1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SCADA trong hệ thống điện

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi kehanhhuong, 29/11/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thichtamca

    thichtamca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Bác tranhamy thân mến,
    Nếu tôi đoán không nhầm thì chắc bác đang làm ở Đơn vị Thí nghiệm của Miền Nam. Nhưng điều đó không quan trọng bằng việc bác quá bi quan cho việc hiện đại hóa ngành điện hiện nay ở VN.
    Xin lỗi bác trước khi tôi phải nói thật là ý kiến của bác không có chút gì hàm chứa bác là bác đang phục vụ cho ngành điện. Bác tự nghĩ xem việc bác đi chê trách các lĩnh vực khác, nhất là cái mới đối với nghành điện nước ta như SCADA/EMS có đúng hay chưa.
    Tôi nghĩ mọi lĩnh vực cần có thời gian để phát triển, để tích lũy kinh nghiệm. Bác tự so sánh nhé, bác tốn bao nhiêu thời gian và tiền của để tốt nghiệp đại học và chỉ làm mỗi mấy cái việc cỏn con là rơle bảo vệ. Như thế bác sẽ mường tượng ra được phải tốn bao nhiêu tiền cho SCADA./EMS cho ngành điện. Tôi vẫn biết rằng mọi sự so sánh đều khập khiễng.
    Vài lời cho bác vậy thôi.
    Chúc bác vui vẻ và lạc quan hơn.
    thichtamca
  2. quynhnn

    quynhnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Bạn tranhamy muốn nói về thực trạng của các TBA 110kV hiện nay tại VN, theo tôi đó là cái nhìn rất thực tế, chính là vấn đề chúng ta cần quan tâm giải quyết. Box này lập ra là để giới thiệu hệ thống SCADA hay là để xây dựng hệ thống trên nền tảng thiết bị đã có? Mô hình ở trên của các bác dĩ nhiên là cái mà chúng ta và ngành Điện cần phấn đấu để đạt được, nhưng khó có thể áp dụng ngay tại thời điểm này và chỉ dành cho các TBA xây mới toanh. Các trạm 220kV hầu như ko cần phải bàn vì đã có form sẵn, chúng ta chỉ có thể dừng lại ở mức độ tìm hiểu. Còn một mảng khá lớn mà chúng ta có thể tham gia xây dựng đó là các trạm 110kV, tuy rằng đã có 1 số tín hiệu truyền về đến A0 theo kênh truyền viễn thông điện lực, nhưng thực tế vận hành vẫn còn một lô một lốc nhân viên trực ca kíp. Cứ mỗi tiếng đồng hồ là có 2 người mang sổ sách ra ghi chép thông số, khi xảy ra sự cố thì gọi điện đến Điện lực, nhân viên Phòng điều độ ĐL và bên quản lý điện xuống xác minh và xử lý. Đó là cách lấy số liệu thông dụng hiện nay. Quên, chưa kể một số trường hợp các biệt, không thèm đi thống kê mà cứ lấy số liệu cũ phịa ra số mới. ĐLVN đang nhăm nhe hiện đại hóa các trạm này, nhưng chưa đề ra mục tiêu quy mô cụ thể. Ý tôi muốn nói là hệ thống miniSCADA tại mỗi trạm, có tác dụng hỗ trợ cho các nhân viên vận hành trực tiếp. Tôi nghĩ cái đó khả thi và dễ thực hiện hơn nhiều, nó ko bị phụ thuộc nhiều về nguồn vốn đầu tư. Mô hình xịn ở trên áp dụng cho các trạm xây mới, đi kèm theo một nguồn tài trợ hoặc vốn vay nào đó, chính vì vậy sẽ phập phù về thời gian, thời gian duyệt và thẩm định dự án cũng lâu. Mong các bác đóng góp ý kiến để hiện đại hóa các trạm dựa trên hiện trạng đã có, hình như đã có trạm ở miền trung làm rồi (E27 thì phải). Không biết ở nước ngoài thế nào nhỉ, ở VN Điều độ HTĐ miền Bắc A1 đóng cắt từ xa thành công cho 1 trường hợp tại Thái Bình đã là một kết quả mỹ mãn, được các bố nhắc đi nhắc lại như một kỳ tích.
  3. tranhamy

