1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SCADA trong hệ thống điện

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi kehanhhuong, 29/11/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Chào cả nhà,
    Dạo này bận đánh võ lâm truyền kỳ nên không có giờ vào đây. Mới có một thời gian mà mọi người xôm tụ quá, thôi thì cho phép tôi ké vô từ bài của Tranhamy nghe.
    Trước hết xin trả lời cho bác Tu_hu là gần như tất cả các trạm điện tại Mỹ đều không có người trực. Tuy nhiên chỉ khoảng hơn 90% trạm nằm trong hệ thống SCADA và trong đó có khoảng hơn 90% trạm có RTU cũng như khả năng telemetry. Tự động hoá trạm điện ở Mỹ cũng chỉ xảy ra vào khoảng những năm 80 và nó vẫn đang trên đà phát triển chứ không phải hoàn thiện. Đơn giản vì tất cả những gì chúng ta làm hôm nay đều tốt nhưng không có nghĩa là không còn chỗ để phát triển ở ngày mai.
    Trước khi phát triển vấn đề xa hơn nửa, tôi nghĩ rằng chúng ta không nên phân biệt hệ thống hiện đại Âu, Mỹ và thực trạng hệ thống điện ở VN mà là định nghĩa cái mà mọi người hướng đến.
    Trước hết, suy nghĩ của tôi khi đọc những thông tin từ các bạn ở VN là các bạn ôm đồm quá nhiều thứ mà không tách bạch từng hệ thống; dẫn đến những cái nhìn khác nhau. Theo như bác Tu_hu thì SCADA bao gồm phần cứng và phần mềm để thực hiện 2 nhiệm vụ là điều khiển và thu lượm, cung cấp dữ liệu. Điều này hoàn toàn đúng. Trong khi các bạn ở VN thì đưa vào những thiết bị của hệ thống liên kết hoạt động thuần tuý về điện. Điều này tôi không ngạc nhiên vì gần như các bài giảng trong trường học ngay cả tại Mỹ về hệ thống SCADA cũng chỉ là những "miniSCADA" mà không hề có một khái niệm rõ ràng về SCADA trong nghành điện. Ở đây hy vọng rằng chúng ta có thể tách biệt ra hệ thống SCADA hình thành bên trong EMS với những thiết bị của đường truyền như RTU, Relay, MBT, CB....Bên trong từng thiết bị có những bộ phần điều khiển riêng lẽ và nó không thuộc phạm vi của SCADA. Nói một cách khác hệ thống SCADA "nghĩ" rằng những output từ các thiết bị đó phải đạt điều kiện nhất định cho nó hoạt động. Nếu nhìn ra vấn đề này thì ngay cả miniSCADA cũng vậy, nó chỉ nhận thông tin từ thiết bị và từ đó mà đưa ra những hướng giải quyết tự động. Điều này cho thấy rõ rằng, để phát triển SCADA trong ngành truyền tải cần phải phá triển đồng bộ không chỉ hệ thống SCADA vận hành mà cả những thiết bị chuyên ngành điện. Câu hỏi mà các bạn đưa ra là tại sao không giải quyết những miniSCADA ở từng trạm để phù hợp với thực tế VN mà lại nói đến một hệ thống vận hành EMS? Đây không phải là câu hỏi dành riêng cho VN hay những nước chưa phát triển mà tại Mỹ, trong những hội nghị của IEEE những câu hỏi và đường hướng này vẫn được đặc ra. Tôi có thể dùng một thí dụ rất đơn giản là hệ thống nước tại TPHCM hiện tại nếu chọn sửa chửa từng đường ống so với thay mới toàn bộ thì cái nào sẽ tiết kiệm và cái nào mang đến kết quả tốt hơn? Rõ ràng một hệ thống miniSCADA có thể thoả mãn những điều kiện tại một trạm nhưng xét trên tổng thể nó mang ích lợi gì đến cho hệ thống điện VN? Đầu tư mang múng dẫn đến kém hiệu quả, tốn kém và cuối cùng là xảy ra tình trạng không đồng bộ. Chính điều đó ngăn cản sự phát triển của ngành. Hiện tại VN mua thiết bị, hệ thống vẫn qua phương pháp đấu thầu và tiêu chí là rẻ và thoả mãn những điều kiện...mà đa số là từ vendor đưa ra. Nếu lãnh đạo ngành vẫn tiếp tục con đường đó thì ngành điện VN khó thoát ra khỏi những dấu chân chim của những năm chiến tranh. Integrated một hệ thống đòi hỏi phải có cái nhìn tổng quát và biết xé nhỏ ra từng mô hình. Trước hết phải có khái niệm tổng quát về sự hoạt động của hệ thống điện rồi mới xây dựng từng bộ phận kết nối. SCADA cũng chỉ là một model bên trong hệ thống này. Phải rạch rồi chỉ rõ đâu là nhiệm vụ và giới hạn của SCADA và đâu là nhiệm vụ của những phần khác như System Protection, Transformer Support, Line-struture-sub design and support....từ đó mới đưa ra nhiệm vụ và giới hạn của EMS, Engineer, System protection....Lúc này nói đến SCADA, không cần biết nó là cái miễn sao nó phải đạt được khả năng thu lượm và cung cấp real-time data và những khả năng điều khiển lưới điện một cách tổng quát và hiệu quả cho toàn lưới mà nó hổ trợ. Đồng thời tuy SCADA là một hệ thống proprietary nhưng phải có những khả năng tiếp nối căn bản với những thiết bị hiện hành trong hệ thống cũng như khả năng mở rộng ở tương lai. Tất nhiên không có gì hoàn hảo nhưng đó là những cơ bản mà ngành phải đưa ra yêu cầu khi lắp đặc SCADA để thiết lập EMS chứ không phải để Vendor đưa giá rẻ để bán cái gì họ có.
