1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SCADA trong hệ thống điện

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi kehanhhuong, 29/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Bác Tuantc88,
    Nếu như Vendor nào có thể xác định set point phù hợp cho việc vận hành của khách hàng thì hãng sẽ không cần kỷ sư mà chỉ cần kỷ thuật viên trở xuống.
    Vận hành là một vấn đề phức tạp và phụ thuộc nhiều vào thực tế. Ngay cả MBA cũng không có 1 set point cố định thì làm gì có set point cho cảnh báo cố định? Tôi giả sử MBA của VN được xuất khẩu sang Lào và Canada với tiêu chuẩn kỷ thuật là full-load 100MVA ở 65 degree rising. Tất nhiên ở máy này cảnh báo dựa ào 100MVA = 100%. Sang đến lào họ dùng đúng cảnh bao của VN đưa ra và máy bị cháy khi tải chỉ ở 90%. Lúc đó theo bác phía VN sẽ chịu trách nhiệm hay trước khi bán sẽ ghi 1 câu như GE? Tất nhiên cũng chiếc máy đó sang Canada lại có thể vận hành ở 110% vô tư. Lý do vì sao tôi đã giải thích ở các post trưóc nhưng ở đây cho thấy ngay cả khi cùng 1 chiếc máy nhưng muốn dùng ở Lào thì giá trị phải giảm xuống để an toàn hơn trong khi dùng ở Canada lại có thể nâng cao hơn để tận dụng khả năng của máy. Có nghĩa là khi bán máy VN phải đưa ra các giá trị và những tiêu chuẩn đã dùng để đánh giá và tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của người mua mà bên đó sẽ tính toán sau cho hợp lý.
    Tất nhiên tiêu chuẩn kỷ thuật tương đối còn đơn giản nhưng trong vận hành ngoài tiêu chuẩn kỷ thuât giá trị kinh tế luôn là yếu tố quyết định. Vì vậy khi setup cảnh báo lệ thuộc vào rất nhiều vấn đề phức tạp mà ngay cả những nơi giảng dạy về alarm managment cũng không khẳng định là họ có thể bao quát hết mà chỉ dạy cho ứng viên những kiến thức cơ bản để từ đó mà thiết lập set point phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Ví dụ đơn giản nhất là ở VN khi đường truyền chỉ là mạch chiếc như Newdayvn nói thì ngắt máy sẽ ảnh hưởng lên kinh tế và XH rất nhiều. Chính vì vậy mà việc mạo hiểm để máy vận hành ở chế độ nguy hiểm trong 1 khoảng thời gian nhất định có thể được chấp nhận. Ngược lại tại Mỹ có những khu vực mà khả năng truyền tải quá lớn so với tải thì việc vận hành của máy lại bị giới hạn ở 80% hay thấp hơn chứ không phải là 100% vì tuổi thọ của máy lệ thuộc vào Faa mà giá trị của nó tăng exponential theo % của tải so với thời gian.
    Tôi đồng ý với bác là để ứng dụng hiệu quả các biện pháp kỷ thuật tại VN còn cần rất nhiều thay đổi. Tuy nhiên nếu cho rằng kỷ sư VN thiếu điều kiện để hoạt động thì tôi không đồng ý. Ở mỗi nơi sẽ có những vấn đề ưu và khuyết khác nhau nhưng bản chất của chử Engineer là "hoàn thiện". Một nhà toán học khi cầm chìa khoá đến đề máy xe rồi leo lên xe chạy sẽ để ý đến những khả năng vận hành cũng như các chỉ số liên quan. Khi ngừng xe lại và sẽ xác định là chiếc xe có những khả năng gì và tốt đến mức nào. Ngược lại một kỷ sư sau khi lên xe cũng lưu ý những yếu tố trên nhưng khi ngừng xe lại sẽ không đánh giá xe tốt đến mức nào mà sẽ đề nghị một số thay đổi để nó tốt hơn. Vấn đề ở đây là nhà toán học giải bài toán và chỉ ra đáp số còn người kỷ sư thì lại quan tâm đến "What...If".
