1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SAY

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi DACAM, 13/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    "Tự thú" làm mình sau 1 năm đi lòng vòng, lại quay trở lại mốc đầu tiên: chán đời!
    Hì, cơ mà chán đời giờ cao cấp hơn, mang 1 vẻ ... uyên bác hơn.
    Trước ko biết gì, thì lại tưởng là biết tất cả, và xét thấy cái tất cả đó ko có gì hứng thú, nên chán. Sau bắt đầu tìm hiểu, biết được nhiều hơn, nhưng cuối cùng vẫn dẫn đến chán, bởi vì tổng khối có thể biết ấy, cũng chả bõ bèn gì so với ko thể biết, giả dụ mà có thông hiểu được toàn bộ tri thức có trên đời này, tăm tối vẫn hoàn tăm tối.
    Khôn ngoan nhất là xoay sang chủ nghĩa ... thần bí. Về nguồn gốc và tương lai của hiện hữu, trước mình tuyên bố 1 câu rằng:" khởi đầu là 1 khái niệm ********, vì nếu có khởi đầu thì phải có cái gì đẻ ra cái khởi đầu đó", giờ xin được rút lại. Hì hì, đúng là nếu Chúa tạo ra tất cả thì ai tạo ra Chúa, nhưng có lẽ câu hỏi này nó ko đúng. Nếu cứ theo cách suy luận đó thì chắc chắn tịt hẳn, ức chế, chi bằng xoay sang thế này:" ko phải là ko thể tìm được câu trả lời, mà là câu hỏi bị sai." Tại sao lại sai thì vì 5 giác quan rưỡi vẫn còn quá ít cho việc đặt được 1 câu hỏi đúng.
    Big bang chả giải quyết gì. Họ nói rằng ko thể có cái gì trước Big bang vì từ vụ nổ ấy mới đẻ ra ko gian và thời gian. Ko có ko gian thì làm gì có cái gì trong ấy, ko có thời gian thì làm gì có cái gì là trước, sau. Nhưng phát biểu thế quá bằng ấn củ đấm vào mõm cử tọa. Ko nuốt được!
    Các vĩ nhân sáng láng nhất thường tuyên bố:" tôi chả biết gì". Đấy ko phải khiêm tốn, mình nghĩ là họ ko biết gì thật. Càng đâm đầu vào tìm hiểu thì càng thấy ngu, cuối cùng ngậm ngùi ôm tạm chủ nghĩa thần bí, thừa nhận khả năng quá hạn chế của mình.
    Noi gương các vị ấy, thôi ko cần tìm tòi cái gì nữa, nhảy bộp 1 phát sang chủ nghĩa thần bí cho tiện.
    Hậu quả kéo theo: thực tại chỉ là "ảo ảnh lừa dối". Cú hích ngoạn mục này đúng là búng choách 1 cái cho mình bật tung khỏi cuộc sống bình thường. Mình ko còn nghĩ giống 1 tí nào với tất cả mọi người trong nhà. Bố mẹ đang hăm hở chuyến du lịch Campuchia, anh thì đang mơ mộng con laptop mới, tiện chơi game, chị thì mở mồm ra là anh rể, Cún ko nói làm gì, sinh vật chưa hoàn thiện, tất cả những "ảo ảnh lừa dối" ấy ko có 1 mảy may ấn tượng với mình, nhạt nhẽo, vô nghĩa!
    Nhưng mình vẫn dễ chịu với cuộc sống ở nhà, nó rất bình thường. Bình thường đủ để ko phải quan tâm gì đến nó, loanh quanh làm vài việc vặt cũng vui vui. Thế cái gì là mối quan tâm chính của mình? Hì, người theo chủ nghĩa thần bí thì còn quan tâm tới cái gì nữa, ngoài thần bí?
    Nhìn vào đâu để tìm kiếm điều này? Ko biết. Ko hẳn chỉ là nhìn, nhìn chỉ sử dụng có 1 giác quan. Thần bí ko phải là 1 kiểu mê tín dị đoan, nó là mảng "vật chất tối" bí ẩn chiếm tới 95% tổng khối tích vũ trụ, nó là rất nhiều, rất nhiều những điều kỳ lạ ko thể tưởng tượng được. Để cảm nhận cái thế giới chìm này, chắc phải nhạy tới từng cái lông.
    Ko biết, nhưng tin là có, thế là đủ chết rồi. Ăn nhau chỉ bởi 1 chữ tin đó mà thôi. Đã ko tin thì ko làm sao mà tin được, đã tin rồi thì cũng ko thể nào mà ko tin. Làm thế nào để chạm được vào cái tin ấy nhỉ? Sư ăn chay niệm Phật để mong 1 ngày nhìn được Phật, còn sự thần bí, híc, chắc ko phải là 1 người bình thường, mà biến tướng ra 1 dạng quái thai, mới thấy được.
    Hừ, cái tư tưởng này chỉ tổ làm mình càng ngày càng lủi thủi hơn. Nhưng đã quá cái ngưỡng mình muốn quay trở lại rồi, quay lại làm gì cái "ảo ảnh lừa dối". Thôi tu cũng tốt chứ sao, trước mình đòi đi tu vì chán đời, ko phải vì đức tin. Dẹp, dẹp tất tật các thể loại Úc iếc Mỹ miếc chồng con chồng kiếc, ko can hệ đến sự đời nữa.