    Đó là chuyện dài nhiều tập, nhưng tạm thời gác nó lại để đi đến một cái quan trọng hơn. Nói về SCADA nhưng chẳng một ai nhắc đến telecommunication. Đây mới chính là cái hồn của SCADA. Nếu không có khả năng liên lạc giữa các thiết bị, các hệ thống thì sẽ chẳng bao giờ có SCADA. Những câu chuyện mà các bác kể về nhân viên điện lực chạy ra chạy vào mỗi 15 phút để lấy tính hiệu hay trung tâm điều khiển gọi về trạm để lấy tính hiệu cho thấy rõ một điều khái niệm về SCADA và hệ thống hoá đường truyền vẫn còn rất mơ hồ tại VN. Chưa nhìn ra tầm quan trọng của telecommunication system bên trọng hệ thống SCADA thì sẽ không bao giờ xây dựng được SCADA. Chính điều đó mà ngay cả khi số liệu hiện trên màng hình mà cũng khó mà đạt lòng tin vào nó. Một ví dụ mà tôi có thể lấy ở đây là 15 minute data. Không biết các bác có ai đã từng tự hỏi tại sao tính hiệu điều khiển xảy ra ở second, subsecond nhưng tính hiệu mà các nhân viên chạy ra chạy vào vẫn là 15 phút? industrial standard, điều này lệ thuộc rất nhiều vào sự hạn chế của khả năng máy tính, thiết bị, đường truyền và khả năng phân tích, hạn chế cho phép trong giới hạn tính toán trong ngành điện. Câu hỏi được đặc ra ở đây là dữ liệu tính hiệu 15 phút được lấy như thế nào? Giả sử ở phút thứ 15 nhân viên chạy ra lấy tính hiệu nhưng trước đó sự trồi sụt khá xa so với con số đó thì sao?....rất nhiều câu hỏi được đặt ra ở đây và tất cả chỉ có một câu trả lời là tiêu chuẩn. Dựa trên tiêu chuẩn nào để xây dựng tính hiệu, và SCADA tuân thủ những điều đó chứ không phải là những thắc mắc, hay suy nghĩ của cá nhân.
    Tôi có việc phải làm gấp, sẽ trở lại với các bác sau.
    =======================
  2. Chuotdong

    Chuotdong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Việc dùng PLC trong SCADA ngành Điện VN như thế nào ?
  3. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Các giải pháp Scada đều vướng phải 2 vấn đề: Chi phí lớn+Cấu trúc "quái dị" (sorry nếu có Pác nào không thích đôi từ đó) của các TBA ở VN.
    Tôi làm Scada chẳng theo cách nào cả, miễn là có sơ đồ online đầy đủ trạng thái thiết bị+thông số vận hành. Tại TBA cũng xem được mà đi Nepal cũng xem tình hình mất điện ở VN được, Ok?
    Tôi nối cổng COM máy tính vào các Relay+Meter ...vào bất cứ cái gì có thông số vận hành (U,I,P,Q,f...) qua cổng RS232 hoặc RS485, LAN..., Tôi phát các chuỗi hexa vào mấy thứ IED đó, nhận chuỗi hexa trả lời, rồi cố đoán cho ra các giá trị của thông số vận hành trong mấy cái chuỗi lovely đó . Dùng máy con MCU rẻ rẻ làm hệ thống bẩm báo trạng thái thiết bị cho Máy tính.
