1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SAY

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi DACAM, 13/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ic_chinh

    ic_chinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0

    Vừa tháo được xích, vừa cởi được...quần , quấn tạm cái khố chạy vội vào đây. Đọc như 1 thằng tù khát nước !
    Hì ! Nhiều kẻ bây giờ cũng gõ sai chính tả, lam707 này, đến như cả bạn pa thân yêu ( tinh )nữa này cũng còn sai, huống chi là phận cỏ mọn như mình. .Chưa gì, thượng đế đã cho thần an ủi đập đập thân ái vào cái lưng còn đang cởi trần, như 1/ 2 con nhộng. hì !
    Thôi đi tắm hơi tẩy trần cái đã, hàn huyên để sau. Mà cái tranh của pa hay nhỉ, dù chẳng gợi cảm được nhiều lắm khi quá thanh khiết . Tối nay phải làm cái gì đó để cộng hưởng chứ ?
  2. ic_chinh

    ic_chinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0

    Tắm . .chưa kịp vơ đồ, thì bọn ngoài sân bóng đã gọi nheo nhéo. Thế là rẽ ngay, đúng là loại vui đâu chầu đấy !
    Còn bây giờ là?què !!! Cổ chân sưng húp như voi . . Ngày mai phải đi viện chụp chiếu mới biết bị gân, cơ hay xương. Lại tốn kém, mà vớ vẩn còn ?tập tễnh suốt đời. Giờ nghĩ : đá bóng mà không máu lửa thì đá làm gì ? Mà? đá máu lửa rồi què, thì đá bóng làm gì ?
    Quy cho cùng cũng chỉ là 2 chữ Sống ?" Chết. Người ta chỉ khác nhau về chữ Cân Nhắc . Có cái làm để sống, có cái làm lại là đẩy tới cái chết. Có những vui chơi để sống, có những vui chơi đem tới cái chết . Tùy ở nhận thức và sự tỉnh táo, nhạy cảm cụ thể ở mỗi người, mà sự chọn lựa là chính xác hay sai lầm. Chữ chết để nguyên, chúng ta ai cũng nhận ra ngay. Nhưng chữ chết được bôi phết lóng lánh, đường mật ?bằng dứ lợidỗ dụ, cực khó nhận dạng. Hai chiêu này không phải gì mới nhưng vẫn luôn đắc dụng trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, đến các quan hệ xã hội.
    Chân càng buốt nhiều và xưng to hơn, phải thêm đá chườm thôi. Tệ thật ! Ngày mai, một ngày mai què quặt ! biết làm gì khi chân thế này. .
  3. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    @ UF0:
    long lanh
    lâu lâu
    lạt
    long lanh
    lâu lâu
    lẹm
    long lanh
    lâu lâu
    lập lờ
    long lanh
    lâu lâu
    lịm

    Mới đọc 1 bài thơ thò thụt hay hay, thử tí.
    @ lam:
    sương xương rồng đậu đầu gai xương rồng
    gai nhọn hoắt
    sương đọng
    tròn
    nặng trĩu
    gai đâm sâu vào sương
    níu
    giữ
    sương xương rồng mềm đầu gai xương rồng.

    Chữ rám của bác gợi cảm quá đấy!
    @ ic: nghĩa là thanh khiết quá ạ? Nghĩa là theo ý bác em, nó phải ít ra:
    [​IMG]
    Thanh khiết!
    Có lời chia buồn. Khổ! Thế giày có bị làm sao ko?
  4. MinOrMax

    MinOrMax Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2007
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    1
    Wow ... vụ nay ghê nha... kin ..kin..
  5. sunny03k2

    sunny03k2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    110
    tranh của Pa theo cảm nhận của tớ là u tối.mịt mù,mốc chát.nếu xếp hàng các bức tranh Pa đã scan lên đây.cảm như một bức tường cũ trong một ngõ hẻm cũ tối ấy.tìm ra được lối sáng thì quá khó.hé hé.ma này.dạo này nghĩ đâu ra cái kiểu trả lời một thể vậy?cứ một post là trả lời một loạt.hé hé.tiết kiệm àh?
  6. MinOrMax