    tranhamy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    em phải đính chính lại là hầu hết các trạm 220kv mói và các trạm đã có automation( automation hiểu là người vânh hành điều khiển bằng máy tính chứ không phải là không người trực). nhưng phần lớn chỉ điều khiển khi show hàng cho lãnh đạo xem, và ở lúc thấp điểm.
    Theo luật mới đay thì nghiệm thu trạm(220kv up to 500kv) thì thêm phần nghiệm thu tín hiệu và điều khiển tư xa.
    Còn các trạm 110 thì còn manh múm, theo dự án SPIDER cua ABB thì tát cả các trạm của A1 đã phải đưa vào rồi nhung do sự không đồng bộ vẫn còn nhiều vần đề. bên cạnh đó sau khi lắp mạch tín hiệu đến RTU thì lại nâng cấp cải tạo trạm ( swich,CB, Protection) đẫn đến mất tìn hiệu vì đơn vị xây lắp chả mấy khi đấu lại mach này, khi đóng điện thì để kịp tiến độ nên nhưng hạng này thường bỏ qua.
    Nhưng nói chung , như em nói ở trên, thì hiện tại hệ thống này vẫn chỉ để xem cho vui, còn vận hành vẫn là các anh em vận hành.
    còn một chuyện nũa về automation ở VN. Trạm 220kv nho quan khi đầu thầu cho phía 220kv, đúng như yêu cầu của chủ đầu tư, hệ thống điều khiển phải co2 : 1 main ,1 backup. vì thế khi bac ABB đượ thầu đã cấp mỗi ngăn lộ 2 con REF 545 (bay control unit). tuy nhiên khi đấu thầu phần 500KV thì AREVA( alstom cũ) với hệ thống PACIS trúng thầu thì mấy con C6xx của MiCom và hệ thống này lại không kết nối dược với mấy con REF của ABB ( ban đầu nhà thầu nào cũng bảo đã tích hợp theo IEC) .
    Thế là thôi mỗi ngăn lộ 220kv lại bỏ phí 2 con REF. bây giờ chỉ dùng làm bảo vệ dự phòng cho 2 con khoảng cách REL 521 và REL 511( quá thừa)
    lý do thế nào thì thực sự em không biết. có khi bọn nào đó cho mình vay vốn và bắt buộc mình phải mua hàng của AREVA. vần đề này to lớn tầm vĩ mô, công nhân như em không dược biết, hahha
    Được tranhamy sửa chữa / chuyển vào 10:08 ngày 24/02/2006
    Được tranhamy sửa chữa / chuyển vào 10:10 ngày 24/02/2006
  4. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác,
    Như tớ đã nói là mua của ông này với bà kia vì ham rẻ nên sẽ có nhiều trục trặc, ngoài ra ngành EMS/SCADA thật sự chưa có gọi là OPEN SYSTEM được nên khi đã mua của vendor nào rồi thì sẽ dính với vendor đó cho đến khi nào thay thế toàn bộ hệ thống EMS/SCADA thì mới chọn vendor mới, những khác hàng của hãng tớ thường quay lại với hãng tớ vì tất cả máy móc dụng cụ như RTU đều hoạt động đúng theo như ý khách hàng, đây cũng là 1 lỗi của EVN vì trước khi
    đi nhận system để đi vào hoạt động nếu mà trong quá trình testing nếu nó không làm được ý mình muốn thì không nhận system thì vendor lúc đó sẽ cố gắng thỏa mãn ý khách hàng và họ sẽ sữa chữa phần mềm để nó làm việc đúng như ý mình muốn.
    Theo tớ thì VN cần đi tham khảo nhiều công ty điện lực trong vùng như Thai Lan, Hong Kong, Singapor, ...v...v.. sau đó
    cần có 1 kế hoạch trước khi mua bán gì của các vendor, tớ cũng biết nhiều khi cấp cao không có trình độ kỹ thuật cao, sau khi đi họp với vendor và nghe bùi tai rồi ký hợp đồng sau đó thì nó không làm việc được nhưng mấy ông xếp đâu có chịu nhận lỗi nên lờ đi thôi thành ra mua hàng rồi mà không sài được
  5. Chieu_cuoi_thu

