1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SCADA trong hệ thống điện

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi kehanhhuong, 29/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hello01012000

    hello01012000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Xin chào bạn Newdayvn,
    Bạn đang làm việc ở đâu vậy, EVN, A0, hay A2.???
  2. speedee

    speedee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác,
    Tôi đồng ý với bác 7604 là một kỹ sư cần phải nhìn xa hơn khi thực hiện một vấn đề gì. Câu này nói thì dễ nhưng thực hiện thì hơi khó đấy. Nhìn xa hay ngần thì tuỳ vào hoàng cảnh của mỗi người. Bác nên đặc vị trí của mình vào trường hợp và môi trường làm việc của các kỹ sư ở VN bác mới hiểu họ. Tôi đã từng hợp tác với các bạn kỹ sư ở VN và ít nhiều cũng thông cảm được với bác Newdayvn.
    Tôi không gọi cái mini-SCADA mà bác Newdayvn làm là "phát mình" mà đó chỉ là một "in house application" như mọi applications khác để phục vụ cho một nhu cầu nhỏ ở trong công ty thôi. Không thiếu gì khối công ty ở Mỹ vẫn develope "patching" application dể phục vụ 1 nhu cầu nhỏ nào đó ở trong công ty.
    Riêng nói về cách ứng dụng SCADA ở VN thì hoàng toàn khác hẳng cách ứng dụng của các công ty ở Mỹ. Mạng lưới điện ở VN chia làm 3 phần: Bắc, Trung, và Nam (gọi là miền) + điều độ quốc gia. Do hạng chế về đường chuyền nên mỗi miền hoạt động gần như độc lập (lúc sau này thì mình không rõ họ đã integrate 3 miền chưa). Số lượng RTUs của mỗi miền cũng không lớn. Trên toàn quốc chỉ có khoảng dưới 12 trạm 500kv. Trạm 220 thì mình không nhớ nhưng mình nghĩ cũng không nhiều lắm (bác nào biết tổng số trạm 220 trên toàn quốc thì post lên đây để mọi người cùng biết). Như tôi đã post ở bài trước, ở VN người ta chỉ chú trọng đến Data Acquisition thôi, còn Supervisory Control thì ít khi xài. EMS/DMS thì khỏi phải bàn vì ở VN các nhà máy điện lúc nào cũng chạy hết công suất mới đủ cung cấp thì vấn đề forecast hay scheduling là chuyện hoang đường. Nếu có unit nào hoạt động không efficient thì đâu có ngưng được đâu.
    Bác Tu_Hu nói la EVN nên tham khảo các công ty cố vấn trước khi mua dụng cụ củ 1 vendor nao. Bác biết những projects ở VN điều do sự bảo trợ hoặc của Word Bank, hoặc của một nhà tài trợ nên phải đặt một phần nào dưới sự kiểm soát của họ. Lúc EVN có hợp đồng với ABB, ABB phải làm việc với KEMA Consulting và được sự đồng ý với KEMA tụi này mới bắt đầu làm việc. Factory Acceptance Testing và Site Acceptance Testing điều dưới sự giám hộ của KEMA Consulting.
  3. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Chào bác Speedee,
    Tôi không nghĩ rằng nói dễ làm khó hay nói khó làm dễ mà là nói gì và làm gì. Tôi không muốn đi sâu vào những vấn đề không đưa đến kết quả, mà chỉ đưa ra một số thông tin để bác suy nghĩ (bác Tu_Hu và tôi đều ở Mỹ chắc bác cũng vậy).
    --------------------------------EVN----------------------
    Kế hoạch phát triển hệ thống truyền tải trong giai đoạn 2005-2015
    Trung tâm Điều độ HTĐ quốc gia được thành lập nhằm mục tiêu điều hành vận hành hệ thống điện Việt Nam an toàn, liên tục và kinh tế. Trung tâm Điều độ HTĐ quốc gia có trách nhiệm điều khiển và thao tác các nhà máy điện, lưới điện 500kV; kiểm tra và giám sát các trạm biến áp đầu cực của các nhà máy điện, các trạm 220kV và các đường dây 110kV nối nhà máy điện với hệ thống. Ngoài ra, Trung tâm Điều độ HTĐ quốc gia có nhiệm vụ thực hiện việc chào giá cạnh tranh các nhà máy điện để tiến tới vận hành hoạt động của Thị trường điện. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, Trung tâm Điều độ HTĐ quốc gia và các Trung tâm Điều độ miền sẽ được trang bị hệ thống SCADA/EMS
    -----------------------------------------------------
    Tôi chỉ muốn hỏi bác rằng là một kỷ sư khi đứng trước yêu cầu đó của đất nước bác sẽ làm gì hay nói rằng vì hoàn cảnh nên khó thực hiện? Hay bác nghĩ rằng sẽ có đột biến xảy ra trong 9 năm như trong chuyện cổ tích mà những chủ lực như bác Newdayvn không cần phải hướng tới những giải pháp hiệu quả hơn?
