1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SAY

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi DACAM, 13/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Bé bỏng!
    Chết dở! Càng ngày càng ... nam tính hóa thế nào. Ko biết có phải hooc môn ... sinh dục nam tiết ra càng ngày càng nhiều ko? Thấy lông chân vẫn lưa thưa, đâu có xồm xoàm lắm! Giọng vẫn lanh lảnh!
    Chị tâm sự:" Anh S tuyệt vời, hoàn hảo! Chưa bao giờ chị được ... bé bỏng thế!" Giời ạ! Cười méo cả mồm! 40 rồi còn lãng mạn cỡ ấy, sống sao nổi. Thấy có vấn đề. Vợ mà mang cái tư tưởng "bé bỏng" thì hãi lắm! Váy bẩn giặt hết ko còn cái nào ưng ý cũng dài mồm ra kêu :"anh ơi". Vãi hồn!
    Càng ngày càng ko tiêu hóa nổi giọng thơ:" Đừng xa em đêm nay khi bóng đêm qua hàng cây, đừng xa em đêm nay đêm rất dài". Cũng miễn dịch hẳn với hội chàng, nàng, với trăng sao nhấm nháy, với hoang vắng chông chênh, 1 mình ta giữa tinh cầu giá lạnh. Ôi cái tôi cô đơn vĩ đại!
    Cần phải lưu ý 1 điểm rằng: éo thể tồn tại 1 cái TÔI hẳn hoi nào trên đời này cả, đừng nói tới cô đơn. Chỉ cần sinh ra, ngay lập tức nhà bác đã bị lệ thuộc vào cả tỉ thứ, ân oán giang hồ chồng chất. Chỉ cần thiếu 1 viên thuốc giun hèn hạ, tầm thường và đáng xấu hổ, anh (chị) đã giun sán giun kim, giun đũa giun tròn, giun chỉ đường huyết, giun chui ống mật ... hoành tráng rồi, ngập ngụa giữa 1 rừng giun loe ngoe, tóe lóe!
    Mà mình mới bé bỏng tầm năm ngoái, năm kia chứ đâu. Kinh thánh của cuộc đời vẫn là "Cánh buồm đỏ thắm", biểu tượng lãng mạn chói sáng. Thơ thì vẫn bến sông hiu quạnh, bên lở bên bồi, mây bập bềnh trôi, nứt nẻ bờ môi ... ! Giờ tỉnh ngộ ồi!
    Dĩ nhiên là sách mang lại điều đó, tuy nhiên, ko phải mảng sách văn học. Đóng vai trò khai sáng, ko khác được, phải là sách tư tưởng, và cú nốc-ao cuối cùng: sách khoa học.
    Kinh thánh giờ khoác 1 cái tên trịnh trọng: Nhân Chủng Học! Bề nổi của nó, tức khổ sách, khối lượng, độ dầy, thứ ngay lập tức đập vào mắt cũng đủ tiêu chuẩn hợp thức hóa danh xưng nghiêm trọng kia. Còn gì chuẩn mực hơn nữa? Con người - Nhân Chủng Học. Giáo dục đúng ra là ko nên dạy bất kỳ cái gì khác, ngoài khoa học về loài người! Người thì chỉ học về người là đủ rồi, bâu xâu còn lại: thừa!
    Lẽ ra sách KH phải xếp dưới sách tư tưởng. Trừu tượng vẫn là cái la bàn, chỉ hú họa, khoa học theo đó mà lần mò đèn đuốc bám theo. Nhưng cũng vì thế mà thành phẩm, vinh quang lại thuộc về sách KH. Thứ trực tiếp nhá được, phải là thành tựu KH. Có ai xơi được ánh sáng đâu, phải có rau quang hợp, rồi luộc, rồi xào, chấm mắm. Nhưng sâu xa thì phải hiểu là: thức ăn duy nhất của muôn loài, là ánh sáng! Thơ rằng:" ngày nuốt mặt trời, đêm cắn vỡ trăng" là miêu tả hoàn toàn chính xác, ko có dính dáng tí lãng mạn siêu thực nào cả!
    Chứng kiến rõ ràng cái quá trình loài người trải qua bao gắng gỏi phi thường, vươn mình đứng thẳng trên 2 chân được như ngày nay, nó ... chấn động tư tưởng! Ko 1 tí ti giáo điều từ cao siêu tới lừa bịp nào cả, ko 1 cảm nhận chủ quan vốn thay đổi xoành xoạch theo chỉ số chứng khoán, chỉ có sự thật, duy nhất sự thật, được hì hục lục lọi dưới tầng tầng đất sâu tăm tối, phủi sạch đất bám, đưa ra ngoài ánh sáng! Đơn giản chỉ là sự thật, ko hơn ko kém!
    Giáo dục đỉnh cao, giống như tình yêu, phải là thứ giáo dục đấy, giáo-dục-không-lời. Lèm bèm nhiều quá mất thiêng!
    Ở đó tổng hợp tất cả, ko chỉ là phương Tây với những thành tựu văn minh đáng ngưỡng mộ, còn là những bộ tộc châu Phi trần nhồng nhộng, cách bóc hạt kê vẫn duy trì từ thời hậu đồ đá tới giờ, ko 1 suy suyển. Họ giống như những "hóa thạch sống", hồn nhiên cởi truồng từ hàng nghìn năm nay. Và chịu ko thể nhận thức được tại sao tự nhiên lại phải mặc quần áo, đi giày, lăn nách khử mùi, cạo lông chân và nhuộm tóc!
    Mình tìm thấy được ở kinh thánh thái độ trân trọng, nâng niu cuộc sống quá quý giá, và cảm hứng tươi mới đối với nó:
    "Con người ngạc nhiên về biển cả sôi động, về dòng nước chảy, về cảnh quan của bầu trời, nhưng lại quên rằng trong tất cả những điều kỳ diệu ấy thì chính bản thân con người mới là yếu tố kỳ diệu nhất. Sự kỳ diệu cơ bản của con người là khả năng sáng tạo, suy nghĩ và đưa ra những phát minh mới."
    Cá là Choi Jin Sil chưa "gặp" cuốn Nhân Chủng Học, cũng như cô gái trẻ nhảy xuống cầu Thủ Thiêm, để lại con xe ngon vãi bao người mơ chả được, 2 em nữ sinh phơi phới vác bếp than tổ ong vào nhà nghỉ uống rượu cũng vậy.