    Cá nhân tôi cũng như đa số đều biết rằng để có thể ứng dụng các kỷ thuật và công nghệ mới thì VN còn phải thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên tôi tin rằng trong điều kiện hiện tại VN có thể làm tốt hơn. Chính vì vậy mà chúng ta mới trao đổi ở đây để những người như tôi có thể hiểu rõ hơn về thực trạng của VN cũng như chia sẽ những hiểu biết và kinh nghiệm của mình cho các bạn ở VN. Nếu chỉ tập trung vào chuyển giao công nghệ thì VN sẽ mãi mãi lệ thuộc vào công nghệ bên ngoài. Ngược lại các vendor thường không có chiều hướng chuyển giao kiến thức nhắm bảo vệ chén cơm của họ. Với sự say mê trong công việc của các kỷ sư VN, tôi tin rằng nếu được tiếp cận với những kiến thức khoa học thực hành tiên tiến thì việc ứng dụng hữu hiệu những biện pháp, công nghệ khoa học có thể thực hiện ngay để ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai lại tốt hơn hôm nay.
    ==========================
  2. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Distance relay là thiết bị chính để bảo vệ đường truyền. Về các thiết bị kỷ thuật thì tôi tin cái gì ở VN có thì bên này đều có. Tuy nhiên mảng Relay là mảng tôi kém nhất cũng như có rất nhiều thứ tôi không biết. Một điều chắc chắn rằng đa phần các hãng lớn ở Mỹ dùng các thiết bị và kỷ thuật cũ hơn so với các hệ thống lớn của VN nhưng với 1 tiêu chuẩn cao hơn rất nhiều. Ví dụ như hãng ĐNT của VN sẽ được xây dựng dựa trên toàn bộ công nghệ mới. Trong khi đó tại Mỹ các hãng ĐNT không chỉ dùng công nghệ củ mà theo yêu cầu an toàn thì thiết bị và kỷ thuật tại đó thường đi sau thị trường 15 năm. Có nghĩa là hệ thống ĐNT của VN sẽ dùng những thiết bị và kỷ thuật mới dưới sự bảo đảm của nhà cung cấp về khía cạnh kỷ thuật và an toàn. Ngược lại ở Mỹ sẽ phải chờ 10 - 15 năm sau để xem ở VN có trục trặc gì không rồi lúc đó mới mang vào sử dụng vì tại Mỹ khi sự cố xảy ra trong nhà máy ĐNT chỉ cho phép trả lời vấn đề xảy ra vì lý do gì? sửa được không? mức ảnh hưởng ra sao? và bao lâu sẽ sửa xong? Có nghĩa là một câu hỏi đã có câu trả lời.
    Điều này xảy ra gần như trên mọi khía cạnh liên quan đến XH. Ví dụ như mổ mắt bằng tia lazer đã xuất hiện tại Pháp đầu 90s. Năm 91, 92 đã được giới thiệu và sử dụng tại VN. Tất nhiên nó đã giúp rất nhiều người Việt sáng mắt hơn. Tuy nhiên không ít người trong số họ vài năm sau mắt mờ dần và có nhiều triệu chứng khác nhau. Đến khoản năm 98 thì phương pháp này mới lần đầu tiên được giới thiệu tại thị trường của Mỹ (xuất hiện trong phòng lab trước năm 90) và được giới thiệu là thành công từ 95% đến 99% tuỳ loại. Tất nhiên sau khi thực hiện phẩu thuật thì vấn đề bị mờ dần sau vài năm hay các triệu chứng khác đều rất hiếm khi xảy ra. Đơn giản vì người VN chính là thử nghiệm để Mỹ đánh giá và khắc phục hậu quả trước khi đưa vào ứng dụng trong XH.
