1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SAY

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi DACAM, 13/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Ko khác được. Đời là thế!
    Mình đang down đây. Hì, bây giờ lại còn nảy sinh ra 1 dạng nhân cách, gọi là nhân cách UP & DOWN, loại nhân cách lên xuống nhịp nhàng hơn cả thủy triều.
    Ừm. Nếu cố gắng hết sức, mình có thể vẫn xem được phim Ma, miễn là phải vận toàn bộ công lực, luôn luôn nhồi vào đầu những tư tưởng khoa học tiến bộ + các hiểu biết về phim ảnh, phải chui vào cái tivi và nhìn lại về phía mình, để thấy những dàn máy quay ngổn ngang la liệt của đoàn làm phim, thấy thằng đạo diễn râu ria xồm xoàm, chẳng hạn, mũ lưỡi trai, đeo kính mát, mồm phì phèo ngậm thuốc hoặc nhóp nhép kẹo cao su, thi thoảng giơ bàn tay lông lá lên phạt 1 nhát vào ko khí:" Cắt"... Tụ hội đầy đủ đám nhân chứng ấy, phim Ma trở nên bớt hãi hùng phần nào. Nhưng mình tuyệt đối ko chịu nổi các phim Tâm Thần, nhân vật bệnh hoạn trắng nhợt, tóc tai rã rượi, rượu lênh láng, ma túy vung vãi ... Khủng khiếp! Hết sức khủng khiếp! Ko thể chứng kiến cảnh 1 người mất hết lý chí, ko còn tự kiểm soát nổi bản thân, đầy đọa mình nhàu nhĩ như 1 con chó ghẻ, cảnh tượng ấy nó quá độc hại, đặc biệt là đối với 1 người Up & Down!
    Hihi, láo khoét 1 tí chứ, bắt mình xem phim Tâm Thần quá bằng bắt Đường Tăng xem phim con heo! A di đà phật!
    Mà ko khác được, đời là thế, kể cả với người Up & Down. Chán chả buồn soi nó dưới dạng triết học, sinh học, xã hội học hay nhân chủng học gì nữa. Phọt ra câu:" Đời!", thấy bạc mất nửa mái đầu. Hừm, thế ko phọt nữa, tốn tiền thuốc nhuộm tóc!
    Lâu lắm ko có giao lưu gì ở mạng, hôm qua mới phát hiện ra blog Đông Ngàn hay hay. Họ Vương có phán:" Giới trẻ ngày nay phải tự định ra giá trị mới cho mình" quá bằng đem con bỏ chợ. Hì, mà ko bỏ ko được, giữ nó nó cũng nhe răng cắn phập 1 cái rồi truồi đi mất ấy chứ. Bọn trẻ giờ luồn nhạy cứ như lươn! Tự do quá lại thành mất gốc, thế nên mới dễ chịu với 1 góc văn hóa đặc sệt chất cổ điển như Đông Ngàn, theme mô týp "trong đầm gì đẹp bằng sen" quen thuộc, đặc biệt ghét các lối chữ xì tin, ko gian thì thơ họa thanh thoát tao nhã. Cần những góc như thế. Cuộc chiến chống lại cơn bão văn hóa trần trụi theo đúng nghĩa đen này rất cần những mảnh ghép dầy dặn như thế, mới hòng cản nổi sức càn quét choáng váng của mông, của vú, của tàn bạo mê muội, u tối, của tham vọng kém cỏi, lệch lạc, của tâm thế lạc lõng, trống rỗng và bơ vơ!
    Định nịnh nhà bác này 1 câu, mà thôi. Đại loại:
    Sáng ngóng Đông Ngàn, chiều vọng Tây Ngàn, sừng sững núi cao mây bọc.
    Nguyên khí trời Nam, hồn thiêng đất Việt, ngang dọc một nét tinh hoa.

    Hihi, khẩu khí cứ như cải lương đồng bằng sông Cửu Long. Mà vẫn ko sến được bằng:
    "Nước rợn sông Đà con cá nhảy
    Mây trùm non Tản cái diều bay"

    Tinh hoa!
  2. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Mình đang sến nặng, sến đến nỗi nếu ko kịp ... sến vài dòng, mình rụng tim mất!
    Tự nhiên lại vào lại nick chat từ hồi xưa, rồi tự nhiên YM 9.0 mới down nó lại có chức năng 360 tiện lợi quá, dò tới nick nào là hiện ra luôn blast. Xóa nhiều rồi, nhưng vẫn còn sót lại 1 vài tên tuổi cũ, thử kich vào, chà, quá khứ bừng sống lại. Hừm, nghe như ... xác ướp bừng sống lại.
    Lớp cũ này, các thể loại lớp cũ, giờ chúng nó tốt nghiệp hết rồi. Tình cũ này, các thể loại tình cũ, giờ ... chúng nó cũng lấy vợ đẻ con hết rồi. Cuối cùng là chỉ trơ ra mỗi cái thân già này, tiền ko tình ko. Chao ôi! Thật là bi đát!
    I hate this feeling! Hì, dạo này cắm đầu vào DVD, đâm mê tiếng Anh. Thấy nó rõ ràng, mạch lạc, sáng sủa phết. Vả lại, dùng mãi 1 thứ tiếng cũng hơi chán rồi. Suốt hơn 20 năm, ngày nào cũng lải nhải, nhàm lắm rồi. Quả này về nhà buổi tối mình lại lập cập cắp tráp tới trung tâm ngoại ngữ. Hừm, gì cơ? Lập cập á? Có vẻ là mình ngày càng bị ám ảnh bởi tuổi già!
