1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SCADA trong hệ thống điện

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi kehanhhuong, 29/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Đánh máy sai, in Spain họ dùng RFE chứ không phải CFE .
  2. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Tôi được biết hiện nay ở VN chưa có phần mềm nào có thể làm được việc này. Nếu bác biết, ở đâu có vui lòng cho thichtamca này biết với vì tôi cũng đang quan tâm đến nó.
    Phần mềm này có bán tại Việt nam (đắt lắm đó)
    Phần mềm giao tiếp RTU theo chuẩn IEC-870 : Cyberlink Server
    Phần mềm tạo HMI : Wonderware, Citect , Cimplicity ....
    Cài lên 1 máy PC rồi lập trình cho nó là xem và điều khiển được thôi. Giống như làm cho PLC vậy.
  3. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Tớ không biết về phần mềm này, tùy theo protocol nữa, bác vào google rồi search SCADA hay HMI thì ra, tớ search
    thử thì có cái web site này : http://www.shermanautomation.com/ tớ chỉ là dân làm phần mền sau khi nhận được
    dữ kiện từ RTU về, tất nhiên là phần mềm của SCADA phức tạp lắm, bác cứ thử nghĩ là 1 system có trên vài trăm
    ngàn dữ kiện thu thập cứ mỗi lần quét (scan) là 1 vài giâi đồng hồ sau đó phải mapping ra chỗ nào của data base,
    chẳng hạn như là RTU số1, điểm số 1, số liệu 350 KV sau khi nhận được phải chuyển thành, HANỐI, 500 KV, trạm
    biến AAA, P, số liệu P ..v...v... sau khi nhận dữ liệu và mapping, rồi tính toán cho trị giá S, alarming nếu nó quá tải hay
    không nữa, rất phức tạp, không phải chỉ có 1 vài người làm được, nó là vì sao SCADA system cho ngành điện nó
    mắc, rồi sau đó dùng dữ liệu thâu thập được thì còn phải forecast cho những giờ tới, ở ngoại quốc có nhiều hãng
    điện nên các công ty điện lực cần forcast để còn có thể mua điện cho mình nữa, hoặc dùng loadshed để cúp điện
    mỗi vùng 1 phút như thế không ảnh hưởng nhiều cho nhà máy . Thôi vài hàng sẽ viết thêm sau.
  4. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Đây là web site về SCADA : http://www.modcomp.com/scada/datasheet1.html system của hãng tớ cũng giống như
    vậy nhưng có nhiều features hơn, chẳng hạn có tới 5 high và 5 low alarms, đọc cái bảng ScadaBase Capacities and
    Performance thì system của hãng tớ mạnh hơn nhiều
  5. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Kiến thức của bác Tu_Hu về SCADA của Siemen chuẩn quá. Hãng tôi năm rồi nâng cấp Siemen cả chục triệu làm tôi nhớ hôm nói chuyện với thuyết trình viên của IEEE về "open architecture system" - nếu thật sự có ngày đó, thì Siemen là hãng chết trước...nhưng điều đó chỉ thật sự xảy ra ở xa vời. Trên một gốc độ nào đó, sự thật là như vậy nên bác làm cho Seimen có lẽ yên ổn để tuổi hưu.
    Thật ra khái niệm Multi-site thì đúng là mới được sử dụng gần đây nhưng trên cơ bản các hệ thống SCADA của Seimen đã hình thành hệ thống back-up từ khi mới ra đời. Sau 9/11 Security task-force được ban hành buộc các hãng điện phải thiết lập hệ thống back-up in real-time. Đây cũng chỉ là một bước tiến hành của các hãng nhằm "compliance" với luật được quốc hội thông qua giống như gần đây nhất là NERC standard 1200. Multi-site chỉ là một hệ thống hay nói đúng hơn là một khả năng cung cấp dữ liệu nhiều cấp trong khi Security task-force "reinforcement" hệ thống SCADA back-up in realtime. Giới hạn của Seimen trước đó là hệ thống back-up chỉ có thể on-line 6 tiếng sau khi redirect từ hệ thống chính. Sau khi nâng cấp hệ thống Standby ngày nay sẽ phải online gần như ngay lập tức (tính trên phút) khi hệ thống chính bị trục trặc. Trên lý thuyết không phải chỉ SCADA mà tất cả các hệ thống chính đều phải có hệ thống phụ hoạc động independently và ở cách xa nhau trên 40km. Điều này nhằm bảo đảm khi hệ thống chính bị khủng bố, lũ lụt hay một sự gián đoạn nào mà không thể tiếp tục hoạt động thì hệ thống dự phòng loại bỏ được ảnh hưởng địa lý mà tiếp tục vận hành. Đây là hệ thống dự hành real-time, nhưng tôi biết Siemen còn thiết lập một hệ thống back-up dữ liệu và training cách xa trung tâm điều khiển vài ngàn km nhằm đảm bảo dữ liệu cho vận hành và phát triển. Đa số các trạm điện ở Mỹ đều không có người trực hay vận hành nên nếu thật sự khủng bố lọt được vào Mỹ, muốn làm ngưng hệ thống điện không phải là điều khó.
    Về SCADA thì khá nhiều Vendor khác nhau trong ngành năng lượng nhưng Seimen vẫn đang dẫn đầu về khả năng hoạt động. Tuy nhiên điểm hạn chế của Seimen là ở lưu trữ mà trước đây thường gọi là FHD (future history data). Dữ liệu này chuyển sang SLDB (substation load database) lại có một hạn chế khác về khả năng tính toán. Nói đơn giản thì hệ thống vài trăm ngàn points không có vấn đề gì nhưng trên thực tế hệ thống khoảng 50k với khoảng 1000 substation thì trở ngại về truyền tải và tính toán là rất lớn. Chính vì vậy mà online data của hệ thống chính thường chỉ vài ba tháng cho trend-back. Tôi sử dụng Curve-tool chỉ 1 lần nhưng chắc rằng, những người dùng Seimen đều ngán ngẩm về cái tính năng này.