    Trong ngành điện thì cho đến nay hệ thống North Texas vẫn được coi là hệ thống đồ sộ nhất và vận hành tốt nhất. Tuy nhiên MBA của những năm 60s vẫn còn dù rằng trên thế giới này chẳng biết tìm đâu ra những cái có tuổi đời đó còn đang sống. Tuy mang danh là 1 nước khoa học kỷ thuật cao nhất thế giới nhưng hệ thống truyền tải ở đường hạ thế và phân phối có hơn 50% cột điện bằng cây với gần 40 năm tuổi. Tuy nhiên vẫn nghe cột điện VN bị ngã vì những lý do như bị xe lôi hay xe tông; trong khi đó tại Mỹ các cây cột này gần như cứ trơ trơ trong nắng gió dù rằng lâu lâu cũng có vài cột có những dây cáp chịu lực nối thêm vào. Vì lý do này, đường truyền tại Mỹ lại đẻ thêm 1 công đoạn là "rửa cột điện" và "chích thuốc cột điện". Để rửa những cột điện cao thế thì ngày nay dùng máy bay nhưng những cây cột kia thì vẫn là cá nhân đến sơn phết và tiêm thuốc hay chôn thuốc định kỳ để chống mối và ẩm làm mục cột. Với số lượng cột khổng lồ đó thì việc biết rõ cột nào đã chính thuốc, cột nào chưa cũng như thời gian đã chích thì nếu không có những hổ trợ của kỷ thuật cao (cái mà VN chưa có) thì gần như không thể làm nổi hoặc sẽ phải tốn gấp 10 lần số nhân công hiện thời để thực hiện.
    Về thiết bị thì khi bán cho VN sẽ không thể so giá và tiêu chuẩn so với bên này. Ngoài sự khác biệt về tiêu chuẩn vận hành thì giá thiết bị bên này còn thêm phần bảo hiểm. Mọi hãng đều mua bảo hiểm, kể cả bên mua lẫn bên bán. Khi sự cố xảy ra thiệt hại lên đến nhiều triệu nên mua bảo hiểm để giảm variable cost là điều gần như bắt buộc. Khi bảo hiểm nhúng tay vào thì họ lại có 1 đám chuyên gia kiểm tra nhằm bảo đảm thua thiệt không về phần mình. Đám bảo hiểm này khó chịu lắm. Kỷ sư ra trường vào hãng ĐNT, theo yêu cầu bắt buộc của hãng bảo hiểm thì trong suốt 1 năm đầu không được phép làm việc liên quan đến các hệ thống. Đồng thời phải học và làm kiểm tra 23 cái test các loại từ điện cơ bản cho đến các loại thiết bị, tính chất vật liệu, các dạng chất nổ và các thể dạng nổ....Cái lý do mà ngay giữa SG, trước cổng DSQ Mỹ có nguyên trụ bê-tông khổng lồ chính là sản phẩm thiết kế từ các bài học cơ bản đó. Còn tại đường truyền, luật mới ra, chỉ cần contractor hay vendor cùng với nhân viên của hãng bước vào trạm điện hay bất cứ nơi nào có máy vận hành thì phải mua bảo hiểm cá nhân ở mức 1 triệu đô cho ngày hôm đó. Tất nhiên là chẳng có người nào của bên bảo hiểm đứng canh nhưng nhưng quản lý hay nhân viên có trách nhiệm trong vấn đề này của hãng sẽ phải đưa lên kế hoặch và theo sát để điều đó không xảy ra. Nếu bị bắt gặp sẽ có thể bị kiện thì cá nhân chịu trách nhiệm về hành động của mình nhưng hãng phải bồi thường và nộp phạt rất lớn. Vì vậy chỉ cần đưa ra luật, ký hợp đồng thì cá nhân và hãng chẳng ai dám liều mà tìm cách tiếc kiệm chi phí bằng cách chơi gian.
    Under frequency cotrol, là biện pháp mà trung tâm điều khiển sử dụng để vận hành khi nguồn bị sụp giảm so với tải. Kích bản này tuy đơn giản nhưng để thiết lập kịch bản thì trước hết cần sát định under frequency devices. Muốn sát định các devices này thì lại phải tùy thuộc vào policy của hãng cái mà phải trình lên cơ quan chính phủ phê duyệt nhằm bảo đảm điện ưu tiên cho các cơ sở thiết yếu như bệnh viện, các trung tâm khẩn cấp....rồi giảm dần đến nhà dân. Nhưng thú vị nhất ở đây là khi trong khu vực nhà dân lại có 1 người mang máy thở Oxy thì lại nâng mức ưu tiên trở lên trên. Mấy cái này thay đổi thường xuyên để phù hợp với yêu cầu XH. Bên VN hệ thống Asset managment chưa tốt thì việc sát lập ưu tiên sẽ như thế nào để bảo đảm an toàn XH và bình đẳng cho người tiêu dùng?