    Xáo tung lớp bụi quá khứ lên, ngậm ngùi là hệ quả đương nhiên. Nhưng nghĩ cho cùng, tất cả những cái ấy đều ko ĐÚNG với mình. Hì, vì nếu ko thì mình đã ko tìm mọi cách để dứt bỏ khỏi nó. Mà hình như là càng ngày càng thấy rất ít thứ Đúng với mình, hihi, hầu như là ko gì cả. Hình như là mình chỉ hợp duy nhất với sự cô độc, hợp với cảm xúc lặng lẽ ... chiêm ngưỡng bản thân. 1 kiểu bệnh tự yêu mù quáng, hội chứng Narxix trầm trọng!
    Dò mãi mới ra cái tên Narxix. Nhà tắt đèn hết rồi, tối om, mỗi ngọn đèn ngủ lờ mờ. Bê được cuốn thần thoại Hy Lạp vật vã trên giá xuống, giờ phụ lục, tìm mãi mới ra điển tích Narxix, đọc thiếu sáng, nhức cả mắt! Trí nhớ của mình thuộc loại trí nhớ hời hợt, rộng, nhưng nông. Đọc qua cái gì là ít khi quên, nhưng ko bao giờ nhớ chính xác, gì cũng láng máng. Hì, mà có khi đấy lại là cách đọc đúng cũng nên, cách đọc thực dụng, chỉ chắt thông tin chính, còn bã vứt bỏ. Nắm link được rồi, ai cần nhồi cả 1 trang web vào đầu làm gì. Quan trọng là biết rõ con đường tìm ra nó!
    Cũng ngồ ngộ. Mỗi khi viết đến chỗ nào đó cần trích dẫn mà tịt, lọ mọ lục giá sách, tìm đến đúng gáy cần thiết, rút ra, giở giở lật lật, thấy mình có phong thái của ... dân chuyên. Nhiều khi chính mẩu trích dẫn ấy, đặt trong nguyên tác, lại ko có được cái vẻ trang trọng, ko được đặt trên bục danh dự trải thảm đỏ như khi cắt dán. Thì nó đã được thổi phồng lên thành con ngoáo ộp, theo cảm xúc của người cắt, áp đảo tinh thần người đọc. Nó khi ấy đã mang trong mình bao nhiêu cái xuýt xoa, tán thưởng, ... giác ngộ của 1 con người rồi, buộc phải có sức nặng hơn.
    Hì, con người hay ở chỗ đó. Con người ko hiểu sao lại có sức hấp dẫn lớn tới vậy. "Lời cỏ cây" có 1 ý cực hay, đại loại thiên nhiên dù có nức lòng tới mấy, nhoằng cái là chán, nó vô cảm, chỉ có con người là tiềm ẩn cả tỉ thứ rối rắm tinh vi, thú vị! Mối quan hệ người - người đẻ ra ko biết bao nhiêu điều kỳ diệu trên quả đất này, chứ ko chỉ 1 con người mới! Nhà thờ Đức Bà Pari mà ko có thằng Gù thì giảm độ huyền bí quái dị đi nhiều lắm, 1 cái am nhỏ giữa rừng mà ko lóc cóc tiếng mõ của 1 nhà sư già thì ko còn ra cái vị gì. Tại sao tên 1 thành phố lại làm giật mình được? Tại sao 1 giọng nói, tại sao 1 cuốn sách, tại sao, thậm chí, chỉ 1 tờ giấy có vài nét chữ, hay 1 chiếc lá ép khô? Toàn thứ vớ vẩn cả! Chỉ vì nó đã gắn với 1 con người mà thôi, hoặc là nó gắn với chính bản thân mình. Cũng là người cả.
    Vì thế, chụp cho mình cái hội chứng Narxix là hơi oan! Co cụm, trốn chui trốn lủi, nhưng mình ko muốn về quê đi tu đâu. Đi tu còn phiễn nhiễu hơn, bạn tu này, thầy tu này, kính thưa các loại thí chủ nữa chứ, còn đông hơn đi chợ. Vẫn thích thành phố, vẫn thích ồn ào bụi bặm, nó hừng hực sinh khí người, nhưng lạ cái là ko thích có "quan hệ" gì với ai cả. 1 mình thì tự do thoải mái hơn?
    Hay là mấy cái trò mạng mọt này nó làm mình ko còn nhu cầu giao tiếp thực sự ngoài XH nữa? Yêu ghét gì cứ chui vào đây ỉa bãi, xong chui ra. Nhẹ! Chả ai biết là đứa nào mà réo chửi.
  3. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Quên. Mình muốn về nhà quá rồi đấy. Ở đây phù thũng cả người ra rồi đấy. Vừa xem *** and the city, cảm giác là nhạt! Mọi thứ, từ *** trở đi!
  4. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Đọc "Tôi thật thà với chính tôi" xong, phải thật thà thú nhận 1 điều là: thôi, từ bỏ giấc mộng văn chương đi!