    Tại Mỹ, có hàng trăm, hàng ngàn công ty nhỏ đang sử dụng những kỷ thuật ở những năm 70. Thậm ngay cả những hãng điện khổng lồ vẫn đang sử dụng load chart để lấy dữ liệu. Không lẽ vì vậy mà ngành điện VN đứng yên và tự mãn?
    Không cần phải tìm hiểu cũng thấy rõ được VN không phải chỉ chú trọng vào Data Acquisition thôi, còn Supervisory Control thì ít khi xài. Phải nói chính xác là cả Data Acquisition và Supervisory Control đều là mơ ước của ngành nhưng chưa là hiện thực.
    Dù ở Mỹ nhưng đã chắc gì tôi có thể so sánh với các kỷ sư VN nhưng điều đó không ngăn cản ý định đưa những gì mình biết do may mắn trong môi trường làm việc và XH để các bác ở VN có những cái nhìn mới hơn. Im lặng hay chấp nhận một lối mòn, dù đó là một lối mòn dưới những rặng hoa đẹp chưa chắc đã tốt mà ngược lại có thể nói là ích kỷ. Đó là suy nghĩ của tôi, nên tôi không đặc mình vào vị trí của ai vì dù bất cứ nơi nào tôi cũng sẽ làm việc theo trái tim và khối ốc của mình.
    Sơ đồ điện lưới điện VN mà bạn bè ở đây gửi sang cho tôi tuy hơi cũng nhưng không khác mấy với những gì trong hệ thống của EVN. Ở thời điểm 2004:
    - tổng chiều dài đường dây 500kV : 2,469 km
    - tổng chiều dài đường dây 220kV : 4,794 km
    - tổng chiều dài đường dây 110kV : 9,820 km
    - tổng dung lượng lắp đặt TBA 500 kV: 4,050 MVA
    - tổng dung lượng lắp đặt TBA 220 kV: 11,190 MVA
    - tổng dung lượng lắp đặt TBA 110 kV: 14.998 MVA
    Mạch 500kV Bắc Nam được bổ sung từ Phú Lâm ra Thường Tính, nhưng trong mùa hè năm ngoái chính đọan cuối chưa được kết nối nối nên điện chuyển từ miền Nam ra không kịp. Đồng thời sự cố cũng xảy ra ở ngay đoạn đó sau quá trình đóng mạch.
    Trung tâm điều độ quốc gia sẽ làm nhiệm vụ của một Transmission Grid kiêm luôn định giá (!!!). Trung tâm điều độ miền sẽ có những overlap với trung tâm điều độ quốc gia và điều độ phân phối nên có thể xem như Distribution centers. Cuối cùng là điều độ lưới điện phân phối sẽ đóng vai trò re-tailer.
    ------------------------------EVN-------------
    Điều độ lưới điện phân phối điều hành vận hành lưới điện phân phối các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay, các trung tâm điều độ lưới điện đều được trang bị các hệ thống thiết bị điều độ lưới điện SCADA/EMS hiện đại.
    -------------------------------
    Hoàn cảnh thực tế VN tuy chưa phải như vậy nhưng rõ ràng có những lời khẳng định củng như đường hướng phát triển. Chấp nhận hoàn cảnh mà không tự vương lên đồng nghĩa với chấp nhận đào thải. Riêng về EMS/DMS thì lại càng phải cần bàn vì giá điện, hoạt động điện ở VN thật sự cần phải đổi mới theo hướng khoa học. Hơn nửa không phải lúc nào các nhà máy điện ở VN luôn chạy hết công xuất. Hãy nhìn vào thực tế để thấy rõ effficiency là một vấn đề lớn cần phải được quan tâm từ khâu sản xuất, truyền tải cho đến phân phối.