    Ngày nay, người ta nói nhiều về DNP3 và OPC nhưng ICCP vẫn là một industrial protocol hữu hiệu nhất để truyền tải thông tin qua lại trong ngành năng lượng. Cũng như người ta nói nhiều đến sub-second nhưng thực tế tính hiệu của SCADA vẫn ở độ khoảng 8-10 second. Cái khác biệt giữa kỷ thuật viên Mỹ và kỷ thuật viên VN khi nói đến SCADA là ở Mỹ nó bao gồm 2 vấn đề như bác Tu-Hu đã nói SC & DA. Ngược lại ở VN chưa phân biệt rõ mà thường lấn sâu vào các khu vực khác như RTUs, equipments, instruments...Chính vì vậy mà khi nói về RTUs có thể thu nhận bao nhiên tính hiệu cho một lần quét 50, 100, hay 1000 không có câu trả lời chính xác mà tùy thuộc vào có bao nhiêu points để thu lượm và khả năng thu lượm của thiết bị và dụng cụ. RTU, remote terminal unit chỉ làm nhiệm vụ trung gian. Ví dụ như một transformer có thể thu lượm được khoảng 30 điểm dữ liệu thì một substation có 4 transformer có thể lên đến 120 điểm giữ liệu chỉ riêng cho MBT. Cộng thêm các điểm giữ liệu của tụ, máy cắt, dao cách ly...tuy nhiên tất cả lệ thuộc vào các bao nhiêu thiết bị thu lượm tính hiệu và mỗi thiết bị có bao nhiêu cổng để thu lượm. Thường các thiết bị đơn có 4, 8, 16, 32 cổng. Và RTU chỉ có nhiệm vụ truyền tải tính hiệu của thiết bị sau khi đã chuyển protocol và sử lý một số tính toán về RDTS.
    Câu hỏi mà các bác ở đây thường đặc ra là có thể điều khiển dữ liệu tại substion hay không hay luôn luôn tính hiệu điều khiển đều xuất phát từ trung tâm? Tất cả mọi dữ liệu sau khi được định dạng đều được đưa về trung tâm, tuy nhiên không phải chỉ có trung tâm mới có khả năng điều khiển mà gần như tất cả những MMI đều có khả năng đó (tùy theo Enable/Disable). Khả năng điều khiển từ trung tâm trước khi thực hiện luôn phải kiểm tra xem có những hạn chế nào từ khu vực hay không và đó là cái mà bác Tu_hu nhắc đến "tagging/tag-out". Trên thực tế, lệnh điều khiển ở trung tâm chỉ xảy ra khi sự cố chớp nhoáng cần phải can thiệp từ trung tâm. Đa số những lệnh khác đều thực thi tại substation. Lúc đó dispatcher được chuyển đến khu vực; tuy nhiên phải liên lạc và nhận lệnh từ phòng điều khiển. Quá trình thực hiện này xảy ra theo qui tắt START (stop-think-action-recheck and "...quên rồi").
    SCADA là hệ thống khác với EMS là một entity bao gồm cả quản lý và vận hành. Nếu chỉ nói về SCADA thì chỉ nói về hệ thống và những khả năng chính của nó. Vì vậy mà những App servers hay những chương trình Load Forcast, Network Analyst, Load Shed là những add-in packages mà Seimen bán thêm nếu bên sử dụng không mua những chương trình đó hữu hiệu hơn từ vendor khác. Tất nhiên Seimen không muốn có sự pha trộn và cả người sử dụng cũng phải rất cẩn thận khi pha trộn hệ thống vì nếu khi xảy ra sự cố toà án sẽ là nơi giải quyết vấn đề vì lúc đó tranh chấp bồi thường thiệt hại sẽ xảy ra.
    Seimen là một hệ thống SCADA rất phức tạp để có đủ khả năng đứng vững trong hoạt động của ngành điện mà gần như không có đối thủ ngang tầm. Ví dụ như one-line không chỉ đơn giản là một bản vẽ mạch điện mà nó có thể mang đến 8 layers khác nhau để biểu thị bản chất của thiết bị được điều khiển từ hệ thống cơ sở dữ liệu. Đa số hệ thống của Seimen vẫn chạy trên nền UNIX với IBM servers. Hệ thống mạng đa số là T1 hoặc lease-line. Tuy nhiên hệ thống 986Mhz, micorwave system vẫn hiện hữu. Tương lai SCADA sẽ dụng PLC (Power-line-carrier), fireber và wireless tại một số điểm cũng như sẽ có nhiều tính hiệu sẽ không chuyển về SCADA để giảm bớt những dữ liệu không cần thiết khi nó truyền thẳng về những nơi nó cần đến. Nhìn chung thì mỗi một hệ thống SCADA đều có đặc điểm chung nhưng lại hoàn toàn khác biệt vì nó được xây dựng theo yêu cầu của hãng sử dụng để hoàn chỉnh EMS/GMS của TGM.
    PS: bác Tu_hu cho hỏi cái Web User Interface có mắc và tiện dùng không? Tôi đang thử nghiệm Exceed on Demand để thay thế SCADA-Spectrum của Seimen vì license của nó rẻ mà lại khỏi phải chịu phí bảo trì cũng như rất tiện dụng. Hiện tại bên Humming-bird chưa đưa ra được mô hình bản quyền như xếp tôi muốn (con-currency, dùng qua Citrix) nên vẫn còn bàn cải.
    ==============================
  6. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    quote-7604 viết lúc 03:43 ngày 24/01/2006:
    Kiến thức của bác Tu_Hu về SCADA của Siemen chuẩn quá. Hãng tôi năm rồi nâng cấp Siemen cả chục triệu làm tôi nhớ hôm nói chuyện với thuyết trình viên của IEEE về "open architecture system" - nếu thật sự có ngày đó, thì Siemen là hãng chết trước...nhưng điều đó chỉ thật sự xảy ra ở xa vời. Trên một gốc độ nào đó, sự thật là như vậy nên bác làm cho Seimen có lẽ yên ổn để tuổi hưu.
    sign][/sign]
    [/QUOTE]
    Năm 85 tớ làm cho Control Data Corp. EMS division, lúc đó thì EMS system của CDC là mạnh nhất, và EMS chỉ có chạy được trên mainframe loại mạnh nhất thôi, lúc đó mà ôm cái DCU (Data Communication Unit) 1 phần của MMI của hãng mà bán thì có thể mua 1 căn nhà rồi, sau đó division tớ chuyển EMS system từ mainframe sang server, và CDC đã thua lỗ nặng trong ngành mainframe và supercomputer và division của tớ không làm nhiều tiền cho CDC nữa (1 cái mainframe gía trên 1.5 triêu dollars) nên CDC đã bán division EMS cho Siemens và lúc đó Siemens (năm 1992) cũng muốn nhẩy vào thị trường của nước Mỹ và muốn trở thành "Number 1" của thị trường cung cấp EMS system, cũng như mới đây Siemens đã mua VA.