    MinOrMax Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2007
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    1
    Sunny.. quen hiện đại hơn thế nhiều, chưa đủ đô kìa Pa...
  7. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    @ sun: hihi, có biết vẽ ánh sáng đâu mà ko mốc chát, viền nét rồi tô đặc màu vào, nhàn! Vả, dạng này mà thêm khối sáng tối thì bucket gỡ ngay.
    Ờ ko, gộp vào cho nó ... quây (lấy) quần ấy mà.
    @ min: cụ min thầy giùi nó vừa chứ!!!
    @ "tài sản của tớ": TK 21 rồi nhá!
  8. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu mới lại bắt gặp 1 cơn "chấn động tư tưởng" mới!
    Cũng nhiều vụ điên đảo rồi. "Đắt giá" nhất là "bách khoa tri thức", cho ... trẻ em, tầm 250K gì đó. Nhớ láng máng gần đây là "Bàn về tự do" - John Stuart Mill, nữa là "Thế giới như tôi thấy" - Einstein, rồi thì "Thế giới của Sophie" - Gaarder, ôm từ SG về mỗi "Lão Tử đạo đức kinh" - buông xả, và 1 cuốn tượng trưng cho mọi điều hiển nhiên, cho sự thật ko thể chối cãi về "bộ mặt" của thế giới này: Atlas bản đồ thế giới - 95K!
    Cơn chấn động mới này mang tên "Đi tìm cái TÔI đã mất" - Nguyễn Khải. Tác giả này thì ... sâu nặng từ lâu rồi. Từ hồi cấp 2 cấp 3 gì đó, lục giá sách tự nhiên thấy cuốn "Hà Nội trong mắt tôi", ko biết là ai tha về. Hồi đấy đọc thấy khoái mà ko biết vì sao lại khoái, giờ thì tỉnh ra độ 1,2 phần. Khoái vì nó quá ... quái!
    Chính tác giả cũng phải tự nhận mình là 1 "thằng" khôn. Khôn ở chỗ biết giấu tài. Nhìn ra được nhiều điều, bóc tách được nhiều lớp vỏ, cho kỳ tới trần trụi của 1 sự vật, việc, ở 1 cái "tầm" ko hề nhỏ, nhưng thể hiện lại xoàng xĩnh, lại tầm thường. Cao đạo chay cũng có chiêu độc của nó. Nó làm người ta phải kính sợ, phải lấm lét nhìn từ dưới nhìn lên. Nó đương nhiên gây được những ảnh hưởng thần thánh, nó sáng lòa như ánh chớp, nó thiêng liêng như ngọn lửa, nhìn thấy được, ngưỡng mộ được, nhưng ko sờ vào được. Còn cao đạo ẩn dưới 1 cái mặt nạ ngây ngô thì giống nước, ko phát sáng, ko rừng rực năng lượng, nhưng tiềm ẩn 1 sức mạnh vô cùng, khả năng len lỏi, luồn lách, sức thẩm thấu là vô biên. Nó "ăn" vào chính bản thân người ta, và ko dễ gì cạo gột!
    Vẫn mấy danh từ gợi cảm: cái tôi, tự do, sáng tạo ... Hì, lướt qua bất kỳ văn bản nào, mấy cái chữ này bao giờ cũng như được in bằng màu mực khác, rõ hẳn lên, thậm chí, còn như được ... châm kim đằng sau, cho gồ lên, trồi lên, có hình khối, có khả năng bắt sáng, tạo bóng, đập ... bụp 1 cái vào mặt. Giống như, giữa ngàn cô gái mặc quần áo kín mít, lại lồ lộ ra 1 cô hoàn toàn khỏa thân, 2 cái nhãn cầu đang rà rà lơ đãng qua, đương nhiên chựng lại, ko thằng nào bảo thẳng nào, cùng dán chặt vào đấy.
    Mà mình giờ chắc giống dân ... Nhật Bản. Chấn động nhiều quá, cũng thành quen, cũng đủ ... trưởng thành để nhủ 1 câu là:" rồi nó cũng trôi qua thôi, nó ko thay đổi 1 cái gì hết, nó ko khai sáng 1 vùng não tăm tối nào hết." dù giờ này, phút này, nó đang hoàn toàn ngự trị. Thì đã bao nhiêu bận định ghi:" cuốn sách làm thay đổi cuộc đời tôi" vào đầu mỗi "chấn động". Hì, hạng mình, cực khó cải tạo!
