1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SCADA trong hệ thống điện

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi kehanhhuong, 29/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thichtamca

    thichtamca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    xin chào các bác!
    do yêu cầu côbng việc thichtamca tôi cũng là người cần phải tìm hiểu về SCADA. Thật tình, tôi chỉ biết sơ sơ về SCADA thôi và cũng còn mù mờ về nó lắm.
    Tôi thật sự khâm phục kiến thức của bác 7604 về SCADA, nó vừa sâu vừa rộng nhưng không biết bác 7604 đã trực tiếp làm việc trên một hệ thống SCADA nào phục vụ cho hệ thống điện chưa?
    Nhân tiện cho thichtamca hỏi 2 câu, có thể là ngớ ngẩn đối với các bác mong các bác đừng cười,
    1. Làm thế nào để thu thập dữ liệu gửi đến trung tâm điều khiển về vị trí nấc phân áp của máy biến áp.
    2. Dữ liệu đo lường (dòng, áp) trên Hệ thống điện thay đổi liên tục, với một hệ thống có nhiều trạm thì số dữ liệu thu nhận về trung tâm điều khiển có thể rất lớn. Vậy, có giới hạn về số lượng tín hiệu truyền về Trung tâm hay không?
    Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bác. Cám ơn trước.
  2. qiseng

    qiseng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    1. Họ truyền vị trí nấc máy biến áp bằng Tranducer điện trở, mỗi nấc MBA sẽ tương ứng với một mức ra mA nhất định.
    2. Không phải tất cả các tín hiệu, đo lường đều truyền về trung tâm, chỉ những thông số nào có thay đổi mới được truyền về, vì vậy nên lượng thông tin cần xử lý cũng chưa phải là nhiều. Mà theo tôi SCADA không xử lý trên thời gian thực thôi chứ lượng thông tin ít nhiều gì thì bên IT cũng xơi được hết.
    Có bạn nào biết về công nghệ mới hơn hoặc chi tiết và hệ thống hơn thì bốt lên cho anh em được mở mang.
  3. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    SCADA có nghĩa là gì?
    SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) là hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu. Điều khiển ở đây là điều khiển một cách giám sát. SCADA khác với hệ thống điều khiển DCS hay PLC ở chỗ, các hệ DCS hay PLC trực tiếp điều khiển cục bộ trong một nhà máy, trong khi hệ thống SCADA thiên về giám sát và thu thập dữ liệu trên mạng diện rộng.
    Kết cấu hệ thống SCADA
    Nói một cách rất đơn giản, hệ thống SCADA có ba phần: các PC ở phòng điều khiển trung tâm, các RTU (Remote Terminal Unit) hay PLC (Programmable Logic Controller) ở các trạm xa và thiết bị thông tin để nối hai phần trên với nhau.
    Các hệ SCADA cũ chạy trên môi trường DOS, VMS hay UNIX. Các hệ thống mới hơn chạy trên nền Windows 95 hay NT với một số chạy trên Linux.
    SCADA Server
    SCADA Server chính là máy Server của hệ thống SCADA ở trung tâm được nối với các RTU hay PLC. Trong cấu trúc phần mềm máy chủ Server đó có chức năng thu thập, chia sẽ dữ liệu với các máy Client thông qua mạng Ethernet và gửi mệnh lệnh từ các Client trực tiếp đến các bộ điều khiển. Vì vậy trên các máy Server thường được dùng để cài đặt các phần mềm phát triển (Development), thiết lập cấu hình truyền thông để kết nối với thiết bị hiện trường.