    Khi muốn thâm nhập thị trường và muốn dành khách hàng của 1 vendor khác thì vendor thường nói với khách hàng là system của mình là "open architecture system" để mong mỏi khách hàng mua hàng của mình, vì nếu system là "open architecture system" thì khách hàng sẽ mua từng components của các hãng khác nhau và khách hàng có quyền lựa chọn, và mua những component thích hợp với khách hàng nhất nhưng khi khách hàng đã mua hàng của mình thì vendor không muốn cho khách hàng mua của vendor khác nữa nên chưa thực sự có open architecture system, thường thì khách hàng đã mua của vendor nào đó thì họ thường sẽ tiếp tục với vendor đó cho 1 thời gian dài, lý do vì khách hàng đã quen system và dispatcher không muốn phải học lại nếu mua 1 system khác . NHƯNG nếu là khách hàng lớn họ sẽ bắt nhiều vendor ngồi với nhau để viết những interface cho system này với system kia vẫn được và lúc đó bác có thể gọi là Open Architrcture system, đó là lý do chúng ta chưa thực sự thấy "open architecture system" và một phần thị trường của EMS không lớn như là thị trường máy PC hay là máy truyền hình.
    Vì làm đã lâu trong ngành nên tớ cũng không muốn đổi hãng, chứ nếu muốn đổi hãng thì cũng có nhiều hãng dùng
    SCADA lắm chẳng hạn như làm SCADA cho xe lửa, nhà máy lọc dầu ...v...v... vì họ cũng dùng những phần mềm như là SCADA của ngành điện vậy. Phần vì làm lâu nên thành lão làng và cũng giống như mấy ông dispatcher của hãng bác đó là không muốn đi học lại, phần nữa là đi hãng mới thì cũng bị ma cũ bắt nạn nữa

    quote-7604 viết lúc 03:43 ngày 24/01/2006:
    Thật ra khái niệm Multi-site thì đúng là mới được sử dụng gần đây nhưng trên cơ bản các hệ thống SCADA của Seimen đã hình thành hệ thống back-up từ khi mới ra đời. Sau 9/11 Security task-force được ban hành buộc các hãng điện phải thiết lập hệ thống back-up in real-time. Đây cũng chỉ là một bước tiến hành của các hãng nhằm "compliance" với luật được quốc hội thông qua giống như gần đây nhất là NERC standard 1200. Multi-site chỉ là một hệ thống hay nói đúng hơn là một khả năng cung cấp dữ liệu nhiều cấp trong khi Security task-force "reinforcement" hệ thống SCADA back-up in realtime. Giới hạn của Seimen trước đó là hệ thống back-up chỉ có thể on-line 6 tiếng sau khi redirect từ hệ thống chính. Sau khi nâng cấp hệ thống Standby ngày nay sẽ phải online gần như ngay lập tức (tính trên phút) khi hệ thống chính bị trục trặc. Trên lý thuyết không phải chỉ SCADA mà tất cả các hệ thống chính đều phải có hệ thống phụ hoạc động independently và ở cách xa nhau trên 40km. Điều này nhằm bảo đảm khi hệ thống chính bị khủng bố, lũ lụt hay một sự gián đoạn nào mà không thể tiếp tục hoạt động thì hệ thống dự phòng loại bỏ được ảnh hưởng địa lý mà tiếp tục vận hành. Đây là hệ thống dự hành real-time, nhưng tôi biết Siemen còn thiết lập một hệ thống back-up dữ liệu và training cách xa trung tâm điều khiển vài ngàn km nhằm đảm bảo dữ liệu cho vận hành và phát triển. Đa số các trạm điện ở Mỹ đều không có người trực hay vận hành nên nếu thật sự khủng bố lọt được vào Mỹ, muốn làm ngưng hệ thống điện không phải là điều khó.
    sign][/sign]
    [/QUOTE]
    Multi-site cũng có 2 loại:
    Region to Region, có nghĩa là 1 RTU có thể connect tới 2 hay 3 regions thí dụ như 1 RTU ở 1 substation có thể nối tới system của EVN1, EVN2 và EVN3, nhưng chỉ có 1 system có quyền điều khiển thôi còn 2 systems kia chỉ có quyền xem xét dữ kiện mà thôi, khi nào system có quyền điều khiển bị mất khả năng hoạt động thì system khác sẽ takeover control, và mỗi system đều có main and backup server để bảo đảm redundancy cúa system.
    Main and backup system là multi-site như bác nói ở trên, là 2 systems chạy song song và ở khác trung tâm điều khiển và thường 2 trung tâm này ở xa nhau để tránh vấn đề lụt lội, thiên tai hay khủng bố.
    Và back up system sẽ online ngay lập tức chứ không phải chứ không phải mất 6 tiếng đâu bác à, lý do đó mà người ta mới nối 1 RTU về nhiều trung tâm
    sign][/sign]
    [/quote]
    Về SCADA thì khá nhiều Vendor khác nhau trong ngành năng lượng nhưng Seimen vẫn đang dẫn đầu về khả năng hoạt động. Tuy nhiên điểm hạn chế của Seimen là ở lưu trữ mà trước đây thường gọi là FHD (future history data). Dữ liệu này chuyển sang SLDB (substation load database) lại có một hạn chế khác về khả năng tính toán. Nói đơn giản thì hệ thống vài trăm ngàn points không có vấn đề gì nhưng trên thực tế hệ thống khoảng 50k với khoảng 1000 substation thì trở ngại về truyền tải và tính toán là rất lớn. Chính vì vậy mà online data của hệ thống chính thường chỉ vài ba tháng cho trend-back. Tôi sử dụng Curve-tool chỉ 1 lần nhưng chắc rằng, những người dùng Seimen đều ngán ngẩm về cái tính năng này.
    sign][/sign]
    [/quote]
    FHD - Future History Data còn tùy theo hardrive của server nữa, nhưng nó cũng bị giới hạn ở key cho file, không biết bác đã sắp xếp cho FHD database của bác ra sao chứ nó có thể giữ data cho 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm và
    dùng circular files, nếu nó đầy thì FHD sẽ dump data to files under UNIX system.