    Mà thế là đắc đạo rồi đấy. Tất cả các ông to ông bé bàn về cái tôi, cái tự do, đều nhai đi nhai lại mãi 1 bó cỏ ko bao giờ chán: sự độc lập trong tư duy. Độc đáo, riêng biệt, ko bị ảnh hưởng, đại loại. Nhưng chính các ông lại đang ... rêu rao 1 bài thuyết giảng chung cho mọi người, dù bài thuyết giảng đó bàn về cái riêng. Rằng tự do thì mới có sáng tạo, mới có phát triển. Nhưng e là cái bến thiên đàng này chỉ dành cho, hay đúng hơn, chỉ thích hợp cho 1 số cá thể nhất định, mang 1 vài tố chất độc đáo nhất định. Còn thì, có phải đa phần là thích hòa nhập trong 1 cộng đồng phẳng lỳ ko 1 nếp gấp ko? Mỗi gợn vải nhô lên là 1 cái gai chướng mắt, khó chịu. Cái gai này thì lại trố mắt nhìn mặt phẳng đồng đều kia, kinh hoảng bởi sự giống nhau đến ... rùng rợn. Trận chiến này, e là khó phân định bên tà đạo, bên chính đạo.
    Hì, bản chất con người ai mà ko khao khát tự do. Chỉ là đã cảm thấy đủ tự do hay chưa? Hay thậm chí, có trường hợp còn ko nhận thức được mức độ tự do của mình, hoặc, tự do là cái quái gì, có ... ăn được ko. Thế thì cũng khó lòng mà đem 1 thứ tự do chung áp đặt cho toàn thể. Hihi. Sự-áp-đặt -của -tự -do, cái cụm này nghe thật leng keng!
    Mình bật lại chính những tư tưởng kêu gọi, khuấy động sự bật lại, thì hoàn thành xuất sắc khóa học còn gì nữa? Đắc đạo!
    Nhưng vẫn bị cuốn hút mạnh mẽ bởi những cái đầu ấy, vì nó là những cái đầu "có suy nghĩ". Hihi, ko phải đầu bình thường là đầu heo, đầu chó, nhưng mình thích cái kiểu mà phải cuồn cuộn, phải bão lũ cuồng nộ, sập nhà tan cửa như thế. Sông êm êm thì chỉ nhìn vài nhát là chán. Càng giày vò, càng giằng xé, càng dứt gan dứt ruột, càng khoái. Và càng mở rộng phạm vi day dứt, càng hấp dẫn. Chứ mấy kiểu giằng xé "sao người nỡ ra đi, đau lắm anh ơi" thì cũng ... nhạt quá!
    Hì. Dạo này đúng là có cái giọng bố thiên hạ thật, cái giọng của người "xem phim", người quan sát, người chứng kiến. Quả là cả 1 ông vua oai nghiêm trên màn ảnh, 1 bà hoàng lộng lẫy váy quyết đất 3 thước, cũng chỉ là "thằng, con diễn viên", mình đây, cái người ngồi "xem" chúng nó đây, mới là to nhất, dù cái thằng quan sát là thằng vô danh tiểu tốt nhất trong hội, ngồi trong bóng tối, ko 1 ai biết đến, là tép riu, nhưng nó lại nhủ nó là bố tướng nhất, vì nó ko tham gia vào 1 vài tiểu tiết, mà bao quát toàn bộ.
    Nói thế, Tư Mã Thiên mới là bố tướng số 1 của Trung Quốc, chứ ko phải Tần Thủy Hoàng.
    Được dịp buổi chiều mò vào vỗ đùi nói phét. Chả rút ra được cái lý thuyết nào mới. Hihi. "Đi tìm cái tôi đã mất" là lục trong blog của 1 bạn của 1 bạn, cũng là người có bài thơ "thò thụt" mình thấy thích. Blog này toàn là phương thức sản xuất lạc hậu tự cung tự cấp, nhưng có cái "đi tìm" thì là công nghệ copy&paste. Mình cũng dị ứng công nghệ này. Nếu để ĐỌC, tớ ko thèm đọc cậu đâu, cậu ko phải là vĩ nhân, ko có tí tên tuổi nào, hàng bao nhiêu ông to bà lớn còn đang xếp hàng chờ tớ đọc. Cái quý nhất ở đây, chính là sự sống động, rằng cậu là chính cậu, là cậu duy nhất chứ ko phải bất kỳ 1 sản phẩm copy&paste nào hết, những chữ cậu gõ chưa từng xuất hiện trước đó, và sau này cũng thế. Đó là thứ có giá trị nhất.
    Mình ít đọc thơ, post thơ st thì hầu như ko bao giờ, trích đoạn có mục đích thì thi thoảng. Của hay mấy cũng là của thiên hạ, của dở mấy cũng là của ta, nhưng vì đồng cảm với " đi tìm", và kiểu dáng thò thụt ngộ nghĩnh, cùng âm điệu quá đỗi ngọt ngào, nên mình muốn dán nó vào đây:
    Tiếng chim Quyên Qui