    Hihi. Viết thế mới xứng là viết chứ. Đọc xong thấy mấy thứ "văn chương" mình dương dương tự đắc bấy lâu nay hóa ra chỉ là giẻ rách. Thiên chức viết phải dành cho những con người như thế, lau nhau bậu xậu biết điều giải tán hết đi, đỡ vướng!
    Được đào tạo bài bản này, hừng hực đam mê này, lê la sục sạo khắp nơi cùng chốn này, tài năng này ... 1 nhân vật trẻ, khỏe, vừa có Tâm , lại vừa có Tầm, cứ lùi lũi tiến đều, chắc như cua gạch, hội tụ đủ mọi tiêu chuẩn để đứng vững, thậm chí là làm được nền móng, đội lên trên nó những sức vóc vạm vỡ mới.
    Trai làng, cụ thể là Đường Lâm. Hì, mình biết 1 kiểu trai làng hao hao như này, 1 gã kiến trúc sư, làm chỗ công ty cũ của tri kỷ. Cũng lùi lũi thế. Sáng ngủ dậy là phải đánh 3 bát cơm, chặt bụng, ko có khái niệm khểnh khang cà fê cà fáo, phở cháo bún miến gì, cứ phải cơm, mà cứ phải 3 bát. Lành, hiền, nhưng quyết đoán, rõ ràng, làm ra làm. Kiểu người này ko say nói, chỉ say làm. Đã làm thì làm chắc cú. Cảm giác họ giống như 1 cục đá tảng, bão ... đời có xoay vần thế nào, vẫn cứ lùi lũi cắm đầu tiến về phía trước, ko cằn nhằn, ko ca thán, ko bỏ ngang chiến tuyến quay ra làm ... thơ. Họ, với sức vóc thực sự, với lao động bỏ ra thực sự, mang trong mình những giá trị chân chính.
    Nhà nông! Bổ nhát cuốc nào thì lõm hình lưỡi cuốc lên đất nhát ấy, phập nhát xẻng nào thì thiến ngọt vào đất nhát xẻng ấy, đâu có ngồi nói mà cày xong thửa ruộng được, phải làm, mà đã làm, là thấy luôn hiệu quả, là ... có hàng ngay, ko vật vờ, ko xa xôi. Chính người giới thiệu cũng phải nể 1 điều là: để ý ra, tất cả những mẩu chuyện nho nhỏ Hoàng kể, góp vui chỗ nọ, chỗ kia, cuối cùng đều thành tác phẩm hết, 1 bài bút ký, 1 bài phóng sự, ko "lọt" đi đâu tí nào. Kiểu người chắc chắn này họ nắm trọn tương lai trong chính đôi bàn tay khỏe mạnh của mình, ko có chuyện mơ mơ màng màng chú cuội cung giăng. Họ thực tế, và hiệu quả!
    Chả thế mà liếc cái danh sách tác phẩm đã xuất bản, suýt ngất. Dài dằng dặc! Mà mới ngoài 30 1 tí, mặt vẫn ... non choẹt. Tuy giá trị tác phẩm ko tính theo tiêu chí "lấy thịt đè người", nhưng 1 sức viết như thế cũng khiến người ta phải kiềng nể. Ko biết chúng nằm rải rác ở đâu nhỉ? Tình hình này về già chữ phải xếp đầy 1 gậm giường!
    1 vài bài nát, cả về tình tiết kết cấu, tất thảy đều vụn vặt uể oải, lắp ghép rời rạc, chắc viết trong thời gian cãi nhau với vợ, hoặc vợ nghén, vợ đẻ, hành chồng. Số còn lại cực kỳ ổn. Đặc biệt là mấy cảm hứng ngây ngất về vùng núi phía Bắc có thể ngấp nghé đánh bạn với cây đề Nguyễn Tuân, tràn trề uy lực! Xen giữa giọng kể tình cảm mà điềm đạm, tuôn chảy đặc, sệt, từ từ, thi thoảng lại "nẩy" lên những câu chữ sắc cạnh, gai góc, đánh thẳng vào trung tâm cảm giác. Nó độc, hiểm và sướng! Nó khoan sâu xuống tầng cảm xúc tươi mới phía bên dưới lớp bì chai, dầy, nơi mà chỉ 1 hơi thở nhẹ trườn qua cũng đủ khắc lại đường nét, nơi chằng chịt chồng chéo những dòng xung điện nhạy bén nhất, và cũng dễ tổn thương nhất!
    Tài năng như thế, được ... bao thầu bởi 1 tính cách cương nghị, kiên nhẫn như thế, lại được tung vào 1 môi trường giàu có như thế, làm người ta phải ... gác bút cũng phải. Hì, thì còn gì để mà viết nữa? Ai có điều kiện mò tới những nơi thâm sâu cùng cốc, toàn những vực mới cả đèo nghe tên đã ... kinh bỏ bố? Ai dám vác dao phạt bụi rậm để lần tìm những di tích bỏ quên giữa rừng núi âm u đại ngàn? Ai dám ngồi chén tạc chén thù với thổ phỉ, cả ngày lót dạ 5 chén rượu trắng, len lén chụp ảnh, viết bài? Mỗi bước đi là mỗi điều mới lạ, nhưng mỗi bước đi là mỗi cạm bẫy, mỗi hiểm nguy giăng sãn đón chờ, ai dám bước? Đọc những chân-tác-phẩm rồi mới thấy là, mấy cái hội đánh Camry đi du lịch, tay lái 1 bên là đùi gái non, 1 bên là ... đùi gà quay, dăm bông, xúc xích, bánh mỳ Pháp, đường nhựa bon bon, thật chả trông thấy nổi cái gì đáng để viết, càng ko đáng để đọc. Mà nhất là cái hội còn tứ đời ko nhấc mông khỏi cái màn hình máy tính, tức "văn sĩ vườn" như mình, , càng ko kiếm nổi nửa chữ đáng đọc. Ngồi đấy mà ôm mộng văn chương!