    SCADA Client
    SCADAClient gồm các máy tính công nghiệp được nối với với máy Server bằng mạng Ethernet. Các máy tính này sẽ được cài các các phần mềm giao diện người máy (Human Machine Ụnterface) kết nối với dữ liệu Server để hiển thị hoặc điều khiển. Tức là các máy Client nay sẽ thu thập các trạng thái và điều khiển các bộ Controller gián tiếp thông qua máy Server. Mối liên hệ giữa các Client và Server do các kỹ sư lập trình thiết lập, tuỳ thuộc vào từng loại phần mềm công nghiệp được sử dụng trong hệ SCADA. Với InTouch và InSQL của Wonderware bạn có thể sử dụng NetDDE hoặc SuiteLink.
    RTU-PLC
    RTU được định nghĩa là một thiết bị được điều khiển bằng bộ vi xử lý, có khả năng xử lý các đầu ra đầu vào theo thời gian thực, thu thập dữ liệu và báo động, báo cáo về SCADA Server, và thi hành các mệnh lệnh của SCADA Server.
    Theo truyền thống, hệ thống SCADA thường xử dụng các thiết bị RTU. Nhưng ngày nay, với sự phát triển của PLC, các nhà tích hợp hệ thống dùng PLC thay vì RTU cho việc thiết kế cho nhiều hệ thống SCADA.
    Các RTU và các PLC được nối với các I/O (đầu vào/ra) tại trạm. Các đầu vào, qua RTU hay PLC, cho thiết bị SCADA ở phòng điều khiển trung tâm biết trạng thái của hệ thống tại hiện trường. Thiết bị SCADA có thể điều khiển hệ thống bằng cách thao tác các đầu ra, cũng qua các RTU hay PLC.
    Như thế, RTU và PLC là thiết bị được trực tiếp nối với I/O và tập trung tín hiệu.
    Thiết bị và phương tiện truyền tin
    Ngoài việc sử dụng các máy tính công nghiệp, các Server, thiết bị mạng... ở phòng theo dõi trung tâm. Một bộ phận rất quan trọng không thể thiếu được trong hệ thống SCADA là hệ thống truyền tin. Nó liên quan đến sự ổn định, chính xác của hệ thống. Vì vậy một hệ truyền tin được chọn trong một hệ SCADA phải thoả mãn các tiêu chuẩn như, dải tốc độ truyền, giao thức truyền thông, truyền đồng bộ hay dị bộ, khoảng cách địa lý,.. Hệ thống truyền tin được chọn phải tương thích với thiết bị trường và máy chủ Server. Chúng tôi liệt kê ra một số thiết bị có thể sử dụng được để truyền dữ liệu trong các hệ SCADA như sau. Modem RDT (Radio Data Technology) của Anh Quốc có các loại truyền sóng radio, vô tuyến. Các máy thu phát sóng, các bộ RTU, GPS. Tuỳ theo mô hình, phạm vi của từng hệ SCADA mà các thiết bị trên có thể phát huy được hết tác dụng.
    Chọn RTU hay PLC
    Hệ thống SCADA cấp quốc gia và miền dùng các RTU được thiết kế đặc biệt cho ngành điện (theo tiêu chuẩn IEEE và IEC, có khả năng chịu đựng được nhiễu điện từ...). Các thiết bị RTU thông tin với các trung tâm điều độ qua thủ tục truyền tin IEC-870-5-101. Trong lúc đó, các hệ thống SCADA của CERN (Tổ chức nghiên cứu Hạt nhân châu Âu) dùng PLC và thủ tục truyền tin Profibus. Các hệ thống SCADA này được dùng để theo dõi và điều khiển các tòa nhà, phòng thí nghiệm và ngay cả các thí nghiệm cao tốc của CERN.
    Phải nói thêm rằng các bộ PLC Series 5 của Allen-Bradley, khi được cài một môđun thích hợp như 1771 Information Processor, cũng có những khả năng tương tự như RTU về khả năng xử lý các đầu ra đầu vào theo thời gian thực, thu thập dữ liệu, báo động thiết bị trường, gửi dữ liệu báo cáo về SCADA Server và nhận mệnh lệnh thi hành từ SCADA Server. PLC có thể được sử dụng thay vì RTU cho nhiều hệ thống SCADA. Thêm vào đó, phần HMI cũng có thể được thiết kế thích hợp với chức năng của hệ thống SCADA đang được thiết kế.