    Với 8 tổ máy của thủy điện Hoà Bình hoạt động nếu tính bình quân chưa đến 50% công sức. Điều này xảy ra vì một sự ngẫu nhiên mà đa số kỷ sư VN đều chấp nhận vì thủy điện làm nhiệm vụ điều tiết lưới điện. Những bài học cơ bản thưòng được nhắc đến ở đây là thủy điện chỉ mất 1-5 phút để có thể nhập hay xả lưới trong khi các dạng năng lượng nhiệt phải mất 20-30 phút. Tuy nhiên kỷ thuật đã thay đổi, sách giáo khoa VN không cập nhật và cả con người cũng mặc nhiên chấp nhận mà không cập nhật nên đã đánh mất những tiến bộ của khoa học thế giới. Chính điều này mà nguồn nước của Hoà Bình có khi bị xả vô tội vạ, đôi khi phụ thêm nước lũ cho hạ nguồn nhưng có lúc lại thiếu nước trầm trọng. Đây không phải là vấn đề thiên nhiên là là hiệu quả của nhà máy điện ở thế kỷ 21.
    Nhà máy điện Phú Mỹ "khí đuôi hơi" khi được xây dựng cũng gặp nhiều bức xúc về hiệu quả. Lòng hồ Trị An, Đa Nhim hiệu quả ra sao? tại sao mỗi khi mùa lũ về là khu vực quận 8 lại bị úng ngập vì nước xả của hồ thủy điện? Rồi bức xúc của người dân về cúp điện tùy tiện....hàng trăm thứ đang xảy ra ở thực tế của XHVN nhưng chẳng thay đổi chỉ vì ai cũng cho đó là "hoàn cảnh". Ngay cả những Project, những tài trợ có điều kiện cũng là những vấn đề cần được hiểu rõ và có thể hướng tới những hướng đi tốt hơn. Tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ nói về SCADA cho lưới điện VN, một mảng rất nhỏ của ngành điện nên nếu mở rộng quá thì sẽ là những tranh luận chẳng bao giờ chấm dứt. Nếu bác muốn hiểu rõ hơn thực tế ngành điện và đường hướng tương lai, tôi có thể gửi bác văn bản của chính phủ nói về điều đó. Dù rằng có rất nhiều điểm mà tôi cho rằng sẽ hạn chế sự phát triển của ngành điện VN nhưng hướng đi đã định theo sự phát triển và yêu cầu của XH thì không thể ngừng lại mà phải luôn nhìn về tương lai.
    "We did the best, yesterday, but it dosen''t mean there is no room to grow, tommorow"
    =========================
  4. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Chào bác Hello,
    Lâu rồi không gặp, hệ thống của bác dạo này có gì mới không?
    =====================
  5. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Newdayvn,
    Tôi không đồng ý với bác và bác Tu_hu về vấn đề Open Architecture. Điều này là hiện thực và phải là hiện thực trước yêu cầu của XH, trên một mức độ nào đó (in certain degree). Bác Tu_hu chắc chắn phải hiểu những nhượng bộ của Siemen khi cho phép các hệ thống nhỏ khác như OSI kết nối với mình.
    Chuẩn công nghệ là một vấn đề rất quan trọng như bác Hello đã nhận định. Chính vì VN không hiểu hay không chấp nhận điều này nên mới rơi vào những hợp đồng dỡ sống dỡ chết như mua hệ thống Communication phế liệu của Pháp về bỏ xó. Nếu liệt kê ra hết những thất thoát trong các hợp đồng chính vì thiết hiểu biết và tham nhũng sẽ thấy con số khổng lồ đủ để cải thiện hệ thống điện VN.