    Mừng! Hì. Phát hiện ra 1 giá trị hẳn là đích thực, mừng. Thời buổi lem nhem quá, giương mục kỉnh lên thấy gì cũng lèm nhèm, nay "sờ" được hẳn 1 cục sắc, nặng, tận tay vuốt các mép khối vuông vức của nó, mũi nhọn tì lõm cả vào da tay, yên tâm. Vẫn còn đôi chỗ lổn nhổn, mà ko sao, trẻ măng, cứ mài giũa dần mòn đi, có ngày thành cáo. Lớp cũ già rồi, rụng, rồi mục, lớp mới ko nhanh chóng cô đặc lại, cứ phập phùng, bùng nhùng, tróc lở như chơi, phải dần hình thành những nấc thang mới, sẵn sàng đặt chân lên được.
    Thời nào cũng cần những chứng nhân lịch sử xứng đáng. Thời oai hùng đau thương bi tráng cần, thời lộn xộn nhộn nhạo giành giật cũng cần, thời nào chả có giá trị của riêng nó, lớp sau khác hẳn lớp trước. Đại diện cho giá trị thời đại mới, thứ còn đang trong giai đoạn hình thành, bụi vũ trụ còn đang xoay vần vũ điệu cuồng loạn để đẻ ra 1 hành tinh mới ... , phải chăng là những tên tuổi như thế? Thực tâm, thực tài, và cũng thực danh!
    Hừm. Lại ngây ngất với cảm hứng thời cuộc vĩ đại! 1 cắc giắt đít còn chả có.
  5. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Hì, đã bảo là ném bút vứt đi, ko dám viết nữa, nhưng nhơ nhớ cái xó này, làm vài dòng gọi là khe khẽ thôi.
    Đêm SG lành lạnh, chong đèn lần mò mấy trang "Di cảo - Lưu Quang Vũ", tạm gọi là có tí âm hưởng ... lãng mạn. Giá là đêm Hà Nội thì hợp hơn, nhỉ? Hà Nội thu, man mác hoa sữa, Phan Đình Phùng rợp bóng sấu già ...
    Dạo này xếp lãng mạn vào nhóm tính từ tiêu cực, nên hiếm khi thả nó chạy rông. Có điều đêm rồi, ngày cũ đã qua, ngày mới chưa tới, cái khoanh thời gian lạc lõng này nó ko dính dáng với bất kỳ quyền lợi hay nghĩa vụ công dân nào. Nó vốn dành cho giấc ngủ, trống rỗng, vô nghĩa. Đối với trường hợp ko ngủ, đêm tự nhiên dôi ra, lồi ra, tự nhiên lãi, vì thế, phung phí vào mảng cảm xúc tiêu cực, cụ thể là lãng mạn 1 tí cũng ko đến nỗi cắn rứt!
    Di cảo, thơ của 1 người đã chết, thơ của bộ xương khô! Hì, bảo rồi, cơm gạo giật nước phát là trôi sạch, đời này chỉ có chữ là ở lại. Hừm, cái thời đói, và buồn ấy, nếu ko kèm thêm tí lãng mạn, chắc ko sống nổi. Cũng kỳ lạ! Trí tưởng tượng làm cho con người có thể tạo ra 1 thế giới mới khác với thế giới được nhìn thấy bằng mắt thường, có thể cô nén 1 ko gian mới trong 1 ko gian, với thể tích lớn hơn nhiều lần. Thế giới của chim là mây trời, thế giới của cá là sông biển, mỗi loài đều ko thể tưởng tượng được cùng song song tồn tại với thế giới của mình, còn có 1 thế giới làm bằng thứ vật chất khác. Loài người thì ko những thâu tóm cả 2 thế giới đó, ngoài mặt đất rộng lớn, còn sử dụng trí tưởng tượng của mình để mở rộng, đào sâu chúng hơn nữa. Ngoài mắt thấy, tai nghe, con người còn muốn mắt nghe, tai thấy, muốn mắt nhìn thấy âm thanh, muốn tai nghe được màu sắc. Bằng cảm nhận với 5 giác quan thông thường, cộng thêm giác quan thứ 6 vẫn còn chứa nhiều bí ẩn, người ta đã vẽ nên khá hoàn chỉnh, đầy đủ hình ảnh quả địa cầu. Người ta ko thỏa mãn, người ta còn muốn xáo trộn, hoán vị các chức năng này, muốn tư duy theo những nếp gấp hoàn toàn mới. Chúng vừa kịp hằn lên trong não thì người ta lại vội vã tìm kiếm những nếp nhăn khác để làm dày mãi lên, làm giàu mãi lên tầng tầng lớp lớp ko khí trong suốt mà thực ra là tràn trề màu sắc.