    Công ty Q Systems đã thực hiện một hệ thống mini SCADA cho Công ty Điện lực Hà Nội, dùng PLC Omron và PC với phần mềm InTouch của Wonderware. Q Systems tự viết phần mềm quản lý dữ liệu. Đã 4 năm qua, hệ thống hoạt động bình thường không hề bị nhiễu điện từ (PLC được đặt trong môi trường có các máy cắt 6kV).
    Như thế, một số PLC thích hợp dùng với phần mềm có tính năng mở, kết nối ổn định như InTouch và InSQL của Wonderware, cùng một hệ thống truyền tin có thể trở thành một hệ thống SCADA có các chức năng hoàn chỉnh.
    Bài này tớ lấy trên mạng http://www.diendandientu.com lâu rồi nên không nhớ chính xác.
    Còn Mini SCADA tớ đang xài như vầy nè
    [​IMG]
  4. minh_hoang562

    minh_hoang562 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2005
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Trong này có một số tài liệu về hệ thống SCADA trong hệ thống điện:
    http://www.e-autonews.com/forum/index.php?showforum=30
  5. thichtamca

    thichtamca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Bác Quiseng cho thichtamca hỏi thêm một chút :
    1. Hiện nay có loại transducer điện trở nào bán trên thị trường không (do ai sản xuất?) và kết nối transducer này với với bộ đĩa OLTC và RTU như thế nào?
    2. Các giá trị đo lường có thể coi như biến đổi liên tục dù lớn hay nhỏ. Trong khi đó bác bảo "chỉ những thông số nào có thay đổi mới được truyền về" nghĩa là sao?
    u?c nvl s?a vo 09:29 ngy 28/12/2005
  6. Tan_lion

    Tan_lion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi, trong thời gian gần đây, ngành điện đang chuyển dần việc truyền dẫn tín hiệu từ các điểm client về trung tâm bằng đường truyền cáp quang. Bác nào có kiến thức về phần này (các thiết bị trong tryền dẫn quang phục vụ Scada ấy mà ), làm ơn post bài lên cứu em với.
    Ngoài ra, có bác nào làm trong ngành Điện có thể hướng dẫn (post bài hay cung cấp tài liệu) giúp em quy chế phần cấp việc thu thập thông tin giữa Trung tâm điều độ miền và Trung tâm điều độ của công ty điện lực.
    Cám ơn các bác nhiều.
  7. afc24678

    afc24678 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn!Mình mới gia nhập ttvnol cách 2 ngày sau khi đi tìm thông tin về chiếc bình nóng lạnh, lạc vào mục SCADA trong HTĐ.Quả thật mình khâm phục về sự tìm hiều của các bạn. Mình là dân HTĐ nhưng lại làm việc trong HT SCADA cụ thể là SCADA A0. Làm trái ngành nên không hiểu rõ lắm về toàn bộ HT vì phần lớn liên quan tới Điện tủ - Tin học. Tuy nhiên mình hoàn toàn có thể tham gia diễn đàn với tương đối kiến thức về RTU.
    * thứ nhất nói về HTĐ. bao gồm các nhà máy, trạm điện và hộ tiêu thụ điện được liên kết với nhau bởi các đường dây siêu cao áp, cao áp, trung áp và hạ áp. Hệ thống SCADA của VN hiện nay làm nhiệm vụ thu thập dữ liệu (chỉ thu thập dữ liệu điện) ở tất cả các nhà máy điện, trạm điện siêu cao áp (500kV), cao áp ( 220, 110 kV).