    Nhưng ăn thì vẫn phải đều đặn ngày 3 bữa.

  2. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Thi thoảng mình sợ là mình phát biểu hơi giống bố tướng thiên hạ. Nhưng việc đáng sợ hơn là: mình bố tướng thật.
    Đúng là càng ngày càng thấy ko cần phải sợ ai, cũng như hoàn toàn ko có nhu cầu phải sợ ai. Ko 1 ai trực tiếp can hệ đến bát cơm của mình, ngoài bố mẹ. Bố mẹ phải sợ những ai mình ko biết, còn bản thân mình thì đúng là ko coi ai ra gì.
    Sau này khi phải tự kiếm miếng rồi chắc là mình bớt ngông cuồng đi, nhưng cố gắng xoay nghề nào càng ít phải sợ càng tốt.
    Đọc mục tâm sự mẹ chồng nàng dâu ở vnexpress mà tức mình. Mẹ chồng đâu có nuôi con dâu ngày nào, cho nên nếu đối xử tốt thì con dâu hẵng tốt, còn ko thì quên đi nhé, trước pháp luật tất cả đều bình đẳng. Người quan hệ với người là phải dựa trên thành ý, dựa trên nhân cách, dựa trên mức độ tôn trọng lẫn nhau, vin vào bất kỳ danh phận nào để ra oai tác quái là hết sức ấu trĩ thiển cận, phi lý. Người nào chả là người, chả có quyền riêng của mình, vui vẻ thì hợp tác, ko thì khỏi cần nhìn mặt nhau, đơn giản!
    Hì, ko người con gái Việt Nam tẹo nào, nhỉ? Cũng đồng nghĩa với việc ko thuộc số phụ nữ kém hạnh phúc so với đàn ông. Cả thang đánh giá hạnh phúc theo số giờ xem ti vi cũng có lợi cho mình. Người càng hạnh phúc thì càng ít xem ti vi, ít lệ thuộc vào ti vi. Ngược lại, người hay buồn chán thì bám lấy ti vi để giải sầu. Người hầu như ko bao giờ xem ti vi như mình thì chắc là phải thuộc hạng cực kỳ hạnh phúc.
    Ở nhà 1 ngày trôi thật nhanh. Mẹ phải vào kia thay ca cho mình rồi, loanh quanh mấy bữa cơm cũng hết xoẳn. Đúng là con gái giống bố thật. Hồi chiều lúc loay hoay lau bụi cái vỏ đàn lôi từ xó mạng nhện chằng chịt, mình thấy mình giống bố ghê gớm. Bố cũng hay lúc rảnh rỗi mày mò cái gì đem ra sân lau rửa, sửa chữa. Mẹ và anh thì ko bao giờ có cái kiểu hí húi ấy, lúc nào cũng hoặc là ngồi ko, hoặc là vận động rầm rầm, ko kiểu tỉ tê mân mê nhẩn nha sờ nắn cái gì. Làm mấy thứ lặt vặt này nhẹ nhàng, mà thư thả, nhất là vào ngày đầu đông nắng ấm, khô hanh, gió mát, dọn dẹp phơi phong tí là khô, sạch sẽ.
    Mình nghĩ thì toàn thích nghĩ việc lớn, mà làm thì toàn thích làm việc bé.

  3. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Nấu cơm được có 1 buổi mình đã thấy chán. Căn bản là mình ko coi trọng việc ăn uống.
    Mà vẫn béo ú. Hi, tại thức ăn ngon toàn bày sẵn ra trước mặt, ăn hay ko cũng thế. Còn nếu phải đánh đổi 1 số năng lượng, thời gian nào đó cho cái sự ăn đấy, thì mình ko đổi. Mình mà ở 1 mình thì chẳng khác gì thằng Nhác:
    Cô bác xót thương
    Kêu cho nắm gạo
    Bỏ mồm trệu trạo
    Sợ nấu mất công
    Chiều đi Big C mua mắm phải tranh thủ kiếm 1 cái tạp dề, ko dầu mỡ nước non bắn vào áo. Khoái khẩu của mình là món đậu rán. Đậu non mịn như tàu pha, nước mắm chin su bỏ ít hạt tiêu, chấm vừa mõm. Gạo nhà ngon thật. Gạo trong kia dẻo như gạo nếp, lúc đầu nhai thì thích nhưng chả có vị gì mấy. Gạo này dài, thon, nhỏ hạt, nấu khô khô, nhai kỹ, thơm nức. Ừm, cái mùi thơm đấy thanh thanh thế nào, làm mình chẳng muốn đụng đũa vào đồ ăn mặn.
    Hừm, tỷ phú thời gian mà lúc nào cũng nhăn mặt phán: "Mất thời gian!"