    Bây giờ thì nhiều khách hàng của tớ đã sài HIS (Historical Interface System) để thay thế FHD, HIS dùng Oracle để giữ data và Oracle có thể giữ nhiều data hơn nhưng vẫn tùy thuộc harddirve nữa. Ngoài HIS ra thì Siemens còn có HDW (Historical Data Warehouse) có thể giữ data cho tới 1, 2 hay 3 năm tuỳ thuộc vào ổ cứng (cluster) nữa. Đa số những dữ kiện của history data dùng để forcast load cho những ngày sắp tới vì như vậy thì mới tránh trường hợp thiếu điện, ở Mỹ thì các đường cao thế 500KV của họ nối từ hãng điện này với hãng điện kia, từ bang này qua bang kia, và công ty điện có thế mua điện thuộc 1 công ty điện lực khác mà qua nhiều bang khác nhau. Tớ nghĩ trong tương lai VN sẽ có thể mua điện từ Trung Quốc hay Lào hay Thailand nếu thiếu điện và có được những đường cao thế nối với nhau.
    Đúng như bác nói hệ thống EMS vẫn có những trục trặc khi truyền tải và tính toán khi system quá lớn chẳng hạn như system có trên 1 triệu points, bác thử nghĩ đến Distribution Manager System (DMS) thì rất nhiều phức tạp hơn nữa
    Chúng tớ cũng đang xem xét lại curve tool nữa, nhưng tớ chưa biết bác dùng Spectrum gì vì Siemens có 2 Spectrum,
    Spectrum 4x, thuộc Nurembegr, Germany và Spectrum 3x thuộc Minnetonka, US, system của Germany thì ít được thay đổi nhiều (modification cho khách hàng) và được bán ở Âu chau và Á Châu, còn Spectrum 3x thì thuộc North và South America, nhưng những khách hàng muốn system lớn thì thường dùng Spectrum 3x, như Spain hay Tapei Power Company, hiện nay chỗ tớ đang có khách hàng Taipei Power Company làm việc ở đây.
  7. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    quote-7604 viết lúc 03:43 ngày 24/01/2006:
    Ngày nay, người ta nói nhiều về DNP3 và OPC nhưng ICCP vẫn là một industrial protocol hữu hiệu nhất để truyền tải thông tin qua lại trong ngành năng lượng. Cũng như người ta nói nhiều đến sub-second nhưng thực tế tính hiệu của SCADA vẫn ở độ khoảng 8-10 second. Cái khác biệt giữa kỷ thuật viên Mỹ và kỷ thuật viên VN khi nói đến SCADA là ở Mỹ nó bao gồm 2 vấn đề như bác Tu-Hu đã nói SC & DA. Ngược lại ở VN chưa phân biệt rõ mà thường lấn sâu vào các khu vực khác như RTUs, equipments, instruments...Chính vì vậy mà khi nói về RTUs có thể thu nhận bao nhiên tính hiệu cho một lần quét 50, 100, hay 1000 không có câu trả lời chính xác mà tùy thuộc vào có bao nhiêu points để thu lượm và khả năng thu lượm của thiết bị và dụng cụ. RTU, remote terminal unit chỉ làm nhiệm vụ trung gian. Ví dụ như một transformer có thể thu lượm được khoảng 30 điểm dữ liệu thì một substation có 4 transformer có thể lên đến 120 điểm giữ liệu chỉ riêng cho MBT. Cộng thêm các điểm giữ liệu của tụ, máy cắt, dao cách ly...tuy nhiên tất cả lệ thuộc vào các bao nhiêu thiết bị thu lượm tính hiệu và mỗi thiết bị có bao nhiêu cổng để thu lượm. Thường các thiết bị đơn có 4, 8, 16, 32 cổng. Và RTU chỉ có nhiệm vụ truyền tải tính hiệu của thiết bị sau khi đã chuyển protocol và sử lý một số tính toán về RDTS.
    sign]<!--Sign_End-->
    [/QUOTE]
    ICCP vẫn là ông trùm của truyền tải data vì nó đã dùng lâu trong ngành điện nên không ai muốn thay đổi vì ICCP đã chứng minh sự hiễu dụng của nó. Thường thì tớ thấy họ dùng 4 hay 8 giây cho 1 lần quét (scan) vì nếu bác muốn nó quét 1 giây và system có khoảng trên 300 RTU và mỗi RTU có khoảng 100 points thì system luôn luôn busy thì giờ đâu để làm đâu được những chuyện khác như là calculate cho những points khác. Vì vậy Siemens mới có RTDS server để lưu trữ dữ liệu ở RTU và sau khi nhận được dữ liệu mới và trị giá của nó khác với dữ liệu lưu trữ trước đó, lúc đó RTDS mới chuyển qua server khác để làm những chuyện khác và tránh vấn đề 1 server bị quá tải.
    quote-7604 viết lúc 03:43 ngày 24/01/2006:
    Câu hỏi mà các bác ở đây thường đặc ra là có thể điều khiển dữ liệu tại substion hay không hay luôn luôn tính hiệu điều khiển đều xuất phát từ trung tâm? Tất cả mọi dữ liệu sau khi được định dạng đều được đưa về trung tâm, tuy nhiên không phải chỉ có trung tâm mới có khả năng điều khiển mà gần như tất cả những MMI đều có khả năng đó (tùy theo Enable/Disable). Khả năng điều khiển từ trung tâm trước khi thực hiện luôn phải kiểm tra xem có những hạn chế nào từ khu vực hay không và đó là cái mà bác Tu_hu nhắc đến "tagging/tag-out". Trên thực tế, lệnh điều khiển ở trung tâm chỉ xảy ra khi sự cố chớp nhoáng cần phải can thiệp từ trung tâm. Đa số những lệnh khác đều thực thi tại substation. Lúc đó dispatcher được chuyển đến khu vực; tuy nhiên phải liên lạc và nhận lệnh từ phòng điều khiển. Quá trình thực hiện này xảy ra theo qui tắt START (stop-think-action-recheck and "...quên rồi").
    sign][/sign]
    [/QUOTE]
    Đúng như bác nói, khi nói đến SCADA thì tớ nghĩ ngay tới SC&DA, vì DA không thì dễ dàng vì bác chỉ cần thu nhập tính hiệu từ substation rồi cất vào database thôi, cái rắc rối là sau khi nhận được dữ kiện từ RTU thì system phải làm gì với những dữ kiện đó, sau khi process thì mới chuyển qua MMI thì lúc đó dispatcher mới biết và sẽ phải làm gì với những
    dữ kiện đó chẳng hạn như đường dây overload, hoặc cầu giao bị mở ...v..v... rồi làm sao mà báo động cho dispatcher biết nữa như là gong, flashing one-line, alarm display flashing ....v...v...v ...đúng như bác nói tất cả MMI có quyền ra lệnh NHƯNG system cũng không cho MMI quyền điều khiển nếu không thuộc phạm vi điều khiển nữa.