    =====================
  3. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề DGA không đơn giản chỉ là sự hiện diện của khí tuy rằng nó cũng là 1 cách để cảnh báo. Tuy nhiên như các post đầu tôi đã nói cảnh báo dựa vào key gases hiệu quả chỉ vào khoảng 50%. Với hiệu quả này thì việc bảo vệ máy sẽ có hiệu quả kinh tế kém hơn hẳn so với việc không sử dụng cảnh báo dù rằng có thể mang đến rủi ro. Tuy nhiên đây chính là chỗ mình cần học hỏi để phát triển. Thay vì thấy vấn đề trên chưa hiệu quả mà bỏ thì tại sao không tìm tiêu chuẩn của IEEE hay IEC về xem? Họ đã bỏ công và hàng nhiều triệu đô để xây dựng những tiêu chuẩn cơ bản thì tội gì mình phải lao vào phòng lab để nghiên cứu? Cứ theo tiêu chuẩn của họ mà hình thành hệ thống cho mình. Ngay cả những hãng sản xuất thiết bị cũng không nghiên cứu mùa chỉ sử dụng cách này. Việc nghiên cứu đã có các hãng dầu hay các viện do các đại gia năng lượng bảo trợ nghiên cứu. Cái này không phải là đứng trên vai người không lồ để rồi phải té mà là mượn sức người khổng lồ để mau lớn.
    Monitor on-line in real-time thì đúng là ai cũng muốn. Tuy nhiên trước khi thực hiện nghĩ thử xem có nhất thiết phải cần số liệu liên tục không? Cùng là kiểm soát giá trị thiết bị trên đường truyền nhưng có giá trị được xem là giá trị kiểm soát, giá trị điều khiển nhưng cũng có giá trị bảo trì....Nếu như relay hoạt động ở cycle thì giá trị vận hành lại ở second và minute. Trong khi đó giá trị bảo trì và phát triển lại có thể là 15 phút hay 1 ngày thậm chí là tuần hay tháng...tùy thuộc vào mục đích. Giả sử như tính hiệu đo khí gửi về mỗi phút. Lần đầu tiên giá trị H2 là 80, lần sau là 78 và rồi 81....trong khi đó C2H2 là 0, 3, 1 tương ứng. Vậy giá trị thật sự của H2 và C2H2 là bao nhiêu trong khoảng 3 phút đó? Tất nhiên không thể có chuyện khí trong dầu thay đổi nhanh như vậy nhưng số liệu thu lượm được như trên hoàn toàn có thể xảy ra. Sai số do mảng dầu được đo, do chính cái board của đầu đọc và do convertion full-scall, do tiếp điểm mà cũng có thể do đường truyền. Giá trị của H2 tương đối cao và không mấy khác biệt nếu chọn 1 trong 3 hay lấy trung bình. Ngược lại C2H2 thì lấy con số nào cũng không ổn mà giá trị trung bình cũng không ổn. Bài toán lúc này lại càng trở nên phức tạp hơn không vì yếu tố xác định giá trị thích hợp để sử dụng. Đó là chưa kể khi shut-down máy lấy mẩu về thử nghiệm thì có sự khác biệt có thể xảy ra do khí bên ngoài tràn vào máy, áp xuất thay đổi, lớp đệm Nito hoạt động không hiệu quả....thậm chí việc lấy dầu ra để thử nghiệm và thùng chứa đều có thể mang đến sai biệt. Lúc đó dựa vào đâu để quyết định bước đi kế?
    Tuy nhiên suy nghĩ của Newdayvn là hoàn toàn phù hợp để vận hành và phát triển hệ thống hiệu quả. Tư duy và kiến thức cần để thực hiện vấn đề này có thể có được bằng cách tìm hiểu các tài liệu liên quan đến CBM, con***ion base monitoring. Các tài liệu này sẽ giải thích lý do cũng như hướng dẫn những phương pháp cơ bản và những suy nghĩ cần thiết. Ngoài ra Alarm management cũng có những tài liệu rất hay có thể tìm hiểu về không chỉ cấu trúc mà còn là những vấn đề thiết thực để tạo ra alarm không phải chỉ để cảnh báo mà là cảnh báo cần thiết. Định nghĩa thế nào cần thiết lại là cả một vấn đề trên thực tế.