    Và mình 3 năm trước! 23 tuổi và cảm thấy cuộc đời quá đáng chán, ko còn gì để sống ngoài mấy thứ trách nhiệm nhạt nhẽo, và áp lực thì cứ dồn vây tứ phía. Mình ko nhìn thấy trong lớp ko khí trong suốt trước mặt hàng tỉ phân tử khí đang chuyển động vô cùng hỗn loạn, dưới tác động của áp suất, của nhiệt độ, sóng truyền hình, âm thanh, sóng điện thoại đua nhau tỏa ra tua tủa. Mình ko nhìn thấy dưới lớp da bì bì sơ đồ mạch máu chi chít nhằng nhịt đang rần rật chảy, tải 1 sức sống mãnh liệt, mỗi giọt nhỏ ra chứa tới hơn 6 triệu tế bào. Con số khủng khiếp! Mình tất nhiên ko phóng được tầm mắt lên mặt trăng, 1 mình giữa hành tinh đất đá câm lặng để dõi về trái đất quê hương, nơi sự sống đa dạng sắc màu thế nào, nơi, thật khó tin, lại có thứ âm thanh gọi là âm nhạc, và có thứ loài gọi là loài người, mang khả năng nhảy múa, ca hát ... Khó tưởng tượng!
    Bảo làm sao mà ko ngày càng tỉnh táo, tính toán, ngày càng lạnh lùng, khô khan, ngày càng chán nản với các thể loại ca cẩm than vãn. Được sinh ra, ăn học đàng hoàng tới tầm này là tốt lắm rồi, còn thì, "đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta!"
    Bé bỏng á? Ít khi lắm!
    Được parusa sửa chữa / chuyển vào 22:44 ngày 03/10/2008
  2. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Hẳn 1 tảng "được parusa sửa chữa/ chuyển ... " chỉ để in nghiêng đoạn "Con người ngạc nhiên...". Hừm, thôi cũng đáng. Mình yêu cái cục ấy. Nó đẹp! Vẻ đẹp chân chính, trí tuệ, giản dị và nên thơ!
    Ghét e***, nó kém hoàn hảo! Hì, thế nên ko có gì ngạc nhiên, nếu như mình mê mẩn những món đồ men sứ cao cấp. Trong mắt mình chúng gần như là biểu tượng của sự hoàn hảo, loại hoàn hảo có thể tìm thấy được ở các trung tâm thương mại xa xỉ!
    Khinh tiền, , nhưng buồn buồn lại thích tung tẩy plaza, nơi ko khí sặc sụa mùi tiền, từ nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng cho tới cuộn giấy vệ sinh! Plaza ko gì là ko đẹp, người xấu bước vào đấy còn hóa người đẹp nữa là. Hì, nhìn gương thì biết. Với nhiệt độ và độ ẩm như thế, da người nào cũng ngay lập tức trơn mượt, mát mịn, mọi nhớp nháp bụi bặm để lại ngoài đường, sau lớp cửa kính tự động. Với thứ ánh sáng dàn đều từ mọi hướng như thế, đèn mắt trâu gắn trần nhà hắt xuống, đèn treo cột, vách hắt sang, đèn lắp tủ kính bên dưới hắt lên, mọi đường nét trên khuôn mặt đều trở nên hài hòa hơn, "phẳng" hơn, mụn nhọt trốn biệt. Vào plaza, khoái cảm đầu tiên, đó là tự thấy mình xinh hơn. Chân tay dưới thứ ánh sáng giảm tối đa độ chênh của các gờ khối ấy cũng thon thả bất ngờ, gân xanh gân vàng lặn hẳn. Nuột nà!
    Ngắm gái đẹp, phải vào plaza! Gái bên ngoài đẹp 1, vào đấy đẹp 10. 1 gái là DVD xem đầu tầu ở nhà, 1 gái là mega hoành tráng choán ngợp. No mắt!
    Và những món đồ sứ, đặc biệt là sứ trắng đặc, ko vẽ hoa. Mình luôn phải kiềm chế cái ham muốn sờ thử vào những hiện vật quá đỗi xinh đẹp tao nhã đó, xem nó thật có ở đấy ko, hay là mơ. Nó thanh khiết tới mức khó mà tồn tại như 1 vật chất hẳn hoi trong thế giới trần tục này được. Cứ như là được đúc bằng ... tàu pha. Mong manh, đụng cái là nát vỡ! Bát, đĩa, thìa, tách, lọ tăm, lọ hạt tiêu, lọ đựng gia vị, đồ vật nào cũng xinh xẻo quá thể, dễ thương quá thể. Giá cho mình ăn cơm bằng loại bát ấy, dễ thường ko dám ghé mồm kê răng chèn lưỡi vào và, húp. Soàn soạt, xì xụp. Mạo phạm!
    Ừm, thích plaza! Nó chẳng phải là nơi tập hợp mọi đỉnh cao của ... trí tuệ loài người đó sao? Đọc sách để làm gì, học tập nghiên cứu để làm gì, bằng nọ cấp kia để làm gì, nếu ko phải để cho ra những thành phẩm phục vụ tốt hơn cuộc sống của con người? Những máy móc điện tử hiện đại, những trang sức mỹ kim tinh xảo, những đồ trang trí nội thất hút hồn, nó chẳng phải thành quả của cả 1 quá trình lao động sáng tạo bền bỉ, đáng trân trọng đấy sao? Mình thích vào plaza để nhìn thấy sự thịnh vượng, sự giàu có, nó hao hao ... hạnh phúc. Hì, ít ra những người bước chân vào đấy ko phải cậy thùng rác kiếm đồ ăn thừa, ko phải ngửa bàn tay bẩn thỉu xin tiền người qua đường, những cảnh tượng đã quá quen thuộc ngoài kia. Hàn nho nhưng cũng hiểu 1 điều là: tiền là cái đinh gỉ, nhưng ko tiền thì ko mua được ngay cả 1 cái đinh gỉ!
    Mình vào đấy để nhìn thấy sự tài giỏi, khéo léo của con người, bàn tay nào đã chế tác nên những đồ vật đẹp đẽ dường ấy? Đáng ngưỡng mộ! Bước chân lên cầu thang cuốn, mình tưởng như đi giữa 1 XH ... tiến bộ, văn minh. Ít ra vào đó ko ai hút thuốc, khạc nhổ, ko ai vứt rác bừa bãi, và cũng ko ai bất thình lình đang đi ngồi thụp xuống tụt quần đái bậy. Ít ra nó khá an toàn, ko cướp giật hãm hiếp gì trắng trợn được, bảo vệ lăm lăm dùi cui. Ít ra thoáng có người tây nào lướt nhanh qua, mùi nước hoa thoang thoảng dễ chịu tạt lại. Khịt khịt mũi. Chà! Thứ mùi của văn minh!