    Đó là lý do họ gọi là "Realtime" theo từ ngữ Tinh học, những dữ kiện nhận được và processing ngay lập tức thì gọi là realtime. Cũng như là rút tiền từ máy ATM mà đợi đến đêm mới processing sự rút tiền, thì người ta có thể rút tới 100 lần số tiền người ta có trong chương mục
    quote-7604 viết lúc 03:43 ngày 24/01/2006:
    SCADA là hệ thống khác với EMS là một entity bao gồm cả quản lý và vận hành. Nếu chỉ nói về SCADA thì chỉ nói về hệ thống và những khả năng chính của nó. Vì vậy mà những App servers hay những chương trình Load Forcast, Network Analyst, Load Shed là những add-in packages mà Seimen bán thêm nếu bên sử dụng không mua những chương trình đó hữu hiệu hơn từ vendor khác. Tất nhiên Seimen không muốn có sự pha trộn và cả người sử dụng cũng phải rất cẩn thận khi pha trộn hệ thống vì nếu khi xảy ra sự cố toà án sẽ là nơi giải quyết vấn đề vì lúc đó tranh chấp bồi thường thiệt hại sẽ xảy ra.
    sign][/sign]
    [/QUOTE]
    Không phải vậy đâu bác ngày xưa thì tất cả phần mềm đều chạy trên 1 mainframe nhưng khi chuyển sang server thì không có 1 loại server nào mạnh bằng mainframe (cách đây 15 năm) kể cả Silicon Graphic sever là ông trùm của server ngày trước, bác nhớ lại thời mới có PC đi lúc đó PC mà có được vài trăm Kilo byte thôi, thì lúc đó không thể bỏ các phần mềm vào 1 server được vì lẽ đó Siemens bắt buộc phải chia ra làm nhiều servers, như là UCS (data link),
    RTDS (Front End), COMs (Communicator), ADMs (Admin), NA (Network App) ....v.....v...
    quote-7604 viết lúc 03:43 ngày 24/01/2006:
    Seimen là một hệ thống SCADA rất phức tạp để có đủ khả năng đứng vững trong hoạt động của ngành điện mà gần như không có đối thủ ngang tầm. Ví dụ như one-line không chỉ đơn giản là một bản vẽ mạch điện mà nó có thể mang đến 8 layers khác nhau để biểu thị bản chất của thiết bị được điều khiển từ hệ thống cơ sở dữ liệu. Đa số hệ thống của Seimen vẫn chạy trên nền UNIX với IBM servers. Hệ thống mạng đa số là T1 hoặc lease-line. Tuy nhiên hệ thống 986Mhz, micorwave system vẫn hiện hữu. Tương lai SCADA sẽ dụng PLC (Power-line-carrier), fireber và wireless tại một số điểm cũng như sẽ có nhiều tính hiệu sẽ không chuyển về SCADA để giảm bớt những dữ liệu không cần thiết khi nó truyền thẳng về những nơi nó cần đến. Nhìn chung thì mỗi một hệ thống SCADA đều có đặc điểm chung nhưng lại hoàn toàn khác biệt vì nó được xây dựng theo yêu cầu của hãng sử dụng để hoàn chỉnh EMS/GMS của TGM.
    sign][/sign]
    [/QUOTE]
    Vâng mỗi vài năm thì EMS system phải thay đổi, vì phần cứng sẽ rẻ đi nhiều, như lúc tớ mới làm thì đâu có khi nào nghĩ là EMS có thể chạy trên server đâu và có khi nào nghĩ là nó thể chạy trên PC đâu, bác cứ nhớ lại PC bây giờ chạy nhanh gấp 1 triệu lần cái mainframe ngày xưa Taipei Power Company mua của bọn tớ Bác sài IBM server thì tớ nghĩ là system của bác là Spectrum 3x mua từ Singapore quá. Vì lý do di chuyển nên Siemens PTD đã lập ra 1 văn phòng ở Singapore để lo cho Đông Nam A, hiện nay trong chỗ tớ làm cũng có trên 10 người từ Singapore qua đây để học hỏi .
    quote-7604 viết lúc 03:43 ngày 24/01/2006:
    PS: bác Tu_hu cho hỏi cái Web User Interface có mắc và tiện dùng không? Tôi đang thử nghiệm Exceed on Demand để thay thế SCADA-Spectrum của Seimen vì license của nó rẻ mà lại khỏi phải chịu phí bảo trì cũng như rất tiện dụng. Hiện tại bên Humming-bird chưa đưa ra được mô hình bản quyền như xếp tôi muốn (con-currency, dùng qua Citrix) nên vẫn còn bàn cải.
    <!--Sign_Start-->[/sign]
    [/QUOTE]
    Tớ là dân Tech nên không biết giá bán nhưng WUI thì cũng như là MMIs thôi, vì sau khi processing thì nó sẽ chuyển data tới WUI, để cho người dùng không cần nạp vào mang LAN của system mà vẫn còn có thể coi được one-line diagram, nhưng nhiều khách hàng không cho WUI có những quyền điều khiển vì sự an toàn của system. Vì bác có thể dùng Explore hay Netscape có thể gọi one-line diagram qua WUI và dân hacker thì khoái hack Window Operation lắm.

    Đúng dùng Exceed on Demand thi rẻ vì license đã trả trên MMIs rồi, bác dùng Exceed on Demand thì có nghĩa là bác đã connect tới 1 trong những MMIs của system . Nếu system của bác có SuperMMI thì bác có thể connect tới 25 cái Exceed on Demand đó . Và dùng Exceed on Demand thì an toàn hơn vì bác phải nạp vào LAN network của system bác.