    Có số liệu rồi thì cho vào Database (Text, Access, SQL, Oracle...cái DB nào mà Bạn điều khiển được). Dùng GUI (VB, VC,Borland....cái tool nào mà Bạn bảo nó nghe theo) để làm các loại dịch vụ Bạn muốn có (Monitoring, Alarming, Report....). Và đưa lên web (dùng SVG hay AJAX cho nó không bị nháy màn hình) để xem từ bất cứ nơi nào.
    Làm kiểu này có thể Bạn cũng không cần mastering các loại Protcol của ABB, Siemens, SEL, Alstom... Bạn có tin rằng với 01 máy tính+ 01 phần mềm (Bạn tự viết) Bạn có thể làm scada cho một TBA điển hình (có đủ các loại thiết bị, của đủ các loại hãng danh tiếng trên thế giới...đã và đang làm tuyệt vọng bất cứ hệ thống Scada ?oTop gun? nào trên thế giới~không nói trường hợp lắp thêm các thiết bị đo đếm để làm Scada ) ở Việt nam không??? làm được đấy các Bạn ạ, chúng tôi vẫn đang dùng!
  4. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Bác Newdayn nói đúng. Khi còn ở trong trường học, chúng tôi chỉ cần 1 máy tính và chẳng cần một phần mềm nào cũng có thể làm xong cái project về SCADA cho một trạm biến điện. Tuy nhiên cái mà chúng ta đang nói đến là hệ thống điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân VN. Một trong những lý do mà Siemen vẫn đứng đầu về hệ thống SCADA là do độ tin cậy của nó trong việc vận hành lưới điện phức tạp. Bên cạnh Siemen còn biết bao nhiêu hệ thống khác được sử dụng như Vector, GE....thậm chí MS cũng có có thể thiết lập những hệ thống SCADA. Trước hết nên xác định mục tiêu là gì thì mới có phương pháp giải quyết, chứ nếu chỉ nói đến thiết lập SCADA hay hệ thống hoá, tự động hoá trạm biến điện thì có hàng chục cách để hoàn thành.
    Vấn đề master các protocal của các vendor thật sự không cần thiết nếu như có một kế hoạch và đủ chi phí để integrated các hệ thống theo hướng công nghiệp hoá. VN bị hạn chế ở vấn đề "kinh phí" và khả năng integration. Các kỷ sư VN lại có kiến thức tốt về cơ bản nhưng không tiếp cận nhiều với phương pháp, kỷ thuật liên kết nên thường dễ xa vào "phát minh" ra những phương pháp cho "điều kiện thực tế". Nếu có thiết bị đọc dữ liệu thì hoàn toàn có thể vác một cái laptop đến nơi để đọc dữ liệu, rồi truyền nó đến một vài nơi bằng một vài phương pháp khác nhau. Tuy nhiên tại sau bác Newdayvn lại không nghĩ rằng cần quái gì cái laptop? Tại sao kô là một bộ mạch sử lý tiếp nhận thông tin và truyền giữ liệu? Đó chính là cơ sở hình thành RTU và hệ thống SCADA. Cái giới hạn mà kỷ sư VN thường gặp là cho rằng computer phải là PC hay laptop. Bản chất nó chỉ là một bộ máy làm thay công việc của con người mà có thể chỉ là một PCB board. RTU là một thiết bị thông minh đủ để có khả năng thu lượm thông tin củ các thiết bị đo đếm mà không cần phải master các vendors'' protocol. Thay gì phải chọn lựa các vendor của thiết bị đo đếm, và các hệ thống thì chỉ cần một RTU giải quyết những vấn đề đó. Đó chính là phương thức liên kết hệ thống.
    Nói về DB và phần mềm thì lại càng không đơn giản trong một SCADA điều khiển lưới điện sinh hoạt và sản xuất. Vẫn là phải nói đến độ tin cậy, khả năng tương tác linh hoạt và tốc độ hoạt động. Ở low-level thì các PLC, Vancom, Bus, Red-desk được sử dụng là những giới hạn mà RTU phải kiểm soát nhưng trên hệ thống SCADA thì TCP/IP là chủ lực bên dưới các ICCP, DNP3, OPC....Giữa SCADA và interprise system thì ngoài các proprietary thì ODBC, OLE vẫn làm chủ lực. Bác muốn truyền tải một text file, điều này quá đơn giản...nhưng để automate một text file chuyển tin theo chu kỳ hoạt động ở real-time lại là một vấn đề khác.