    Mà chỉ ngửi được 1 lúc là ngạt thở, chui ra. Đồ sứ có đẹp đến mấy, ngắm 1 lúc là chán, vì ko "trò chuyện" được với nó. Đấy là lý do tại sao có thể ở lỳ hiệu sách từ sáng tới tối. Thêm nữa, Parkson, hay Diamond có khu vui chơi ở tầng trên, nơi tập kết những con trai ôm gấu bông, con gái mắt kẻ chì đen kịt, váy vừa đủ che quần lót, cả 2 đều ko có trò gì ngoài giương điện thoại lên tạo dáng chụp ảnh. Thứ ko khí ầm ầm của mấy khu vui chơi dành cho tuổi teen này nó độc hại thế nào đó, và ngu xuẩn thế nào đó, nhức đầu, buồn nôn!
    Khu thương mại "có học" nhất SG, phải là SG center. Quy mô khá nhỏ, ấm cúng, nhưng sang trọng, lịch lãm. Đặc biệt có hiệu sách cũng nhỏ, nhưng ko kém phần thú vị. Tầng 1 cafe, tầng 2 là đồ trẻ con, siêu thị, hiệu sách, xanh đỏ tím vàng bắt mắt, tầng 3 như lạc vào mê cung, lối đi hẹp, quây kín kính, những gian hàng đặc biệt xa xỉ, thứ mà các bậc ... hàn nho chỉ dám liếc len lén, chứ ko dám soi trực diện hẳn hoi, sợ ... nhỏ dãi! Nhạc tất nhiên là bao giờ cũng dễ chịu, thường là ko lời, khi du dương tha thiết, khi nhộn nhịp tưng bừng, hợp với ko khí mua sắm. Mà vắng. Tại sao nhỉ? Có lẽ do nó ko đa dạng mặt hàng, ko khu ăn uống vui chơi, và đồ thì quá chất lượng, quá đắt!
    Chỗ công viên đầu Đồng Khởi hóa ra là xây Vincom, hôm nay mới nhìn rõ bảng hạng mục. Hì, thế nào mega chả chiếm 1 nhót trên tầng 6, tầng 7 gì đó. 1 phát dưới Hùng Vương ko đủ đô. Nhu cầu giải trí của thành phố ăn chơi ... sa đọa này quá lớn! Tọa ở Q1 thì nó đánh bật galaxy ra khỏi sàn đấu mất. Bao giờ xây xong nhỉ? 1 công trình cỡ này thì mấy năm? Cứ cho là tầm 3 năm nữa. Ặc, mình 30. 30 còn tung tăng nhảy chân sáo dẫn Cún đi xem phim?
    Hì, nếu hồi còn công viên, phát phiếu thăm dò dư luận là nên xây đè Vincom hay ko, mình chắc chắc là tích vào ô "ko", vì lý do môi trường. Nhưng khi nó đã hì hục đào móng rồi, thì tơ tưởng đến lúc đi xem phim là vừa. "Cuộc đời vẫn thế, dẫu biết em ko yêu anh ... ", khi ko thể định đoạt được 1 vấn đề gì, thì dù chuyện xảy ra thế nào, khôn ngoan nhất là luôn nhìn vào mặt tích cực của nó. Ô nhiễm chưa tới phần mình lãnh, món nợ này để dành cho con cháu. Cứ xem phim cho sướng mắt cái đã!
    Mà bàn ngu! Nhà nước này đã bao giờ làm cái gì mà hỏi dân đâu. Cũng chả cần hỏi, thì ... lòng dân ý Đảng!
  3. small_fire

    small_fire Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    0
    Kú đêm......
  4. kid1314

    kid1314 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    lonely...
  5. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Buồn buồn lục lại "ngày cũ", có cái mẩu này đèm đẹp:
    "Sáng thứ 7, chợt tỉnh vào quãng 5h sáng. Sớm quá, cố nhắm mắt ngủ tiếp, nhưng ko hiểu sao đầu óc lại hoàn toàn tỉnh táo, như 1 bầu thời thu trong vắt ko 1 gợn mây. Liếc nhìn ra ngoài cửa sổ, trời vẫn tối. Nhưng so với căn phòng nhỏ vẫn còn phủ đầy bóng đen đậm đặc của màn đêm chưa bị tan loãng, bầu trời đã nhờ nhờ sáng, những khoanh chữ nhật xam xám bạc ngoan ngoãn xếp hàng ngay ngắn.
    Lục cục dậy. Sớm đến nỗi cả căn nhà vẫn chìm trong im lặng, phòng đối diện vẫn lờ mờ hắt ra thứ ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn ngủ. Bọn chim hay lích chích nhảy nhót hàng sáng vẫn chưa thức giấc. Trong góc giường nhấp nháy đốm sáng xanh lè của cái điện thoại, lập lòe như 1 con đom đóm mải chơi bay lạc vào phòng.
    Dọn dẹp chăn màn gọn gàng, bò vào nhà vs. Trên tấm gương viền cong cong điểm những bông hoa trong suốt in hình 1 gương mặt ... quen quen. Hờ, mình chứ ai. T nói thích nhìn mình nhất vào lúc mới ngủ dậy. Ừm, cũng phải. Dưới ánh sáng xanh dìu dịu trong nhà vs, gương mặt mình trở nên mịn màng, nhỏ nhắn như mặt 1 đứa trẻ. Thiếu sáng, đồng tử nở rộng khiến đôi mắt trở nên đen hơn bao giờ hết, lấp lánh ánh sáng trong trẻo phản chiếu từ những đồ vật bằng sứ trắng. Đôi mắt mở to, điềm tĩnh, bình yên như chưa bao giờ gợn 1 nỗi ưu phiền. Cũng ko phải chờ lâu đâu, 1 chút nữa thôi, khi sự thanh thản vào những lúc mới thức dậy tan biến, nó sẽ nhanh chóng nhuốm 1 vẻ buồn bã cố che giấu và trở nên xỉn màu bởi những suy nghĩ day dứt trong lòng, ánh lấp lánh tắt ngấm và chỉ còn những thứ nhợt nhạt, hời hợt, u ám. Đôi môi căng mọng hơn lúc thường và hơi hé mở, giữ nguyên những nét hồn nhiên, thơ dại như hồi còn bé. Nó chưa nói ra những lời châm chọc, giễu cợt, nó chưa xóc đểu, chưa tuôn ra những tràng tiếng lóng sống sượng. Nó mềm yếu, xinh xẻo và dễ dỗi hờn.