    Trong mỗi trạm điện có thể chia làm 2 phần chính: phần thiết bị nhất thứ bao gồm đường dây, máy cắt, dao cách ly, dao tiếp địa, máy biến áp, TU,TI... phần thiết bị nhị thứ bao gồm hệ thống bảo vệ (các loại Rơ le bảo vệ), hệ thống điều khiển, hệ thống đo lường. Thiết bị SCADA cụ thể là RTU được coi là thiết bị nhị thứ, thu thập tín hiệu từ hệ thống đo lường, bảo vệ, điều khiển và tác động nên HT điều khiển của trạm (trong nhiệm vụ điều khiển).
    * Thứ hai về HT SCADA cũng có thể được chia làm 2 phần chính: phần tại trung tâm điều khiển (CC) và phần đầu xa RTU.
    Tại CC bao gồm hệ thống các máy tính chủ (vì là hệ thống quan trọng nên mỗi loại đều có 2 máy hoạt động theo cơ chế Primary-Backup).
    - Máy tính chủ quản lý giao tiếp với RTU ( HT của A0 đặt tên là RDAS): cung cấp các giao diện, các hội thoại giữa máy tính chủ RAS với RTU. RDAS truyền các câu lệnh điều khiển tới RTU, nhận và kiểm tra các câu trả lời từ RTU.
    - Máy tính chủ RAS. Hầu hết các phần mềm ứng dụng của HT SCADA chạy trên máy tính chủ này.
    - Máy tính chủ Historian. Lưu trữ toàn bộ thông số của hệ thống trong quá trình vận hành.
    - Máy tính chủ ICCP có tác dụng gần giống với RDAS nhưng để giao tiếp với các HT SCADA khác có sử dụng giao thức ICCP.
    - Workstation: dùng để hiển thị các thông tin HTĐ phục vụ công tác điều độ.
    Dưới đây là một sơ đồ đầy đủ về HT SCADA của A0[​IMG]
    Phần phía xa: HT RTU cũng có thể được chia làm 2 phần:
          Thứ nhất là thiết bị RTU dùng để biến đổi các tín hiệu điện thành tín hiệu số và truyền về CC theo giao thức truyền tin (EVN quy định dùng giao thức IEC 870-5-101). Ở VN RTU phổ biến nhất là loại XCELL của Microsol (www.microsol.com). Riêng ĐĐ miền Bắc dùng RTU 211 của ABB và một số công trình lẻ khác sử dụng nhiều loại RTU khác nữa.
          Thứ 2 là giao diện ghép nối với trạm (Substation interface SI) bao gồm các loại Transduce biến đổi U,I,P,Q, Hz... thành tín hiệu mA, các loại Role trung gian lặp lại các trạng thái của các phần tử trong HTĐ. Có thể coi SI như là thiết bị tiền xử lý số liệu cho RTU.
    Ngoài ra không thể không kể tới GATEWAY (GW). Dần dần GW sẽ thay thế toàn bộ RTU khi trạm được tự động hoá (điều khiển bằng máy tính). Hiện nay các trạm, nhà máy mới đã không sử dụng RTU nữa mà thay vào đó là GW lấy trực tiếp số liệu từ HT điều khiển (HTĐK) của Trạm (Nhà máy). Thông thường HTĐK dùng giao thức MOSBUS để truyền tin. GW có nhiệm vụ biến đổi protocol từ Mosbus sang IEC, chỉ như vậy nên hiệu quả kinh tế từ khâu đầu tư đến vận hành bảo dưỡng là rất cao.
    Như vậy ta có một bức tranh về SCADA như sau:
    [​IMG]
    Tạm thời hôm nay như vậy để các bạn hình dung một cách tổng quan về HT SCADA đã, lần sau mình sẽ gửi chi tiết về cấu hình RTU.
    Bạn Thichtamca hỏi về đấu nối Transduce điện trở, sơ đồ đấu nối như sau:
    [​IMG]
    Có nhiều hãng sản xuất Transduce này, như Trial hoặc www.google.com.vn thử xem.