    Cần lãng mạn cho công việc ấy. Lãng đãng, tản mạn. Vứt ráo mọi ràng buộc đi, quên tiệt mọi khe rãnh quen thuộc đi, để suy nghĩ chảy tràn vào những miền tư duy căng mọng mới mẻ, 1 thế giới sâu trong thế giới sẽ được hé lộ. Ví như đang tản bộ trên vỉa hè, ai đó đột nhiên chổng mông, chúc đầu xuống, nhìn quang cảnh ở tư thế lộn ngược, để thấy thiên hạ tự nhiên đi bằng đầu cả, trời hóa đất, đất hóa trời, máu dồn cho đỏ lựng mặt, choáng váng ..., thì bởi vì đó là 1 người lãng mạn!
    Định tìm 1 câu thơ để kết cái tứ "lãng mạn" này mà mò mãi ko thấy. Dán được vào đây thì cực đắt. Ko thể nhớ ra là của ai, chỉ biết trong "thi nhân Việt Nam", chàng thi si này 1 buổi trưa bó gối nhìn vào ... ko khí, giỏng tai lên bắt những sóng âm mỏng mảnh nhất trót đi lạc tới gần, nghe thấy đủ thứ, nhưng trong vô vàn những xôn xao ấy, còn một cái gì đó, rõ lắm, nhưng ko thể tóm được, nhưng rõ ràng là có. Rồi trong 1 cái gì đó, lại có 1 cái gì, sâu hút như vực núi, dò dây mãi mà vẫn ko tới đáy. Cảm hứng bỡ ngỡ, ngây ngất của 1 tâm hồn tươi trẻ, đầy tò mò, ngưỡng mộ và khao khát khám phá vẻ kỳ diệu tột cùng của cuộc sống.
    Ko trách được. Đã gọi là thi sĩ! Chỉ thua thằng dở người chút xíu!
  6. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    A đây rồi cầy tơ bảy món!
    Có thế chứ, chỉ cần nhớ đường link, ko cần nhồi cả trang web, chốt 1 phát trong thi nhân VN, lục thể nào cũng thấy. Ra là bố Phạm Hầu, tên lạ hoắc nhỉ?
    [Ở giữa đời, Phạm Hầu là môt cái bóng, chân đi không để dấu trên đường đi. Người còn mải sống với mình và con người ta tưởng không có gì là một người giàu vô hạn. Lòng người là một vọng hải đài, người chỉ việc đứng trên đài mà ngắm: qua lại thiếu gì mây sớm gió chiều. Một buổi trưa bình yên người thấy:
    Có cái gì chuyển thay đây với đó,
    Một cái gì lên xuống mãi không thôi.
    Lắng càng lâu càng nghe mãi xa xôi...
    Một tiếng nhẹ trong tiếng nào nhẹ nữa.

    Chao ôi! Thi Nhân!
  7. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Về Tình Người, còm cho nhà bác Đông Ngàn xong mà về bứt rứt cả đêm. Hì, liệu mình có đủ tình người để còm cho 1 cái entry thấm đẫm tình người như thế hay ko? Có xứng đáng ko?
    Dạo này cuốc bộ qua SG center là ko mấy khi rút ví ra nữa. Chán quá rồi, chán lắm rồi! Ừ thì mình ăn cơm cũng nên cho thiên hạ húp tí cháo, 1 vài K có bõ bèn gì đâu, nhưng xỉa mãi ra cũng chán. Ngày nào cũng từng đấy cửa ải: đầu NKKN là 1 ông bác tóc bạc trụi lủi, chân tay run rẩy, có con xe đạp xanh dương dựng góc tường, tiếp là 1 bà cô gày đét si mo ôm đứa con đỏ hỏn, nữa 1 bà già tong teo "quắt như quả táo tàu", đối diện phía lề đường là 1 cụ ngồi xe lăn, chếch phía gốc cây là 1 cô người lùn, có hôm thấy cầm mấy thanh kẹo cao su chìa ra, có hôm lại thấy ngửa mũ, mặt mũi méo mó. Dạo này bổ sung thêm đồng chí trung niên gù, cả ức lẫn lưng đều ưỡn ra 1 cách vô tổ chức, vô kỷ luật, chân thì teo lại 1 cọng èo uột. Lác đác xen giữa đội hình đó là mấy thằng bé nhếch nhác, nằm, ngồi ngả ngón, tối Trung Thu vẫn vô tư duỗi thẳng cẳng đánh 1 giấc ngon lành sát mép tường. Đội ngũ đông đảo này có hôm họp đủ, có hôm cũng vắng mặt 1 vài đại diện. Có thể là do phân chia lại ... thị trường chăng?
    Ngày nào cũng vác túi ngang qua đó, ngày nào cũng lẩm nhẩm xem có đủ quân số ko. Đó là 1 quãng đường khá nặng nề. Cho thì cho mãi rồi, ko lẽ ngày nào cũng cho, lượt đi, còn lượt về, cắm cổ bước qua, cúi gằm mặt, cứ như mình vừa làm điều gì đáng xấu hổ. Hôm nào trời mưa, cả vỉa hè sạch bong, sạch cả bụi bặm, sạch cả ... ăn mày, có thể đường hoàng ngẩng cao đầu mà bước, ko bị tòa án lương tâm nào dúi cổ xuống cả, thấy nhẹ bẫng. Dần dà, cái "mớ" đời rách rưới ấy, lại trở thành cái gì đó phiền nhiễu. Giống ... Chí Phèo, :" Ai cho tao lương thiện?", 1 tối trăng thanh gió mát dạo chơi ngoài đường, tâm hồn trẻ trung phơi phới, mà cứ nghĩ tới cái quãng ấy thì xám xịt lại, đi chơi ai chả muốn vui, nhưng:" Ai cho tao vui?"