    Chieu_cuoi_thu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy topic này hay hay, cũng tính vào đọc chơi nhưng thấy tuhu viết chưa thoả đáng , nên có mấy điều muốn góp ý như sau :
    -Ở Việt Nam hiện nay có những hệ thống Scada hiện đại, hoàn toàn không kém gì so với thế giới.Nhân viên vận hành hoàn toàn có thể đóng cắt các máy cắt, hòa máy phát, theo dõi các thông số của máy phát (độ rung dọc trục, độ rung ngang trục, nhiệt độ vòng bi, áp lực dầu bôi trơn, nhiệt độ các vòi đốt...), tình trạng hoạt động của hệ thống UPS, công suất dự trữ của hệ thống..
    -Để hệ thống Scada hoạt động hoàn hảo thì các thiết bị đầu cuối cũng phải đồng bộ.Ví dụ :Các tổ hợp Relay bảo vệ máy phát, các feeder, hoặc các động cơ có công suất lớn (Động cơ không đồng bộ 3 pha, dùng điện áp 6.3KV, công suất 500- đến 1000KW) phải có khả năng giao tiếp với PLC qua giao thức truyền tin. Chẳng hạn Multilin của GE giao tiếp với PLC bằng Modbus. Power Monitor dùng để hiện thị các thông số ở hạ áp, dòng tiêu thụ, đo méo dạng sóng hài...cũng giao tiếp với PLC qua Modbus...Giao thức truyền tin về thực chất là một chuẩn truyền tin, trong đó quy định rõ các phương thức giao nhận, kiểm tra lỗi ....Dân kỹ thuật hay gọi là Protocol. Nếu tổ hợp thiết bị của bạn được Order từ nhiều nhà sản xuất khác nhau thì để bắt chúng nói chuyện với nhau cũng khá vất vả nhưng không phải là không làm được.Hiện nay ở Singapore có một loạt công ty chuyên cung cấp các giải pháp này như Samoa, CAE System INC...thường xuyên giải quyết vấn đề này. Những tổ hợp relay bảo vệ hiện đại như Multilin của GE cũng đã dùng ở Việt Nam cách đây 5,6 năm.
    -Bằng chứng đây : Ở Việt Nam, hiện nay bạn có thể thấy các hệ thống Scada này trên các hệ thống như giàn công nghệ trung tâm số 3 (Central processing platfom no 3) hay còn gọi là CTK3, giàn PPD 40.000, giàn nén khí trung tâm (Central compressor platform) -CKP của XNLD VIETSOVPETROL. Hay bạn có thể thấy ở các nhà máy NHIỆT ĐIỆN PHÚ MỸ 1,2,3,4...Nhà máy thuỷ điện Trị An lúc mình lên tháng 12 năm 2005 cũng đang tiến hành chuyển dần từ hệ thống cũ của Nga sang hệ thống Scada thế hệ mới
    -Về mặt kỹ thuật thì SCADA chẳng qua là sự kết hợp của các phần tử thiết bị điện + PLC (Đóng vai trò luân lý, thu thập tín hiệu), nếu hệ thống phân tán thì còn cần thêm mạng LAN, sau đó dùng phần mềm chuyên về SCADA như FIX, hay WINCC... để tạo giao diện người dùng và xử lý.Nói chung là không đến nỗi phức tạp và ghê gớm quá đâu
    -Nếu bạn để ý sẽ thấy FIX cò văn phòng đại diện tại thành phố HCM được 4 năm rồi, Siemens lại càng phổ biến hơn.Ngoài ra ABB, HoneyWell...cũng chuyên thiết kế và cung cấp các giải pháp về Scada. Đây là các đại gia về SCADA đấy.Nên không có cơ sở gì để mà nói hiện nay hệ thống Scada ở Việt Nam hiện nay quá kém cỏi như bạn nói. Còn việc ghi số liệu thực chất là để nhân viên vận hành làm bằng chứng về sự có mặt, theo dõi và ghi chép trong giờ làm việc.Còn trong máy tính tùy theo config, các dữ liệu sẽ được lưu lại và có thể xem trong phần History trend
    -Và cuối cùng , mình nghĩ rằng tự bạn, bạn cũng có thể xây dựng cho mình một hệ thống scada riêng bằng cách dùng các phần mềm như Delphi, hay Basic để viết giao diện người dùng. Để quản lý Data, phân quyền trong mạng thì có thể kết hợp sử dụng thêm SQL.Kết hợp với vi điều khiển để thu nhập dữ liệu và điều khiển, giao tiếp với máy tính (PLC thì chẳng qua là controller thôi, dĩ nhiên là cao cấp hơn nhiều) là tự bạn có thể làm SCADA rồi đấy.Quyển sách ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN VỚI MÁY TÍNH CỦA THẤY NGÔ DIÊN TẬP HAY ĐẤY, RẤT BỔ ÍCH TRONG TRƯỜNG HỢP NÀY
    -Lấy một ví dụ minh họa :
    Bạn muốn có một Scada theo dõi một Feeder 6.3 Kv. Yêu cầu đặt ra :
    -Có thể đóng, cắt từ Scada
    -Theo dõi các thông số vận hành như điện áp, tần số, dòng điện, hệ số cos phi, Kwh....
    -Khi Relay bảo vệ Feeder tác động, nhân viên vận hành sẽ biết được sự cố relay vừa tác động là ngắn mạch, chạm đất hay qua áp...
    Để đóng cắt từ Scada thì đơn giản.Khi nhận được tín hiệu từ nhân viên vận hành, qua thao tác trên màn hình, nó sẽ gửi tín hiệu tới PLC và PLC sẽ cấp nguồn cho cuộn dây thường là 24VDC của nó do đó cuộn Close hay cuộn Shunt Trip của máy cắt sẽ có điện và máy cắt sẽ được đóng hay mở ra
    Khi máy cắt đang hoạt động thì các thông số của nó sẽ được tổ hợp Relay số ghi nhận và gửi về PLC thông qua giao thức truyền tin.Ở Relay là cổng Communication port và ở PLC là Communication module.Qua đó PLC sẽ đọc các thông số này và sau đó chuyển về hiển thị trên máy tính (PLC đóng vai trò như một buffer)
    -Khi xảy ra sự cố thì tùy theo thông số cài đặt trước, Relay sẽ tác động ngay.Sau đó mới gửi tín hiệu tới PLC và sau đó tới Monitor để nhân viên vận hành biết.
    Điều dở nhất mà hệ thống Scada gặp phải là :
    Bị trẽ do chu kỳ quết của PLC.Có thể dùng ngắt nhưng liệu có bao nhiêu ngắt, có đủ để thỏa mãn