    Hài lòng cười với mình 1 cái. Chưa bao giờ thấy mình dễ thương đến thế.
    Quay trở vào, phòng vẫn tối. 1 quầng sáng vàng nhạt tỏa ra từ chiếc đèn ngủ nhỏ xíu hình cây nấm nhưng cũng đủ để thấy xác những con thiêu thân rơi rụng lả tả trên mặt sàn, lấm tấm đen như những hạt vừng. Mấy hôm nay ko đọc sách vào lúc trước khi đi ngủ nữa, bởi đọc thì mình phải bật ngọn đèn bàn trên chiếc tủ nhỏ cạnh giường. Mình ko muốn trông thấy cảnh từng con thiêu thân cứ lao lóc chóc vào cái bóng đèn nóng rẫy, bật ra rồi lại tiếp tục lao tới với độ hăm hở ko hề suy giảm, chẳng để ý đến những con đã chết ngay trước mũi nó như 1 minh chứng to đùng về sự ngu ngốc. Chẳng phải chỉ có những lúc trở trời đâu. Ngay trong cs mình cũng thấy đầy những con thiêu thân 50kg. Mình ko thể dễ dàng tắt phụt sức hấp dẫn kia như tắt 1 ngọn đèn, mà thiêu thân thì nó còn nhìn thấy cái gì ngoài vầng sáng chết người ấy nữa. Mình chỉ có thể quay đi để khỏi phải chứng kiến cái chết vô nghĩa và ngu ngốc của nó.
    Yên tĩnh quá, chẳng có bất kì 1 âm thanh nào dù nhỏ để nghe ngóng. 1 giai điệu êm ái có lẽ sẽ tuyệt lắm. Nhấn nút cho những dòng electron chạy qua chiếc hộp chứa nhạc, dưới sự tiến bộ của KHKT đã biến thành những làn sóng âm thanh nhanh chóng lan tỏa khắp phòng. Yanni, những nốt nhạc thánh thót, êm ái nhẹ nhàng đưa ta vào trạng thái lâng lâng, câm nín trong giây lát rồi bất thần òa vỡ dữ dội như 1 đợt sóng trào, khiến ta nghe như có 1 cái gì đau nhói trong ***g ngực, sự òa vỡ của những xúc cảm kìm nén quá sức, có thể là 1 nỗi đau, cũng có thể là 1 niềm hạnh phúc. Mình thích bài " butterflower", quả là mường tượng trước mắt được muôn ngàn cánh **** rập rờn trên cánh đồng lộng gió, lúc lả lướt, dịu dàng, lúc bất chợt vút bay lên cao như 1 bức tường hoa sặc sỡ rúng động. Nghe nhạc hay nhất ko phải là vào buổi đêm, mà vào buổi sáng sớm. Khi mọi giác quan của ta đã được nghỉ 1 quãng dài và trở nên thính nhạy hơn bao giờ hết, nắm bắt được những xúc cảm dù là nhỏ nhất. Nó như 1 tờ giấy trắng tinh chưa 1 vết mực và còn gì tuyệt hơn khi những dòng đầu tiên in lên đó những nốt nhạc. Ngồi trên cái ghế xoay, khẽ nhắm mắt và hai tay bó gáy, ngả đầu ra đằng sau. Nếu coi những giai điệu đang tan chảy trong phòng là ở dạng chất lỏng thì tư thế ấy là tư thế của kiểu bơi ngửa, trôi lâng lâng, êm êm. Dòng chất lỏng âm thanh nhẹ nhàng len lỏi vào cơ thể, biến mình hòa nhập làm 1 với ko gian lãng đãng xung quanh.
    Đang mơ màng với cảm giác đó thì âm thanh quen thuộc khi báo hiệu có tn của đt rung lên, cắt đứt mọi ảo giác, trở về với thực tại. Lúc này, khi đã quen với những giai điệu, âm nhạc nó đã mất đi sức cuốn hút của những nốt đầu tiên. Tỉnh hẳn rồi, trạng thái mất trọng lượng đã chấm dứt. Mọi thứ lại trở nên nhạt nhẽo đúng như cái cách mà mình vẫn nhìn chúng.
    Ừm, làm gì vào ngày thứ 7 nhỉ? Kiếm 1 cuốn sách và vào 1 quán cf. Thế thôi, chứ còn làm gì. Quên vụ cổ vũ bóng đá đi, mình ko chịu nổi sự ồn ào trong những ngày cuối tuần nữa đâu. Dù sao thì, tớ đang sống, phải ko? Và vẫn đang tiếp tục duy trì đều đặn sự học đấy thôi. Có 2 điều này thì nghĩa là chẳng còn gì để suy nghĩ nữa hết. Chiều có thể hẹn thằng e đi lang ********* khuây khỏa. Híc. Cuối cùng thì mình cũng thấy được ở 1 con người thứ mà mình mong đợi. Mình chiêm ngưỡng nó như chiêm ngưỡng 1 tạo vật hoàn hảo của TN, mình hài lòng với từng cử chỉ nhỏ nhất của nó, giọng nói điềm đạm của nó, cách nó nghĩ về mọi thứ xung quanh. Mình nhìn thấy ở nó những cung cách thanh tao, lễ độ hiếm có mà người ta thường thể hiện ở những thế kỉ trước. Cổ điển. Phải. Mình đã mất công lặn lội tìm cho nó đĩa VCD này, như lời bu mình nhận xét " Th nó giống như kiểu những chàng trai Hn vào nửa tk trước .... ", ý tứ, nhẹ nhàng, nề nếp, trong thời nay, trong tg ồn ã mà mình vẫn tiếp xúc hàng ngày, nó thuộc 1 dạng hết sức cổ điển. "
    02/10/06 @ 08:58:AM

    Hà Nội đầu thu, những ngày mới biết Th, đã 2 năm. Đời sinh viên! Chậc, có cần phải lãng mạn thế ko?!