    Cái mùi dầu mỡ này át hết cả mùi ... sách bám ở áo mình, cho nên hồi sáng đã phải đi lùng ngay 1 cuốn mới. Nhà sách Tiền Phong cũng vật vã lắm chứ, đâu có thua chị kém em. Thửa 1 cuốn khá ... nặng mùi: "Phê phán năng lực phán đoán", cho nó át bớt đậu rán đi.
    Loại ấy mới đáng tiền! Tính rồi, mình sẽ móm nặng từ giờ đến Tết, bởi thế cái cục khó nhằn này sẽ đáp ứng đủ nhu cầu ghiền chữ của mình suốt 2 tháng tới. Sách Vh kể cả loại khó đọc nhất cũng ko ăn thua gì so với thành phần này, chỉ tầm 1 tuần là hết veo. Như truyện chưởng thì còn phí tiền nữa. Từ hồi lớp 5, mình đã ko còn đọc truyện chưởng, hết tuổi . Dạo lớp 4, 10 tuổi là say sưa nhất, 1 ngày đọc bét nhất là 1 bộ 2 cuốn. Tình hình ấy thì cứ cho là chỉ 10K 1 cuốn truyện chưởng đi, cũng thiệt hại kinh tế đáng kể. Với lại, loại sách mà đứa trẻ con khi lên 10 tuổi đã có thể hiểu được, thì khi lớn gấp 3 lần số ấy, nó ko cần phải quan tâm đến mảng sách ko còn phù hợp này nữa.
    Hì, mình có phải là giải trí đâu, mà cần được phục vụ. Mình ko thích được phục vụ, các cuốn sách ko cần phải ve vuốt, mua vui, nhằm giết thời gian, nó phải dạy. Mà muốn dạy, nó phải chứa thứ mình chưa biết, chưa hiểu. Mình ko đọc truyện chưởng, vì mình còn viết được truyện chưởng ấy chứ.
    Với nhà buôn bán thì sách là cái gì ngớ ngẩn lắm, nó ko ra tiền, nên bố ngạc nhiên là mình mua sách làm gì. Thì nhãn tiền là ko để làm gì thật, có chăng là nó chỉ làm người đọc sách thấy mình ... to lên. Hì, ăn nhiều cơm thì bụng to lên, còn ăn nhiều sách thì đầu to lên. Đầu to cũng tốt, miễn là đừng to quá, ko đội vừa mũ bảo hiểm, công an tóm chết.
    Nhưng chẳng lẽ bố ko thấy là anh cả đời chẳng đọc cuốn sách nào, nên ngay cả việc đi đái xong cần phải giật nước cũng ko biết? Nhà cứ 1 người chuyên đái, 1 người chuyên giật nước. Đấy, đấy chính là 1 trong những lý do cần phải đọc sách!
    Đầu to mà chân tay teo, thế nên nghĩ thì nghĩ việc lớn, mà làm thì chỉ làm việc bé.

  4. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Tối ngồi trông hàng, rét, buồn buồn.
    Buồn buồn thôi chứ ko phải là buồn hẳn hoi, chiều ngồi bến sông, gió lạnh, lục bình dạt kín cả lối xuống phà, sóng ì oạp, cũng buồn buồn. Hì, người chứ có phải đá đâu, cảnh đìu hiu thế mà trơ ngỗng ỉa được thì đừng mở mồm ra bàn về nghệ thuật, nhưng buồn tơi tả như dạo trước thì ko bao giờ. Người ... duy lý hiểu rằng: buồn đó là 1 triệu chứng bình thường, buồn là kết quả của sự tương tác giữa ngoại cảnh bên ngoài và các tế bào thần kinh, vui cũng vậy, về phản ứng này người chẳng khác gì chó, buồn thì cụp đuôi, vui thì ngoáy tít mù. Có khác thì chẳng qua chó buồn vui vì mỗi cục xương, còn nguyên nhân ở người có phức tạp hơn chút ít, nhưng bản chất là giống nhau.
    Tệ cái là dù có duy lý thế nào chăng nữa, buồn buồn thì vẫn hoàn buồn buồn.
    Chiều tâng cầu 1 mình. Nhác thấy cái bóng dong dỏng dễ nhận của "cậu bé vàng" nhưng tặc lưỡi bỏ qua. Vàng bạc gì! Hừm, mình giờ theo chủ nghĩa thần bí rồi mà, , có bao giờ thấy người thần bí khoác vai vít cổ bạn bè cười sằng sặc gì đâu, người thần bí điều kiện tiên quyết là lúc nào cũng hoạt động âm thầm, đơn độc, thế mới ra dáng bí hiểm.
    Chui vào 1 góc tối tăm nhất của sân nhà Văn Hóa, 1 bên là sân cỏ bỏ hoang, gió vi vút, xa xa có đám chơi bóng rổ, 1 bên là tụ điểm bi-a ế ẩm, hắt cái bóng đèn tuýp nhợt nhạt. Mình tâng cầu nhờ vào cái quầng sáng mờ mờ như ngôi nhà ma này. Quãng ấy chẳng ai qua lại, người đi bộ cũng vòng ở đường ngoài. Hihi, thực là 1 chỗ sinh ra để dành cho người thần bí.