    Nhiều lúc ganh tị với bọn Tây, mấy nước Bắc Âu chẳng hạn, nơi có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới, phúc lợi XH tử tế nhất thế giới. Bọn nó thích vui thì vui, chứ ko cần hỏi:" Ai cho tao vui?" Thì xung quanh đâu có điều gì ngáng trở niềm vui tự nhiên ấy. Nghĩa vụ công dân thế giới cũng ko cấp bách, người chết đói như ngả rạ là ở mãi mấy xứ Phi Châu, hay ... Đông Nam Á, , có ngày ngày đập vào mắt, xông vào mũi, níu ống quần trên mỗi bước đi đâu.
    Hồi nào có bạn kết tội mình mắc bệnh tự sướng trầm trọng, và tuyên bố, đại loại từ lúc ngộ ra chân lý nào đó, bạn đã sống cực kỳ hạnh phúc. Ko trả lời, nhưng trong bài, mình có đả động 1 câu:" Cũng chả có gì nhiều lắm để nói với 1 người hạnh phúc!".
    Hihi, thì hạnh phúc là hết phim rồi còn gì nữa? Còn gì để chiếu? Các phần hậu sau đám cưới đều chỉ là cái đuôi lê thê rờm rạc, ăn theo danh tiếng phần đầu. Tiểu Phương trong "Khát vọng" nổi tiếng đã dứt khoát ko đồng ý làm tiếp Khát vọng 2, ai diễn tiếp thì diễn, cô nhất định ko diễn, nó mãi mãi chỉ khép lại ở bàn tay ngập ngừng đặt lên cánh cửa gỗ. Đóng phim lại bằng 1 động tác mở, chậc, nghệ thuật!
    Vậy là, còn đau khổ nghĩa là còn phim, hì, còn tranh đấu nghĩa là còn thứ để ... xem. "Chàng lạc quan" - Voltaire! Lại nẩy ra thêm 1 cái hội chứng Candide nữa à? Mới nghía thấy em này ở hiệu sách SG center chiều qua, nhỏ nhắn, xinh xắn và ... lạc quan!
    Về trách nhiệm XH, mình tâm đắc 1 câu vớ được trong "Chính thể đại diện", đại loại người cầm quyền thường muốn dân hoặc là ngu, để ko biết nói gì, hoặc là khôn, biết nói, nhưng chỉ nói những điều nằm trong tầm kiểm soát. Tóm lại là bi quan tới mức bàng quan. Tại ... số nó thế thôi. Làm tiếp viên quán bia ôm thì làm sao mà giữ mình trinh trắng được, cũng như làm quan thì giữ thế nào cho khỏi tham nhũng được. Quan có thể có ý kiến với gái mại dâm, rằng thì là mà mày tiếp khách nó in ít đi cho tao nhờ với chứ, nhưng quan làm sao mà có ý kiến với quan được. Lưỡi làm sao liếm được mũi!
    Mà vẫn vui. Ko ai cho vui cũng vẫn vui. Vẫn lạc quan và ngây thơ. Ko thì sống sao nổi? Kỳ này về nhà ko vẽ vời gì nữa hết, nghệ sĩ với chả nghệ siếc, chả ra xu mẹ nào, chuyên tâm ngồi ôm cái cửa hàng, sáng ra săm sắn dọn dẹp quét tước, phụ giúp ông bà già. Hì, mình từ bỏ được cái thói danh sĩ hão huyền rồi đấy. Từ giờ nếu có ai hỏi mình làm nghề gì, mình sẽ vênh mặt lên trả lời:" Tao làm nghề bán đồng hồ."
    Hì, nghề này ko đòi hỏi bất cứ bằng cấp, trình độ gì, lại ko làm dưới quyền của ai. Chủ cửa hàng là bố, nhưng bố sợ mẹ, còn mẹ lại sợ mình, hóa ra mình là to nhất. Xác định được thế nhẹ đầu. Còn thì cứ cầm kỳ thi họa như mình thích, vào lúc rảnh, chơi bời cảnh vẻ, gọi là có tí tâm hồn. Mộng văn chương, thơ phú, nhạc họa á? Lạy hồn! Ôm với chả ấp!
    Tập "Di cảo" tệ quá! Bọn làm sách thật ko có tí lương tâm nào. Người sống đã đành, đây là bản thảo của người chết, ít nhiều có tí tôn trọng chứ. Bìa sách khá ổn, màu đỏ nồng cháy, nhưng lại nâu trầm đi, sóng ngầm, có cái gáy là hơi lạc điệu, vô duyên. In ấn cũng được, phông chữ vừa mắt, kỹ thuật ko có vấn đề, duy chỉ có cái đầu của bọn biên tập là có vấn đề. Thằng nào chịu trách nhiệm sửa bản in ko biết? Chính tả sai be bét! Sai những lỗi khó tin. Phần "Nhật ký" có thể đổ lỗi cho nguyên bản, tức là bác Vũ nhà ta viết sai chính tả, nhà sách cũng phải in sai theo cho nó ... chất, nhưng tới phụ lục, mấy bài viết đầy tình cảm trân trọng, thương mến đối với nhà thơ cũng lẫn lộn phụ âm lung tung thì ko hiểu là có dụng ý gì? Hay anh Vũ viết sai suốt, bọn tôi là bạn anh Vũ, cũng phải viết sai cho nó thêm phần đoàn kết thân ái? Chịu ko hiểu được. Mình mà được làm sách, mình sẽ "cứu" những tác phẩm đáng được cứu như thế này. Mà người ta đã nằm sâu dưới mấy thước đất rồi, có chút tinh túy rút gan rút ruột giãi bày với đời, ko làm ăn cho nó nghiêm chỉnh 1 tí được à? Nhất là với 1 tài năng bạc mệnh như thế? Báng bổ!