    Cho tớ hỏi nhỏ là bác đang làm cho công ty nào EVN1, hay EVN2 hay EVN3, năm 1992 hay 1993 thì tớ có được coi bản đấu thầu của Siemens cho EVN1 và EVN2 nhưng ABB đã trúng thầu và lúc đó Mỹ còn cấm vận nên tớ không có cơ hội làm việc ở VN, sau đó tớ hay đi China làm việc và có ghé VN nhiều lần trong những năm 1999 và 2000. Nếu có dịp về VN tớ hy vọng gặp bác để có dịp xem EMS của VN.
  8. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Chào bác Tu_Hu,
    Tôi hiện tại không ở VN mà đang làm cho hãng truyền tải tại tiểu bang Texas - Mỹ. Thật ra mà nói khi lật lại tài liệu của những năm 80s khi mà Seimen xây dựng SCADA cho hãng, có rất nhiều điều khác xa ngày nay nhưng trên căn bản yêu cầu của hãng vẫn không thay đổi mà chỉ tăng thêm.
    Trên lý thuyết hệ thống back-up phải online ngay lập tức khi sự cố xảy ra ở hệ thống chính nhưng thực tế thì hòan tòan khác xa. Với độ lớn của Texas gấp 8 lần nước VN, để xây dựng hay nâng cấp hệ thống network rất tốn kém. Khi nói đến hệ thống ở đây không phải nói đến 1 mainframe hay PC mà nói đến cả một hệ thống vận hàng bao gồm hàng ngàn servers, buildings, interfaces....Tôi tin rằng bác từng bước vào control room nên hiểu được để xây dựng một hệ thống tương tự như vậy chỉ nhằm back-up không phải là chuyện nhỏ. Hơn nửa sự chuyển dữ liệu khi sự cố xảy ra ở trung tâm chính sang trung tâm dự phòng không đơn giản như việc re-direct một vài tuyến đường của hệ thống. Cho đến năm 2003 có nghĩa là sau hơn 20 năm họat động thì hệ thống SCADA của hãng tôi mới có khả năng chuyển đổi tức thời. Trước đó phải mất 6 tiếng để có thể điều khiển từ trung tâm dự phòng do quá trình chuyển đổi và kiểm tra dữ liệu (chỉ cần vài con số trong vài trăm ngàn con số không đồng bộ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng). Sau khi nâng cấp, như tôi nói tốn hơn 10 triệu cho đợt đầu, hạn chế về khả năng truyền tải và tính tóan vẫn không phải là không còn. Những tháng gần đây, những tranh luận về T1 và hệ thống của hãng trở nên nóng hỏi vì bên TMS muốn nâng cấp lên T3 trong khi IT thì lại chấp nhận lời advise của bên tôi rằng T1 vẫn họat động tốt. Cái chính là cost adjustment của từng sự việc chứ không phải hệ thống nào tốt hay kém.
    Ví dụ như khi bác nói về HIS; tôi về hãng và bắt tay xây dựng PI của OSIsoft. Bác làm cho Seimen chắc chắn biết về cái này vì hay bên cũng có khá nhiều liên hệ kể cả thân mật và ân óan giang hồ. Về mặt này thì Seimen hay GE còn kém hơn OSI. Tuy nhiên như ở VN tôi biết PI được dùng làm cái khung để chứa dữ liệu cho SCADA như những hệ thống đơn giản khác. Nhiệm vụ quan trọng nhất của PI ít được nhắc đến nhưng chính là để giảm bớt tải cho hệ thống SCADA. Chính điều đó mà để dựng một server cho PI tiền license đã có thể lên đến 250 ngàn cho năm đầu và chi phí vận hành mỗi năm sau đó nhưng vẫn được duyệt. Cái đơn giản là bỏ ra 500k hay 1 triệu ở HIS giúp hệ thống của Seimen họat động hiệu quả hơn làm cho gánh năng của TGM giảm xuống để tập trung giữ vững đường truyền theo luật định của ERCOT. Trên lý thuyết OSI và Seimen đều nói về những hệ thống vài trăm ngàn đến 1 triệu points vẫn họat động hiệu quả. Trên thực tế, hệ thống phức tạp hơn nhiều và tôi được biết những hệ thống khỏang 100k đã gặp phải rất nhiều vấn đề. Ở đây không chỉ nói đến server mà là infrastructure để cho tính hiệu từ ngòai field đi về đến trung tâm và truyền tải sang Enterprise system. Trước khi tôi về truyền tải, PI đã qua 4 lần thay đổi người xây dựng. Họ dựa theo những tiêu chuẩn và lời khuyên của OSI và Seimen để tạo hệ thống chạy thử; 2 năm trôi qua và vẫn thất bại. Sau khi xem tài liệu cũng như ngồi nghe OSI, Seimen, và IT nói chuyện tôi bắt đầu quan sát hệ thống chạy thử và quyết định xóa bỏ tất cả. Tôi nói với ông xếp rằng hệ thống không thể chạy được với tiêu chuẩn của các bên đưa ra trên cái nền hiện tại của hãng. Từ đó tôi tòan quyền "giới thiệu" để mua server cho hệ thống cũng như điều chỉnh mạng cho phù hợp. Bản vẽ infrastructure mà tôi vẽ lại được sử dụng cho tòan hãng mà trong đó kể cả hệ thống của Seimen, OSI, IBM...đều liên hệ với nhau dựa trên 1 tiêu chuẩn duy nhất là tính hiệu phải được truyền tải thông suốt và an tòan từ field đến hệ thống report.
    Tôi là kỷ sư điện nên tôi không lưu tâm hệ thống nào tốt nhất hay mạnh nhất là chỉ có những hệ thống nào phù hợp cho công việc nào. Vì dụ như mạng thì có Cisco, Lucent, Nortel...Database thì có Oracle, DB2, MsSQL...Hardware thì có Mainframe, IBM, Compaq, Dell...Software thì có MS, UNIX, IBM....và hằng hà sa số các thứ khác. Cái chính là kỷ thuật nào cần được sử dụng ở đâu và lúc nào. Về SCADA bao gồm phần mềm, phần cứng và những thứ liên quan đến họat động của dữ liệu. Ngược lại EMS, Energy Managment system bao gồm hệ thống dữ liệu và vận hành. SCADA chỉ là một phần trong cái tổng thể TGM vì lúc đó sự tương tác của con người lên hệ thống quyết định họat động của hệ thống truyền tải.