    MS gần đây cứ phải liên tục cung cấp mã nguồn cũng như một công ty nào sản xuất thiết bị điều phải nắm bắt các tiêu chuẩn quốc tế để có thể bán được sản phẩm mình. Thế kỷ 21 không ai muốn mua một món đồ để rồi không thể kết nối hay thay thế. Công nghệ phần mềm VN chỉ ở vai trò "làm thuê" mãi mà không thể sánh với Ấn Độ chứ chưa nói đến Canada, Đức và Isaren chỉ vì chúng ta chỉ biết làm thuê chứ không biết tại sao phải làm thế và phải làm gì? Đúng ra chúng ta nên học hỏi những tiêu chuẩn để có bước tiến thích hợp với mọi người chứ không phải đi tắt đón đầu. Mà dù có nhảy lên hàng đầu rồi chúng ta sẽ đi đâu một mình? Tiêu chuẩn chính là nền tảng để xây dựng mục tiêu. Chính vì không hiểu điều này mà khi nói về xây dựng nhà máy điện nguyên tử, chúng ta chỉ bàn về kỷ thuật mà ít lưu tâm về tiêu chuẩn XH và tiêu chuẩn vận hành. Trong khi kỷ thuật thì nơi nào cũng có, miễn bỏ tiền ra là có người vào làm cho chúng ta nhưng tiêu chuẩn nào được xác lập để bảo đảm an toàn XH và hệ thống vận hành lại không được lưu tâm.
    Nếu như chúng ta nắm bắt tiêu chuẩn kỷ thuật thì hoàn toàn có thể trở thành một Đài Loan trên phương diện sản xuất chip cho Intel hay part cho Boeing, Lockhead. Ngược lại nếu chúng ta không cần biết đến họ mà chỉ cố thiết lập theo ý mình thì sẽ trở nên lạc lõng khi hoà nhập vào cộng đồng thế giới. Cứ nhìn thị trường viễn thông của ta loạn cào cào lên với mọi tiêu chuẩn của người khác dẫn đến hoạt động kém hiệu quả sẽ thấy rõ tại sao nắm bắt tiêu chuẩn quốc tế quan trọng ra sao. Ngay cả khi Trung Quốc cố đấm ăn xôi với những tiêu chuẩn của mình thì bản thân họ cũng phải chấp nhận tiêu chuẩn của IEEE hoặc IEC vì nếu không họ sẽ chơi với ai?
    Nếu có thời gian tôi sẽ nói nhiều hơn về integration các dữ liệu cũng như những hạn chế, ưu điểm của in house development. Giờ phải đi ăn cái đã. Tuy nhiên nếu các bác không muốn lệ thuộc vào một expert như bác Tu_hu thì trước hết đừng hỏi bác ấy về cấu tạo hoạt động của Siemen mà hãy hỏi bác ấy cung cấp cái gì và làm sao nhận được sau cánh cửa của bác ấy như việc đi mua ổ bánh mì. Còn nếu bác ấy không bán thì tiền vẫn trong tay các bác, lo gì? lên google mà kiếm bà bán bánh mì dễ thương hơn mà cưa sẽ đổ ngay.
    ==============================
  6. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Newdayvn,
    Như tớ đã nói là vendor không muốn bị mất nồi cơm đâu, bác có thể mua chuẩn của vendor A, chuẩn của vendor B rồi chuẩn của vendor C, rồi về mình vự viết thêm để các chuẩn có thể nói chuyện với nhau được thì cũng không phải khó, tớ nói là trong SCADA, EMS hay DMS mình có thể làm được những điều mình muốn vì đa số các vendor đều muốn phần mềm của mình flexible, nhưng muốn hiểu rành rọt, từng tý một của phần mềm của mỗi một vendor sẽ mất thời gian, một anh có chưa có kinh nghiệm trong phần mềm SCADA, EMS or DMS sẽ mất trên 1 năm mới gọi là tạm hiểu vì phần mềm này rất lớn, và các vendor đều không muốn khách hàng biết hết. Cách đây vài tháng, 1 khách hàng quen thuộc của hãng mới mua thêm một số transmission line, nhưng chưa thể nối với system họ, nên họ vẫn phải nhờ hãng cũ để kiểm soát, nhưng họ cũng muốn system của họ có thể đóng / ngắt cầu giao nên họ yêu cầu tụi tớ cung cấp cho họ phần mềm để làm việc này, dĩ nhiên là chuyện không có gì mà không làm được, tụi tớ tính 1 tuần lập trình, 1 tuần testing và 1 tuần support thế là 120 giờ mà mỗi giờ là 150 tới 200 dollar nhưng hãng vẫn nói là vì anh là khách hàng lâu năm nên tụi tôi làm cho anh đó vì 24,000 thì hãng đâu có lời bao nhiêu đâu so với bán nguyên cả system, nếu mà không để tụi tớ làm mà mướn người vào làm thì đâu có chắc là sau 6 tháng anh chàng đó có thể lập trình được như hãng muốn đâu, thôi thì đi mua cho chắc ăn, được kẻ chuyên nghiệp viết cho và đảm bảo nữa
    Vâng VN vẫn có thể mua cái core SCADA của Alstom rồi về viết thêm, đương nhiên là được, EVN phải đầu tư vào đội ngũ kỹ sư, và cũng phải mất cả năm trời để mà rành rõi cái core SCADA đó, nhưng bác nên nhớ là vài năm SCADA lại thay đổi, lại có những cái mới nó đâu có ngồi 1 chỗ, thành thử chạy đua với kỹ thuật thật là vất vả lắm, nhớ ngày nào mainframe chỉ có 256 KB RAM là ghê lắm rồi bây giờ thì 512 MB là đồ bỏ, tớ còn nhớ là ngày xưa lúc nào cũng có tên ngồi trước mainframe console, vì nếu phần mềm mà cần cái file nếu cái file đó không có trong disk drive thì anh ta phải thay cái disk drive khác, mà ngày xưa mà có cái hard drive 512 MB là ngầu lắm rồi, còn PC bây giờ thì có tới 300 GB.