    Về chính tả, các phụ âm của mình cũng thật là rầy rà. Nhớ trong "Anh hùng", chữ KIẾM của Trung Quốc thời đó có tới 20 cách viết, Tần Thủy Hoàng bảo sao phải nhiêu khê thế, tớ mà thâu tóm xong thiên hạ, tớ đổi về hết 1 kiểu chữ, thống nhất. Tự nhiên lan man ra là: sao D, GI, R ko quy hết về 1 mối nhỉ? S, X cũng thế. Phát âm thì y hệt nhau, mà viết thì lại khác nhau. Hì, nếu thế thật thì quả là 1 bước chuyển đổi long trời lở đất. Giờ nhìn lại tờ văn bản cũ, ***** ký tên Nguyễn Ái Kuốc, thấy ngớ hết cả ngẩn! Cuối cùng thì ai đã danh chính ngôn thuận quy định Quốc, chứ ko phải là Kuốc nhỉ? Hay đa số dùng thì nó biến thành chính thống? Cái này phải thư gửi lên viện Ngôn Ngữ Học.
    Ừm, nhớ 1 dạo xưa xưa rồi, mình tong tong phóng xe máy vèo qua viện Ngôn ngữ học, nhớ láng máng ấn tượng bức tường lụp sụp, tiêu điều, cái cổng sắt cũ gỉ, gác bảo vệ tiều tụy, vài bác già lụ khụ tóc bạc trán hói đang dắt xe đạp ra cổng, chạnh lòng. Đấy là những người đã, và đang bảo vệ nguồn ngôn ngữ, vốn văn hóa quý giá của dân tộc. Có điều đứa trẻ lên 2 cũng đã tự nhiên biết nói rồi, đâm tiếng nói nó thành cái gì hiển nhiên quá, và cũng vô giá trị quá. Viện ngôn ngữ học trở thành 1 thứ quái thai, 1 cái ung bướu thừa, vướng víu, trong thời buổi nhan nhản ... xì tin này. Người theo được ngành ấy toàn những lão thành cách mạng, người trẻ thì hoặc là con ông cháu cha, truyền nghề theo kiểu nghề thủ công, quen tay ko cần suy nghĩ, hoặc là bất tài, hấp, dở hơi, 1 số rất ít còn lại là nhiệt huyết hiếm có! Để có được nhiệt huyết này, trước hết phải có 1 năng lực nhất định, đủ để nhận thức được sứ mệnh "ung bướu thừa" của mình, từ nhận thức này đương nhiên sẽ kéo theo niềm say mê nghiên cứu vô tư, hồn nhiên. Thật may mắn vì XH, ko hiểu lý do gì, lại vẫn còn sót lại được những thể loại người ngây thơ này, dù chỉ là "1 số rất ít còn lại". Hết sức mờ nhạt, nhưng mình vẫn tin 1 điều, 1 điều mà họ chưa chắc đã tin, và cũng ko lấy đó làm mục tiêu cho mồ hôi nước mắt của mình: trong tương lai, giá trị thực sự của những con người ngây thơ này sẽ được khẳng định!
    Cần lãng mạn, còn cần cả ngây thơ nữa, toàn các phẩm chất dễ bị lừa cả!
  8. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Vật vờ qua blog Tihin, thấy có cái entry áo dài nuột quá, tức cảnh:
    Đẹp quá chị ạ! Cái áo dài nhà mình thật lạ, thiếu nữ mặc đẹp đã đành, bà già tóc bạc phơ rồi khoác cái áo dài vào vẫn ra dáng. Rồi người đẹp mặc đẹp đã đành, người xấu thướt tha cái áo dài vẫn làm khách đi đường phải ngoái nhìn. Nói vụng chứ, gái bán hoa lột bỏ mini juýp, tất lưới đi, nhuộm lại mớ tóc vàng hoe thành đen nhánh, cài xong cái khuy cuối cùng cùng tấm áo dài cổ truyền, nhân phẩm lỡ đánh rơi mất có khi lại theo một thoảng gió nhẹ len lén trở về. Bởi tà áo dài ướp trong mỗi nếp gấp kín đáo của nó bao hơi thở đằm thắm, nền nã, nết na của người phụ nữ Việt Nam mình, của truyền thống dân tộc nghiêm kính ngàn đời.
    Hihi, như thật!