    Trên đầu là "vầng khăng khuyết" nữa chứ. Rằm này nhất định phải ra biển, mình thích biển mùa đông hơn mùa hè, vắng. Căn đúng rằm ko phải vì trăng trên biển, mà vì ... bánh đa. Đền Bà Đế cứ mùng 1 ngày rằm là đông lắm, người ta nướng bánh đa bán, giòn tan, ngon tuyệt. Có khi vác thêm cái đàn ra ngồi tình tang ở bãi đá cho nó đúng chất, harmonica thì gọn nhẹ hơn, nhưng mồm bận nhai bánh mất rồi, vừa ăn vừa thổi thì bẩn lắm, bựa bắn hết vào lỗ kèn.
    Ở sông thì được, chiều nào trước khi đá cầu mình cũng sẽ rẽ ra sông, cảnh ấy, người này mà thổi kèn thì đúng điệu. Mà công nhận chiều mùa đông heo hắt se sắt ngồi bó gối ở bến sông đúng kiểu, dõi mắt ra xa xa, phà dập dềnh, đò bập bềnh, mênh mênh mang mang.
    Mình đúng là ko phải loại để lấy làm vợ, hihi, toàn ... người trời ko. Mơ mộng là 1 chuyện, tệ hơn cả là mê sách, nhồi vào đầu hàng tỉ thứ chủ nghĩa kinh dị, nói chuyện với loại gái nhồi triết là rất khó chịu, thì ai mà tiêu hóa nổi loại triết nhồi ... gái!
    Dọn hàng rồi.

  5. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Vừa xem xong 300. Choáng váng!
    Thực bi tráng! Đúng chất anh hùng ca mình ngưỡng mộ. Chém giết tóe lóe nhưng được cái ... nghệ thuật, ko rợn, tí phẩm đỏ ăn thua gì. Bù lại, rất nhiều màu trắng tinh khiết. Bọn Tây công nhận giữ răng tốt thật, hay chúng nó đi nha sĩ tút lại hết? Đều chằn chặn, trắng bóng, tuyệt đẹp!
    Vì chuyển tải được nét chính yếu, cái hồn của cốt truyện, nên có thể bỏ qua... vài lỗi. Hì, mình cứ như xem phim chỉ để bắt lỗi. Lỗi kỹ thuật vớ vẩn thôi. Ví dụ con tê giác khổng lồ ko phải là xương thịt thật thì đừng quay sát thế chứ, đèn sáng soi rõ cái vải gai bọc ngoài, thú nhồi bông! Hay cảnh giả quá, phập phà phập phù, nhẹ hều, thổi cái là bay, chém giết ko rùng rợn nổi vì dỏm quá, so với các bom tấn khác thì hơi neo người thật, neo tiền thật. Đoạn cuối sắp thành Chúa Giêsu đóng đinh trên giá với các thiên sứ à? Hơi gượng ép. Cái anh chột mắt rõ là tóc vàng hoe Australia, sparta thế khỉ nào được, ko ra giống người ấy. Ai bảo bị quen mặt. Trừ phi mình nhầm.
    Mà vẫn nuột kinh, các góc quay, những đoạn quay chậm sướng mắt. Về tinh thần Sparta thì mình cũng có nghe qua, về tính cách và phản ứng của mọi nhân vật cũng thấy xuôi cả, vị vua anh hùng, nữ hoàng Hillary Clinton, sự trung thành, sự phản bội ..., thảy đều hợp lý, duy có nhân vật thằng gù xấu xí là hơi gờn gợn.
    Nhà làm phim muốn người xem hiểu điều gì nhỉ? Lúc đầu nó đã ko quản ngại lê lết theo 300, bị từ chối, đã bỏ theo bên Ba Tư. Xấu người, xấu cả nết thì rõ rồi, , nhưng tại sao cái yêu cầu cuối cùng của nó lại là: cho tôi 1 bộ ĐỒNG PHỤC?
    Lúc đầu thì cố mặc áo choàng đỏ, đeo khiên vác giáo cho giống hệt đội 300, sau lại đội mũ quàng khăn giống y hệt bọn Ba Tư. Nó có sợ chết ko nhỉ? Chắc là ko, bởi nếu thế thì ở nhà đắp chăn cho khỏe. Nó xấu xí và bị hắt hủi, nó muốn được ở trong 1 đội, nó muốn có đồng phục, nó muốn thuộc về 1 nhóm, nó cần cái hình thức rờm rạc xác định nó thuộc về nhóm nào đó, đảm bảo cho nó đứng trong 1 đội hình nào đó.
    Nó ko có giá trị của riêng bản thân, nó mượn giá trị ở bên ngoài để lấp cái lỗ hổng bên trong mình.
    Đâu phải đeo khiên vác giáo là thành 1 chiến binh, cũng như chưa hẳn đội mũ đeo khuyên đã thành Ba Tư. Đoạn cuối chú cũng biết cúi đầu nhăn mặt đau khổ 1 cái. Bi kịch của người ko hề có nội dung và lý tưởng sống chỉ là đi vay mượn! Gã gù đấy cuối cùng cũng ko thể trở thành cái gì ngoài chính bản thân hắn, ngoài 1 con người có hình dáng như thế, đã sinh ra ở 1 nơi như thế và lớn lên trong 1 hoàn cảnh như thế. Ko gì biến đổi được toàn bộ gốc rễ ấy, kể cả là 1 bộ đồng phục, 1 nhãn mác, 1 quả chuông, tất tật ...