    Trong RTU có một cơ chế gọi là Deadband, cho phép đặt một giá trị (khoảng bao nhiêu phần trăm) nếu tín hiệu nào thay đổi quá dải Deadband đó mới được RTU truyền về CC.
    Tan_lion ơi, cáp quang chỉ là phương tiện truyền dẫn tín hiệu mà thôi. Cụ thể 1 kênh SCADA yêu cầu 1 kênh truyền tín hiệu thoại 64KBit/s. Như vậy bạn có thể tìm thông tin này trong cả ngành Viễn thông cũng dùng được, A0 vẫn có thể dùng kênh thoại của Bưu điện để truyền SCADA, vấn đề là kinh tế thôi.
     
     
     
     
     
  8. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Lâu nay tôi ít vào đây nên không kịp trả lời, xin lỗi nghe.
    Tôi không ngồi ở phòng điều khiển nhưng làm việc trực tiếp với hệ thống SCADA của Siemen thông qua các hệ thống remote. Điều này có nghĩa là tất cả mọi hoạt động từ hệ thống của tôi không khác gì với mới HMI nhưng chỉ thiếu các chức năng tương tác trực tiếp như ra lệnh cho các thiết bị. Những chức năng đó chỉ dành riêng ở phòng điều khiển trung tâm và khu vực do các kỷ thuật viên chịu trách nhiệm dưới sự giám sát của các qui trình nội bộ cũng như tuân thủ luật lệ của ECORT. Như đã biết, TGM (Tranmission Grid Managment) bao gồm TMS (Transmission Managment System) và nhóm hổ trợ. TMS lại gồm 2 phần là operational và technology. Trung tâm điều khiển là phần operational chịu trách nhiệm tương tác trực tiếp với hệ thống qua từng phút giây.
    Ở đây thường xảy ra nhiều hiểu lầm vì TGM là một island trong hệ thống hay nói cách khác thường được xem là bộ nảo của hệ thống truyền tải nhưng vẫn lệ thuộc và Transmission Division. Bên trong Trans Co. ngoài TGM thì còn có Engineer, Transformer Support, System Protection, Transmission Veg. Managmetn...và Transmission Information Support center. Transmission Information Support phục vụ không chỉ Trans. mà cả Gen và Dis ở một mức độ nào đó và nó chính là bộ phận trực tiếp tương tác với IT. Tôi hiện đang làm việc cho Transmission Information Support.
    Hiện tại bên ngoài có hàng trăm hệ thống SCADA từ lớn đến bé và gần như các cơ sở IT đều có đưa chân vào. Trên thực tế với hệ thống truyền tải 23 ngàn MW, nhân viên IT gần như hoàn toàn không thể hiểu nổi những gì xảy ra bên trong hệ thống SCADA của Siemen và ngược lại kỷ thuật viên SCADA cũng không bắt kịp bước đi của IT nên Transmission Information Support ngoài việc hổ trợ thông tin cho ngành còn có nhiệm vụ làm cầu nối cho cả 2 bên. Chính vì vậy mà tôi có điều kiện tiếp xúc và làm việc với hệ thống SCADA để integrated những thông tin từ đó với kỷ thuật của IT thông qua những hệ thống khác.
    Ngoài ra, cũng nên nói thêm 2 yếu tố chính để suy nghĩ mỗi khi thiết lập một hệ thống đó là nó phải hổ trợ không chỉ cho operational (on demand) mà cả planning (after and before the fact) và những ngành liên quan. Trên thực tế operational đòi hỏi rất nhiều dữ liệu để hoạt động nhưng planning và những ngành liên quan lại đòi hỏi cũng như đưa ra yêu cầu hơn 80% khả năng sử dụng và sử lý dữ liệu. Nếu bạn còn thắc mắc tôi sẽ trả lời sau.