    Có một việc ít ai ngờ rằng nhân viên của EMS và nhất là ở Control room tại Mỹ đa số là kỷ thuật viên không có bằng 4 năm. Ở đây có nhiều thú vị mà khi làm việc tôi mới hiểu. Trong khi đó tại VN thì phòng điều khiển lại tòan là "thứ dữ" của ngành. Công việc liên quan đến SCADA thì vui nhưng làm việc với nó chán chết. Nhất là phòng điều khiển, khi mà bão tuyết, nắng nóng thì cũng là lúc nó ngồi im nhất. Làm ở support thì biết nhiều thứ nhưng cuối cùng cái title Analysis hay integrator lại không giúp ít gì cho một kỷ sư. Tôi đang tìm đường bay để kiếm cái P.E về dưỡng già. Nếu bác sang Texas thì hú tôi một tiếng...còn không thì cũng hy vọng gặp bác ở VN.
    ==================================
  9. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Chào bác 7604,
    Vậy bác làm cho hãng nào ở Texas, CPS, TXU, CenterPoints hay ERCOT ? project đầu tiên tớ làm là HLP (nay là Center Point Energy), vâng tớ đã được vào nhiều phòng control room lắm nhưng phải nói chỉ có trung tâm điều khiển ở Center Point là bảo mật dữ dội, còn chỗ khác là chỉ có lính gác check point thôi, tớ cũng viết phần mềm để shut out các cửa vào trung tâm cho Florida Light & Power khi có chuyện xẩy ra. Vâng việc làm của dispatcher thật là chán chẳng có gì hấp dẫn cả nhưng lại là phòng làm ra tiền cho hãng nên thường được ưu tiên khi đòi hỏi vendor phải làm theo ý họ, tớ cũng chưa hiểu về system của bác khi nói phải mất 6 tiếng để sửa soạn cho system failover to backup system, nếu có dịp đi SICA thì bác hỏi nhóm NYPA thì rõ vì main và back up system của NYPA chạy song song nên họ failover chỉ trong vòng vài phút thôi, vì back up system vẫn scan RTUs như là main system đó.
    Trong ngành EMS này cứ vài năm lại thay đổi nhưng trên căn bản thì vẫn giống nhau, tớ thích làm cho Siemens vì tớ thích development những cái mới, làm nhiều project cho các hãng điện nên mới thấy mỗi hãng có 1 lối riêng để điều khiển và processing những dữ liệu, tớ cũng nhiều lần được các hãng điện offer nhưng tớ không thích làm người dùng vì cứ phải sài cái của người ta chế tớ không đụng chạm bác đâu nhé, mỗi người mỗi ý thích, đa số những khách hàng của Siemens đều muốn mướn nhóm người của Siemens sau khi mua system của Siemens vì không phải tốn tiền để training nữa lại được nhân viên giỏi, cũng rất nhiều co-worker đã bỏ hãng đi qua ultility company, và tớ cũng theo những thăng trầm của hãng Siemens hơn 20 năm rồi, làm ma cũ vẫn hơn làm ma mới đó và làm development vẫn thích hơn vì làm cái mới hoài hay mình phải nghĩ cách để giải quyết những rắc rối cho khách hàng nên công việc đỡ chán nản hơn, nên tớ chắc về hưu với Siemen rồi đó hay là chục năm nữa mà muốn nhàn hạ thì lúc đó đầu quân cho ultility company
    Tớ không rành về PI system, nhưng REE system họ dùng RFE để bớt phần nào cho RTDS vì REE có hơn 650 RTU đó chưa kể những dữ liệu chuyển qua ICCP vì họ mua những đường cao thế và mướn những hãng nhỏ để kiểm soát đó,
    REE hầu như bao phủ cả nước Spain.
    Đúng như bác nói khi mà hệ thống EMS mà có trên vài trăm ngàn points thì lúc đó thực sự là complex, làm cho những project lớn như vậy lại càng thích vì mình học hỏi nhiều.
    Ở Texas bác ở vùng nào, tớ định hè này dẫn 2 tên nhóc tỳ xuống Houston, Austin chơi, có gì email cho tớ :
    anguyen@siemens-emis.com
  10. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Chào bác Tu_Hu,
    Tôi làm cho TXU trong trung tâm hỗ trợ ESB (Electric service building) mà ngày nay bao gồm cả TEC (Transmission Emergency Center) và EMS back-up service locator tại Fort Worth. Hôm 9/11 tôi kẹt lại trong phòng máy của EMS hết cả ngày vì họ phong toả hết các lối ra vào hãng. Lúc trước thì tôi còn có thể vào ra vào phòng máy (not control room) nhưng giờ cũng hết dùng được rồi. Thật ra bảo mật của control room cũng chẳng có gì đặc biệt vì khi lọt được vào lớp của ban đầu, nếu muốn phá hoại thì đi xuống phòng máy dễ hơn. Hiện tại ở ESB chỉ còn lead, tôi và vài người còn có thể xuống mọi phòng thì cũng như tại control room và phòng máy của EMS chỉ có những ai có nhiệm vụ mới có thẻ để vào. Còn chuyện vượt qua cổng bên ngoài không mấy khó khắn lắm. Nhất là khi các trạm điện đều không có người canh gác thì muốn phá đi đánh trạm điện tội gì phải chui vào chỗ có bảo vệ cho dễ bị bắt.
    Về lý thuyết thì đúng là back-up online phải luôn luôn sẵn sàng để take-over nhưng vì những hạn chế trong thực tế mà cho đến năm 2003 Siemen và TXU mới hoàn thành hệ thống hot standby. Tuy nhiên, nó chỉ hoàn chỉnh đến trung tâm điều khiển, nói đúng hơn là hệ thống multi-site. Ngay tại điểm đó a single point of failure vẫn còn nó chỉ hiện hữu ở Dallas mà chưa hoàn chỉnh ở Fort Worth. Đây không phải là vấn đề hạn chế về kỷ thuật mà là infrastructure. Dữ liệu truyền về ERCOT được bảo đảm bởi hệ thống song song tại Dallas nên nó không vi phạm luật hoạt động. Risk factor ở đây nằm bên trong hãng nên những thảo luận giữa việc nâng cấp hoàn chỉnh và lợi ích kinh tế vẫn xảy ra chưa giải quyết được.