    Chẳng biết là có phải họ muốn mình hiểu điều đó ko, nhưng mình cứ liên miên lan man ra thế, cho nó ra vẻ phân tích. Cũng tại ám ảnh sự vay mượn ngu ngốc này. Bản thân mình cũng đã từng vay mượn, sẽ hay ko thì còn đang cố gắng, và nhìn xung quanh cũng thấy hàng bao nhiêu người đang khổ sở vác cái bi kịch vay mượn.
    "Ở đời phải biết mình là ai" thật ko dễ chút nào.
    Đỏ cho nó ... Spartan way.

  6. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Về mấy hôm rồi, tối nay mới lượn phố. Chà, xao xác man mác tan tác, rõ là tối mùa đông đáng tiền của miền Bắc!
    Mạn Big C đường 4 làn thênh thang, 2 bên là đồng cỏ bỏ hoang, gió cứ gọi là. Xa xa lác đác mấy cái nhà khuất trong lùm cây tối, hắt ánh đèn hiu quạnh, vắng vẻ. Về đến đầu ngã 6 tự nhiên khịt khịt mũi vì mùi trầu cay sực ùa vào, 1 bà già nhà quê chính hiệu, áo nâu quần đen, đầu vấn khăn, tay khoác cái túi dứa, mồm móm mém răng đen sì nước trầu đỏ quạch, nhon nhón cuốc bộ ven đường. Chắc ăn xin, chứ người già tầm này còn ra đường làm gì nữa. Tự nhiên lan man là tầm 10 năm nữa thôi, tất cả những di ảnh còn sót lại của cái thời nửa phong kiến nửa thuộc địa này sẽ ra tro hết, bà già tầm bu mình là cũng lướt web, chat, nhắn tin nhoay nhoáy rồi, điện thoại cầm tay í ò e.
    Buổi tối mùa đông lắm mùi đặc trưng quá! Khoai nướng này, mật nhỏ óng ánh, mực nướng này, quyện mùi tương ớt, dức mũi, sủi dìn chè vừng nữa, nước gừng cay nồng nàn. Thoáng mùi nước hoa thoang thoảng thì thể nào cũng được ngắm người đẹp váy ngắn áo khoác cộc bốt cao gót. Đầu Cột Đèn bánh mì bate xếp hàng như bao cấp, mùi mỡ tỏa ra ngậy ngụa, mềm hết cả ruột. Rét thế này mà ai ... dã man quá, lột nguyên 1 em manơcanh số đo chuẩn cỡ hoa hậu thế giới, trần truồng đứng tựa cột điện, mặt đẹp như vẽ mỗi tội đầu trọc, lại còn đứng chống tay rất cảnh vẻ nữa chứ. Hì, cạnh đấy là 1 xác còn có nửa người, sứt sẹo, nằm chỏng lỏn, chĩa cái "của 1 đống tiền" vào mặt thiên hạ. Nhác qua mà giật mình.
    Nhiều người của đường phố quá, bánh mì rong, bắp bơ rong, bóng bay, chong chóng rong; bánh đa vỉa hè, phở vỉa hè, hạt dẻ vỉa hè. Góc đèn xanh đèn đỏ nên thơ thật, chị ngồi khểnh bên cạnh, anh lau chau đảo hạt dẻ, miệng đon đả mời khách mua. Chắc anh chàng đang tán cô nàng. Có cái bếp than, cái chảo, túi đựng giấy gói, đựng hạt dẻ sống, hết. À, còn đôi đũa đảo, thêm tờ giấy A4 quảng cáo. Thế mà lớ ngớ lại thành ra ... tình yêu.
    Học sinh cấp 3 đi học ôn buổi tối về, tụ từng tốp, áo đồng phục hồn nhiên. Hồi bằng tuổi bọn nó mình ko hề biết 1 điều là mỗi khi mình đạp xe trên phố thì bao nhiêu người lớn tuổi hơn đã ngắm nhìn cái áo đồng phục học sinh đấy với đầy vẻ trìu mến, và hoài niệm. Đẹp thật! Rất thích nhìn bọn cấp 3 này, đi đâu gặp là cũng ngoái cổ. Mình hoàn toàn hài lòng với thời học sinh của mình, ngố ngố, chẳng biết gì ngoài học, và học thì cũng chỉ để thi, rời khỏi phòng thì là vứt toẹt kiến thức xuống rãnh cống, 18 tuổi bước vào ĐH với 1 cái đầu rỗng tuyếch. Hì, đúng là lúc đấy ko hề có bất kỳ 1 ý niệm gì về cuộc đời, về mọi thứ, có thể nói là hoàn toàn đần độn, hội chứng đao chính hiệu!