    Được chieu_cuoi_thu sửa chữa / chuyển vào 11:58 ngày 26/02/2006
  6. speedee

    speedee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác,
    Theo như sự hiểu biết của mình thì cấu trúc của hệ thống SCADA mà các công ty Việt Nam đang dùng không khác gì những hệ thống SCADA của những công ty các nước trên thế giới đang dùng. Lý do đơn giản là công ty Việt Nam điều đặc mua từ những công ty chuyên thiết kế về SCADA system, mà số lượng những công ty thiết kế SCADA systems thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay (ABB, Siemen, Alstom.v.v). Vấn đề mình muốn bàn ở đây là làm sao vận dụng SCADA system một cách có hiệu quả. Một điều mình bảo đảm với các bác là mình chưa thấy 1 công ty nào vận dụng đùng hết các tính năng của 1 SCADA system.
    Như các bác đả biết SCADA bao gồm Supervisory Control (Điều Khiển Từ Xa) And Data Acquision (Thâu nhận Dữ Liệu). Ở Vietnam thi hầu như người ta ít chú trọng về Supervisory Control mà chỉ chú trọng nhiều về Data Acquision. Ở VN như các bác đã biết, muốn đóng/mở 1 rơle hay bất cứ cái gì thì cùng phải xin phép. Vả lại nếu ứng dụng Supervisory Control functionalies 1 cách hiệu quả thì mấy bác ở các trạm lấy việc đâu mà nuôi vợ con đúng không? Các bác đừng tưởng ở VN mới như thế nhé. Một số nước chậm phát triển vẫn có tình trạng như thế.
    Về vấn đề nối kết giữa các công ty mình nghĩ là không khó khăng. Khó khăng ở đây là vấn đề chính trị và tài chánh chứ không phải kỷ thuật. Các ông nhà đèn miền không chịu sự kiểm soát của các ông trung ương nên mới làm vấn đề phức tạp thôi. Mexico cũng đã xảy ra chuyện này nhưng rút cuộc các ông nhà đèn miền cũng phải nhường cho các ông trung ương thôi. Hệ thống cấu trúc của các công ty ở Mexico phức tạp hơn nhiều so với hệ thống cấu trúc của các công ty o VN về mặt kỷ thuật nhưng cuối cung họ cũng đả nối kết để thành 1 integated system. Dĩ nhiên họ đả trả 1 số tiền lớn để hoàn tất dự án đó (nếu mình nhớ không lầm thì Mexico trả khoảng $75 triệu cho dự án của họ, trong lúc EVN chỉ trả khoảng $5 triệu)
  7. speedee