    Như bác nói hệ thống của Spain có 650 RTUs đã là phức tạp thì hệ thống truyền tải của TXU có khoảng trên dưới 1200 RTUs trong đó SCADA covers trên 900 RTUs. Hiện tại loại bỏ chart reading để hoàn thiện hoá hệ thống là điều ai cũng muốn nhưng 5 năm qua vẫn chỉ nhích lên rất chậm. SCADA của TXU tập trung vào hệ thống truyền tải là chính nhưng các interconnection và industrial system cũng được đưa vào ở một mức độ nào đó. Hệ thống truyền của Texas là một trong ba hệ thống chính của toàn nước Mỹ và nó lại là một hệ thống độc lập nên chiều dài của đường cao thế lại gần bằng gấp đôi đường từ tây sang đông. Ngoài hệ thống 345kV thì còn có hệ thống 138kV, 69kV và cả 25kV, 12.5kV, 13.7kV, 4kV xuất hiện trên one-line.
    Theo Ercot sản lượng của TXU được tính khoảng 20k MW còn số lượng chính thức thì tôi làm trên trans Co. chỉ được phép biết mà không được phép nói, nhưng rõ ràng sản lượng lớn gấp đôi sản lượng điện của VN ở hiện tại. Theo tôi được biết thì hệ thống điện của châu Âu không khá lắm. Ngòai việc hệ thống của họ tương đối nhỏ thì lượng điện hàng năm luôn thiếu dù rằng mức tiêu thụ đầu người ở châu Âu so với Mỹ thấp hơn nhiều. Về mặt ứng dụng kỷ thuật thì châu Âu lại thường đi trước Mỹ nhưng về tiêu chuẩn và hiệu quả kinh tế thì Mỹ lại khá hơn. Sắp tới đây sẽ là thú vị nhất khi TXU đi tiên phong ứng dụng PLC - power line carrier; tôi tin rằng Siemen đang để ý rất kỷ đến cái này. Tất nhiên nó sẽ xảy ra ở distribution vì hệ thống chân rết có sẳn và độ ảnh hưởng không quá lớn khi sự cố xảy ra. Lý thuyết là vậy nhưng chắc chắn hệ thống SCADA sẽ nắm bắt được cái gì đó trong việc này, còn ảnh hưởng ra sao thì chưa rõ.
    Thật ra bác nói đúng, dùng cái của người khác không mấy hứng thú nhất là khi phải chạy theo sự đổi mới không ngừng của vendor. Giống như khi Maximo của IBM ra đời, họ mang vào TXU và TXU phải giữ hẳn một đội ngũ của IBM ở lại làm việc. Tôi còn nhớ lúc đó mỗi khi họp, phải vào phòng lớn đến 30, 40 người. Nhưng cũng như hệ thống của Siemen, TXU phát triển hệ thống của IBM trên cơ sở cần thiết của hãng và trở thành người dẫn hướng đi cho IBM dấn thân vào utility industrial. Đến một lúc nào đó, IBM lại qua mặt vì lực lượng chính của IBM là developer còn của chính hãng chỉ yếu là end-user. Sau khi bắt nhịp được cái mới thì end-user lại một lần nửa dẫn hướng đi. Cuộc ruột đuổi này xảy ra không ngừng và điều này cũng xảy ra đối với Siemen hay bất cứ vendor nào. Ví dụ như PI, họ dẫn dắt industrial theo hướng đi của họ nhưng khi vào đến TXU thì là một vấn đề khác. OSI phát triển mọi thứ ngày nay trên nền tảng modual database. Họ nhìn ra được cái cần thiết của nhiều khách hàng nhưng TXU đã có Maximo hoạt động trên nền Oracle làm asset module. Từ đó cùng một core system nhưng xảy ra 2 hướng đi khác nhau. Hoặc xa hơn nửa là PI không support VMware nhưng technology lại đi về hướng đó vì nó là cơ sở giảm chi phí sản xuất và vận hành. Chúng ta lại phải bước vào một khung trời mới để đưa IT và OSI nhìn cùng một hướng. Hoạt là những nghiên cứu của ERPI...nói chung thì mỗi công việc đúng là có cái thú vui riêng. Tuy nhiên làm việc dưới một title như developer, integrator hay system architecture thì rõ ràng có cơ hội lâu bền. Ngược lại một kỷ sư điện đâm ngang hổ trợ để rồi cái gì cũng làm nhưng mang title lạc lõng như tôi thì nhiều lúc cũng ngại. Năm năm qua hãng tôi trải qua 4 đợt sa thải đến độ phòng họp 30 người ngày nay chỉ còn lại 3 người. Vậy mà cả năm nay xếp đi hợp ở mãi đâu đâu chưa thấy mặt. Làm cho Utility nhàn lắm vì công việc tự mình nghĩ ra, chẳng ai ép buộc cả. Chính phủ chỉ ra luật rồi cấp trên đặt mục tiêu còn lính thì tự do mà hành động. Làm những cái bao quát thì học được rất nhiều vì chẳng có công việc nào cũ cả. Nếu cũ thì đã có người làm, mà nếu có người làm thì đã được hoàn chỉnh để máy làm. Đa số các yêu cầu của câu việc là những gì có thể xuất hiện đâu đó nhưng chưa được thử nghiệm chính thức cho thực trạng của hãng. Ngồi design một cái gì đó khi nó hình thành sẽ có niềm vui rất lớn. Đó là những gì khi tôi vừa vào làm. Nhưng rồi từ từ không còn trông thấy những gì mình nghĩ ra nửa vì bây giờ chỉ còn là "bán" suy nghĩ và kiến thức. Chỉ cần mình nghĩ ra được điều gì thúc đẩy hoạt động hàng ngày và lâu dài của hãng là đủ; còn việc làm sao để thực hiện nó thì giao lại cho IT và bên vendor. Mất hết cả niềm vui.
    Bác ở đâu mà dẫn tụi nhóc xuống Houston và Austin? Đi houston thì còn vui vì có bãi biển, nhưng hoạt động dầu khí đã làm nước biển không còn trong sạch như trước. Bác nhớ mang theo lưới và chỉ dù để ra Gaveston câu ghẹ. Có lẽ đó là một thú vui duy nhất chưa bị mất đi. Vòng vòng thì chỗ nào cũng giông chỗ nào. Austin thì còn buồn hơn nữa. Có lẽ chỉ có Dallas và Arlington là nhộn nhịp nhất.
    PS: Utility industrial thường chậm chân hơn so với kỷ thuật bên ngoài vài năm, nhưng dù sao cũng đở hơn khi trước tôi làm cho điện nguyên tử, kỷ thuật đi sau bên ngoài ít nhất 15 năm.
    ===============================

Chia sẻ trang này