    Cao hơn một chút nói về high-level tech. Tại VN vẫn còn hạn chế ở Application driven technology. Hạn chế ở đây là lệ thuộc vào Application để hoạt động vì mỗi application lại chỉ có thể có những đặc tính cố định. Tại các nước công nghiệp đang thịnh hành Database driven. Sự khác biệt ở đây là bất chấp Application, miễn sao là dữ liệu thì sẽ có thể tương tác giữa các hệ thống mà loại bỏ sự lệ thuộc cố định vào application. Nhưng xa hơn nửa, mục tiêu mà nhiều người đang hướng đến là Bus driven. DB driven vẫn còn giới hạn vì loại bỏ sự ảnh hưởng của application thì DB vẫn phải tương tác với nhau trên sự đồng nhất giữa các loại DB. Bus driven loại bỏ gần hết các giới hạn mà chỉ hoạt động trên sự yêu cầu thông tin bằng trạm trung gian của thanh Bus. Nếu có cái nhìn đúng thì sự phát triển hệ thống ở bất cứ level nào cũng có thể thực hiện để đưa đến một hiệu quả cao.
    Về vấn đề Online monitoring, Alarm, Report thì còn rất nhiều thú vị. Đứng ở một trạm, chúng ta chỉ cần biết những gì xảy ra tại đó để vận hành nó. Tuy nhiên đứng trên Transmission lại muốn vận hành lưới điện trên diện rộng ngay cả trên Distribution và Generation. Khi Custome minutes tính ra hàng triệu đồng thì không thể vận hành lưới điện theo ý của trạm. Lúc đó Alarm Managment lại là cả một vấn đề vì ngoài việc Alarm theo kỷ thuật thì nó phải tuân thủ những yêu cầu XH cũng như tránh sự quá tải và không cần thiết. Đây là cả một vấn đề lớn mà không phải software nào cũng có thể thực hiện. Online monitoring thì lại có những giới hạn riêng của nó về thời gian, độ tin cậy để vận hành. Cái lý do mà nhân viên ở phòng điều hành phải gọi cho trạm là vì không có độ tin cậy và dữ liệu real-time của hệ thống vận hành SCADA.
    Report so với online-monitoring và Alarm lại là 2 vấn đề. Ở đây dữ liệu thuộc bảo trì, hoạch định so với vận hành. Sự khác biệt ở đây là thời gian và độ lớn của dữ liệu.
    Các vendor lớn ngày nay đều sản xuất thiết bị theo tiêu chuẩn IEEE hay IEC nên việc liên kết hệ thống và nâng cấp, lắp thêm các vendor khác không phải là việc quá khó. Hệ thống điện của VN ngày nay tính theo tiền tỷ nên không thể tiếp tục phát triển nội bộ mà phải có kế hoạch tổng quát. Ngược lại, chỉ đưa đến tham nhũng và thất thoát.
    ================================
  5. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Chào 7604,
    Ôi, chắc đã gặp được cao thủ Scada rồi.
    Bây giờ ở VN đã có internet nên chuyện lý thuyết về SCADA thì không có vấn đề gì, mình chỉ quan tâm đến việc làm sao cho Scada trở thành hiện thực với điều kiện đang có mà thôi.
    Mình không có ý định và không đáng bị mắng là đang cố ?o?phát minh?? , Bạn nghĩ sao khi MIT cũng đang loay hoay với dự án Laptop 100 USD?
    Mình mời Bạn thử trở lại thời ?o...ở trường học...? nhá, mình xin phép được cụ thể một tẹo thôi:
    - TBA có 02 7SJ511 + 02 7SA513 + 02 SEL351A + 05 SiemeasP 7KG7500 + 20 đôi tiếp điểm trạng thái có sẵn + 01 PC Pentium IV 2.0 Ghz - 80GB HDD ?" 512 MB RAM.
    - Bạn được cấp chi phí 200 USD và chỉ bao nhiêu đó thôi.
    Trong vòng 02 tuần Bạn có thể làm một hệ thống Scada tại trạm (giám sát online chu kỳ 01 phút, cảnh báo, lập báo cáo thông số vận hành U,I,P,Q,f theo từng giờ) và tự động update số liệu mới lên SQL server bằng đường dial-up được không ?
    Bạn thử nghĩ và trả lời giúp mình nhá, mình và các cộng sự đã và đang làm như thế đấy, bọn mình đợi bạn trả lời đây, xong rồi chúng ta nói tiếp chuyện làm RTU 1000USD bằng Embeded system chạy Linux ở Vietnam nhá!
    Thân.