    Trong công việc cũng như cuộc sống, không có một câu hỏi nào là ngớ ngẩn và tôi chỉ thích những câu hỏi nào mà mình có thể "cười" vì chỉ có những câu hỏi mà ngay lập tức không thể trả lời đôi khi phải mất ngủ nhiều đêm.
    1. Làm thế nào để thu thập dữ liệu gửi đến trung tâm điều khiển về vị trí nấc phân áp của máy biến áp.
    - Nếu tôi không nghĩ sai thì câu hỏi này không hỏi về tải (MVA) mà về LTC (Load Tap Changer). Thông thường chỉ có 2 loại bao gồm 17 và 33 nấc và nấc neutral nằm ở vị trí thứ 9 hay thứ 17. Mỗi một nấc tương ứng với một giá trị điện áp (2V). Máy biến thế nhìn xuôi xuống tải mà thay đổi mức phân áp hay nhìn ngược lên hệ thống mà làm việc tùy thuộc vào LTC được mắc ở Primary hay Secondary. Cái này đúng ra không thuộc về chuyên ngành của SCADA mà của Transformer, nếu có hứng thú tôi sẽ giải thích sau. Về SCADA có 2 tính hiệu cho vấn đề này là posistion của nấc thang và tính hiệu khi chuyển đổi xảy ra. Đây là 2 tính hiệu quan trọng giúp nhân viên truyền tải hổ trợ và sử lý tốt máy biến thế. Mỗi khi LTC chuyển động tính hiệu sẽ được panel của RTU tiếp nhận thông qua bộ sử lý cục bộ có thể là PLC hay một chế độ nào đó của máy. Khi tính hiệu đưa đến RTU nó sẽ được lưu trữ vào bộ nhớ một thời gian rất ngắn đủ để tính hiệu chuyển đổi sang dạng thích hợp truyền về trung tâm của vùng và từ đó chuyển về trung tâm điều khiển để sử lý và lưu trữ. Thời gian để tính hiệu đi trong bộ sự lý cục bộ (từ thiết bị lên đến panel của RTU trong khoản sub-second trong khi thời gian từ RTU đến trung tâm vùng và lên trung trâm điều khiển thường được giới hạn trong khoảng 2s nhưng trên thực tế điều này lệ thuộc vào scan-class hay qui trình sử lý tính hiệu nên đa số mất khoảng 10 đến 12 second cho tính hiệu analog và digital.
    2. Dữ liệu đo lường (dòng, áp) trên Hệ thống điện thay đổi liên tục, với một hệ thống có nhiều trạm thì số dữ liệu thu nhận về trung tâm điều khiển có thể rất lớn. Vậy, có giới hạn về số lượng tín hiệu truyền về Trung tâm hay không?
    - Đây là một vấn đề đau đầu nhất trong ngành truyền tải. Câu hỏi được đặc ra là bao nhiêu tính hiệu thì đủ? Thật tế nó tuỳ thuộc và khả năng truyền tải và cả khả năng sử lý nên không chỉ kỷ thuật mà cả kinh tế quyết định điều này. Tuy nhiên, một điều mà chúng ta đều thấy ra là càng có nhiều tính hiệu và tính hiệu càng gần "real-time" thì càng nhiều cơ hội để hiểu được những gì đang xảy ra trên hệ thống. Đây không có câu trả lời đúng hay sai mà tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. SCADA không chỉ sử lý tính hiệu dòng và áp mà trung bình mỗi một máy biến thế có thể gửi về trên 20 tính hiệu khác nhau như dòng, áp, nhiệt độ, tải, áp suất dầu...gần như tất cả những gì chúng ta có thể nghĩ ra trên đường truyền. Với hệ thống mà tôi đang phục vụ có trên 1000 trạm, hơn 3000 máy biến thế và 6000 feeders; hệ thống có thể tiếp nhận vài chục ngàn tính trong vài giây nếu như không chọn lựa. Chọn lựa tính hiệu và thời gian truyền tải rất quan trọng. Để hiểu rõ điều này cần phân chia ra làm 2 loại tính hiệu là raw-data và integration hay manipulation data. Cái mà chúng ta