    Bây giờ VN mới mua hệ thống thì tớ chỉ nói là mình phải biết mình cần gì, không hẳn là rẻ hay đẹp mà mua vì rẻ hay đẹp mà không sài được cũng như không, mình cần cái mình cần sài. Bởi vậy đọc một vài bài post về EVN ít khi nào dùng Supervisory Control và còn phải gọi điện thoại để lấy những dữ liệu nên tớ rất là ngạc nhiên, bác speedee nói thì EVN được KEMA Consulting thành tớ càng ngạc nhiên hơn, tại sao KEMA là cố vấn mà system không sứ dụng được chả lẽ mua system xong rồi ngó nhìn sao ? tớ dám cả quyết là dân làm ở EVN là không phải dở nhưng EVN cần đầu tư cho nhân viên của mình, cần đưa họ đi tham khảo ớ nhưng conference, cần đi tham quan ở nhưng công ty điện lực khác, phải gởi nhân viên đi tham dự những hội thảo của Alstom Users thì mới biết được cái hay cái dở của Alstom và cũng học hỏi kinh nghiệm của các khách hàng khác của Alstom.
    Bác speedee, nghe bác nói về EVN thì tớ đã hiểu vì sau khi đọc mấy bài post trong topic này, tớ thật là thắc mắc vì đã có EMS system mà sao vẫn còn ghi chép dữ kiện bằng tay ..v..v.. tớ càng nghi ngờ cái system Alstom (Joké) , tớ chỉ mong là VN có 1 system tốt, để điều hành mạng lưới điện vì điện sẽ là điều quan trọng hàng đâu nếu VN muốn trở thành 1 nước công nghệ .
    ============================
    Như tôi đã post ở bài trước, ở VN người ta chỉ chú trọng đến Data Acquisition thôi, còn Supervisory Control thì ít khi xài. EMS/DMS thì khỏi phải bàn vì ở VN các nhà máy điện lúc nào cũng chạy hết công suất mới đủ cung cấp thì vấn đề forecast hay scheduling là chuyện hoang đường. Nếu có unit nào hoạt động không efficient thì đâu có ngưng được đâu.
    ============================
    Vậy EVN không sài loadshed để giảm bớt tình trạng thiếu điện sao?
    Hi bác 7604,
    Yeh, our system is "Open Architecture", bác có thể mua từng component mà, system tụi tớ sài Oracle nữa, system tụi tớ chạy trên Window, Unix, Linux, AIX OS, nhưng bác mua component tụi này mà bác muốn talk với system khách thì tụi em chỉ tính tiền viết thêm cái interface thôi, dễ thì 1 tháng, khó thì 3 tới 6 tháng, 200 dollar/giờ thôi (J/K) đó là cải tiến lắm rồi đó bác, ngày xưa tụi tớ bắt bác mua nguyên system chứ không bán từng phần được đâu, bây giờ theo yêu cầu của khách hàng thì tụi tớ bán từng phần đó, tớ nói rồi bác mua 1 phần xong rồi tụi salemen mời bác đi ăn trưa rồi dụ nữa để bác mua phần kế tiếp rồi bài con cá là "anh mua phần tới sẽ thích hợp cho anh vì anh không bận tâm cái interface kia và sẽ không làm trục trặc công việc của anh vì system mà down thì rất thiệt hại cho anh đó mà". Bác nghĩ tớ làm salemen được không?