  6. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Hi các bác,
    Hai bài của bác 7604 viết cũng đầy đủ rồi, tớ không phải là dân điện nên không rành về điện nhiều, tớ là dân tin học và làm về SCADA lâu nên chỉ biết trên đại cương thôi. Nếu nói về 1 RTU hay 1 trạm biến điện thì quá dễ để lấy dữ liệu rồi từ đó mà phân tách thì thật là dễ nhưng nếu nói về cả mạng lưới điện của VN, thì các bác cứ nghĩ là làm sao mà thu nhận dữ liệu của trên 500 RTU (cứ 1 cái RTU có vài chục analog và vài chục digital points, mỗi một điểm lại có 1 cái tên cho riêng nó, nội chuyện dịch từ con số của cái điểm đó thành cái tên của vùng, đường cao thế, loại thiết bị ...v..v..) một lần và cứ vài giây thì làm 1 lần quét, thì các bác cứ nghĩ là cái application của mình có chịu nổi không ? hay là chỉ mới có thâu nhận xong dữ kiện chưa kịp bỏ vào data base thì những dữ kiện đó lại về nữa chỉ cần 5 phút thôi thì cái LAN của bác đã bị tắc ngẽn rồi chưa có nói đến việc xử lý các dữ kiện đó, ngoài ra mình cũng phải tính đến chuyện cái server của mình down thì cái server back up có tin được không ? rồi nếu cả 2 server down thì làm sao back up ...v....v... nếu bác nào đã vào trong phòng điều khiển thì sẽ rõ, vào lúc load peak thì mới thấy sự quan trọng của các dữ kiện thí dụ như mình chỉ sản xuất được 20,000 MW thôi mà bây giờ đã 19,500 MW rồi thì làm sao mà đây ??? cúp điện thì là chuyện thường ở VN, bên này họ cũng làm nhưng làm 1 cách văn minh hơn là cúp điện vài phút mỗi nơi, còn không thì đi mua điện, lúc này thì mới thấy sự hữu dụng của các phần mềm khác vì nó báo cho mình nhiều việc để mình có thể làm, vì lẽ đó mà mấy vendor mới còn sống đến ngày hôm nay, còn hàng ngàn chuyện phải tính chứ không chỉ có chuyện thâu nhận tín hiệu từ các trạm biến điện không thôi. Mỗi lần tớ phải viết thêm 1 phần mềm nào thì phải tính đủ thứ hết, làm sao dữ liệu được tin cậy, làm sao nếu mà server down, làm sao back up nếu cả 2 servers down ...v..v..
    Bây giờ các vendor đều đã có WEB UI rồi, bạn có thể coi những dữ kiện qua EI rồi nhưng vẫn còn sự nghi ngờ về an ninh của internet, cứ thử nghĩ bạn nối mạng vào hệ thống điện rồi ngắc điện vài nơi rồi vào nhà bank ăn cướp thì sao
    nên các vendor đã có nhưng các khách hàng vẫn cận trong về việc này lắm, vì mình có thể vào system của hãng ở bất cứ chỗ nào. Thôi vài hàng cho các bác vì tớ sắp đi qua phần EMS chứ không còn SCADA nữa
  7. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Hi Newdayvn,
    Tớ làm về SCADA từ lúc chưa có server, mà SCADA phải chạy trên 1 cái mainframe loại mạnh nhất, và bây giờ tụi tớ chạy trên cái server mạnh nhất của IBM, vâng bác có thể làm hệ thống SCADA vài trăm cũng được nhưng bác thâu nhận được bao nhiêu dữ kiện, bác cứ thử khoảng 5000 dữ kiện đi, nội cái data base của bác thôi cũng đủ cho cái PC của bác đứng rồi tớ chấp bác có PC với Pentium 4, 4GHZ luôn đó, bác cứ quét vài lần rồi shut down system của bác xuống xong rồi mang nó lên xem thử có được các dũ kiện chính xác không? rồi vừa thu nhận dữ kiện vừa phải đưa những dữ kiện đó trên one-line diagram nữa chứ nội cái chuyện bác dịch từ điểm 1 thành Hà-Nội /33KV /Cầu Giây/
    CB/Analog rồi bỏ vào data base thì bác sẽ thấy cái PC Pentium IV có ngồi chơi không? CPU chỉ có làm việc 10% thôi còn đa số là I/O chiếm mất 90%
    Bác mà làm cho thương mại nội cái tiền license của oracle, linux, WinCC thôi thì cũng đã quá vài chục ngàn dollar rồi
  8. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Hi Tu_hu,
    Bạn nói đúng rồi, vụ làm Scada local ?obất đắt dĩ? này cũng là chỉ làm chơi thôi, thử brainstorm một tí, trong hoàn cảnh lựa chọn giữa cái có thể và cái không thể kèm theo điều kiện không có tiền nữa , bàn chuyện ổn định+tin cậy+hệ thống+an ninh ở đây thì rõ là mọi người vui tính quá!