thường nghe nói đến là 15 munites data là một trong những industrial standard cũng có rất nhiều thú vị. Nó là một integration data ra đời vì khả năng hạn chế lưu trữ cũng như truyền tải dữ liệu của hệ thống vào những năm 90s. Tuy nhiên mỗi nơi có một cách thu thập 15 munites data khác nhau và gần như không có một evarage thực sự khi không có khả năng thu thập tính hiệu ở chế độ second. Thí dụ như hệ thống kém thì cứ 15 phút thì ghi xuống 1 con số bất kể chuyện gì xảy ra trong khoảng thời gian đó. Khá hơn 1 chút thì có thể mỗi 5 phút lấy 1 tính hiệu một lần rồi lấy trung bình của 15 phút đưa ra 1 tính hiệu. Nói chung có rất nhiều cách khác nhau để có được tính hiệu theo industrial standard. Điều này nói lên không có một tiêu chuẩn duy nhất nào chính xác cho việc thu thập tính hiệu mà các công ty truyền tải dựa trên những tiêu chuẩn khung và theo yêu cầu và khả năng mà thu thập và xử lý tính hiệu. Chính nhờ vậy mà những cá nhân như tôi còn có việc để làm, ngược lại nếu máy móc có thể làm được theo một trình tự cho trước thì có lẽ không còn mấy ai có thể tiếp tục lãnh lương.
    Tôi thiết lập hệ thống PI chạy tính hiệu của SCADA vào khoảng hơn 80000 tính hiệu khác nhau của hệ thống. Theo dự đoán của tôi thì để đạt 120000 tính hiệu max thì có lẽ sẽ cần đến hệ thống cáp quang để tạo những đường truyền vượt cấp mà không thông qua SCADA. Dù rằng ai cũng muốn mọi tính hiệu được đưa về trung tâm để sử lý, nhưng cái nhìn của hôm nay đã thay đổi và có hàng chục ngàn thậm trí hàng trăm ngàn tính hiệu khác trên đường truyền cần được sử lý mà không nhất thiết phải đi vào hệ thống SCADA. Tuy nhiên dù nói như thế nào thì khả năng của đường truyền tính hiệu luôn là một bài toán đau đầu và đôi khi không thể vượt qua nếu không được suy nghĩ thấu đáo.
    Tính hiệu trên đường truyền của ngành ưu tiên một cho hệ thống SCADA nên thường ở đây là một liên nội bộ. Ngay cả khi hệ thống mạng của IT có vấn đề cũng chỉ ảnh hưởng đến lớp sử dụng bên trên, riêng hệ thống SCADA được truyền riêng qua những đường T1 và sẽ được nâng cấp lên T3 nếu kinh tế cho phép. Tất cả cả hệ thống đường truyền của SCADA theo đúng nguyên tắc thì phải có hệ thống và đường truyền back-up và không có single point of failure. Tuy nhiên tất cả vẫn do kinh tế quyết định hệ thống được thành lập như thế nào. Đồng tiền vẫn là yếu tố chi phối bên trên kỷ thuật.
    =============================
    Được 7604 sửa chữa / chuyển vào 00:37 ngày 04/01/2006
  9. Tan_lion

    Tan_lion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Quả thật các bác ở đây kiến thức ghê gớm thật, em chỉ mới chập chững tập bò vào cái SCADA này thôi. Em phụ trách ở Phòng Viễn thông của một Điện lực. Bây giờ do phải quản lý đường truyền thông tin nên đụng phải Scada. Em thấy thắc mắc thế này:
    Tại các trạm biến áp 220/110KV, hệ thống scada lại lắp đặt đôi khi trùng lắp để cung cấp thông tin cho điều độ miền và điều độ điện lực (2 thiết bị đo, 2 RTU, 2 đường truyền riêng biệt
    Em cũng đã đọc 1 văn bản chỉ đạo của EVN trong đó qui định tại TBA 500 kV cũng phải có 2 đường truyền riêng biệt về A0 và điều độ miền.