  7. hello01012000

    hello01012000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Chào bác 7604,
    Chúng tôi vẫn phát triển hệ thống SAS, về PI bọn tôi cũng mới xong cái Portal tương tự như của OSI, có điều nhiều WebPart hơn (tất nhiên vẫn dựa trên nền Sharepoint Portal Server 2003 của MS).
    Về chuẩn chúng tôi đang áp dụng IEC61850 cho hệ thống SAS sắp tới. Bác dạo này thế nào các ứng dụng có phát triển gì mới không?
  8. hello01012000

    hello01012000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ cái này tuỳ từng trường hợp thôi, tôi lấy ví dụ riêng cái IEC60870-5-101 của Microsoll, ABB, Astom khi nối vào nhau đã có nhiều vấn đề rồi, chưa nói gì đến các chuẩn khác nhau cần phải có converter, hay translator.
    Bọn tôi đã từng mua hẳn 1 cái Protocol translator chuyển tử RP570 của ABB sang IEC60870-5-101 của www.ase-system.com giá cả 2000USD mà còn lủng cà lủng củng, ase cũng mất gần 3 tuần mới fix xong toàn bộ lỗi.
    Bác nào đã làm việc với test-set của ASE thì chắc cũng biết, dùng cái line monitor để hứng dữ liệu cùng 1 chuẩn của 2 vendor khác nhau thấy có nhiều cái rất không giống nhau.
  9. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Chào Tu_Hu,
    tôi xin gửi đến Bác 03 câu vay mượn của người khác giải thích gốc rễ sựu thắc mắc của nhiều Tu_Hu và cả 7604 nữa, những người hiện không đang sống và làm việc tại Việtnam.
    1. Người Mỹ sợ nhất là người Nhật vì người Nhật không nói mà làm;
    2. Người Nhật sợ nhất người TQ vì người TQ đã nói là làm;
    3. Người TQ sợ nhất người Việt Nam vì người VN "nói một đằng làm một nẻo"
    Nghe có vẻ buồn cười thật, nhưng câu số 3 có thể giải thích được vì sao có KEMA cũng như không có KEMA? Vì sao đã vào năm 2000 rồi Alstom vẫn bán được cho Việtnam SCADA sử dụng telecommunication system là PLC (max=1200bps) ??kết quả là ntn? TBA nào cũng có RTU đời mới nhất, nhưng không có đường truyền data về Scada center! có TBA modem dial-up via PLC gào thét suốt ngày vì dialing then dropped then redial ...hehe, không sao cả SCDA/EMS vẫn cắt băng khánh thành và công nhân vận hành vẫn cứ hàng giờ trợn mắt lên mà đọc thông số trên đồng hồ, và chép bằng tay vào quyển sổ dầy cộp? còn tại SCADA center thì chuyện gì xảy ra chắc ai cũng rõ mà không cần thăm quan thực tế! he he
    Gửi 7604,
    -Thuỷ điện hoà bình còn phải cung cấp nước tưới cho đồng bằng sông hồng, nên cũng khó trách họ thiển cận.
    -Vẫn còn nhiều giáo sư không cập nhật thông tin cho rằng ?o?thuỷ điện trong 1-2 phút?? tôi cũng không hiểu sao cái đó vẫn đang được dạy!
    -Bác không sao thấu hiểu được chuyện ?oOpen Architecture? ranh giới giữa bản chất và hiện tượng thì làm sao có thể hiểu được câu vay mượn số 3 tôi nêu ở trên.
    -Sống ở đâu cũng phải tuân thủ luật pháp của quốc gia sở tại, Bác ở Mỹ có thể phản đối chính phủ về Iraq war vì đó là hành vi được luật pháp Mỹ cho phép. Ở Việtnam thì khác vì luật pháp việt nam khác, he he!
    -Bác bảo EVN bỏ chuyện chính trị ra ngoài mà lo làm điện đi, trong khi pác lại bảo Kỹ sư Việt nam phải can thiệp vào XH, không thể ngồi yên?..he he, Pác muốn gì vậy?? Pác đừng có đùa tội nghiệp bọn tôi!
    Thân.
  10. hello01012000

    hello01012000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này