    Đần độn thế mới tốt. Đời người còn những nửa thế kỷ khôn dần ra nữa cơ mà. Khôn rồi thì ko thể nào đần lại được nữa, cố đần cũng ko đần nổi, lúc đấy mới tiếc. Giáo dục chẳng cần phải đổi mới làm gì, cứ giữ cho học sinh thụ động hoàn toàn như thế, cho trí óc nó đờ đẫn càng lâu càng tốt. Khôn sớm chả báu bở gì.
    Thật là tốt khi được có quê hương, được có nơi sinh ra và lớn lên, có nơi chứa tuổi thơ, chứa mảng quá khứ trong trẻo, ngộ nghĩnh, chứa mình má bầu bĩnh, mắt đen láy, tóc nhóng nhánh. Nhìn ảnh hồi bé dễ thương thế mà lớn lên thảm bại thế. Mình tuy là người theo chủ nghĩa ... thần bí, , nhưng cái tình trìu mến với những cái gì là đẹp đẽ của cuộc đời vẫn ko vì thế mà nhòe nhoẹt, nó vẫn dậy lên hết sức tự nhiên.
    Cũng thật là tốt khi được có đồng loại, hì, đồng bào, đồng hương, đại loại, 1 mạng lưới quan hệ khổng lồ. Mình thích ngắm những chuỗi hành động chồng chéo này giao nhau theo hàng ngàn nút đa dạng như thế nào. Có người bán phở thì có người ăn phở này, có người thủng lốp thì có người bơm xe này, có gái đẹp thì ắt có zai tán này. Thực rực rỡ! Ai bảo là loài người ngày càng thờ ơ với nhau? XH văn minh thế nào ko biết, ngồi văn phòng, ăn đồ lạnh của siêu thị, cô độc, bệnh hoạn, "mở rộng phạm vi đấu tranh", "hạt cơ bản", toàn là những cái nhìn bị lé. Ở cái xã hội như là "1 khối tự phát khổng lồ" này, người với người vẫn đụng nhau suốt, chen vai thích cánh, thậm chí giẫm đạp lên nhau, nhưng vì thế mà cũng chạm vào nhau, cảm thấy hơi ấm của nhau, và tất nhiên là cả mùi hôi, , nách, mồm, đại loại.
    Giờ mình mới biết mẹ giục chị đi Mỹ, lại còn tong tong đủn đít anh đi Canada, đang xui mình đi Úc với cái Tr, bảo là: "ở lại cái đất nước này ko khá được". Hừm, giáo dục con cái kiểu ấy bao giờ. Quê hương đất nước ko ở thì đi đâu. Phát hiện ra ... người đàn bà này hóa ra là đầy tham vọng!

  7. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Tưởng 1 tháng mới hoàn hồn, về nhà được 3 ngày đã phơi phới trở lại.
    Đi đá cầu về, quần xắn ngang đầu gối, áo phông cộc tay, bố trợn mắt lên nhìn. Thì ông già đang lù xù co ro 1 đống áo mũ mà. Trông mình lúc ấy chắc voi vật, phừng phừng. Ko có đôi giầy thể thao làm bằng chứng chắc bị tóm vội vào nhà thương điên.
    Lúc ngồi trên máy bay, loáng thoáng nghe giọng HP, đã thấy nguôi nguôi. Hì, người ta nói 1 thứ giọng giống y hệt mình. Thành phố này nhỏ quá, có cái xe đạp mà mình cảm tưởng như nắm gọn toàn bộ nó trong tay. Chỗ nào cũng gần, chỗ nào cũng đạp nhoằng cái là tới, chỗ nào cũng là cạnh nhà.
    Thế mà nó đã từng là địa ngục.
    Sáng Hồ Xuân Hương chè chát đọc sách, phố vắng hoe, lành lạnh, yên tĩnh, thiên đường. Ko thể tưởng tượng mình từng chán ghét tất cả những thứ này, ngu xuẩn!
    Tết năm nay vui lắm đây. Lần đầu tiên sau 4 năm ròng rã vật vã, mình thấy tự tin vào 1 sự ổn định lâu dài. Phải làm 1 điều gì đó đặc biệt mới được, đánh dấu cái mốc thế kỷ, ghi nhận 1 điều hệ trọng rằng: từ nay, mình ... muốn sống.
    Hì, lại chuẩn bị sa vào trừu tượng, vào lĩnh vực siêu hình học, siêu cảm, siêu nghiệm, siêu v.v.... Nhưng quả là thật là từ năm 18 tuổi, khi lần đầu tiên mình nghĩ về cái gọi là "sống", thì thái độ của mình đã là lừng khừng, có cũng được, mà ko cũng ko sao. 4 năm lừng khừng thì sa vào khủng hoảng. 4 năm chao đảo, mình đã hỏi ko ít người, những người lớn tuổi hơn mình, biết nhiều hơn mình, rằng tại sao mình lại ko muốn sống nữa. Cười, giải thích, mỉa mai, chòng ghẹo, ngạc nhiên, tức giận, ..., chẳng ai có nổi câu trả lời.
    Bệnh viện cũng ko.
    Giờ thì mình giống như mọi người xung quanh, muốn sống, chứ ko phải ao ước 1 vụ tai nạn giao thông,1 căn bệnh nan y, ung thư chẳng hạn, cho được chết mà đỡ mang tiếng là tự tử. Mình ý thức được điều đó là ko bình thường, nhưng ko biết làm thế nào cho nó xoay ra bình thường, xoay ra đúng cái chiều hợp lý vốn dĩ của nó. Bế tắc mãi.