    Thế mà mình chưa bao giờ may 1 cái áo dài nào. Hừm, rồi thể nào cũng có bữa! Cổ điển mà, ko mê áo dài mới là lạ. Giới ca sĩ hát nhạc truyền thống cũng tuyền áo dài, nhưng phải loại áo như của em Hương Mơ mới sợ. Híc! Bắt quả tang mấy lần ở "Aladin" ven Yên Phụ, choáng! Tóc thì búi chặt sau gáy, cấm có cái nào lòa xòa gọi là. Áo thì nâu, lùng phùng y như áo thầy tu, dầy, thô 1 cục, cấm có lấp lánh vòng hột gì. Mà vẫn đẹp, vẫn lặng cả 1 góc sân khấu.
    Về bản lĩnh, mình chấm nàng Hương Mơ này. Thời buổi người ta đi xem nhạc, chứ ko phải là nghe nhạc như hiện nay mà dám khư khư bộ áo thầy chùa ấy thì quá bản lĩnh! Đến nam ca sĩ còn môi son má phấn rực rỡ, còn mát mẻ hở hang! Gái gợi, trai cũng phải gợi, ko ... mất phần.
    Tầm này năm ngoái hẹn với tri kỷ mỗi đứa xí xớn 1 bộ áo dài, mùng 1 Tết có hàng xúng xính lễ chùa, mà tượt. Tri kỷ thì vẫn trúng, là 1 bộ áo giản dị, chấm bi, hihi, ngộ nghĩnh phải biết. Cái mặt tròn xoe, cái mắt tròn xoe ấy ấy mà lại còn chơi chấm bi nữa thì chỉ có ... lăn. Mình thì sao nhỉ? Chắc chắn ko phải chấm bi, nhưng cũng ko phải hồng hồng tuyết tuyết giống đa phần áo dài tân thời bây giờ. Vẫn nhớ mãi hình ảnh 1 cô gái Hà Nội trong 1 vở kịch, tóc dài kẹp phồng phồng, tay xách chiếc làn nhỏ, cái áo dài gọn ghẽ, khỏe khoắn nền trắng, in hình những bông hoa nhỏ màu xanh, giống kiểu họa tiết in trên những chiếc áo giản dị, cổ bẻ cánh sen, hàng cúc nhựa, 2 cái túi xinh xinh ngoan ngoãn đính trước vạt của những bé gái ngày trước. Hì, lại là ngày trước.
    Thì cổ điển, cổ điển ko chối cãi vào đâu được, dù hơi bố lếu bố láo tí, chắc tân cổ giao duyên, mới đẻ ra cái thể loại dị hợm thế này. Ko trách mình được, lỗi này thuộc về ... cơ chế!
  9. kid1314

    kid1314 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0

  10. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Lơ đãng rê ngón tay trỏ dọc thay dãy gáy sách xanh đỏ tím vàng thập cẩm trên giá, thấy 1 cái gáy màu trắng đục, cháo lòng, cũ kỹ, rút ra. Chậc! Up!
    Được tặng sách theo nghĩa hẳn hoi, tức là đang yên đang lành có đứa chìa cuốn sách ra trước mặt mình, nhăn nhở:" tặng đằng ấy này", thì mình chỉ có duy nhất cuốn đó, chỉ duy nhất có Up, duy nhất có Mactin Idơn - Jac Lơndơn.
    Đó là tên viết tắt của nick Underpressure - dưới áp lực. Hồi diễn đàn cũ nick mình viết tắt là Ob, bảo hắn: bạn của Ob thì gọi là Up cho nó đẹp đôi. Ko rõ hắn 79 hay 80, hay 81, tầm đó, hỏi thì chỉ bảo là:" chắc chắn tớ hơn tuổi Ob".
    Mà mình chưa bao giờ gọi Up là Up, chỉ gọi là cậu. Hì, mặt trơ trán bóng, có bạn kac phải gần 40 rồi, vẫn tớ tớ cậu cậu. Ai hơn mình chừng trên dưới 10, 15 tuổi 1 tí mà đặt vấn đề xưng hô thì thấy ... lạ lùng lắm. Hihi, mình hình như chuẩn bị cho tuổi già quá sớm!
    Nhà XB Văn học - 1986, vào năm mình 4 tuổi, và mình cầm nó trong tay vào 20 năm sau, loại giấy gì, chữ in nhòe nhoẹt thế nào ai cũng biết rồi, khỏi cần tả. Hồi được tặng cũng chả có cảm xúc gì mấy, chỉ 2 năm sau, tức vài phút trước đây, lật trang đầu tiên thấy dòng chữ đề tặng, loại chữ khá đẹp, sắc sảo, phóng khoáng:" Tặng Ob nhân dịp chúng ta trở thành bạn", bồi hồi.
    Mới 2 năm thôi, nhưng in hằn trên nền giấy cũ nâu xỉn, gồ ghề, những con chữ hình như cũng trở nên xa xôi hơn rất nhiều, cứ như đã ... 20 năm. Cũng phải, thời đại tên lửa, 1 năm = 10 năm, giờ người trẻ mấy ai còn tặng sách, còn trân trọng nắn nót vài dòng trang đầu tiên nữa. Có tặng thì cũng là mấy thể loại "chuyện tình NY", "phải lấy người như anh", nó so với 1 bộ váy áo, 1 tờ tạp chí làm đẹp, hay 1 đôi guốc cao gót mà chị em líu ríu tặng cho nhau, về căn bản là ko có gì khác.
    ..........................
    Được parusa sửa chữa / chuyển vào 13:29 ngày 14/10/2008

Chia sẻ trang này