    Biểu đồ phụ tải, số lần hoạt động máy cắt, battery charger và nhiều số liệu khác có cái cần và không cần cho sự điều khiển của hệ thống trugn tâm. Hoàn toàn chính sát khi cho rằng không cần thiết chuyển toàn bộ số liệu về trung tâm điều khiển vì giới hạn đường truyền, kho dữ liệu...sẽ giảm khả năng điều khiển từ trung tâm. Tuy nhiên ngoài trạm thì còn rất nhiều nơi khác cần các loại số liệu kể trên. Có nghĩa là hoặc chuyển về trung tâm hay giữ tại trạm thì cũng vẫn sẽ chuyển đi tiếp để phục vụ nhu cầu của lưới điện. Có nghĩa là lại phải thiết lập interface và đường truyền chia sẻ từ trạm đến các nơi khác. Có nghĩa là trạm tự ôm vào mình những vấn đề phức tạp và không khả thi. Ngược lại tách biệt hệ thống SCADA và hệ thống Engineer để một bên nhận tính hiệu kiểm soát và điều khiển và bên còn lại nhận tất cả những thứ khác. Lúc đó phía SCADA sẽ vừa nhẹ vừa an toàn. Đồng thời hệ thống Engineer có thể gọi dữ liệu cần thiết từ SCADA để tạo nên một central database. Hệ thống này có thể là Oracle hay SQL gì cũng ổn vì nó không chỉ là hệ thống mở mà còn hổ trợ nhiều interface. Lúc đó thiết bị tại trạm thay vì phải vừa chuyển dữ liệu cho SCADA vừa phải sử lý số liệu để tính toán và lưu trữ thì giờ chỉ làm 1 việc duy nhất là chuyển dữ liệu đến nơi cần đến. Muốn có số liệu cần thiết thì chỉ việc gọi nó ngược lại bằng những App khác đơn giản hơn và không ảnh hưởng đến đường truyền chuyển dữ liệu. Lúc này không chỉ cho phép thực hiện những gì có thể làm ở trạm với sự giới hạn của App chuyên biệt mà còn có thể lấy dữ liệu trạm đối diện, toàn lưới hay những dữ liệu cần thiết khác cũng như có thể sử dụng nhiều loại App hữu hơn bên cạnh Apps chuyên biệt....Những vấn đề này được phân tích và bàn rất nhiều trong các tạp chí của IEEE- PEs. Có điều kiện Newdayvn nên tham gia vào đó vì kiến thức của họ là vô tận.
    Con đường mà VN đang đi và sẽ đi thì bên ngoài đã đi từ lâu. Vì vậy những ưu và khuyết cũng đã được nhắc đến. Tất nhiên phải dựa vào hoàn cảnh thực tế mà chọn lựa công nghệ và kỷ thuật thích hợp.
    =====================
  4. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    hi huynh 7604,
    Cám ơn lời khuyên của huynh về tham gia IEEE- PEs, thật mình cũng chẳng biết có thể làm gì để tham gia vào mà mở mang kiến thức.
    Huynh nói đúng, hệ thống cung cấp điện VN rồi cũng chỉ làm lại nhưng cái thế giới đã làm, nhưng có thêm vào đó những điều kiện cụ thể cho trường hợp VN. Không cố chấp cái gì cũng tự làm sẽ không đi về đâu, nhưng không phải cứ rập khuôn nghe lời theo kẻ cho vay vốn dù là ADB, WB, USAID, JBIC...gì thì một tiêu chí hàng đầu của WB cũng là phát triển thương mại của thế giới thôi nghĩa là kiếm lợi nhuận!
    làm kẻ đi sau thì dã là chậm tiến & lạc hậu rồi, nhưng cũng có cái lợi là có nhiều chọn lựa, và quan trọng là không đi vào sai lầm của người đi tiên phong, vậy có thể đi đúng hướng và nhanh hơn kẻ đi trước nếu chịu khó học hỏi những gì họ đã làm mà thực hiện cho trường hợp của VN.