    Thật nhẹ nhõm vì cuối cùng mình đã thoát khỏi trạng thái bệnh hoạn. Ko thể chịu nổi ý nghĩ mình bị trục trặc về vấn đề thần kinh, nó mất thể diện quá lắm. Giờ thì mình lại sợ chết như gì, hì, đúng tâm lý của người bình thường, khẳng định 1 sức khỏe thần kinh bình thường.
    Thở phào trước ngưỡng cửa 2009!

  8. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Theo logic thì khi mình đã muốn sống rồi, mình phải đặt câu hỏi tiếp theo: "tại sao mình lại sống được?"
    Ko khó để nhận ra ứng cử viên sáng giá nhất: Đồng Loại. Điều kiện tự nhiên, môi trường, nhưng mà ko có đồng loại thì đúng là chết toi.
    Ngồi ở sân Chùa, vắng lặng ko 1 bóng người, yên tĩnh, ko gian chỉ tràn ngập 1 thứ âm thanh xào xạc liên hồi như sóng biển: tiếng lá, trên cao, những tán cây đang thi nhau vặn vẹo. Mà sân thì vẫn lặng gió.
    Thiên nhiên thật ra là cuồng loạn thế kia cơ mà, gió gào sừng sộ, nhưng sát mặt đất thì vẫn bình yên, đấy là vì trập trùng nhà cửa, đường sá, nhằng nhịt xe cộ, người đi, tất cả những vật cản này làm cho gió ở mặt đất chỉ hiu hiu, chỉ góp cho cái xúc cảm man mác của con người nó thêm lâng lâng chứ ko còn đe dọa. Ra sông thì biết tay nhau ngay, gió thổi cho phải bám chặt vào xe đạp, mà có khi phải buộc thêm cục đá, ko có xuống tấn cũng vẫn bay vèo cả người lẫn xe. Chán người thì lên núi ở với khỉ vài hôm xem nào.
    Mỗi người đều cần đồng loại để sống, vậy thì cứ mỗi người sống, lại cần cho đồng loại. Chả gì cả, để cản bớt gió thôi cũng được. Mùa hanh khô, nhìn những ngón tay nứt nẻ, môi ráp rộp, háo nước, mình lại càng cảm thấy cái tình hình bé nhỏ mong manh dễ vỡ của sự sống, cụ thể là 1 con người vĩ đại. Thiên nhiên cựa mình 1 cái, thế là bà con a lô xô khô nẻ nứt toác ngay, rời nước ra là chết.
    Nghĩ việc lớn là thế, còn việc bé, tối tối, nhìn bố lủi thủi ngồi xem tivi 1 mình dưới nhà, thấy mình loanh quanh uống nước ở sân, ngóng lên, cực chẳng đã, lại phải xuống làm công tác an ủi. "Cô gái xấu xí" đúng là cực hình, tra tấn, mà cái cảnh nhà dưới nhợt nhạt đèn tuýp, tiếng tivi buồn buồn, cái đầu ông già lơ thơ tóc bạc trắng thì lại trói chặt mình vào mấy cái bản mặt ngớ ngẩn, lố bịch. Lý luận thẩm mỹ, lịch sử nghệ thuật, các trào lưu, tên tuổi lớn ... dắt đầy cạp quần mà lại phải ngồi thưởng thức "cô gái xấu xí" thì chỉ có ông bô mới có sức mạnh cỡ ấy, 1 thứ quyền lực ko lời.
    Muốn sống thì ắt phải sợ chết, mà cứ mỗi giây sống lại là mỗi giây tiến đến cái chết, quá bằng nếu ko muốn chết thì đừng sống. Tuyệt thật, cái logic này làm mình càng lúc càng lặng lẽ, càng đơ, chỉ số ham muốn tụt giảm đáng kể, nhưng cũng vì thế mà vô cùng thanh thản. Việc mình thích làm nhất bây giờ, có lẽ chỉ là ... ngồi. Hì, ngồi là thả cho suy nghĩ luồn lách lung tung bành. Chiều mình hay cafe Lê Đại Hành, phố nhỏ rợp bóng cây, vắng vẻ, ôm cuốn sách to đùng, đọc thì ít mà luẩn quẩn mơ màng thì nhiều. Chả biết mơ gì mà vèo cái là trời chiều đổ sập. Tối muộn cũng thế, tắt đèn, ngồi ôm cái đàn, gẩy lơ đãng vẩn vẩn vơ vơ, ko ra cái điệu gì, ko ra cái bài gì, rồi đến giờ chui vào chăn, mai lại là 1 ngày sống mới.
    Thế này giống sống, mà lại ko sống, hay là sống 1 nửa, như thế nó cân bằng được với chết.

  9. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Kỳ thật, người mình là người gì mà ăn 1 tí cũng đã no. Có khi ko phải là người thường thật, siêu nhân gì đó.