    Pác Tu_hu ơi, tụi tui sau khi cracking chuổi trả lời của Relay và ... thì dùng DDE, dynamic matrix var (on memory) để chuyển số liệu sang service Online one-line diagram và ...các app ăn theo, database chỉ để lưu data làm history & report thôi, tab Online thì chỉ 01 row thôi, Tab Hour thì 24 rows....chịu khó thu vén linh tinh thì PIV là quá dư để chạy app đó. TBA 110kV thường thì chỉ 3 mạch đường dây và 2 máy biến áp, nên số lượng tín hiệu không nhiều.ex:SEL351A có một lệnh gửi vào 5 bytes, trả lời 80 bytes bên trong có đầy đủ U, I, P, Q, f,... nên việc thu thập số liệu rất gọn.
    Vài dòng tâm sự, "nước ở xa không cứu được lửa cháy gần", cái O2 Atom đi nữa mà "ngoài vùng phủ sóng" thì có gọi được cho ai đâu! Atom đó bán đầy ngoài phố, tính năng tác dụng ra rả cả ngày trên TV, ai chẳng piết!
    Thân
  9. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Hi Tu_hu,
    Pác sắp làm EMS chuẩn bị cho power market ở vietnam à? Sớm thế mãi 2022 cơ mà?
    Để có đủ data chạy loadflow & ED kịp thời vụ (05 phút ???) Pác cứ tương cho Em mỗi S/s 01 kênh E1~2Mbps, Center thì làm quả Cisco 12000 để tiếp nhận các em E1 về. Máy chủ là AS400 hay RS6000 vậy ? được chạy thử App trên máy cái servers đó chắc thích lắm Tu_Hu nhỉ ? nhiều tiền quá mà
    Thân
  10. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Chào bác Newdayn,
    Câu chuyện của bác rất thú vị, và trước khi tiếp tục tôi chỉ muốn hỏi bác một điều rằng VN sẽ tốn bao nhiêu cái 200 đô để tự động hóa lưới điện và cái kết quả cuối cùng là gì?
    VN có internet là hiển nhiên nhưng internet không có nghĩa là communication media trusted. Mỗi một kỳ mất điện, các bác lãnh đạo ngành điện VN đều lên báo chí và qui ra hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng tùy theo thời gian sử lý. Tôi nghĩ bác chắc rành hơn tôi về những vụ việc mua thiết bị, máy móc để giải quyết tình trạng trước mắt nhưng rồi bỏ xó cho đóng bụi. Ngay cả chúng ta ở đây cũng luôn miệng nói về sự không đồng bộ và gần như không có hướng giải quyết nên VN mãi mãi nằm ở trạng thái chấp áo vá vai.
    Lưới điện VN hiện tại vào khỏang 12-14 ngàn MW và sẽ đạt 20-25 ngàn MW vào năm 2020. Con số này quá lớn để có thể vận hành trên những sự chấp vá, không hệ thống đồng bộ. Tôi hòan tòan không mắng các kỷ sư VN mà thật sự là khâm phục về khả năng làm việc của các bạn. Tuy nhiên một kỷ sư nên giải quyết vấn đề XH hơn là thực hiện những đề án mà những sinh viên có thể dựa vào kỷ thuật để thực hiện. Thách thức của các bạn không phải là thiết lập hệ thống SCADA nếu như bạn biết rằng nó hòan tòan chẳng phải là vấn đề. Đừng mải loay hoay với những Robocon, những giải Olympic mà hảy chú tâm vào giải quyết những thách thức mà VN đang đòi hỏi ở tương lai.
    MIT loay hoay với dự án laptop 100USD bởi một lý do rất đơn giản "kết quả của nó là gì". Dự án của MIT rất hay và có thể sẽ được hổ trợ bởi chính phủ của như nhiều nhà tài trợ khác. Tuy nhiên vấn đề đặt ra không phải là làm sao chế tạo cái laptop 100USD mà là đem cái laptop 100USD đó về Mù Cang Chải để làm gì? VN đã thực hiện dự án Thăng Long một cách rầm rộ nhưng kết quả nó ra sao?
    Trở lại với project của bác, trước hết tôi bỏ mặc các thiết bị mà bác nhắc đến mà chỉ lưu ý đến "20 đôi tiếp điểm trạng thái có sẳn". Nếu tôi không hiểu sai thì bác nói đến output capacity hay nói cách khác là khả năng cho tính hiệu là 40 điểm. Tính hiệu vận hành cơ bản cần thu lượm là U, I, P, Q, f mà trong đó P và f có thể được tính từ 3 đơn vị cơ bản kia. Trên thực tế ở TBA máy biến thế và bus voltage mới là thiết bị cơ bản cần quan sát nên 3 đơn vị chính là U, I, S...có 3 cái này bác có tất cả. Tất nhiên ở đây tôi bỏ qua các đơn vị về nhiệt độ, áp suất....mà chỉ nói đến những đơn vị cơ bản bác nêu ra. Đầu tiên bác phải sát định raw-data cần thu lượm và accumulation-data vì máy tính luôn có khả năng tính tóan mau hơn thu lượm. Trên thực tế như bác Tu_hu có nhắc đến Processor chỉ họat động 10% trong khi I/O rate lên đến 90%. Đây không phải là một lý thuyết được dạy trong trường nên đa số các hệ thống bị overload mà bên support thường mắc phải.