    speedee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Tu_Hu,
    Mình nghỉ làm cho ABB cũng hơn 5 năm rồi. Bây giờ mình làm software về power and gas trading. Bác có bao giờ nghe Structure Group chưa? Đó là công ty mình đang làm.
    Mình rời ABB lý do chính là tiền lương thôi. Họ trả hơi bèo vã lại lúc đó đang định cưới vợ nên cần tiền...hehe. Mình nhảy ra làm contract mấy tháng cho Exxon Mobile mới dành đủ tiền cho cái nhẩn cưới đó bác. Lúc đó mới ra trường nên cũng nghèo thiệt.
  8. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác,
    Tớ đọc các bài post trong topic này nên tớ hiểu nhầm về EVN, tớ cũng biết là EVN mới mua hệ thống SCADA này trong
    thập niên 90s, tức là 1 hệ thống hiện nay nhiều công ty trên thế giới đang sài, nhưng vì đọc những bài post trong topic
    này tớ cứ nghĩ là EVN mua về để nhìn ngắm chứ không mang vào thực dụng. Cũng nhờ những cải tiến mỗi ngày của computer nên càng ngày hệ thống SCADA càng rẻ và càng hữu dụng chứ không như thời đầu thập niên 80s, khi đó SCADA chỉ chạy trên mainframe, và giá của một HMI (hay MMI) đã gần bằng 1 SCADA loại trung bây giờ, tớ nhìn lại trong 20 năm qua thì system SCADA càng ngày càng rẻ mà dễ dùng nữa. Cám ơn bác Chieu_cuoi_thu đã viết rõ ràng về EVN.
    Dạo này tớ cũng ít để ý đến các hãng khác, nên không biết về hãng Structure Group của bác, tớ chỉ hay tò mò về ABB thôi nhưng dạo này ABB cũng xuống nhiều so với thập niên 90s. Tớ cũng chẳng có nghĩ bỏ hãng đi đưọc vì làm ở đây quá lâu nên tiền 401K, pension và lương lại quá cao nên khó có chỗ nào chịu trả như hãng tớ được dù là có vài xếp cũ làm ở những hãng khác gọi về dù trả bằng lương nhưng những phần khác thì thua xa
  9. MaiThanhvk

    MaiThanhvk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2006
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí TU_HU thân. Đọc bài của bạn tôi biết bạn có am hiểu tương đối về hệ thống SCADA trong điện lực (đã từng ở nước ngoài mà). Tôi cũng đang tìm hiểu hệ thống này, nhưng chưa biết gì cả. Đề nghị bạn cho hỏi về vấn đề : Khi sử dụng HT SCADA để đóng ngắt điện sử dụng thiết bị đóng ngắt trung thế, thiết bị đóng ngắt đó phải có những thành phần gì và đấu nối vào hệ thống như thế nào? Hiện nay ở VN đang sử dụng của hãng nào? [​IMG]
  10. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Test upload

Chia sẻ trang này