    thuyết địa tâm bá chủ thế giới tây phương , nhưng chính họ là người biết trái đất không đứng yên, và họ lên không gian sớm hơn châu á! chẳng thể làm một cái là thành công, chỉ tìm đúng hướng rồi cố gắng mua về mà dùng, tìm hiểu để tự làm song song với nhau, vậy mới mong có ngày tự làm được. tự tin hay vọng ngoại quá sẽ chẳng đi đến đâu! quan điểm của mình là như thế, phải cố gắng thôi, nhất là ở VN thì phải cố nhiều hơn nữa, vì đk khó khăn hơn, nhưng không phải là không làm được.
    một năm mua hàng ngàn cái bảo vệ quá dòng điện F50, vậy mà chẳng thấy ai thử làm một cái xem nó có tác động được không? he he, vì đang lọ mọ thì có người mang ra so sánh với đồ của SEL, ABB, Siemens rồi! he he, vậy nghe chưởi ngu đã sợ, ai dám làm thêm gì! Thomas Edision chẳng phải cứ khư khư phát triển hệ thống phân phối điện DC đó sao? Sir đó mà ở VN chắc bị đì chết luôn, hết đường nghiên cứu! kha kha, dị ứng với cái mới, cái mà mình không làm à có người khác làm!
    vài dòng linh tinh, mong không làm phiền ai cả! nếu có thì xin cáo lỗi vậy.
  5. tuantc88

    tuantc88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2006
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Bác 7604 ơi, đoạn bôi vàng này hình như bác thiếu phương pháp thứ 2 rồi.
  6. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    hi 7604,
    chắc Huynh đi training ve an ninh hệ thống SCADA, FBI mời rồi?
    bye, goodluck!
  7. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Bác Tuantc88,
    Rogerr và Doernenburg là 2 phưong pháp chứ không phải 1 tuy rằng tương đối giống nhau.
    ===========
  8. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Bác Newdayvn,
    Khoảng 10 ngày trước CIA có đưa ra báo cáo về khả năng xảy ra chiến tranh mạng, cũng là lần đầu tiên CIA cảnh báo khả năng bên ngoài có thể tạo ra Black-out tại Mỹ bằng cách thâm nhậm mạng chuyên nghành. Bên ngoài chắc cũng không mấy ai để ý nhưng các xếp của tôi thì thay đồi hết. Lão xếp trực tiếp của tôi cũng phải lo bàn giao cho người khác để khăn gói về tổng hành dinh để đối phó và chuẩn bị về Austin để tham gia với bên chính phủ. Nói chung lằn nhằn lắm, tôi cũng không để ý nhiều. Chỉ là khi bàn giao thì xếp mới có nói chuyện và cho biết chính phủ đã ra yêu cầu không báo cáo au*** hệ thống mà au*** cả công việc của cá nhân. Nên giờ này tôi phải ở nhà mới vào đây. Dạo này FBI liên tục bắt các chuyên viên Trung Đông và Trung Quốc về các tội tiết lộ thông tin. Sắp tới không biết sẽ ra luật gì nửa.
    Mà sắp tới chắc tôi cũng đổi vị trí để. Đã nói với xếp rồi, chỉ chờ có chổ là chuyển chứ ngồi chổ này hoài thầy không ra thầy mà thợ không ra thợ. Được cái xếp cũ vừa đi thì lão Lead ngày trước lại tìm ngay, vậy là lại được xuống hầm để sửa chửa và sắp xếp lại các hệ thống. Nói chung thì tôi không mê technology lắm mà chỉ khoái máy móc và đi ra ngoài. Như hôm nay đi với đám P&C tech ra kiểm tra các xe mà hãng mới nhận về cho tụi nó đã lắm. Về đến nhà chảy mũi từ này tới giờ vì lâu rồi không đi ra ngoài mà hôm nay trời mặc chỉ 1 cái áo trong khi nhiệt độ bên ngoài chỉ khoảng 10 độ mà lại thêm gió trên 60 mph. Lão Lead hồi chiều có đưa cho xem hãng mới mua về 11 cuốn dvd để training cho bên system protection. Chỉ cần lão Lead có thì trước sau tôi cũng có vì lão thưong tôi lắm. Chỉ vì xếp không cho tôi đụng tay vào chứ mọi thứ lão Lead đều tìm tôi để lên kế hoạch và hổ trợ lão. Làm việc mà chỉ bằng cái miệng thì chán lắm...coi như thoát nạn rồi.