  6. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Tối nay man mác, tại nghe lại "secret garden", thứ tầm này năm ngoái nhét đầy chặt căn phòng nhỏ xinh đẹp của mình, mỗi đêm. Nó là 1 thế giới, nếu có thể gọi nó là thế giới, chặn bởi 4 bức tường dán đầy những bức tranh ghép cổ điển, nhúng đẫm trong âm nhạc cổ điển, sơn phết bằng những gam màu gỗ cổ điển, bao phủ bởi tấm màn ánh sáng dìu dịu cổ điển ... tóm lại, nó cổ điển! Đến nỗi, người mới lọt vào đó, đang nói ngừng nói, đang cười ngừng cười, tim đang đập ... ngừng đập, , lặng đi, nhấn chìm trong 1 nỗi buồn, thật thế, nó chính xác là 1 nỗi buồn, nhẹ nhàng, tao nhã và ... cổ điển!
    Người quen với ồn ã xô bồ, lạc vào đó, ngơ ngác, rồi bị cuốn hút, gần như là ngưỡng mộ. Thế giới ấy hẳn là đẹp, nhưng có chút gì đó nghiêm trang, và kính cẩn, thậm chí khắc khổ, hao hao ko khí của tôn giáo. Bạn đang trực tiếp sờ vào nó, nhưng bạn chỉ là khách tham quan, bạn, từ trong ra ngoài, từ trước ra sau, từ trên xuống dưới, ko thuộc về nơi ấy!
    Đã có thời, mình, ngày thì sinh viên, chiều bợm nhậu, tối gái gú, còn đêm nữ tu. Cũng đa dạng!
  7. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Mẩu này cũng đèm đẹp, chua chát tí, nhưng cũng tạm gọi là đẹp:
    Tớ đang sống. Tất nhiên. Sống khỏe mạnh ngon lành. Thế mới ngồi gõ lạch cạch được chứ? Và tớ vừa đi học về. Vậy là tớ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ngày hôm nay rồi. Phải ko nào? Ê cái gọi là tòa án lương tâm đáng nguyền rủa kia. Đằng ấy hài lòng rồi chứ?
    Bây giờ mình post bài 1 tí cho nó xuôi cơm, rồi chui về cái ổ của mình đọc truyện hay ngủ cho đến chiều. Khi bóng tối lặng lẽ bao trùm lấy thành phố thì cũng là lúc mình xách xe lên đường. Hơ, sung sướng nhể? Ừ. Sung sướng, nếu ko đột nhiên cảm thấy đau khổ. Đột nhiên? Đúng. Đột nhiên. Chết tiệt!
    Mình sẽ tỉnh dậy vào khoảng 5h chiều, như thường lệ, mình còn nằm dài trên giường 1 lúc, đưa mắt đảo quanh 1 lượt 4 bức tường nơi nhà trọ rồi dừng lại ở ô cửa sổ nhỏ xíu, trân trân nhìn ra khoảng trời mờ đục của 1 ngày nhiều mây bị những song cửa chạy ngang cắt thành những hình chữ nhật ngay ngắn. Tai lắng nghe những âm giai rì rầm quen thuộc của 1 buổi chiều xóm trọ. Và có lẽ là mình sẽ nhớ lại ngày hôm qua, cũng tầm 5h chiều, mình thức giấc và nhìn thấy, nghe thấy những gì.
    Thoạt tiên là 1 cảnh tranh tối tranh sáng khiến mình ko phân biệt nổi rõ nét hình dáng những đồ vật xung quanh, chúng như quá khiêm nhường thu mình hòa lẫn với bóng tối và trở nên mờ nhạt. 1 thứ âm thanh ko thể gọi tên, là tổng hợp của vô vàn những âm thanh lộn xộn trên 1 trục chính giờ tan tầm âm âm từ ngoài mặt phố dội vào. Sẽ là rất ầm ĩ như mọi lô cốt mặt phố khác nếu như căn nhà ko chạy sâu vào bên trong, bị ngắt làm đôi bởi 1 khoảng sân rợp bóng tigôn buông thõng trước khi vào đến " nhà sau", gần như là cách biệt hẳn với "nhà ngoài". Bậc tam cấp hiền lành dẫn lên thềm trước, quê kiểng như những kiểu nhà thông dụng ở ngoại ô, cửa vào mở rộng, bên trong tối, mát, yên tĩnh, thậm chí là mang 1 dáng vẻ u tịch. Và sâu trong tận cùng của khoảng tối tĩnh mịch ấy kê 1 cái giường, trên đó, 1 con bé nằm sấp, đầu nghẹo 1 bên như đang ngủ, nhưng mắt mở thao láo, tai đang dỏng lên nghe ngóng.
    Dần dần, khi mắt đã quen với bóng tối, những đồ vật trong nhà từ từ hiện ra, thoắt ẩn thoắt hiện như trò chơi ú tim. 1 cái tủ gương đứng sát tường, liền kề là 1 cái đồng hồ cây thật bự, chếch phía trên treo cái đồng hồ treo tường, bên dưới là bức tranh hoa đào cùng 3 ông phúc lộc thọ sơn mài, dưới nữa là bộ giá để tivi, tiếp đến là cái tủ đựng đồ trang trí, đối diện, chiếm 1 diện tích lớn trong phòng là bộ ghế quả đào. Tất cả hợp thành 1 khối hài hòa, ăn nhập như ... sinh ra là để đứng cạnh nhau, , như những giai điệu êm ái nhịp nhàng của 1 bản nhạc. Có điều bản nhạc được viết nên từ chất liệu gỗ, sơn mài, kim loại và kính trong. Tất cả đều được phủ 1 lớp nâu bóng thường thấy ở đồ gỗ, những họa tiết trang trí rắc rối, loằng ngoằng bắt buộc ở những đồ vật giả cổ. Chúng càng làm tăng thêm cái không khí tĩnh lặng của gian nhà. Mang trong mình kiểu dáng và màu sắc cổ điển, vô hình chung chúng đã tạo cho không khí 1 sắc thái, 1 âm hưởng đậm chất thời gian.
