Có anh bắn tỉa hình như là Jackson cứ mỗi lần bắn lại lẩm bẩm cầu chúa hay phết, nhưng chết thảm quá. Phim này tôi thấy có 2 đoạn vui nhất là đoạn tìm được Ryan đầu tiên, chú này nghe tin 2 ông anh còn đi học ở nhà chết thì khóc như mưa( trong khi Ryan thật nghe tin thì kìm nén cảm xúc rất tốt). Đoạn thứ 2 là cả tiển đội tìm tên của Ryan trong thẻ bài của những người hi sinh, he he tìm 1 lúc thành ra đánh bài, hô hoán loạn xị cả lên.
    Mà xem phim này chỉ thích xem bọn Mẽo nó chết thảm, vui thế. Còn xem Black Hawk Down thì tức điên lên được, bọn Somali vãi đạn như mưa mà chả chết mấy. Lính Mẽo thì toàn anh hùng chết cũng rất chi anh dũng trong khi hàng trăm du kích Somali chết thảm. T iên s ư bọn Mẽo lấy phim ảnh làm công cụ tuyên truyền. Phải có mấy chú giống cái chú ném lựu đạn vào doanh trại chỉ huy ở Kuweit mới vui.
    To Xin : Mịa thằng Xin dạo này ăn nói tinh vi nhờ, ThằngBé nói đúng mợ nó rồi Medal of Honor chứ làm gì có Man of Honor ? Sữa cố lên em, để nó bắt nạt à ?

    ------------------------
    Tẩy chay Oscar.Đả đảo phim Mỹ.Tiên sư thằng Bush.

Chia sẻ trang này