    Giờ thừa mứa chăm chút sức khỏe mới thế, trước đói kém người ta ngày ăn có 1 mẩu khoai vẫn sống được đấy thôi. Mỗi tội xanh rớt. Hừm, nếu 1 bữa ăn nửa bát vẫn bị quá no thì bận sau mình sẽ giảm xuống 1/3 bát vậy, có khi 1/4. Chứ tình hình lúc nào cũng thấy thữa thãi đồ ăn, bội thực đồ ăn thì khó nấu cơm lắm.
    Trưa nay phải trông hàng, đen quá, thế là bị lẹm vào giờ cafe mơ màng. Đọc Kant dễ chịu, ko ông tướng như Nietzsche, ko bó tay toàn tập như Hegel. Ghét Nietzsche thậm tệ, phải đọc vì đó là mắt xích quan trọng, đâu cũng dẫn, cũng nhắc. Chứ gì mà ông giời con thế, ta ta ngươi ngươi, ai ta ta ngươi ngươi với nhà ông? Gì mà đến với người đàn bà thì phải cầm theo 1 ngọn roi. Làm như đàn bà là chó ấy. Thích quật thì tự quật chính mình đi!
    Hegel thì đúng là ko hiểu tí gì. Hì, mà hay là ở chỗ ko hiểu tí gì, đọc thứ ko hiểu tí gì cũng thấy ngồ ngộ, ít ra là nó khác với tất cả những gì mình từng hiểu được. Trình độ lùn nhưng mình chẳng bao giờ thèm đoái hoài tới các loại dẫn nhập. Đọc thì đọc bản tông luôn. Căn bản là ko phục hội dẫn nhập kia. Ko ăn theo nguyên bản nổi tiếng, cái tên tuổi ấy chả có gì đáng để ý. Phiên ra truyện tranh thì còn lố bịch nữa. Mình nghĩ là cái người thích tiêu hóa kiến thức theo kiểu truyện tranh, thì đừng bận tâm tới cái thế giới hàn lâm kia làm gì, ko phù hợp, còn nếu đã ham hố, phải trả giá.
    Đọc sách triết thật nhưng đích của mình có phải là các kiến thức trong ấy đâu, 1 phần nhỏ thôi, ngấm được tí nào thì ngấm, mình đọc để Chiêm Ngưỡng sự thông thái của nó thì đúng hơn. Vì thế mình trọng những gì là nghiên cứu nghiêm túc, là đổ mồ hôi sôi nước mắt, ko quản đào sâu tìm tòi, thái độ thì cẩn trọng, đúng mực, cách thức thì khoa học. Chứ cứ sồn sồn lên thì ra chợ xem cãi nhau còn xúc cảm bằng mấy.
    Mình cũng ko khoái đọc các bài viết dầy đặc những trích dẫn là trích dẫn "ngoại" của "tác giả nội" ở chungta.com. Mình thấy sự thông thái ấy là đi vay mượn, là dỏm. Đọc biết thế thôi, nếu viết, ông phải viết lời của ông chứ, cảm nhận của ông, suy tư của ông, hợp cảnh lắm thì mới chêm danh ngôn, chêm vĩ nhân vào cho nó mềm văn đi thôi, cứ xâu 1 chuỗi đông tây kim cổ vào rồi ném bừa ra, lòe thiên hạ ư? Trong khi ý tứ thì hời hợt. Trích dẫn phải cẩn trọng, vì nó rất dễ gây phản cảm.
    Chiều ngồi nhai bỏng ngô ở bến sông, nhìn người buộc đống củi to đằng sau xe đạp, áo sơ mi phong phanh, nhìn người lặc lè 2 cái thùng nước gạo to tướng nuôi lợn, mặt mũi nhợt nhạt, mình ko thể nào khớp nổi những hình ảnh ấy với những con chữ cao sang hếch mặt ưỡn ngực trong sách. Những tác giả này họ hiểu gì về cái mảng cuộc sống đang căng ra sống động trước mắt mình, họ biết quái gì về những củi với thùng nước gạo ấy? "Chúng ta" ở đây tuyệt đối ko phải là toàn nhân loại. Nhất là ở VN, nơi cái mảng lép kẹp ấy lại chiếm đa số. Nói chung mình ko khớp nổi những quang gánh thúng mủng với các show ca nhạc, thời trang, mình ko khớp nổi niềm tự hào trị giá cả nghìn tỉ của 1000 năm Hà Nội với cảnh lang thang ăn xin ngoài đường. Quảng bá hình ảnh cái khỉ gì, đã đủ no đâu mà đã lo đẹp? Ko khớp nổi! Chúng quá vênh!
    Nhanh thật, đã 4h, lại chiều rồi.

  10. parusa

    parusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Tình hình ổn đến mức dường như từ nay mình ko còn gì để viết nữa.
    Căng nhỉ. Ko vật vã day dứt, ko băn khoăn nghi hoặc, chả có gì để nghĩ. Đồ thị thế là thẳng tắp, chả thèm sin siếc tí tẹo gọi là. Giở lại loạt bài gào rú trước đây chắc hài hước lắm.
    Chả còn màu gì khác ngoài màu hồng.

Chia sẻ trang này