    Ánh sáng yếu ớt lọt vào giường qua những lỗ thủng ở họa tiết chạm trổ hình trái đào của bộ tràng kỉ. Chăm chú nhìn xuyên qua đó, mình loáng thoáng thấy 1 mảnh giàn tigôn xanh um. Những chiếc lá mỏng xanh nõn do hứng ánh sáng truyền qua chen lẫn với những chiếc lá xanh sẫm khuất bóng. Những đốm hoa màu hồng nhạt nhỏ li ti mảnh mai và duyên dáng. Những chùm hoa tigôn luôn làm mình thấy buồn buồn. Buồn vì nó quá đẹp nhưng cũng quá mong manh yếu ớt. Nổi tiếng từ bài thơ " 2 sắc hoa tigôn", nó trở thành loài hoa biểu tượng cho tình yêu tan vỡ. Lúc tàn, hoa tigôn rơi rụng lả tả như xác pháo đón dâu ngập lối đi hòa lẫn với những mảnh vỡ đau khổ của 1 trái tim tan nát.
    Có cái gì chợt cựa mình khe khẽ rồi 1 âm thanh trong trẻo chậm rãi ngân lên. " Coong, coong, coong ... ". 5 tiếng. À, chuông đồng hồ điểm 5h. Trong bóng chiều chạng vạng, trong không gian yên ắng vọng lại từ xa những chuyển động ầm ì, 5 tiếng coong này gợi cảm không thua gì tiếng chuông nhà thờ điểm vào buổi chiều ở những xóm đạo yên lành núp bóng sau lũy tre. Những âm thanh đều đều, buồn bã rớt nhẹ vào không trung, ngân nga, lưu luyến hồi lâu rồi tan loãng, chìm nghỉm hẳn vào bóng tối chập choạng lan dần từ rặng tre um tùm tỏa rộng trên cánh đồng đã vắng bóng người, lướt tới những ngõ xóm rêu phong, và cuối cùng là nuốt chửng cả khoảng trời còn sót lại vài đám mây xám mà đường viền của chúng còn vương chút ánh sáng.
    Đang thả hồn vào bức tranh u buồn, trầm mặc của buổi chiều nơi thôn dã thì những tiếng dép loẹt quẹt vang lên ngoài sân chợt kéo mình về thực tại. Tiếp theo là tiếng lục cục của rổ, rá hay vật dụng gì đó đập vào tường. Bu. Bu làm gì ấy nhỉ? Tiếng dép nghe rõ hơn và 1 bóng người đen thẫm in trên lớp sơn nâu bóng của những vật dụng bằng gỗ lớn dần. Chưa muốn dậy, mình nhắm mắt nằm im, giả vờ vẫn đang ngủ. Yên ắng. Rồi tiếng dép xa dần. Chắc bu tưởng mình vẫn ngủ. Khi tiếng dép đã im hẳn, không gian lại tĩnh mịch như trước, mình bỗng cảm thấy trống trải, tự nhiên muốn gọi to :" Mẹ ơi". Như cái kiểu Cún ọ ẹ cố phát ra tiếng động mỗi khi thức giấc để báo hiệu cho cả nhà biết là nó đã dậy, nó đã sẵn sàng đưa ra các yêu sách, đội ngũ phục vụ vào vị trí. Rửa mặt, chải đầu, uống sữa v.v....
    Nhìn quanh gian phòng lần cuối, nhìn quanh niềm tự hào, niềm an ủi của ông bà bu tạo dựng được trong suốt gần cả cuộc đời, mình biết là mình đang ở trong 1 tổ ấm vững chãi và kiên cố, tổ ấm được dựng nên bởi bao mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả máu, tổ ấm chứa đựng ý chí kiên cường, tình yêu lớn lao và dù có mưa giông bão giật, chỉ cần chui vào đây, mình sẽ được hưởng sự yên bình và ấm áp. Mình biết như thế. Lồm cồm bò dậy.
    Bu đã quay trở vào, trên tay là 1 đĩa dưa mát lạnh và ngọt lịm đã cắt sẵn, thiếu điều bỏ hạt nữa thôi. Mình ko ngạc nhiên, thường vẫn thế mà. Lại nằm ườn ra mà tống dưa vào mồm cho đến miếng cuối cùng, vừa ăn vừa tán phét với bà bu ngồi ghé bên mép giường mãn nguyện nhìn cô con gái út đang trợn mắt nhai nuốt.
    ..................
    Còn chiều nay? Hừ, 4 bức tường vô hồn, chả có dép loẹt quẹt, chả có dưa, tự dậy bóc cam mà ăn. Nhưng có cam ăn cũng tốt rồi. Thôi về ngủ. Hì.
    25/09/06 @ 02:14:PM

    Quảng cáo ghê quá!
  8. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    "Butterfly dance" chứ? Tiếng Anh của mình thật quá tệ!
    Mà vẫn lừng khừng, kiểu học cả đời. Hì, mình vẫn máu 1 chuyến Úc châu, lý do duy nhất là xèng. Gạ gẫm bu được. Con gái bu 26 rồi nhá, thu về rồi nhá, Tết xồng xộc, hoa đào đuổi cho quắn đít, 27, tuổi mụ 28, hừm, cứ gọi là bom nổ chậm xanh mặt. Quanh quẩn ở cái ngã tư ruồi ấy làm gì có món nào ... xứng tầm. Giống Ấn Độ, bố mẹ cố lo cho con gái vào đại học chủ yếu để kiếm con rể, vụ này bu, dù keo kiết tới mấy, khó lòng từ chối đầu tư.
    Mình tất nhiên thích bay nhảy đây đó, nhưng ngại áp lực tiền bạc. Cùng với tiền bạc đắp lên mình, ảnh hưởng của người chi tiền cũng theo đó mà nặng nề hơn, "quyền lực" của họ đối với mình là rõ ràng ko thể chối cãi nổi. Mình sợ điều này hơn hết thảy, cho dù "họ" ở đây, có là bà bu. Hihi, bắt đầu xám mặt lại tính toán rồi đấy.
    Nhưng đúng là để học tiếng Anh mà tới sống ở 1 đất nước nói tiếng Anh thì quá tuyệt! Úc chắc ko có đầu trọc xịt hơi cay với cả túm cổ mình cười sằng sặc. Chậc, quả đấy chắc mẩm con bé bỏ mạng xứ người rồi, giời đỡ! Cũng ko lạnh tới mức dị ứng mẩn ngứa hết cả người, da dẻ nứt nẻ, tai, mũi bỏng rát. Và cũng hi vọng là nhà vệ sinh ko ngập lên những phân xanh phân vàng, vĩ đại ko kém gì tác phẩm của trâu ngựa, cũng như nhà tắm ko lọ mọ xếp hàng từ 3h sáng!