    Các bác rành về kỹ thuật Scada có thể giải thích giúp em tại sao phải làm chuyện đó được không ? chứ em thấy nếu chỉ là chuyện thiết lập đường truyền, phân chia, bảo mật dữ liệu (cả chuyện điều khiển reltime) thì không cần thiết phải tốn đến hai đường truyền riêng biệt như thế (vì giữa các trung tâm điều độ đã thiết lập đường truyền cáp quang kết nối cứng với nhau rồi) ?
  10. quynhnn

    quynhnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Trước đây tôi có được giao nhiệm vụ lập kế hoạch xây dựng hệ thống SCADA cho các trạm biến áp 110kV, nhưng lúc đó vừa là lĩnh vực mới lại không có nhiều tài liệu tham khảo mà cũng chỉ có 2 người trong nhóm đảm nhiệm nên công ty tôi đã phải thuê lại đơn vị khác làm (hình như làCty CPhần đtư và chuyển giao công nghệ). Tôi có TKKTTC&TDT (thuyết minh+bản vẽ), tôi đã xem nhưng thực sự chưa hiểu hết. Bác nào cần tôi post lên rồi anh em góp ý. Tôi xin nói qua hệ thống của họ là chỉ đặt 1 tủ RTU trong trạm để thu thập các tín hiệu rồi truyền về trung tâm điều độ, không có thiết kế chi tiết và chỉ dẫn cụ thể cách thực hiện. Tôi cũng chưa được xem phần mềm giám sát điều khiển trên A0, A1 như thế nào. Nhân tiện có bác afc24678 cho em hỏi: tại sao khi xây dựng thì trong trạm đã có tủ thiết bị thông tin RTU rồi, vậy mà không dặt thêm 02 máy tính để thu thập dữ liệu luôn rồi gửi lên điều độ của điện lực, như thế điện lực cũng dễ dàng trong việc quản lý sản lượng điện năng...Các trạm 220kV đều có máy tính kết nối SCADA ở phòng điều khiển trung tâm, tại sao trạm 110 lại không được trang bị. Cho em hỏi thêm về tủ RTU: tủ RTU kết nối với thiết bị đầu cuối thông tin trên A1 (kênh truyền tải ba, cáp quang...), vậy bây giờ em muốn đặt máy tính vận hành ngay tại trạm, em muốn máy tính đó lấy dữ liệu từ tủ RTU liệu được không, tủ RTU có thêm cổng truyền nào khác không để cho phép mình kết nối, vì em còn cần lấy thêm vài thông số nữa như nhiệt đọ dầu MBA, nhiệt độ trong gian máy cắt, tín hiệu chạy dừng quạt, nguồn ắcquy...Em không rành về RTU lắm vì khi đến xem thì nó chỉ là 1 cái tủ kín nhấp nháy vài đèn tín hiệu, nhân viên vận hành trạm không được phép đụng vào. Bác nào hướng dẫn cho anh em. Tự động trong trạm là một vấn đề khó vì các thiết bị số đa phần của nhiều hãng khác nhau. Ai đọc được dữ liệu từ rơle số của Siemens, Schneider và từ côngtơ số của ABB, SEEN thông qua PLC thì coi như đã hoàn tất SCADA. Bên ĐL1 chỉ cần lấy được 1 tín hiệu điển hình như vậy đã là quá mỹ mãn rồi. Mạng cáp quang miền Bắc kết nối các trụ sở ngành điện tôi có cả nhưng tôi muốn có 1 mô hình cụ thể có thể ứng dụng được. Các bác giúp đỡ tôi với.

Chia sẻ trang này