    ======================
  9. Newdayvn

    Newdayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    hi Huynh 7604,
    mình thích làm việc bên ngoài hơn là ngồi trong phòng cả ngày, ngồi mãi cũng chán, lại béo bụng ra, nhưng mà lặn lội cả ngày ngoài đường thì cũng khổ, he he.
    Chỗ Huynh có sử dụng GPS trên các xe bảo trì & sửa chữa lưới điện để điều hành các team phối hợp thực hiện từ trung tâm không? mình thấy cái này cũng hiệu quả cao
  10. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Lúc mới vào hãng tôi có theo 1 kỷ sư bảo trì đường truyền đi gặp bên hãng trực thăng và máy bay tư nhân để muớn họ bay dọc đường truyền quay phim và chụp hình. Air patrol mỗi năm 2 lần, thường dùng fix-wing ở mũi gắn máy quay và cánh gắn 2 máy chụp hình. Các loại máy này thường sản xuất từ Isreal có độ phân giải va rất cào ổn định rất cao. Cả máy quay và máy chụp kết nối với hệ thống dữ liệu để xác định toạ độ của các hình chụp. Phim thì chỉ có 1 chiều nhưng hình thì chụp từ trước khi bay tới và sau khi bay qua. Sau đó sử dụng software của họ để mở ra xem những dấu hiệu hư hỏng vật lý như lỏng ốc hay phóng hồ quang....Sau này còn có một số hãng dùng trực thăng để rửa đường truyền, cột....
    Tuy nhiên lúc đó chủ yếu vẫn là phải ngồi nhìn hình và xem phim. Hiện tại số liệu GPS của mỗi trạm, cột trên đường truyền đều đưọc đưa vào cở dữ liệu rồi sử dụng Spatial của Oracle để hiển thị lên trên bản đồ của tiểu bang do bên thành phố đưa ra. Bản đồ có đủ mọi chi tiết về đường xá lẫn độ cao vì các số liệu đó được chụp từ sattelite và bán cho các hãng điện, nước...Overlay các dữ liệu GPS của cột và trạm thì hệ thống sẽ tư hiển thị span bằng cách tạo đuờng dây giữa điểm đầu và điểm cuối của 2 cột kế tiếp nhau. Single line và double line đều đuợc hiển thị đúng nếu assign đúng tên của cột. Hệ thống này hiện sử dụng chủ yếu cho taxing. Ngoài ra kết hợp với dữ liệu của lighting system thì số liệu sấm chớt diễn ra trong trên toàn tiểu bang sẽ overlay lên trên đường truyền với thời gian. Từ đó những đóng mở của relay có thể được xác định rõ ràng là do sấm chớp hay những vấn đề bên trong? Nếu trước đây phần lớn hoạt động của relay bị gán cho sấm chớp nhưng khi bỏ số liệu của sấm chớp của khu vực so với thời gian sẽ đưa ra lời giải chính xác hơn.
    Một ứng dụng nửa là thiết lập drive-way bên dưới đuờng truờng và cho số liệu của cây cối dọc đuờng truyền giúp bên distribution có thể đưa ra chương trình cắt và tỉa cây không chỉ theo thời gian mà theo mức độ phát triển của cây. Số liệu của SCADA như hiển thị cá nhân tại trạm hay transformer load cũng đuợc hiển thị lên trên bản đồ. Oracle 10G sẽ cho phép sử dụng tối đa hiệu ứng Spatial giúp cho viêc overlay dữ liệu lên bản đồ dễ dàng và mau chóng hơn.
    Dispatcher có sattelite cell phone, pager, blackberry và cả handheld GPS. Tuy nhiên tracking employee dù đã nói đến cách đây vài năm nhưng đến nay nó vẫn chưa áp dụng vì yếu tố con nguời. Thay vào đó IVR đuợc sử dụng để kết nối với mobile Maximo và SCADA đã đuợc sử dụng để kiểm tra real-time.
    Thật ra cá nhân tôi không hứng thú với những cái này nên cũng ít lưu ý. Nhưng tuơng lai GIS sẽ là nền cho mọi vấn đề.
    =========================

Chia sẻ trang này