    Cành vàng lá ngọc! Bạn bè mình xuất thân danh giá cả đám, có thấy đứa nào kêu ca đâu. Chỉ mỗi ... tiểu thư pa là ghê tởm, là chán ngán.
    Viễn tưởng 1 tí thế thôi, còn thì rầy rà lắm. Đang yên đang lành bay nhảy cái gì? Với lại ***** kia, , có theo học đại học ngoại ngữ nào đâu, Anh Pháp Nga bắn tằng tằng. Chịu khó mua DVD về xem, , để thoại Anh phụ Việt, thể nào cũng có ngày tiếng Anh bồi như tiểu liên. Hihi.
    Mà xem riết cái bọn tâm lý tình cảm Mỹ này đâm mê ngôn ngữ của nó. Ko chỉ là cách nói đầy dí dỏm, thông minh, cách mặt mũi nhăn nhó, chân hoa tay múa đi kèm, mà còn là bản thân cái ngôn ngữ ấy, phát âm lên, nghe dễ chịu. Mới xem "the holiday", tuyệt vời! Híc, kịch bản, diễn viên, nhạc phim ... hoàn hảo! Ko thể êm ái hơn được nữa. Ko hề hoành tráng nhé, càng ngày càng ghét các thể loại giáp trụ sáng ngời, sát khí đằng đằng của Trung Quốc, bão hòa kỹ xảo. Mình hám của ngọt, mà "the holiday" thì lại quá đỗi ngọt ngào. Càng tiếp xúc với những thước phim đậm đà, chất lượng như thế, càng khó chấp nhận những phim dính lỗi. Thì, quen cơm trắng với giò rồi, cơm hẩm cháo thiu khó nuốt.
    Về ngôn ngữ, ko hiểu sao lại ghét tiếng Pháp. Hừm, ko muốn nói là rất ghét, rất ghét, rất ghét!!! Tiếng Pháp mồm cứ phải tru ra, mất lịch sự, cứ thử "bông-giua" thì biết, mõm dài ra, má hóp vào, môi cong tớn, ko mê nổi. Đặc biệt là cái âm gờ-khờ, gừ gừ trong cổ họng, tịt mũi, ko khác gì tiếng khạc nhổ, là cái âm thanh mình ghê rợn nhất trên đời này. Nhà trọ cũ được chị hàng xóm khạc, nhà HP có bố khạc, được cái là ko chung nhà vệ sinh, nhà này thì có em Ngọc khạc. Hãi hùng! Hì, thế mà nó là thứ tiếng biểu tượng của thanh lịch đỉnh cao, kinh thành Paris hoa lệ, cả thế giới phải hướng về ngưỡng mộ.
    Cũng mới xem "La vie en rose" - huyền thoại âm nhạc, cái môi cô ca sĩ đúng là lúc nào cũng dẩu ra, cong 1 hình tròn xoe. Ko khác được, vì đó là tiếng Pháp. Cả 1 đất nước chìm đắm trong đói nghèo, rách rưới, rượu, bạo lực và đĩ điếm, cảm giác về nước Pháp là vậy, qua "La vie en rose". Người Pháp dễ tức giận vậy cơ à? Cư xử hung hăng, kém lễ độ, rượu, thuốc lá tràn lan, ngập ngụa, thần kinh, thân thể bị tàn phá thảm hại. Hơi sợ loại văn minh tăm tối đấy. Cố xem cho xong, nhức hết cả đầu. Ấn tượng mấy bộ phim Pháp mình xem, phim nào cũng ướt nhoẹt, nhũn nhoét, rất sợ hình ảnh những nhân vật ko tự kiểm soát được bản thân, tự bi kịch hóa quá mức, suy nghĩ, hành động cứ bị cuốn theo sức mạnh tàn phá vô hình nào, đặc biệt là tắm mình trong rượu, sâm phanh, vang - niềm tự hào của nước Pháp!
    Buông thả! Có phải vì thế mà tình yêu mới được tự do nảy nở? Như người ta vẫn ca ngợi mãi về cái nôi tình yêu của nhân loại. Người ta dễ say đắm quá, và cũng dễ suy sụp quá! Cả 2 thái cực đều ko có lợi.
    Chưa bao giờ dám hé môi với tri kỷ:" Em ghét tiếng Pháp". Hihi, sao dám. Chuyên môn của nàng là tiếng Pháp, ngày nào cũng giã tiếng Pháp. Đang lượn phố, nhỡ sếp gọi mà cô nàng khạc nhổ với cả dẩu môi ra đằng sau lưng mình là cũng khó chịu phết đấy.
    Vẫn nghĩ 1 ngày nào đó mình có thể nắm vững món tiếng Anh, bởi nó hội tụ đủ 2 điều kiện: 1 - mình thích, 2 - ko tốn kém. Xét thấy ko có gì ngáng trở cả, trừ khi phần xử lý ngôn ngữ trong não bị tổn thương. Cũng dễ lắm, đang đi đường cái xô vữa trên tầng 5 rơi trúng đầu chẳng hạn. Còn nắm vững để làm gì thì chắc là để đọc sách, hoặc xem phim, thanh cảnh tư sản thế thôi.
    Mấy ngày rồi miệt mài phim ảnh. Hì, nhãng mất cái xó SAY. Mình, kể ra, gắn thì cũng gắn thật, mà xao thì cũng dễ xao ko kém. Hời hợt!
  9. kid1314

    kid1314 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    huyxuandang14@yahoo.com
  10. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi ko hứng thú với bất kỳ tên tuổi trong nước nào, hôm nay lang thang hiệu sách, bắt gặp "Tôi thật thà với chính tôi" - Đỗ Doãn Hoàng, lật vài trang, quyết định ... xuống tay!
    Ko phải tự nhiên, ... ám ảnh gã trai này từ 1 bài báo ở trang laodong, bài viết về 4 "nàng" điên. Cảnh người mẹ già yếu đi làm đồng về, thấy 1 tên súc sinh đang "quần thảo" tơi bời cả 4 đứa con dở điên dở khùng của mình, xé ruột! Mà cũng chỉ chửi bới đuổi đi, chứ còn tí sức lực nào đem đổ ra đồng hết, lấy cái đổ vào mồm trước đã. Danh dự, đối với người nghèo ko thôi, 2 chữ này tự nó đã hơi xa xỉ, còn nghèo lại kèm thêm điên nữa thì, thôi, ko bàn chuyện cung giăng!