    Trước khi đi tiếp tôi cũng hiểu được bác muốn nói về những cách kết nối các thiết bị vào PC nhưng tôi sẽ không đi sâu về điều này vì khi bác giải quyết nó ở đây rồi lại sẽ tiếp tục gặp rắc rối với nó ở một nơi khác. Nếu các thiết bị không có khả năng kết nối (!!!!) thì phải suy nghĩ lại việc phát triển hệ thống trên cơ sở khoa học hơn là cố giải quyết những vấn đề "không có khả năng xảy ra". Hòan tòan có thể giải quyết được nhưng chắc rằng 200 đô nhỏ hơn nhiều so với lương của các bác trong 2 tuần để giải quyết công việc gần như không có khả năng xảy ra. Tuy nhiên như tôi đã nói chỉ lưu ý đến 20 đôi tiếp điểm ở trạng thái có sẳn và chỉ tập trung vào đây với assumption là thiết bị sẽ giao tiếp với nó để cho phép tính hiệu vào PC. Vì nếu đều này không "xảy ra" thì công việc của các bác lúc này không phải là thiết lập SCADA mà là giải quyết vấn đề thiết bị. Trong trường hợp lưới điện VN nằm trong trạng thái như vậy ở mức độ lớn thì trứơc hết nghành điện phải thiết lập một database về thiết bị trước để từ đó có thể đưa ra một hướng giải quyết chính xác. Lúc đó có thể công việc của các bác hữu dụng hơn nhiều so với việc tập trung vào giải quyết một vấn đề mà không biết ứng dụng của nó có được phát huy rộng hay chỉ giới hạn tại một điểm.
    Khi thiết bị có khả năng kết nối với interface để từ đó đưa vào PC qua cổng nối tiếp hay song song thì có lẽ đâu còn cần đến 200 đô phải không bạn? Bây giờ nói đến cái PC và những số liệu mà bác đưa ra. Tôi không biết khi nói về các số liệu đó bác nghĩ đến điều gì nhưng với tôi ngòai khả năng họat động thì chính là khả năng tiếp nhận và lưu trữ. Đã lâu rồi tôi không về trường học và tin rằng những gì tôi nói cũng không hề có trong đầu một sinh viên khi còn đang ở trường nên bác thông cảm bỏ qua nếu như nó không hợp với lý thuyết.
    Trước hết bác nói về giám sát chu kỳ 1 phút nên tôi tạm cho rằng chu kỳ quét là 60 giây cho một tính hiệu. Điều này có vẻ hơi "áp chế" khả năng vận hành và thiết kế SCADA. Bác nên đặc vấn đề dựa trên một hướng khác là phương thức quét và chu kỳ quét mà thiết bị cho phép và PC tiếp nhận. Còn việc cảnh báo, report không còn ở mức độ raw-data mà đã chuyển sang intelligent process. Như tôi đã nói, bác nên tách ra từng module và chỉ giới hạn khả năng, nhiệm vụ cụ thể của chúng chứ không nên ôm đồm mọi thứ.
    Cứ theo giả thiết của bác scan rate 60s cho cả analog và digital; à mà bác không nói đến digital nên tạm chỉ cho là analog. 40 tính hiệu analog cho 60 giây (tôi lại đặt một giả thiết nửa là polling dựa trên chu kỳ chứ không phải event...cái này rất tệ trong việc thiết lập SCADA, tôi sẽ giải thích sau). Nếu chương trình của bác sử dụng đơn vị 16 bit thì cứ mỗi phút PC sẽ nhận 640 bit. với con số này thì bác vừa đi ăn cơm vừa đi ngủ hệ thống của bác cũng an tòan nhưng TBA có an tòan không lại là chuyện khác. Vậy mục tiêu của bác là gì, thiết lập hệ thống trong điều kiện có sẳn với 200 đô hay là bảo vệ TBA? Tôi tin rằng bác hiểu đơn vị trong ngành điện tính trên chu kỳ vì các relay thường họat động dựa trên chu kỳ và các thiết bị khác thì tính trên second. 4-12 second là con số mà đa số các hệ thống hiện hành đang thực hiện. Cũng nên nhắc lại một chút với bác là lưới điện VN sẽ vào khỏang 20-25 ngàn MW trong khi đó 1 lưới điện tương đương mỗi ngày có thể thu lượm đến 0.5Gb nếu fine tune hoặc vài Gb nếu xiết chặt death band.