    Cuối bản Poong-kọn có con chim Quyên qui (*)
    chiều chiều hót gọi chân anh về phía ấy
    nắng nương thì vàng đòng nếp nương đương mẩy
    dặt dìu nhịp nhịp
    ?oquyên? qui??
    bước chân đi
    .
    Phía có tiếng Quyên qui là con suối chảy
    ai vừa giũ vải
    cho nước suối xanh chàm
    ai vừa nướng cơm lam
    đất thơm mùi khói
    cho cái bụng anh đói
    quên tìm tiếng chim
    tại nó lặng im
    nên chân anh đi lạc
    con mắt anh ngơ ngác
    chạm bậc nhà sàn
    vừa bước lên thang
    thì lại nghe nó hót
    . . .
    Tiếng Quyên qui trên chùm lặc lày mới hái (*)
    tiếng Quyên qui trong nắng thổ cẩm vừa phơi
    tiếng Quyên qui như ở khắp mọi nơi
    ăm ắp tiếng chim
    gọi em ơi
    không thấy
    .
    Cuối bản Poong-kọn cứ ?oquyên qui? da diết
    anh muốn nghe thành ?oquên đi? mà không được
    chín bậc nhà sàn
    vắng
    chông chênh chân anh
    em đã búi tóc cao
    mấy mùa trăng trước (*)
    .
    Cuối bản Poong-kọn có tiếng Quyên qui hót
    giọng nó như ngậm mật rừng mùa chín ngọt
    ?oquyên qui?
    ?o quyên qui?
    nghe như ngây như say
    vây khắp lối về
    một mình anh
    và mây .
    .
    (MC-HN.05.08)
    · Quyên qui : một loại chim, tên như tiếng hót.
    · Lặc lày : mướp rừng.
    · Con gái Thái, khi lấy chồng rồi thì búi tóc cao.
    · .

  9. ic_chinh

    ic_chinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0

    Tôi đòi trả lại từng ngày được sống như người
    Trả lại cho tôi lòng yêu thương, nỗi nhớ
    Trả lại cho tôi những tấm tình mới ?" cũ
    Trả lại đường đời, bước rộng bước đam mê.
    Trả về cho tôi đôi bàn tay em
    Đôi bàn tay, chiều về tôi hôn mà vẫn nhớ
    Khâu áo, thêu hoa có hình hài tôi nơi đó
    Có cả đời dâng, êm ấm tận gối chăn.
    Trả về cho tôi, đôi môi thơm mềm
    Trả vòng tay tôi ôm người đêm lạnh
    Trả những cái dụi đầu vào nơi tôi? vai cứng
    Trả nhịp thời gian, mỗi lạ kỳ ngắm em vui !
    Trả lại cho tôi những âu lo bình thường
    Những vất vả của một ngày sạch sẽ
    Trả lại con đường mỗi sáng bình yên, yêu dấu
    Trả lại,cho tôi bên đời? sống nhẹ, hoan vui.

  10. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Nợ!

Chia sẻ trang này