    Kể nghèo kể khổ thì, kể ra, , thiên hạ cũng đã kể nhiều lắm, trang báo nào chả gắn 1 mục từ thiện, tấm lòng vàng ... Lại phải dẫn hội chứng " Nero bạo chúa", hì, tức sự tàn bạo của nghệ thuật, , ấn tượng sâu sắc ở bài báo này là vì, bên cạnh cảnh đời quá bi đát chua chát mà cũng đầy rẫy kia, lấp lánh 1 Tài Năng.
    Thật thế. Nhìn thấy nét ĐÀN BÀ ở 4 nàng điên này được thì quả là 1 thiên tư quá đỗi thính nhạy, tài năng. Đọc mấy dòng ngắn ngủi đó mà giật mình. Các nàng áo quần xộc xệch, co cụm lại với nhau, lấy cái lá, hay quạt nhỉ, phe phẩy che mặt, chọc ghẹo, rồi lỏn lẻn cười, đặc biệt là các nàng, thật bất ngờ, thể hiện những cái "BĨU MÔI" hết sức tự nhiên. Chậc! Đúng là đặc tính chuẩn mực ở đàn bà, những cái bĩu môi, trên gương mặt ngây dại! Nhắc đến gái là nhắc đến dỗi hờn, nhắc dỗi hờn là nhắc tới bĩu môi. Gái điên vẫn bĩu môi được, vì là gái. Quan sát + cảm nhận quá tởm, liệt được vào hạng sắc!
    Quả là cái bĩu môi đáng tiền! Người nghèo rách rưới thấy nhiều rồi, người điên ngơ ngẩn + hung bạo thấy nhiều rồi, chỉ là chưa từng thấy cái bĩu môi sặc mùi đàn bà nào, ở tầng lớp khốn khổ khốn nạn ấy. Khi mà rất nhiều thứ mình tiếp xúc đã quá quen thuộc, đã mòn vẹt, lướt êm ko thắc mắc, lại tự nhiên nẩy ra 1 "cục" trồi lên, thì tự khắc vấp, ... giập mặt, và chú ý. Buộc phải nhìn lên tên người viết bài báo, đóng khung nó, ấn vào 1 góc trong bộ nhớ!
    Những gì mình đọc có thể chia làm 3 loại: 1 - sự thật, 2 - nghệ thuật, 3 - trí tuệ. Sự thật là báo chí, nghệ thuật là văn học, trí tuệ là tư tưởng + khoa học. Loại 1 dễ nhận diện mặt hàng nhất. Đã là tin tức thì miễn là thật, đều có giá trị ngang nhau. Loại 3 cũng ko quá khó, 1 cuốn sách dạng này dù tép riu, vớ vỉn nhất, cũng chứa 1 khối lượng kiến thức đáng nể, nhằn hết đảm bảo gẫy răng, chưa kể cây đa cây đề. Chỉ có loại 2 là nan giải. Buộc phải nhấc nó lên, giở nó ra, mới biết mình đang đối diện với loại nào, 1 tác phẩm nghệ thuật, hay 1 trò lừa đảo.
    Quyết định xuống tay với anh Hoàng vì đây trước hết là 1 tập bút ký - phóng sự, tác giả là 1 nhà báo, tức đây là Sự Thật. Sự thật tự nó đã có giá trị, ít nhiều. Hơ, mình cân nhắc đấy nhé. Cái hao hao sự thật là ko tính. Các diễn biến sự kiện trong 1 cuốn sách văn học, kể cả là hư cấu điển hình, hihi, cái thuật ngữ này ko rõ lắm, dùng bừa, nghĩa là bịa, nhưng bịa rất giống thật, giống với vô vàn trường hợp tương tự ngoài đời, thì vẫn rất ít giá trị. Đơn giản nó ko trần trụi là sự thật, đã xảy ra vào ngày này, giờ này, đã tồn tại sờ sờ trong thế giới này, với đầy đủ hình thức, nội dung. Bịa. Ok. Nhưng việc của nhà văn là phải "xào" các tình tiết bông xốp đó như thế nào, tiết tấu kết cấu ra sao, lắp ghép cắt dán kiểu gì, cho nó kỳ đạt được hiệu quả nghệ thuật thì thôi, ko thì chỉ đẻ ra 1 con ma nơ canh trơ trẽn, trong khi ngoài đường gái non phơi phới, nhiều như **** lượn ngày xuân.
    Sau nữa thì là, đấy, vì "cái bĩu môi đáng tiền". Hì! Trong khi chủ nhân của những cái bĩu môi ấy lại chẳng đáng xu nào, nhỉ? Hồ Tam Bạc nhà mình cũng thấp thoáng 1 bóng hồng dạng này. Quanh năm suốt tháng chỉ đánh mỗi cái quần xi líp, da đen trũi, tóc tai lỉa chỉa, vú mướp chảy xệ, khách quen của các xe quét rác. Lưng thì còng, được đôi chân thon dài, toàn ăn rác lấy đâu bổ béo mà chả thon. Tối tối các bà đi bộ quanh hồ, thấy nằm co quắp 1 góc thì cũng chỉ biết cám cảnh chứ sao, ko lẽ lại khênh về nhà hầu, ai dám. Mà đúng là điên, cứ cho quần áo mặc lại xé vứt đi, và khốn thay cho cái kiếp điên đàn bà, cứ tháng 1 lần, người đi đường phải quay mặt đi ko dám nhìn vì quá hổ thẹn!
    Có bài "những cái giật mình", khi 1 hành động thoáng qua nào đó lại có thể "gói" lại được tròn trịa, nguyên vẹn, được ... khối lượng hóa, được tách ra, đặt hẳn hoi trước mặt để săm soi, ngắm nghía, bởi ống nhòm của giác quan bỗng chỉ xoáy vào duy nhất 1 điểm đó, khiến nó nổi bật rõ nét lên:
    "Tôi cất đi những cái giật mình
    Của một thời tôi yêu em kỳ lạ"

    thì chuẩn bị ... phóng bút "những cái bĩu môi" đi là vừa. Loại nghệ thuật ký sinh trên da thịt của những số phận khốn khổ, loại nghệ thuật cắm vòi hút vào những ven mạch xanh xao ốm đói, loại nghệ thuật bịt tai lại trước những tiếng kêu cứu thét gào ....! Nó chỉ quan tâm tới duy nhất 1 chữ: MỸ.
    Loại nghệ thuật tàn bạo!

Chia sẻ trang này