    Tôi cũng cố gắng đi theo yêu cầu của bác. Sau khi sử dụng scan rate 60 second thì 3600 second bác cho ra một số liệu. Trước hết industrial standard là 15 phút, nhưng cứ tạm chấp nhận 60 phút. Điều đầu tiên bác phải suy nghĩ là con số đó đại diện cho thời điểm nào trong 60 phút đó. Điều thứ 2 bác phải nghĩ đến là con số đó sẽ là "cái gì" của 60 con số đã được thu lượm trong thời gian đó. Chính vì bản thân con số không nói lên điều gì nên những khái niệm đằng sau của nó mới chính là tất cả.
    Việc upload lên SQL server qua dial-up thì có 2 hướng giải quyết: tự viết soft để dump data hay gọi SQL support bảo họ giải quyết cái yêu cầu đó. Cả hai đều không tốn kém. Còn nếu bác muốn hỏi tôi làm thế nào để dump data vào server thì có lẽ phải mở topic khác.
    Thật ra giữa chúng ta có sự khác biệt là 2 cái nhìn và 2 hướng đi. Các bạn chuyên về kỷ thuật, sửa chửa và thiết kế hơn là integration. Về thiết kế thì VN cũng gặp nhiều hạn chế về tài chánh nên đa phần chúng ta xa vào cải tạo để thích ứng. Đó là lý do mà tôi gọi là "phát minh". Chúng ta đã bỏ qua mà không lợi dụng đúng mức sự phát triển của thế giới mà vẫn gò bó trong cái khỏang không chật hẹp của mình. Đất nước đang hội nhập cần có những cái nhìn mới dựa trên những thông tin đa dạng, rộng lớn hơn là việc thay mới đèn compact để tiết kiệm điện. Tất nhiên cùng một vấn đề là tiết kiệm điện, cùng một thiết bị là đèn compact nhưng với cái nhìn và phương pháp tốt thì sẽ mang hiệu quả cao. Ngược lại thì chỉ là cơ hội cho tham nhũng, thất thóat. Không có gì đúng hay sai hòan tòan mà chỉ có mục tiêu sau cùng của một vấn đề là gì.
    VN đã mua kỷ thuật tự động hóa TBA của Siemen nhưng đến nay hệ thống lưới điện VN có gì đổi mới nhờ mớ đồ đó? Hay chỉ là show up khi lãnh đạo ngành đến tham quan? 200 đô để thực hiện những cái các bác muốn làm hòan tòan không lớn nhưng công sức các bác bỏ ra 2 tuần lại không nhỏ nhưng rồi sẽ đi về đâu? Nếu chỉ là lý thực hành lỳ thuyết SCADA thì có thể đưa đề tài này về trường học để SV thực hiện. Đó là những cái cần và đúng với khả năng của họ. Riêng chúng ta là những kỷ sư, có cơ hội nhìn thấy công việc và yêu cầu của XH nên phải giải quyết những vấn đề mà kỷ thuật hiện hành đang bị giới hạn chứ không phải những vấn đề mà kỷ thuật hiện hành đã giải quyết xong. Đó chính là sự khác biệt giữa một kỷ sư và một nhà tóan học. Đối với tóan học những gì đã chứng minh, đã được giải quyết thì cứ vậy mà làm. Nhưng đối với một kỷ sư, một thứ đều cần phải được giải quyết theo một hướng mới để đạt hiệu quả cao hơn.
    Tóm lại, tôi không thể trả lời cho bác từng bước đi để giải quyết công việc ở giới hạn ở các thiết bị. Về phương diện thiết lập SCADA thì phải nói đến yêu cầu của mục đích là gì. Dựa trên các yêu cầu đó để xây dựng. Vì vậy quan trọng nhất ở đây không phải là làm sao để gắn thiết bị vào interface nói chuyện với PC mà là kết quả sau cùng đạt được sẽ ra sao và phát triển như thế nào để thay đổi hòan cảnh hiện tại của lưới điện VN.
    Cái mà tôi có thể suggest với bác về một miniSCADA eo hẹp tài chính là mua cuốn sách thiết lập SCADA bằng VisualBasic. Những yêu cầu của bác sẽ được giải quyết tường tận trong cuốn sách đó. Tuy nhiên, nếu bác là tiên phong của VN trong việc thiết lập SCADA ở VN thì cần vượt qua những giới hạn vật lý của thiết bị để đi đến những tiêu chuẩn của industrial về tương tác của hệ thống cũng như yêu cầu bao quát của nghành.
    ========================

Chia sẻ trang này